Langven.com Forum

Full Version: Nói chuyện hoà âm trong nhạc nào
Quán nước đầu làng Ven > Sáng Tác - Thảo Luận - Phổ biến kiến thức > Âm nhạc - Hội họa
Pages: [1], 2, [>], [>>]
1dc7
Tớ thấy các bạn trong các thread âm nhạc bắt đầu lan man sang bìa đĩa, dáng ngồi, mua đàn... rất phê ôi giời. Bây giờ ta nói chuyện khác đi, chuyện bếp núc chẳng hạn?

Bạn đã bao giờ định thử viết một bản nhạc mà chưa rõ là nguyên tắc của nó là gì không nhở? Cái tai của con người có một quy luật. Đó là quy luật hợp âm. Tớ tin rằng nếu bạn không có năng khiếu trời cho nhiều về sáng tạo giai điệu, thì chỉ cần ngồi vào đàn hoặc piano hoặc guitar chạy vài hợp âm, có thể là theo dân ca, hoặc theo một bài hát nổi tiếng, hoặc một trường phái nào đó, thể nào bạn cũng bật ra một cái giai điệu cho mình.

Một điều dở cho các soloist chúng ta là khi học nhạc không bài bản không để ý hoặc không được dạy những quy luật của hợp âm. Chúng ta được dạy về cách đánh một bài ra làm sao, kỹ thuật và trình bày thế nào, nhưng không biết đằng sau nó là gì. Nhất là học violin và piano. Có ngày phải chơi scale (tập gam) cả buổi mà không biết là mình đang chơi gam do trưởng hay gam nào cả. Tớ chỉ nhớ hồi bé khi học violin thì khi nào chơi gam mà các nốt đều là thường, nốt fa ngón giữa dính vào nốt mi ngón trỏ trên dây re và nốt si ngón trỏ dính vào nốt đô ngón giữa trên dây la, nốt pha dính vào mút đầu đàn trên dây mi... thì là một kiểu, chẳng biết kiểu gì. Còn nếu có fa thăng, do thường thì là kiểu khác (chẳng hề biết đó là gam sol trưởng)...

Thậm chí không phải chỉ amateur mà cả những người chuyên nghiệp đôi khi cũng mắc những lỗi này. Trước đây tớ nói chuyện với một trong những giảng viên trẻ số 1 của Nhạc viện Hà Nội bây giờ, rằng gam la thứ và đô trưởng có cùng trong một key hay không, hoặc nói một cách amateur của dân đi đệm oóc phủi là 2 gam này thực ra hoán chuyển như nhau, thì được trả lời một cách cứng nhắc là: không biết, nhưng mà cứ trưởng thì vui, thứ thì buồn, chung nhau thế nào được! laugh.gif

Theo luật ngũ cung chúng ta có 7 nốt bị nhốt vào mỗi cái gọi là cung. Ví dụ cung do trưởng thì bố trí như sau:

Các hợp âm trưởng (major) của cung này là: F(IV), C(I) và G(V)
Các hợp âm thứ (minor) là: Dm(ii), Em(iii), Am(vi)
Một hợp âm giảm (diminished) là: Bo(viio)

Hợp âm át (dominant) của gam do trưởng là G.

Đó là các gam cơ bản, chưa kể các gam để thêm "màu sắc" vào như hợp âm 7,...

Các hợp âm này luôn đi với nhau vì chúng hoà với nhau nhất, tạo thành cung do trưởng, hoặc nói cách khác là chúng cùng một giọng (diatonic) do trưởng.

Các chữ la mã trong ngoặc đơn là thể hiện vị trí của nốt nhạc ở trong cung, chữ hoa là trưởng, chữ thường là thứ.

Cách thức chuyển giữa các hợp âm trong một bài nhạc gọi là tiến trình (progression), ví dụ chuyển từ C sang Am.

Một kết (cadence) là một chuỗi chuyển hợp âm, tạo nên giọng điệu đặc trưng của từng loại nhạc khác nhau.

Kết đặc trưng của các bài hát kiểu old style mùi mẫn ta thường nghe đó là I-vi-IV-V. Trong gam do trưởng thì nó sẽ là C-Am-F-G, trong sol trưởng thì là G-Em-C-D...

Trong khi đó, kết đặc trưng của các bản jazz là ii-V-I, còn rock và blue thì thường theo trình I-IV-V... Người nghe quen cũng thể đoán được.

