Langven.com Forum

Full Version: Trên giá sách
Quán nước đầu làng Ven > Sáng Tác - Thảo Luận - Phổ biến kiến thức > Văn Học & Ngôn Ngữ
Pages: [<<], [<], 40, 41, 42, [43], 44, 45, 46, [>], [>>]
mưa
QUOTE(grass @ Jul 10 2006, 03:34 PM)
Các kịch bản của Coelho có phần dễ dãi, đơn giản và Hollywood quá, người ta có thể thấy ở đó các giấc mơ của mình chứ khó thấy được chính mình.


Thế nên mình đọc 11 phút mới được giữa chừng thì bỏ dở.
Mr. Smith
Tớ thì nghĩ rằng một tác giả lớn không nhất thiết là có tác phẩm bán chạy, ít nhất là trong thời của ông ấy.

Với lại chắc chắn là không phải tác giả bán chạy nào cũng là tác giả lớn rồi, tất nhiên vẫn có thể coi là tác giả lớn trong dòng chảy của kiểu sách đó như Stephen King trong dòng thriller/mystery hay Rowling trong dòng Fantasy, nhưng cả King lẫn Rowling đều không được các nhà phê bình văn học đánh giá cao lắm theo tiêu chí văn học chính thống.

Cái Siddartha của Hesse công nhận đọc chán nhưng không hiểu sao bọn Tây lại thích, chắc là vì triết lý lạ lẫm so với đời sống tinh thần lý trí của phương Tây. Tớ thích Narciss and Goldmund. Sói đồng hoang thì đọc mệt, mình vẫn để nó trong tình trạng dang dở suốt cả 1 năm rồi. Coelho thì tớ thấy có thể coi như một người viết fairy tale cho thời hiện đại thôi, nhưng về độ rung cảm, sâu sắc và ám ảnh thì kém xa Andersen. Coelho viết sách như kiểu cung cấp cho người ta một thứ fast-food, một công thức gì đó fanciful, nhưng thật ra dễ được chấp nhận hay nói như em Grass có lần nói là ông ấy viết ra những cái gì độc giả muốn nghe. Không phải ngẫu nhiên mà sách của ông lại hay được bày bán ở các nhà ga, sân bay.. vì người ta dễ dàng có thể đọc hết nó trong vài tiếng đồng hồ ngồi trên tàu, máy bay. Trong khi đó, nếu đọc Sói đồng hoang của Hesse thì việc đó là không tưởng.

Văn học Brazil thì tớ cũng chẳng biết ai.
À, mà tớ vẫn thích Hoàng tử bé, cho dù đọc nó khi mình đã 26 tuổi. Cũng là một câu chuyện cổ tích nhưng có cảm giác là tác giả viết ra là để cho mình chứ không phải là những gì người khác muốn nghe. Cánh buồm đỏ thắm thì chưa từng đọc.
SyncMaster
QUOTE(Agent Smith @ Jul 11 2006, 12:38 AM)
À, mà tớ vẫn thích Hoàng tử bé, cho dù đọc nó khi mình đã 26 tuổi. Cũng là một câu chuyện cổ tích nhưng có cảm giác là tác giả viết ra là để cho mình chứ không phải là những gì người khác muốn nghe. Cánh buồm đỏ thắm thì chưa từng đọc.



Bác Xơ-mít cũng thích "Hoàng tử bé" à, bác đã đọc "Vol de nuit" cùng tác giả chưa, không biết quyển đó có hay không ?

Ở Việt Nam không biết chỗ nào bán "Hoàng tử bé" do Bùi Giáng dịch nhỉ, bác nào biết cho tôi xin cái địa chỉ với để tôi nhờ người mua hộ.
Hoang Yen
Trên mạng có thể đọc Hoàng Tử Bé do Bùi Giáng dịch ở đây:
http://www.talawas.org/talaDB/suche.php?res=2141&rb=0204:


Nhân thể, Cánh buồm đỏ thắm, đọc ở đây:
http://ttvnol.com/tacphamvanhoc/615391/trang-1.ttvn
TươngGiang
QUOTE(SyncMaster @ Jul 11 2006, 01:52 AM)
Ở Việt Nam không biết chỗ nào bán "Hoàng tử bé" do Bùi Giáng dịch nhỉ, bác nào biết cho tôi xin cái địa chỉ với để tôi nhờ người mua hộ.
*



Ở Việt Nam mới ra lại rất nhiều sách do Bùi Giáng dịch, trình bày khá đẹp và nhìn dễ chịu, giá cũng mềm và chắc có gửi theo đường mailing post thì cũng không đắt vì trọng lượng nhẹ leuleu.gif . Bác có thể nhờ người mua giúp ở trên phố Nguyễn Xí hoặc Đinh Lễ.

