Langven.com Forum

Full Version: Trên giá sách
Quán nước đầu làng Ven > Sáng Tác - Thảo Luận - Phổ biến kiến thức > Văn Học & Ngôn Ngữ
Pages: [<<], [<], 39, 40, 41, [42], 43, 44, 45, [>], [>>]
TươngGiang
O Zahir của Paulo Coelho cho 2 ngày cuối tuần. Cảm giác đọc được cái mình mong chờ. Nhìn thấy nó cứ sừng sững từ cách đây 2 năm trên các giá sách khắp các siêu thị, sân bay từ châu Á sang châu Phi, rốt cuộc thì nó cũng có một bản tiếng Việt ở Việt Nam.
Alpha books xuất bản. Rất khó hiểu khi Alpha books cứ có được copyright xuất bản các tác phẩm khá hay của nước ngoài ở VN khi mà đội ngũ dịch thuật quá kém.
O Zahir Lê Xuân Quỳnh dịch, vừa đọc, vừa tức anh ách. Kiến thức văn hóa kém, chú thích kém hiểu biết kèm theo cách dịch khá buồn cười và ngô nghê, nhất là trong sử dụng các đại từ nhân xưng.

Anw, cũng đã đọc xong O Zahir như mong đợi. Một cuốn sách rất nên đọc!
grass
QUOTE(TươngGiang @ Jul 10 2006, 04:11 AM)
O Zahir của Paulo Coelho cho 2 ngày cuối tuần. Cảm giác đọc được cái mình mong chờ. Nhìn thấy nó cứ sừng sững từ cách đây 2 năm trên các giá sách khắp các siêu thị, sân bay từ châu Á sang châu Phi, rốt cuộc thì nó cũng có một bản tiếng Việt ở Việt Nam.
Alpha books xuất bản. Rất khó hiểu khi Alpha books cứ có được copyright xuất bản các tác phẩm khá hay của nước ngoài ở VN khi mà đội ngũ dịch thuật quá kém.
O Zahir Lê Xuân Quỳnh dịch, vừa đọc, vừa tức anh ách. Kiến thức văn hóa kém, chú thích kém hiểu biết kèm theo cách dịch khá buồn cười và ngô nghê, nhất là trong sử dụng các đại từ nhân xưng.

Anw, cũng đã đọc xong O Zahir như mong đợi. Một cuốn sách rất nên đọc!
*



Hic, đọc cái này bản tiếng Anh đến gần cuối, còn đâu 50 trang thì give up. Chắc mình đã quá già và đọc đủ Paolo Coelho rồi nên thấy anh này truyện nào cũng như truyện nào. Truyện cuối cùng của anh này mà đọc thấy thích là 11 minutes. Mặc dù cũng fairy story, hay nói như anh Trịnh Lữ trong bài phỏng vấn siêu đao to búa lớn với Phong Điệp là "bao hàm những yếu tố lí tưởng hoá tình cảm, coi trọng cảm xúc hơn lí tính" pirate.gif . Nhưng chắc lúc đấy mình còn trẻ leuleu.gif với vả truyện đấy sweetie sexy leuleu.gif
TươngGiang
QUOTE(grass @ Jul 10 2006, 11:12 AM)
Hic, đọc cái này bản tiếng Anh đến gần cuối, còn đâu 50 trang thì give up. Chắc mình đã quá già và đọc đủ Paolo Coelho rồi nên thấy anh này truyện nào cũng như truyện nào. Truyện cuối cùng của anh này mà đọc thấy thích là 11 minutes. Mặc dù cũng fairy story, hay nói như anh Trịnh Lữ trong bài phỏng vấn siêu đao to búa lớn với Phong Điệp là "bao hàm những yếu tố lí tưởng hoá tình cảm, coi trọng cảm xúc hơn lí tínhpirate.gif . Nhưng chắc lúc đấy mình còn trẻ  leuleu.gif với vả truyện đấy sweetie sexy  leuleu.gif
*



Em cũng thích 11 minutes và sau khi đọc nó xong thì chia tay luôn với 1 boy (cuốn sách của boy đó giờ thuộc sở hữu của Thị Anh leuleu.gif ).