Cũng có một số cá biệt (dù có một nguyên nhân khác sâu xa hơn về nhạc lý), đó là việc chơi các hợp âm ii và iii theo tông trưởng: II và III. Điều này thể hiện rõ ở những bản của The Beatles, Rolling Stones hay Elvis Costello... Còn Bob Dylan thì chỉ có dùng đúng một gam trong toàn bộ sự nghiệp.

Bản My me mine của George Harrison và House of Rising Sun của The Animals minh hoạ rõ chuyện này. Chúng được kết cấu trên gam la thứ (là gam thứ liên quan của gam do trưởng). Nhưng hợp âm Dm (ii) được biến đổi thành D (II), nhìn như chơi sai tông vậy.

Khi ta nghe George viết và John hát:

All (Am) through the day (D), I Me Mine (G) I Me Mine (E7) I Me Mine (Am)

ta sẽ thấy 2 điều đặc biệt:

Đó là gam re trưởng ở chữ "day". Tại sao lại không phải là re thứ? Trong lý thuyết âm nhạc hiện đại, đây là cái gọi secondary dominant (át thứ cấp?). Giọng re trưởng ở đây gân hơn, da diết hơn, căng thẳng hơn... Điều lạ thứ 2 là hợp âm 7 E7 trong cung la thứ truyền thống là không có. Chỉ có thể có hợp âm át G7. Hợp âm thông thường ở chữ "Mine" thứ hai sẽ là Em7, nhưng Beatles không chơi nhu vậy.

Cũng như vậy trong bài hát House of Rising Sun, một nỗi ám chỉ thuốc phiện, Animals viết:

There is (Am) a house © in New Orleans (D) -- F

Cái tiến trình vi-I-II-IV này khiến cho bản nhạc da diết buồn như cái I Me Mine nói trên vậy và cũng một hợp âm E7 ở câu: "And God, I know, I'm one..." (kẻ cuộc đời bị sa ngã).

Còn sau đây là phân tích Mưa Hồng của Trịnh Công Sơn... (tiếp theo)
1dc7
Trịnh Công Sơn đã viết Mưa Hồng thế nào nhỉ? Bao lần tôi đã tự hỏi mình. Có lẽ là vào một buổi chiều? Bên ly rượu và một gói thuốc? Sau một cơn mưa? Sau một cơn say? Sau một cuộc tình? Để ru mình? Để chấp nhận lấy những mất mát và những gì không tới trong đời?

Tôi đã bao lần tự hỏi và cái cảm giác buồn xâm chiếm cả thời gian lẫn không gian của nó một cách đáng ngạc nhiên không bao giờ làm tôi quỵ hẳn.

Đơn giản vì nét nhạc của nó tươi sáng, đều đặn nhưng có một cái gì lạc quan, và có lẽ vì cái câu cuối tuyệt vời của nó, cứu cánh của tôi bao lần: "Cuộc đời đó có bao lâu mà hững hờ".

Chiều nay tôi cầm guitar và âm thầm tự tìm ra những gì TCS đã sử dụng trong hệ hợp âm của Mưa Hồng.

Khánh Ly hát theo giọng fa trưởng (hay re thứ). Nếu bạn muốn đàn theo cô thì đó là:

Trời ươm nắng (F), cho mây hồng (Dm), mây qua mau (Bb), em nghiêng sầu ©
Còn mưa xuống © như hôm nào (Bb) em đến thăm © mây âm thầm (F) mang gió lên (C7) -- C7
Người ngồi đó (F) trông mưa nguồn (Dm) ôi yêu thương (Bb) nghe đã buồn ©
Ngoài kia lá (F) như vẫn xanh ©, ngoài sông vắng (Am) nước dâng lên © hồn muôn trùng (F)
...

Chỉ cần vặn 2 cung ngũ cung sang giọng sol trưởng (sau fa trưởng là do trưởng và tiếp đó là sol trưởng), ta sẽ có giọng nam:

G Em C D
D C D G D7 D7
G Em C D
G D Bm D G G

Câu đầu của nó... trời ươm nắng... cho mây hồng hoàn toàn theo quy luật I-vi-IV-V của các bài old style mùi mẫn. Vì nó quá quen thuộc nên có người bạn của tôi chơi guitar trước đây đã từng lầm lẫn rằng đây là bài hát không có gì đặc sắc cho đến câu cuối...