Hôm qua em nói chuyện với một cậu bạn thân về O Zahir. Em được cái tính đàn bà, hay chú ý đến tiểu tiết nên một truyện như O Zahir rất rất thu hút em chỉ vì hai chi tiết nhỏ: khoảng cách giữa hai đường ray xe lửa và sợi dây nhóm piercings giăng trên vỉa hè. Em thường thích các câu chuyện hoặc các tiểu thuyết khai thác từ một chi tiết rất nhỏ và tưởng chừng chẳng có gì để nói nhưng lại ra một vấn đề lớn. Ngoài ra, O Zahir gắn với một kỷ niệm riêng khác hypocrite.gif

Có bác nào đọc Đi tìm thời gian đã mất của Marcel Proust chưa? Em đang bắt đầu đọc nhưng đã nghe doạ là sẽ chẳng hiểu gì đâu. Thôi thì cứ chiến đấu đã, chấp nhận chuyện sau này sẽ hiểu (chả khác gì 18 tuổi bị bắt phải học Kinh dịch trong khi các thầy cứ lắc đầu quầy quậy nói là, phải ngoài 50 các em mới hiểu Kinh dịch thực sự thế nào - pótay ohmygod.gif )
SyncMaster
QUOTE(Hoang Yen @ Jul 11 2006, 01:02 AM)
Trên mạng có thể đọc Hoàng Tử Bé do Bùi Giáng dịch ở đây:
http://www.talawas.org/talaDB/suche.php?res=2141&rb=0204:


QUOTE(TươngGiang @ Jul 11 2006, 10:40 AM)
Ở Việt Nam mới ra lại rất nhiều sách do Bùi Giáng dịch, trình bày khá đẹp và nhìn dễ chịu, giá cũng mềm và chắc có gửi theo đường mailing post thì cũng không đắt vì trọng lượng nhẹ  leuleu.gif . Bác có thể nhờ người mua giúp ở trên phố Nguyễn Xí hoặc Đinh Lễ.



Cảm ơn chị Yến và TV wub.gif
Phó Thường Nhân
Hoá ra Demian lại được dịch là "Tuổi trẻ băn khuăn". Kể cũng không sai lắm. Quyển Goldmun & Nazareth tôi không biết, chứ Damian với Sói đồng hoang thì có gì là thiên chúa đâu.
Damian, Sói đồng hoang, và Siddatha đều chung một chủ điểm, chỉ có vị trí nhìn khác nhau. Nó đều nói về "rupture" ( sự nổi loạn ) cả. Và nguyên nhân của nó đều là không chấp nhận hiện tại, mà đi tìm về một cái gì đó. Cái gì đó ấy của Herman Hess tôi cũng không rõ. Người ta hay lấy lý lich bản thân của Herman Hess, cuộc sống sinh thời của ông ta, là con một nhà mục sư người Đức, nhưng lại đi truyền đạo ở Ấn độ. Đến khi trở về, vẫn tiếp tục dịch kinh thánh ra các thứ tiếng Ấn độ. Rồi xung đột thế hệ giữa ông ta và gia đình dẫn đến cái chủ điểm "nổi loạn" của Herman Hess.
Sự nổi loạn của Hess không phải là kiểu "giác ngộ cách mạng" và đi tới hành động, nó chỉ là một kiểu tư duy khác lạ thôi.

Trong thực tế, ông ta cũng không thoát khỏi tin lành, giống như Tôn ngộ Không trong Tây du ký, biến hoá quay cuồng một hồi để "tự giải thoát" khỏi cái vòng kim cô trên đầu, những thực ra không vượt qua khỏi lòng bàn tay của Phật bà Quan Âm.
Cái dấu ấn tin lành của Hess vẫn thể hiện trong quan niệm về thiên nhiên của ông ta. Sói đồng hoang và Damian thì tôi không còn nhớ chi tiết, nhưng trong quyển Siddatha chẳng hạn, thì cách nhân vật chính ngắm nhìn chiêm ngưỡng thiên nhiên qua dòng sông, khi ông ta tự nguyện làm người lái đò. Nó không có cái cảm nhận vô thường hay luân hồi của phương đông, mà chỉ toát lên cái tuyệt đối "vĩ đại" của thiên nhiên, vốn vẫn được coi trong tin lành như sự thể hiện của thiên chúa mà thôi.