O Zahir thích vì nó được tác giả đưa vào nhiều yếu tố của đời thực hơn (dù cũng đáng chê trách là giờ đây trào lưu tự sự và (có vẻ) đưa vào ít nhiều yếu tố con người thực của mình vào truyện dễ gây ra thiện cảm nơi người đọc hơn - thứ mà các tác giả lớn không nên dùng - em hơi mâu thuẫn chỗ này). Thích vì cái cách mà Coelho nói về một gia đình và thứ tình yêu cũng như những thứ khác mà con người ta luôn luôn chấp nhận đi theo một cách mù quáng (cái vụ những sợi dây do nhóm lang thang chăng lên trên đường phố, ví dụ về khoảng cách giữa hai đường ray xe lửa...). Thích vì một lần nữa Coelho lặp lại sự tin tưởng về các dấu hiệu và đặc biệt thích thú vì trong truyện bác có dẫn một câu mà em cực thích và luôn tin tưởng "Người nào, vật nào, chỗ nấy"... Túm lại là, hơn những truyện trước mà em đã từng đọc của Coelho, truyện này, thấy có nhiều phần rất giống với những gì mình đang suy nghĩ.
Mr. Smith
Tớ không thích Coelho lắm. Thực ra thì cũng tương đối thích Nhà giả kim hồi mới đọc nhưng cảm thấy nó không xứng với những lời tán tụng người ta dành cho nó, và với quá nhiều cliché, và có phần mơn trớn người đọc, thay vì tác giả nói ra những điều mình thực sự nghĩ/cảm. Cuốn thứ hai của Coelho có đọc là Quỷ xứ và cô Prim (?), đọc hồi ở Paris, cũng chẳng có ấn tượng gì cả, giờ thì không nhớ nội dung thế nào nữa. Nghe nói cuốn 11 phút nhiều sex làm mình cũng tò mò xem Coelho viết về sex như thế nào nhưng cũng chưa có dịp đọc.
Tễu
Giống với Grass, tôi cũng không thể nào hoàn thành hết được cuốn o Zahir này khi chỉ còn khoảng 60 trang cuối. Có cảm tưởng rằng nếu muốn giữ ấn tượng tốt về Coelho thì ta chỉ nên đọc 1 cuốn của ông ta là đủ, đọc đến cuốn thứ 2 của ông ta đã là quá nhiều. Nhiều ý niệm và ẩn dụ của Coelho được sử dụng lặp đi lặp lại không cần thiết trong hầu hết các cuốn sách của ông ta. Cuốn 11 phút có vẻ gì đó khác biệt hơn một chút nhưng vẫn mang cái kiểu trịnh thượng của tác giả muốn dạy bảo người đọc phải sống như thế nào, điều mà Coelho rất thích làm và đây cũng là một trong những lý do khiến nhiều người (trong đó có tôi) không thích sách của ông ta.

Hơn nữa, ở cuốn o Zahir này, Coelho đã cố gắng đưa hình ảnh của bản thân mình vào tác phẩm, điều này làm cho o Zahir càng giảm đi giá trị của nó. Nói tóm lại, Coelho còn lâu mới có thể được coi là một tác giả lớn mà chỉ là một tác giả tầm tầm, ít ra là đối với tôi.
TươngGiang
QUOTE(Tễu @ Jul 10 2006, 12:13 PM)
cái kiểu trịnh thượng của tác giả muốn dạy bảo người đọc phải sống như thế nào, điều mà Coelho rất thích làm và đây cũng là một trong những lý do khiến nhiều người (trong đó có tôi) không thích sách của ông ta.