Mưa hồng cũng bắt đầu với một giọng như kể chuyện, đặt bối cảnh. Nếu chất gân gân của folk song lang thang phong trần của Mỹ cùng thời điểm đó khi TCS bài này là:

Có một ngôi nhà ở New Orleans
Chúng tớ gọi là ngôi nhà mặt trời mọc

Thì lời nhạc của TCS giản dị hơn, nhưng lại đẹp, trau chuốt hơn rất nhiều--"ươm nắng", "mây hồng", "nghiêng sầu"... không mời âm trưởng ở lúc chuyển, mà về âm thứ, không gân dần lên, mà trùng xuống. Nhưng có cái gì đó ngụ ý lắm... Nếu ở bên kia "mặt trời mọc" -- phê thuốc phiện. Thì "mưa hồng" của TCS là cái gì thế nhỉ?

Cái anh bạn từng nói rằng bài này không có gì đặc sắc lại nói tiếp: chẳng thể hiểu là đang viết về cái gì.

Nhưng đến "còn mưa xuống như hôm nào em đến thăm mây âm thầm mang gió lên" thì có cái gì khác hẳn ầm ì, không theo cấu tứ kinh điển nữa. Những hợp âm trưởng liên tiếp, ngân lên, và kết thúc bắt một hợp âm át 7. Khi đến chữ "mang gió lên", lời ca và giai điệu như mở một cái gì đó khác lạ còn tiếp diễn trong bài hát.

Hợp âm V (D7), trong lý thuyết gọi là hợp âm át, vì nó chỉ sau giọng chính, chiếm vị trí trung tâm của giọng của bài hát. Mỗi bài hát như tựa vào cái âm át này, theo nghiên cứu thì người nghe một bài nhạc, dù vô thức, cũng luôn chờ đợi một bài hát phát triển, dù theo bất kỳ tiến trình nào, từ hợp âm gốc, để lui về với cái hợp âm át này. Đúng lúc đó, hình như trong Mưa hồng của Khánh Ly, tiếng sáo lại láy lên một cái, nghe yêu thế, đúng là "mây âm thầm mang gió lên" là một chuyện đẹp trong quá khứ. Nhưng quá khứ thì là cái đã qua, còn TCS thì đang ngồi một mình và hồi tưởng. Nét nhạc vì thế trở đi chỉ còn buồn.

Sau một chuỗi tiến trình lặp lại I-vi-IV-V trong "Người ngồi đó trông mưa nguồn..." là một câu thật buồn, nhưng lại có âm hưởng gì đó rất khơi gợi: "Ngoài kia lá như vẫn xanh ngoài sông vắng nước dâng lên hồn muôn trùng..."

Các hợp âm tựa liên tiếp vào cái âm át D kia, có thể chèn vào giữa một âm thứ không (Bm)? Tôi không rõ nhưng tôi cho vào, D-Bm-D..., tạo cái giọng thúc giục, không đều đều đơn điệu... để cuối cùng trở về với G, cái khoá chính của giọng của bài. Một vòng giai điệu kết thúc...

Chính ở cái câu cuối này là nơi "Cuộc đời đó có bao lâu mà hững hờ"... Bm rơi đúng vào Cuộc đời đó... như một âm đệm.

Cuối cùng thì tại sao lại là mưa hồng nhỉ? Diễm Xưa bảo tác giả buồn đến như nhìn được màu mưa ;) hì. Vui nhì. Mưa hồng vì có mây hồng, mưa trong chiều nắng, mưa không nát tan ủ ê... mưa hồng cũng có thể là vì những "đường phượng bay mù không lối về"--giọt mưa lẫn cùng hoa phượng "rơi như mưa như máu đổ trên đường" (HNC).

Mưa hồng--đáng xót xa thay cho thân phận của TCS, lại đã từng bị diễn giải bởi chế độ kiểm duyệt cũ--hình tượng đàn áp đẫm máu trong chế độ cũ--mưa máu... Hoặc từng bị chất vấn "tại sao lại hồng? tại sao lại đỏ?"--cái đỏ CS, thôi thúc, lại có thêm cái câu như kêu gọi "cuộc đời đó..." nữa chứ.

Một thân phận bị hiểu nhầm bởi cả 2 bên, nhưng không bao giờ còn lạc lõng giữa cuộc đời vì chúng ta không ai còn hững hờ... Câu hát đó chính là câu thơ, để tôi "vịn vào mà đứng dậy."

