Langven.com Forum

Full Version: Trên giá sách
Quán nước đầu làng Ven > Sáng Tác - Thảo Luận - Phổ biến kiến thức > Văn Học & Ngôn Ngữ
Pages: [<<], [<], 18, 19, 20, [21], 22, 23, 24, [>], [>>]
x
Giờ đến cuộc tranh luận chính. Nhà X em đồng ý với việc sư phụ dùng cách 1 của sư phụ: "chỉ ra sự giả dối trong sự phủ định của đối phương để bảo vệ lý thuyết của mình". Đối với em, thì không cần giải thích dài dòng như thế- vì vấn đề chỉ là: "chứng minh ngược lại rằng sự phủ định của đối phương là sai hay có mâu thuẫn".

Bây giờ vào vấn đề.

Nhà em hỏi:
Còn nếu chấp nhận là có kiếp trước kiếp sau của người hay vật, thì:

C. Đạo Phật có công nhận là nhà em với sư phụ Quí là 2 đối tượng khác nhau hay không?


Sư phụ trả lời

Dĩ nhiên là công nhận rồi!

Vậy em hỏi tiếp: sự khác nhau ở đây bao gồm những cái gì?
-------------

Nhà em hỏi:

Nếu đạo Phật coi nhà X với nhà sư phụ là 2 đối tượng khác nhau, có sự phân biệt nhất định thì:

D. Kiếp sau của X và kiếp sau của sư phụ Quí có liên hệ với kiếp trước của nhà X em với kiếp trước của nhà sư phụ Quí thế nào?


Sư phụ trả lời:

Đơn giản thôi!
Kiếp sau của X và kiếp trước của X có chung một A lại gia Thức (tức bộ nhớ dài hạn); Kiếp sau của X và kiếp trước của X có cùng chung một dòng thức Mạt Na (tức thần thức)!
Kiếp sau của em và kiếp trước của em có chung một A lại gia Thức (tức bộ nhớ dài hạn); Kiếp sau của em và kiếp trước của em có cùng chung một dòng thức Mạt Na (tức thần thức)!
Ai lại gia thức của em khác với A lại gia thức của bác, và dòng thức Mạt na của em khác với dòng thức Mạt na của bác!


Vậy em hỏi tiếp: bộ nhớ dài hạn A lại đa Thức của Phật giáo gồm có những tính chất cụ thể nào? Thần thức là cái gì, có những tính chất nào?
x
Về tài liệu em đọc liên quan đến bộ nhớ, hoạt động của nơ-ron .v.v. nói chung khá đa dạng. Thứ nhất là từ tài liệu học- em học ngành "mạng nơ-ron" (neural network) trong tin học. Công việc chủ yếu của ngành này gồm 2 phần: một là tìm cách mô phỏng lại bộ não và cách phương pháp hoạt động của nó, tức là phần "xây dựng, kiến trúc" của ngành, hai là bắt chước, mô phỏng hoạt động của bộ não để ứng dụng vào khoa học, sản xuất- ví dụ như các ứng dụng về "nhận dạng mẫu"- như nhận dạng giọng nói, nhận dạng hình ảnh, khuôn mặt .v.v. Nhà em nói chung học về phần ứng dụng, thiên về toán- tin nhiều hơn nên kiến thức về neurology, biology hạn chế, chỉ biết qua qua chứ chưa đi sâu. Tài liệu chuyên ngành của em nói ra chắc bác cũng không tìm được và không đọc được, vì toàn toán là chính.