*



Cảm giác của em thì lại khác. Khi đọc Coelho, nhất là trong cuốn này, em nhớ tới lần đi xem bói Kinh dịch cách đây gần 2 năm. Trong bói Kinh dịch, người ta (thầy bói) không bao giờ bảo người tới xem bói là: Anh phải làm thế này, làm thế kia,... để loại trừ điều xấu này hay mong có được điều tốt kia... Tất cả những gì thầy bói có thể nói với anh là: Anh hãy tự chọn cho mình cách mà anh nghĩ là tốt nhất. Trong trường hợp này, như trên quẻ này thể hiện, anh sẽ có được nó hay không có được nó.

Nghĩa là, mọi người tự chọn lấy con đường của mình.

Trong O Zahir cũng vậy, Coelho không lớn tiếng hay trịch thượng dạy bảo gì người đọc. Ông chỉ nêu ra vấn đề và cách ông xử trí với vấn đề đó. Cái còn lại là sự cảm nhận của người đọc. Và dĩ nhiên, chọn lựa cũng thuộc về họ.

Điều đáng tiếc chỉ là, như em đã nói, với tư cách là một tác giả lớn, Coelho lẽ ra không cần tới thủ pháp tự sự - nghĩa là đưa những phần có thật của cuộc đời mình vào tác phẩm - nhằm lôi kéo sự tò mò hay tận dụng sự thông cảm của người đọc. Thủ pháp này thường khá thành công với các tác giả trẻ - vì đó dường như là cách dễ dàng nhất để họ có được cảm tình của người đọc ngay từ đầu.
Mr. Smith
Em Tương Giang gọi Coelho là một tác giả lớn không biết có phải hơi đề cao ông ta quá không. Tớ nghĩ Coelho chỉ có thể gọi là một tác giả bán chạy (best-selling author) chứ không phải là một tác giả văn học lớn. Ví dụ các ông như Stephen King hay Tom Clancy... đều là các best selling author nhưng gọi họ là các nhà văn lớn thì có phần không thoả đáng lắm.

Sách của Coelho có thể coi là self-help spiritual writing, viết dưới hình thức tiểu thuyết và truyện vừa. Về mặt nào đó có thể coi là tương tự như một số cuốn tiểu thuyết của Thích Nhất Hạnh chẳng hạn. Mặc dù cũng có thể so sánh đôi chút với Hermann Hesse vì một số cuốn của Hesse cũng có chủ đề tương tự (ví dụ như Câu chuyện dòng sông- Siddartha) nhưng Coelho so với Hesse thì khoảng cách còn xa xa lắm. Coelho còn bị chế giễu là vay mượn ý tưởng nhiều của người khác, ví dụ như cuốn Nhà giả kim cũng được coi là vay mượn từ một truyện ngắn của Borge, nhà văn có lẽ được đánh giá cao nhất nhì Mỹ Latin, về mặt sáng tạo còn được coi trên tầm cả Marquez nữa.

Có đoạn trích này trên Wikipedia về Coelho

"Paulo Coelho has achieved the greatest imaginable success a Brazilian writer could ever expect to have. However, his achievements are far from being unanimously appreciated in Brazil itself.

Despite all this public success, he is seen by most literary critics in Brazil as a lesser author, whose work is too simple and similar to self-help books. Criticism of his work arises mostly from his plain, direct style and the constant borrowing of ideas from other authors.