***

Hợp âm cuối của Khánh Ly:

Này em đã khóc (F) chiều mưa đỉnh cao (F) - F - còn gì nữa đâu © sương mù đã lâu ©
Em đi về (F) cầu mưa ướt áo (Bb) đường phượng bay © mù không lối vào (Dm) hàng cây lá © xanh gần với nhau (F)

và của tôi:

G G G D D
G C D Em D G
Hưng
Cảm ơn bác 1dc7. Chuyện lý thuyết âm nhạc công nhận ở nhà người ta dạy thật củ chuối. Học đàn gì mà chẳng học gì về lý thuyết âm nhạc cả. Ẩu thả nhất là chạy gam, chính thầy cũng chẳng hiểu tác dụng của chạy gam là ở chỗ nào, cứ bảo là chạy đúng một kiểu, đúng một nhịp, không thay đổi tốc độ, không thay đổi nhịp gì cả--> toàn đứa sau này nhìn bản nhạc không tài nào tiếp cận được vì không hiểu nhịp.
Ngày trước em cũng phải tự mua sách lý thuyết về đọc đấy, nhưng cũng chẳng hiểu được nhiều vì sách viết.. chán quá. >:(
Ngày trước nghệ sĩ chơi nhạc cụ đồng thời cũng sáng tác được luôn, như kiểu Kreisler là dạng cuối cùng của kiểu đó. Sang đến Heifetz, Horowitz là hết mất rồi. Thật ra muốn phát huy được tối đa của nghệ sĩ thì phải dạy họ cả sáng tác mới phải chứ nhỉ.
Ngày xưa học guitar, em cũng chả động tí nào vào nhạc trẻ cả nên cũng chẳng biết về hợp âm và đệm mà chỉ cắm đầu chơi thôi. Công nhận là chuối vô cùng chuối.
Bài Mưa hồng này, xét theo nhiều các hiểu thì nó mang một tâm sự của TCS, mà có vẻ tâm sự này rất giống tâm trạng của em. Cái hay của nó chính là câu cuối, ông ấy đã tìm ra một lối thoát và truyền đạt lối thoái đó lại cho nhưng thằng như em. May mà hôm đó được nghe GT hát cho nghe, qua giàn Karaoke bài này. Em đảm bảo, GT hát bài này nghe không chuyên nghiệp và tình cảm bằng Khánh Ly, nhưng có cái chất gì đó ngang hơn, phủi hơn cả Khánh Ly mà em rất thích. Cảm ơn em, GT. wub.gif
Cảm ơn bác 1dc7 luôn sp_ike.gif, em sẽ ngồi gõ thử bài này theo hệ thống hợp âm của bác xem sao đây.
FR
[quote author=1dc7 link=board=2;threadid=946;start=0#9971 date=1035737733]

Khánh Ly hát theo giọng fa trưởng (hay re thứ). Nếu bạn muốn đàn theo cô thì đó là:

Trời ươm nắng (F), cho mây hồng (Dm), mây qua mau (Bb), em nghiêng sầu ©
Còn mưa xuống © như hôm nào (Bb) em đến thăm © mây âm thầm (F) mang gió lên (C7) -- C7
Người ngồi đó (F) trông mưa nguồn (Dm) ôi yêu thương (Bb) nghe đã buồn ©
Ngoài kia lá (F) như vẫn xanh ©, ngoài sông vắng (Am) nước dâng lên © hồn muôn trùng (F)
...



Cuối cùng thì tại sao lại là mưa hồng nhỉ? Diễm Xưa bảo tác giả buồn đến như nhìn được màu mưa ;) hì. Vui nhì. Hợp âm cuối của Khánh Ly:

Này em đã khóc (F) chiều mưa đỉnh cao (F) - F - còn gì nữa đâu © sương mù đã lâu ©
Em đi về (F) cầu mưa ướt áo (Bb) đường phượng bay © mù không lối vào (Dm) hàng cây lá © xanh gần với nhau (F)

[/quote]


Lâu quá tớ không sờ vào guitar nữa, hôm nay đọc bài này lại muốn hát thử. Tuy nhiên nhạc lý thì không biết một nốt bẻ đôi, toàn là học lỏm (nhìn người ta bấm game rồi bắt chước).

Vậy 1dc7 có cách nào post lên đây mấy thế bấm game hộ tớ không? Tớ chỉ nhớ có F, Dm, C, còn C7, Bb thì quên mất rồi. Nếu có lòng thì post hết các game cơ bản lên hộ tớ. Cười tớ dốt tớ cũng cam chịu, miễn sao một ngày nào đó gặp U Bu sẽ vừa hát Mây hồng vừa đệm guitar cho U Bu nghe là được ;D

Còn "Diễm Xưa bảo tác giả buồn đến như nhìn được màu mưa", hì hì, đấy là Phạm Duy nói vậy chứ không phải Diễm Xưa ;)
1dc7
C7 thì giống như C nhưng mà ngón út Rên bấm vào phím (fret) thứ 3 của dây sol (dây thứ 3 từ dưới lên), tức là nốt la thăng (si giáng). Chơi 5 dây dưới. Game của nó là đồ - mi - son - si giáng - đố - mí.