Tài liệu bên ngoài thì em đọc từ nhiều nguồn khác nhau. Ví dụ trong các sách về triết học, các sách về triết học của khoa học và sách về các vấn đề tồn đọng của ngành trí tuệ nhân tạo, một vài cuốn sách về sinh học, tiến hoá. Ngoài ra là thông tin qua các bài báo và internet. Nói chung nhà em cũng khá cẩn thận chuyện đọc sách nào, nguồn gì, cho nên bác có thể yên tâm là nhà em thường chỉ đọc sách của các cao thủ trong các chuyên ngành trên viết, xuất bản bởi các nhà xuất bản có uy tín như MIT Press, Oxford Press, Springer, Surkamp.. Nếu việc em nêu tên một số cuốn có ích đối với bác hay với một số bác khác cũng muốn tìm hiểu về những vấn đề này- nhất là các bác đang ở nước ngoài, có cơ hội tìm được sách, thì em sẽ liệt kê ra đây một ít đầu sách em đã đọc và thấy hay. Tuy nhiên cũng phải nói luôn là những thứ này đọc thì hay, hấp dẫn đấy, nhưng tốn thời gian và có thể không phục vụ cho cuộc đời, công việc, ngành học của các bác đâu.
Hoang Yen
QUOTE(nguyenducquyzen @ Nov 10 2005, 02:25 AM)
Kiếp sau của X và kiếp trước của X có chung một A lại gia Thức (tức bộ nhớ dài hạn); Kiếp sau của X và kiếp trước của X có cùng chung một dòng thức Mạt Na (tức thần thức)!
Kiếp sau của em và kiếp trước của em có chung một A lại gia Thức (tức bộ nhớ dài hạn); Kiếp sau của em và kiếp trước của em có cùng chung một dòng thức Mạt Na (tức thần thức)!
Ai lại gia thức của em khác với A lại gia thức của bác, và dòng thức Mạt na của em khác với dòng thức Mạt na của bác!
*



Bác Quý ạ, cho đến khi nào mà cái bộ nhớ dài hạn của em và của đa số nhân loại nhớ ra được ra kiếp trước họ đã làm gì, ở đâu thì em mới tin điều bác nói là có thực. Bây giờ thì nghe thấy nó cứ mê tín dị đoan thế nào ấy.


nguyenducquyzen
QUOTE(x @ Nov 10 2005, 10:17 AM)
Nhà em rất mừng vì sư phụ Quí đã có tinh thần hợp tác, trả lời 1 câu hỏi trong số mấy câu hỏi của em. Chỉ cần như vậy là đủ để tiếp tục cuộc tranh luận rồi. Tí em sẽ tiếp về chuyện này.

Hic!!! em lúc nào cũng có tinh thần hợp tác cả!!! chỉ vì bác tự cho mình là thông minh nên hay phán xét về người khác sai lầm mà thôi!!!
Trước khi tiếp tục!! em mong bác hãy giải quyết dứt điểm vấn đề mà em đã đưa ra:
QUOTE
Em đồng ý với ý kiến của bác! và em luôn luôn mong có một cuộc thảo luận/tranh luận có ý nghĩa! không biết bác có như vậy không????
Và tiện đây em cũng xin bổ sung rằng:
Để bảo vệ một lý thuyết trước sự phủ định của đối phương ta có thể làm theo hai cách:
1. Tìm cách phủ định sự phủ định của đối phương bằng cách vạch ra sự giả dối trong sự phủ định của đối phương.
Hoặc:
2. Tìm cách bảo vệ lý thuyết của mình trước sự phủ định của đối phương!
Thông thường mọi người hay theo cách thứ hai, còn em hay theo cách thứ nhất!
Bác có ý kiến gì về vấn đề này không????
Và dưới đây là em trình bày về vấn đề: như thế nào là một sự phủ định có tính giả dối? và như thế nào là một sự phủ định không có tính giả dối???
- Một sự phủ định được gọi là không giả dối khi lý thuyết bị phủ định đúng là lý thuyết chân chính của đối phương, không bị người phủ định thay thế bằng lý thuyết của mình.
- Một sự phủ định được gọi là giả dối khi lý thuyết bị phủ định không phải là lý thuyết chân chính của đối phương, mà nó đã bị người phủ định thay thế bằng lý thuyết của mình.
Ý kiến của em là như vậy!! bác có đồng ý không??
Để cho cuộc tranh luận có ý nghĩa chúng ta hãy thống nhất với nhau về những điểm đó trước đã nhé!

bác chú ý đoạn giải thích của em:
- Một sự phủ định được gọi là không giả dối khi lý thuyết bị phủ định đúng là lý thuyết chân chính của đối phương, không bị người phủ định thay thế bằng lý thuyết của mình.
- Một sự phủ định được gọi là giả dối khi lý thuyết bị phủ định không phải là lý thuyết chân chính của đối phương, mà nó đã bị người phủ định thay thế bằng lý thuyết của mình.
Mong bác hãy cho ý kiến!!!



nguyenducquyzen
QUOTE(Hoang Yen @ Nov 10 2005, 01:48 PM)
Bác Quý ạ, cho đến khi nào mà cái bộ nhớ dài hạn của em và của đa số nhân loại nhớ ra được ra kiếp trước họ đã làm gì, ở đâu thì em mới tin điều bác nói là có thực. Bây giờ thì nghe thấy nó cứ mê tín dị đoan thế nào ấy.
*