Some even call his novels "commercial" and market-oriented. His election to the Brazilian Academy of Letters is a very controversial subject in Brazil"

Việc lấy chi tiết đời mình để đưa vào tác phẩm fiction cũng không có gì là thủ pháp không hay cả. Ví dụ như Hesse cũng có cuốn Demian rồi cuốn Sói đồng hoang với nhiều chi tiết của đời mình trong đó. Hoặc On the Road của Kerouac, Portrait of an artist của James Joyce hay Giã từ vũ khí của Hemingway đều thuộc thể loại tiểu thuyết autobiographical hay semi- autobiographical. Chưa kể đến các cuốn Tự truyện được đánh giá cao về mặt văn học của Gorky, Nabokov hay Marquez. Cuộc đời nhà văn cũng là chất liệu rất tốt để ông ta tạo ra tác phẩm của mình thôi, cái chính là việc xử lý chất liệu đó như thế nào.
Dù sao thì mình cũng chưa đọc O Zahir nên không dám nhận xét cụ thể về cuốn này.
TươngGiang
QUOTE(Agent Smith @ Jul 10 2006, 05:43 PM)
Em Tương Giang gọi Coelho là một tác giả lớn không biết có phải hơi đề cao ông ta quá không. Tớ nghĩ Coelho chỉ có thể gọi là một tác giả bán chạy (best-selling author) chứ không phải là một tác giả văn học lớn. Ví dụ các ông như Stephen King hay Tom Clancy... đều là các best selling author nhưng gọi họ là các nhà văn lớn thì có phần không thoả đáng lắm.

....
Dù sao thì mình cũng chưa đọc O Zahir nên không dám nhận xét cụ thể về cuốn này.
*



Thực ra thì em cũng chưa hiểu một tiêu chí để người ta gọi một tác giả văn học là tác giả lớn như thế nào, nhưng em nghĩ chắc chắn, một tác giả lớn phải là một tác giả bán chạy sách. Vì chỉ khi sách của ông ta được bán chạy, mới đồng nghĩa với việc tập độc giả của ông ta được nhân rộng. Điều này có nghĩa là, tầm ảnh hưởng của ông ta lớn và có tác động tới xã hội nhiều hơn. Ngoài ra, các cuốn sách đó phải có giá trị về mặt văn học, nghệ thuật,... trên các phương diện như ngôn ngữ học, phương pháp sáng tác, đề cập được những vấn đề lớn của thời đại hay của nhân loại,... Rất nhiều nhiều nữa mà có thể em chưa nghĩ được ra (và việc này dành cho các nhà phê bình văn học hơn là em leuleu.gif )

Nói Coelho là một tác giả yêu thích của em thì không phải. Em thì chỉ có Remarque và Marquez mà thôi. Nhưng Coelho là một tác giả đáng đọc, ít ra là với O Zahir và 11 minutes. Tuy nhiên, ví như Nhà giả kim, Ngọn núi thứ 5,... thì em lại không thích. Cũng như nhiều người thích Hoàng tử bé hay Cánh buồm đỏ thắm nhưng em chưa bao giờ đủ bình tĩnh để đọc được qua 10 trang đầu hai cuốn này.

Nói thêm một chút về văn học Brazil, bác Smith nghĩ, ngoài Coelho mà ở Brazil vốn cũng ko được coi trọng lắm như đoạn quote của bác, thì bác nghĩ em nên đọc ai nữa?

Em hiện mới có Miền đất quả vàng của Amado nhưng chưa đọc.
Phó Thường Nhân
Truyện của Coelho nếu so với Herman Hess có lẽ cũng không khác là bao. Chỉ có điều hai ông ngược nhau mà thôi. Trong đó cái ngược của Herman Hess dễ được phê bình gia chấp nhận hơn, vì ông ta viết Spirituel nhưng là một thứ spirituel exotic, lạ đời, không phải của mình. Ngược lại Coelho lại là spirituel cội nguồn, vì cảm hứng của ông ta có nhiều tính thiên chúa, đặc biệt là Catholic.
tôi đọc Siddhatha của Herman Hess thấy rất chán. Có thể vì mình hiểu cái spirituel mà ông ta nói tới (Phật, Ấn độ giáo) hơn, nên thấy ông ta lại hời hợt. Ngược lại cũng phải công nhận là cái spirituel của Coelho cũng chưa được sâu, và những điều ông ta đặt ra chưa vượt được những chủ điểm bình thương, quan niệm bình thường trong Thiên chúa. Trong khi có những nhà văn xu hướng Thiên chúa khác như người viết cuốn "khung của chật hẹp" chẳng hạn (tự nhiên quên mất tên) viết hay hơn nhiều (cũng có thể vì xu hướng của nó là phê phán, trăn trở).