Còn chủ điểm của Coelho trong 3 quyển tôi đọc, nói ở trên thì có lẽ là định mệnh, số phận. Và những số phận này được hiểu theo kiểu "kinh thánh". Mỗi người đều phải trải qua những thăng trầm (pugatoire) rồi sẽ được cứu rỗi (grace) và sự cứu rỗi này là sự trở về với chính mình. Như cậu bé đi tìm kho báu, đến tận Kim tự tháp rồi lại trở về chính cái nhà thờ mục nát để tìm ra kho báu, hay cô gái đi tìm một miền đất hứa ( Thuỵ sĩ) , cuối cùng lại trở về điểm xuất phát (Brazil). Còn thăng trầm hoàn toàn do một sự tình cờ tạo nên, như có bàn tay thánh dẫn đường. Con ngưòi chỉ cần không mất lòng tin (cậu bé mất hết tiền bạc vì bị lừa, nhưng lại thành công trong bán hàng để tiếp tục cuộc viễn du. Cô gái rơi vào lầu xanh nhưng tiếp tục vươn lên về trí tuệ...) là sẽ thành công.
Chính vì thế Coelho hay dẫn chuyện bản thân của mình ra, đó là việc ông ta đang ở điểm cao của danh vọng trong một hãng sản xuất nhạc multinational của Mỹ, vào giờ phút hi vọng nhất, thì lại nhận đựơc lệnh bị đuổi việc. Nhưng chính vì có sự kiện đó mà ông chuyển sang viết văn và thành công như hiện tại.

Do chuyện tự sự của Coelho có happy end thì ông ta cũng theo đó mà viết sách "tuổi hồng", kết thúc tốt đẹp, làm cho người đọc cảm thấy nó dễ dãi thôi. Nhưng bỏ cái Happy End đi thì nó cũng có nhiều đoạn thú vị, và đặc biệt có hơi hướng kinh cựu ước.

Fedora
Em cần tìm lại tên một quyển truyện, không nhớ nó là của Anh hay Mỹ vì hồi đó đọc bản dịch chỉ ngấu nghiến nội dung chứ không để ý tới nhan đề và tác giả.

Nội dung câu truyện kể về số phận một cậu bé con nhà giàu, trên một chuyến đi qua đại dương cùng gia đình bị say và rơi xuống biển. Một chiếc tàu đánh cá đã vớt được cậu lên và kể từ đó cậu trở thành người học việc trên chiếc tầu cá đó.

Bác nào biết thông tin gì về cuốn tiểu thuyết này thì giúp em nhé.

Thanks.
Milou
Captains Courageous, by Rudyard Kipling.
A wonderful tale of the now defunct cod fishery, it pairs a young, privileged boy who falls off an ocean steamer, with a salty fisherman who helps shape him into the son his tycoon father always hoped he'd be. This story was adapted into a wonderful 1930s movie starring Spencer Tracy.
http://www.gutenberg.org/dirs/etext00/cptcr11a.txt
Fedora
QUOTE(Milou @ Jul 21 2006, 12:01 PM)
Captains Courageous, by Rudyard Kipling.
A wonderful tale of the now defunct cod fishery, it pairs a young, privileged boy who falls off an ocean steamer, with a salty fisherman who helps shape him into the son his tycoon father always hoped he'd be. This story was adapted into a wonderful 1930s movie starring Spencer Tracy.
http://www.gutenberg.org/dirs/etext00/cptcr11a.txt
*



Cảm ơn bác Milou, em đang download wub.gif
Pages: [<<], [<], 40, 41, 42, [43], 44, 45, 46, [>], [>>]
Quán nước đầu làng Ven > Sáng Tác - Thảo Luận - Phổ biến kiến thức > Văn Học & Ngôn Ngữ
Invision Power Board © 2001-2024 Invision Power Services, Inc.