Bác tin hay không tin đó là việc của bác đâu có liên quan gì đến em!!
Việc chúng ta không njớ được những kiếp quá khứ không phải là điều kiện để có thể bácv bỏ bộ nhớ dài hạn được. Chẳng nói gì kiếp trước kiếp sau, mà nói ngay khi bác đang sống trong giấc mơ thôi, thì khi đó tất cả những thông tinh lúc tỉnh bác đều không thể nhớ được được!
x
Em không cố tìm cách thay thế quan điểm của sư phụ bằng quan điểm của em, nên tất nhiên là em càng không có ý định thay đổi quan điểm của đạo Phật. Điều em đang muốn làm, là phá bỏ một số cách nhìn mù quáng, bị thần chú của những bác nào không phân biệt được cái gì đúng cái gì sai, cái gì hay cái gì dở ở trong một số thứ xưa nay được coi là cao siêu, ai không hiểu mà cãi là ngu.

Nếu sư phụ cãi cùn rằng sự đúng sai chỉ có thể tranh luận được thông qua việc chấp nhận các quan điểm gốc của người kia và phải giới hạn mọi lý luận, quan điểm vào trong đó, thì không ai có thể tranh lụân được với sư phụ. Ví dụ: nếu một thằng theo đạo Hồi cứ khăng khăng là có thánh Ala tồn tại trên trời, có thiên đường lơ lửng giữa không trung trong phạm vi bầu khí quyển, cách đỉnh núi cao nhất của thế giới độ 100 mét, và có thang bắc lên đó cho các con chiên tử vì Thánh trèo lên được, rồi bất chấp phủ định mọi chứng lý của vật lý học, vệ tinh rằng quả địa cầu này không có vùng nào lơ lửng trên không trung, không có bất kỳ một thánh nào ở lơ lửng trên không trung, thì chẳng thể tranh luận được với nó, mà chỉ có thể tìm cách đề phòng nó để nó không kịp ôm bom cảm tử giết người mà thôi.

Tức là, ít nhất để tranh luận được, phải chấp nhận rằng ngay cả những lý thuyết nền móng của học thuyết mình tin theo cũng có thể sai, và chấp nhận mở mắt dỏng tai để nghe người ta chỉ ra nó sai như thế nào. Nhất là, nói cụ thể vào đạo Phật- nó là một triết học nói trực tiếp về vạn vật của tự nhiên, về thế giới thực, chứ không phải là một lý thuyết tôn giáo niềm tin vào thần thánh thuần tuý như đạo Hồi.

Giờ sư phụ có đồng ý vậy không? Nếu không đồng ý, thì mong sư phụ cũng cứ giải thích hộ em mấy câu hỏi em mới đặt ra đã.
x
QUOTE(nguyenducquyzen @ Nov 10 2005, 02:00 PM)
QUOTE(Hoang Yen @ Nov 10 2005, 01:48 PM)
Bác Quý ạ, cho đến khi nào mà cái bộ nhớ dài hạn của em và của đa số nhân loại nhớ ra được ra kiếp trước họ đã làm gì, ở đâu thì em mới tin điều bác nói là có thực. Bây giờ thì nghe thấy nó cứ mê tín dị đoan thế nào ấy.
*


Bác tin hay không tin đó là việc của bác đâu có liên quan gì đến em!!
Việc chúng ta không njớ được những kiếp quá khứ không phải là điều kiện để có thể bácv bỏ bộ nhớ dài hạn được. Chẳng nói gì kiếp trước kiếp sau, mà nói ngay khi bác đang sống trong giấc mơ thôi, thì khi đó tất cả những thông tinh lúc tỉnh bác đều không thể nhớ được được!
*