Cũng chính vì Coelho dừng lại ở mức độ thiên chúa dân dã, nên sách bán chạy, vì nó trở nên dễ hiểu. Nhưng ông ta viết cũng hay chứ. (Tôi chỉ muốn nói tới Giả kim thuật, Ngọn núi số 5, và 11 phút.. thôi). Nhưng đúng là nó thiếu một cái gì đó như băn khuăn, trăn trở...để người ta suy ngẫm và tự thêm vào.
grass
QUOTE(Phó Thường Nhân @ Jul 10 2006, 04:27 PM)
Truyện của Coelho nếu so với Herman Hess có lẽ cũng không khác là bao. Chỉ có điều hai ông ngược nhau mà thôi. Trong đó cái ngược của Herman Hess dễ được phê bình gia chấp nhận hơn, vì ông ta viết Spirituel nhưng là một thứ spirituel exotic, lạ đời, không phải của mình. Ngược lại Coelho lại là spirituel cội nguồn, vì cảm hứng của ông ta có nhiều tính thiên chúa, đặc biệt là Catholic.
tôi đọc Siddhatha của Herman Hess thấy rất chán. Có thể vì mình hiểu cái spirituel mà ông ta nói tới (Phật, Ấn độ giáo) hơn, nên thấy ông ta lại hời hợt. Ngược lại cũng phải công nhận là cái spirituel của Coelho cũng chưa được sâu, và những điều ông ta đặt ra chưa vượt được những chủ điểm bình thương, quan niệm bình thường trong Thiên chúa. Trong khi có những nhà văn xu hướng Thiên chúa khác như người viết cuốn "khung của chật hẹp" chẳng hạn (tự nhiên quên mất tên) viết hay hơn nhiều (cũng có thể vì xu hướng của nó là phê phán, trăn trở).

Cũng chính vì Coelho dừng lại ở mức độ thiên chúa dân dã, nên sách bán chạy, vì nó trở nên dễ hiểu. Nhưng ông ta viết cũng hay chứ. (Tôi chỉ muốn nói tới Giả kim thuật, Ngọn núi số 5, và 11 phút.. thôi). Nhưng đúng là nó thiếu một cái gì đó như băn khuăn, trăn trở...để người ta suy ngẫm và tự thêm vào.
*



Ngoại trừ Sidharta các quyển khác của Hesse hầu hết lấy cảm hứng từ thiên chúa giáo. Như Goldmund & Nazareth (có bản dịch là Nhà khổ hạnh và gã lang thang) hay Demian (có bản dịch là Tuổi trẻ băn khoăn). Sói đồng hoang và Người chơi hạt thuỷ tinh thì chưa đọc không rõ, 2 quyển kia đều đi xa hơn nhiều so với Coelho về thân phận và tâm hồn người. Rằng con người không dễ đến thế để biết mình thực sự muốn đi đến đâu, nên đi theo con đường nào, và nếu có biết cũng không dễ đến thế để đạt tới. Các kịch bản của Coelho có phần dễ dãi, đơn giản và Hollywood quá, người ta có thể thấy ở đó các giấc mơ của mình chứ khó thấy được chính mình.

Khung cửa hẹp là của Andre Gide.
Pages: [<<], [<], 39, 40, 41, [42], 43, 44, 45, [>], [>>]
Quán nước đầu làng Ven > Sáng Tác - Thảo Luận - Phổ biến kiến thức > Văn Học & Ngôn Ngữ
Invision Power Board © 2001-2024 Invision Power Services, Inc.