Bb thì hơi giống Dm, có ngón giữa ở Dm mình bấm vào la thì dịch lên 1 fret, tức là từ la lên si giáng (la thăng). Chơi 4 dây dưới. Game của nó là rề - si giáng - rê - phá. Hoặc là ấn dùng ngón trỏ, ngón nhẫn và ngón út thay vì ngón trỏ, giữa và nhẫn.

Phạm Duy bình gì mà cứ như Diễm Xưa thế nhỉ. ;)
FR
Cám ơn cậu nhưng mừ :(

1- Cậu không kiếm được ở đâu mấy cái hình mà người ta hay dạy trong sách upload lên đây cho tớ xem à? Chứ cứ ngón nọ ngón kia, dây nọ dây kia kinh quá :'(

2- Nếu tớ không hát giọng Fa trưởng như Khánh Ly :( mà hát giọng Rê trưởng (D) thì game sẽ thế nào?
1dc7
Tớ không biết Rên ạ... bạn thử tìm đi laugh.gif

Nếu Rên hát giọng D thì sẽ là:

D Bm G A
A G A D A7 A7
D Bm G A
D A F#m A D D
D D D A A
D G A Bm A D

laugh.gif

A7 là (dây cao nhất là trên cùng, dây thấp nhất dưới cùng)

0
2 (nhẫn)
0
2 (giữa)
0
0 (không cần chơi dây này)
FR
Tớ tìm ra rồi laugh.gif

http://www.emviet.com/pvh/tapguitar.shtml
Gorillaz
hì..thật sự là vậy..em nói chả ai tin đâu..hì hì..em ko học nhạc viện dc cho nên ko biết..chứ lúc còn ở SG học..thì toàn đưa bản rui đánh thôi..gam giếc gì đó...thì em mù..thật sự là vậy.Lúc truớc em cứ tuởng Organ mới cần đến gam...ngu như thế đó.....Nếu muốn học về Gam gì đó. để có thể sáng tác ghi lên cho nguời ta hỉu....em toàn fải tự mò...hì hì..cho nên ngu vẫn hoàn ngu....Oải...Chán cái thân này...Chán...

Còn về guitare í...tỉ Rên tài thật..hì hì...cứ mỗi lần em muốn đáng guitare là em cứ để nó nằm thẳng cẳng như cái đàn piano..rùi gảy dây thôi...hì hì...cho nên tuớng em ai mà thấy thì cứ tuởng Con Gù nhà thờ Manila ;D...chán...Em thử guitare mí lần rùi mà vẫn thất bại..có lẽ số em nó khìn thế...tập từ năm ngoái..mà giờ vẫn dek dc như đại ca ;)..có lẽ số em nó bắt em đánh trống đó đại ca... ;Dđại ca nhá ..nhớ nhá...:-* :-* :-*...hê hê...nhở... ???...

Kiếu bác Ltdt7..bữa nào bác fải wa đây đàn cho em nghe 1 miếng mở mang kiến thức mới dc..mời chào bác mãi mà bác cứ ignore em mãi..chắc bác chê em kém huh bác.. :'(..biết ngay..rui ko chịu cho em thuởng thức chứ gè..hay là..sao :'(.


Nguyên nguyên ;D
1dc7
Gor bé yêu, anh có lờ bé đâu cơ chứ. Kêu giề? laugh.gif Bé gọi không đúng tên làm sao anh biết. Bé gọi: chim bay, thì chim bay, bé gọi: cò bay, thì cò bay, chứ bé cứ lung tung bay thì chim cò (của) anh bay thế nào được chứ? :P Bé mà không gọi đúng tên bốn mùa của anh anh không đàn cho bé đâu nhớ. Mà là bé phải đàn cho anh nghe. :laugh.gif 8)
Pages: [1], 2, [>], [>>]
Quán nước đầu làng Ven > Sáng Tác - Thảo Luận - Phổ biến kiến thức > Âm nhạc - Hội họa
Invision Power Board © 2001-2024 Invision Power Services, Inc.