Đây, ngay cái ví dụ của sư Quí, cũng cho thấy là sư bị mâu thuẫn trong chính lập luận của sư. Vì, (nếu) khi ngủ, mọi thông tin lúc tỉnh đều không thể nhớ được, thì càng chứng minh rằng ở ngoài bộ não chả có cái trí nhớ nào hết- trí nhớ bị chi phối hoàn toàn bởi hoạt động của não.
Mr. Smith
Các bác mất thời giờ thật, nếu tranh luận về tôn giáo thì phải đặt gốc rễ là mình cũng có niềm tin ở tôn giáo đó, bởi vì tôn giáo nào cũng được xây dựng trên cơ sở niềm tin, sự giao cảm, cảm thấu chứ không phải reason. Đã không đứng cùng một gốc thì nói với nhau cả ngày cũng chẳng giải quyết được gì. Kể cả tính triết học của tôn giáo cũng vậy thôi, không thể nói về triết lý đạo Phật một cách tương tự như triết thuyết của Platon chẳng hạn bởi vì nó vẫn có những yếu tố mystic mà phải là người có niềm tin, người trong cuộc mới lãnh hội được. Hơn nữa đạo Phật cũng không có truyền thống và tham vọng thuyết phục những người không tin tin vào như các đạo Islam hay Thiên chúa, những nỗ lực truyền giáo của họ đều hướng vào việc làm cho đối tượng "ngộ" và "cảm" chứ không phải là thuyết phục hay thắng trong các argument với những người không tin.
nguyenducquyzen
QUOTE(x @ Nov 10 2005, 03:25 PM)
Em không cố tìm cách thay thế quan điểm của sư phụ bằng quan điểm của em, nên tất nhiên là em càng không có ý định thay đổi quan điểm của đạo Phật. Điều em đang muốn làm, là phá bỏ một số cách nhìn mù quáng, bị thần chú của những bác nào không phân biệt được cái gì đúng cái gì sai, cái gì hay cái gì dở ở trong một số thứ xưa nay được coi là cao siêu, ai không hiểu mà cãi là ngu.

Trước hết em xin nói rằng bác không hiểu gì về những điều em đã nói! Thực sự em không hiểu khả năng đọc hiểu của bác sao lại kém đến như vậy!!! Tại vì chưa bao giờ em nói rằng bác tìm cách thay thế quan điểm của em bằng quan điểm của bác, và cũng chưa bao giờ nói rằng bác có ý định thay đổi quan điểm của Đaọ Phật, vậy thì tại sao bác lại phải phân bua như vậy!!
Mặt khác việc bác nói rằng việc bác muốn làm là phá bỏ một số cách nhìn mù quáng, bị thần chú của những bác nào không phân biệt được cái gì đúng cái gì sai, cái gì hay cái gì dở ở trong một số thứ xưa nay được coi là cao siêu, ai không hiểu mà cãi là ngu, thì đó chính là bác đang tìm cách thay đổi quan điểm của họ rồi còn gì!!! rõ ràng là câu trước và câiu sau mâu thuẫn với nhau!
Ngoài ra những người mà bị bác chê bai ở trên họ cũng có thể nói rằng việc làm đó của bác thực ra là do bác đang đứng trên một cái nhìn mù quáng, bị thần chú, không phân biệt được cái nào là đúng cái nào là sai, cái gì là hay cái gì là dở trong những thứ mà bác cho là cao siêu như vậy!
QUOTE
  Nếu sư phụ cãi cùn rằng sự đúng sai chỉ có thể tranh luận được thông qua việc chấp nhận các quan điểm gốc của người kia và phải giới hạn mọi lý luận, quan điểm vào trong đó, thì không ai có thể tranh lụân được với sư phụ. Ví dụ: nếu một thằng theo đạo Hồi cứ khăng khăng là có thánh Ala tồn tại trên trời, có thiên đường lơ lửng giữa không trung trong phạm vi bầu khí quyển, cách đỉnh núi cao nhất của thế giới độ 100 mét, và có thang bắc lên đó cho các con chiên tử vì Thánh trèo lên được, rồi bất chấp phủ định mọi chứng lý của vật lý học, vệ tinh rằng quả địa cầu này không có vùng nào lơ lửng trên không trung, không có bất kỳ một thánh nào ở lơ lửng trên không trung, thì chẳng thể tranh luận được với nó, mà chỉ có thể tìm cách đề phòng nó để nó không kịp ôm bom cảm tử giết người mà thôi.

Xin hỏi bác: em nói rằng sự đúng sai chỉ có thể tranh luận được thông qua việc chấp nhận các quan điểm gốc của người kia và phải giới hạn mọi lý luận, quan điểm vào trong đó khi nào vậy????? Xin bác cho dẫn chứng trích dẫn cụ thể nhé!
QUOTE
Tức là, ít nhất để tranh luận được, phải chấp nhận rằng ngay cả những lý thuyết nền móng của học thuyết mình tin theo cũng có thể sai, và chấp nhận mở mắt dỏng tai để nghe người ta chỉ ra nó sai như thế nào. Nhất là, nói cụ thể vào đạo Phật- nó là một triết học nói trực tiếp về vạn vật của tự nhiên, về thế giới thực, chứ không phải là một lý thuyết tôn giáo niềm tin vào thần thánh thuần tuý như đạo Hồi.

Đúng vậy bác nói không sai! tuy nhiên nói đi cũng phải nói lại, đó là cái người mà có ý định chỉ ra nó sai như thế nào cũng cần phải chấp nhận rằng ngay cả lý thuyết nền móng của học thuyết mình tin theo cũng có thể sai, và sự chỉ ra sai lầm của người khác của mình cũng có thể sai, và chấp nhận mở mắt dỏng tai để nghe người ta chỉ ra nó sai như thế nào! có phải vậy không bác???
QUOTE
Giờ sư phụ có đồng ý vậy không? Nếu không đồng ý, thì mong sư phụ cũng cứ giải thích hộ em mấy câu hỏi em mới đặt ra đã.
*


Tại sao bác không chịu trả lời trực tiếp cho những vấn đề mà em đã đặt ra lại cứ lảng tránh như vậy!! em nói rồi, em sẽ trả lời cho các câu hỏi đó của bác khi nào mà bác đáp ứng yêu cầu của em! vậy nhé!
Mà em thấy có mỗi cái yêu cầu nho nhỏ của em bác cũng hiểu sai ý nghĩa của nó! hèn gì bác hiểu sai giáo Pháp của Đạo Phật hết trơn!
nguyenducquyzen
QUOTE(x @ Nov 10 2005, 03:35 PM)
QUOTE(nguyenducquyzen @ Nov 10 2005, 02:00 PM)
QUOTE(Hoang Yen @ Nov 10 2005, 01:48 PM)
Bác Quý ạ, cho đến khi nào mà cái bộ nhớ dài hạn của em và của đa số nhân loại nhớ ra được ra kiếp trước họ đã làm gì, ở đâu thì em mới tin điều bác nói là có thực. Bây giờ thì nghe thấy nó cứ mê tín dị đoan thế nào ấy.
*


Bác tin hay không tin đó là việc của bác đâu có liên quan gì đến em!!
Việc chúng ta không njớ được những kiếp quá khứ không phải là điều kiện để có thể bácv bỏ bộ nhớ dài hạn được. Chẳng nói gì kiếp trước kiếp sau, mà nói ngay khi bác đang sống trong giấc mơ thôi, thì khi đó tất cả những thông tinh lúc tỉnh bác đều không thể nhớ được được!
*


Đây, ngay cái ví dụ của sư Quí, cũng cho thấy là sư bị mâu thuẫn trong chính lập luận của sư. Vì, (nếu) khi ngủ, mọi thông tin lúc tỉnh đều không thể nhớ được, thì càng chứng minh rằng ở ngoài bộ não chả có cái trí nhớ nào hết- trí nhớ bị chi phối hoàn toàn bởi hoạt động của não.
*


Ôi trời ơi!! thực sự em không ngờ rằng bác Hưng lại ấu trĩ đến như vậy!! bác dựa vào việc lúc ngủ ta không nhớ được những thông tin khi thức, tức là khhi ngủ não bộ khônng truy xuất được những thông tin khi thức mà kết luận rằng ở ngoài bộ não chả có cái bộ nhớ nào hết thì cũng tài thật!
Việc nhớ lại thông tin cũng giống như việc ta truy xuất thông tin trong máy tính, và đưa nó ra đầu ra của máy tính. Trong một mạng Lan một máy tính có thể không có HDD riêng cho nó, và nó có thể truy xuất thông tin từ trong HDD của máy chủ để hoạt động! Và nếu máy đó không truy xuất được thông tin trong một vùng nào đó của HDD của máy chủ để đưa ra màn hình của mình, thì điều đó đâu có nghĩa là không có HDD của máy chủ đâu!
Pages: [<<], [<], 18, 19, 20, [21], 22, 23, 24, [>], [>>]
Quán nước đầu làng Ven > Sáng Tác - Thảo Luận - Phổ biến kiến thức > Văn Học & Ngôn Ngữ
Invision Power Board © 2001-2024 Invision Power Services, Inc.