Langven.com Forum

Full Version: Trên giá sách
Quán nước đầu làng Ven > Sáng Tác - Thảo Luận - Phổ biến kiến thức > Văn Học & Ngôn Ngữ
Pages: [<<], [<], 17, 18, 19, [20], 21, 22, 23, [>], [>>]
Max
QUOTE(nguyenducquyzen @ Nov 6 2005, 12:08 PM)
QUOTE(Max @ Nov 5 2005, 09:59 PM)
QUOTE
Em không trả lời vì bác không biết cách hỏi!!!



Phật tuy chấp pháp 49 năm nhưng ngài bảo là không nói một lời nào. Chữ không của Phật vượt ra ngoài ngã - chấp, còn chữ không của bác Zen là chấp không, thiền sao đặng.
*


Em cư chấp đấy! và em cũng cứ Thiền đấy!! rồi bác làm cái gì được em nào???
*



leuleu.gif đương nhiên không làm gì được bác Zen rùi. Nhưng Bác thiền theo cách của Bác, không đi con đường của Phật thì làm sao đốn ngộ được. hihi nói cho vui, các bác cứ tranh luận tiếp. Tin là bác đã giác ngộ rùi, còn em chắc còn đang mê... đời mà, không ngộ thì mê, thế thôi sp_ike.gif chúc bác vui
voiconlontalonton
Sư cụ ơi, chứng minh bộ nhớ dài hạn không nằm trong não con người đi!!

Mà có toán đố cho sư cụ đây:
a/ Có hai cái xe A và B, sau đó lấy các bộ phận của cái xe A lắp cái xe B và lấy bộ phận của xe B lắp cho xe A, sau bao nhiêu năm thì thay hết??? Sau khi thay xong thì có cái xe A và xe B không?

b/ Áp dụng vào thực tế!!! Có cái có hai anh em sinh đôi giống nhau như hai giọt nước, người anh là A và thằng em là B. Dưới sự phát triển y học, năm 2050 họ bắt đầu trao đổi các bộ phận cho nhau, ví dụ tháo tay người này ra và thay bằng tay người kia, và trao đổi tất cả các cơ quan trừ bộ não được A'=não A + thân B, B'=não B + thân A. Vậy khi đó cái TÔI của mỗi người có giữ nguyên không, A'=A,b'=B???
Sau đó họ bắt đầu một công việc khó khăn hơn. Đầu tiên, ấy một tế bào não của người này lắp vào não của người kia và ngược lại, vậy sau khi thực hiện công việc đó cái TÔI của mỗi người có giữ nguyên không???
Họ tiếp tục công việc bằng cách mỗi ngày lấy tiếp một tế bào não của người này thay cho người kia và ngược lại, sau khoảng 20 năm thì thay thế hoàn toàn não của người này cho người kia (365*20=7300 tế bào não, có lẽ tương đương não của sư cụ!) A"=não B + thân B, B"=não A + thân A, vậy khi đó cái TÔI của mỗi người có giữ nguyên không? Nếu đánh thằng A" thì A hoặc B có đau không?

Sư cụ làm được thì làm, không làm được thì cũng không cần phải khoe cái dốt của mình ra đâu nhé!!!
nguyenducquyzen
QUOTE(Max @ Nov 6 2005, 04:23 AM)
leuleu.gif  đương nhiên không làm gì được bác Zen rùi. Nhưng Bác thiền theo cách của Bác, không đi con đường của Phật thì làm sao đốn ngộ được. hihi nói cho vui, các bác cứ tranh luận tiếp. Tin là bác đã giác ngộ rùi, còn em chắc còn đang mê... đời mà, không ngộ thì mê, thế thôi sp_ike.gif chúc bác vui
*


Bác không phải là Phật sao bác biết là em không đi theo con đường của Phật????
nguyenducquyzen
QUOTE(voiconlontalonton @ Nov 6 2005, 04:37 AM)
Sư cụ ơi, chứng minh bộ nhớ dài hạn không nằm trong não con người đi!!

Cái này bác có thể đi tìm hiểu với các nhà Sinh học nhé!!!
QUOTE
Mà có toán đố cho sư cụ đây:
a/ Có hai cái xe A và B, sau đó lấy các bộ phận của cái xe A lắp cái xe B và lấy bộ phận của xe B lắp cho xe A, sau bao nhiêu năm thì thay hết??? Sau khi thay xong thì có cái xe A và xe B không?

câu hỏi này không có tính chất tìm hiểu nghiêm túc em không trả lời!!!
QUOTE
b/ Áp dụng vào thực tế!!! Có cái có hai anh em sinh đôi giống nhau như hai giọt nước, người anh là A và thằng em là B. Dưới sự phát triển y học, năm 2050 họ bắt đầu trao đổi các bộ phận cho nhau, ví dụ tháo tay người này ra và thay bằng tay người kia, và trao đổi tất cả các cơ quan trừ bộ não được A'=não A + thân B, B'=não B + thân A. Vậy khi đó cái TÔI của mỗi người có giữ nguyên không, A'=A,b'=B???
Sau đó họ bắt đầu một công việc khó khăn hơn. Đầu tiên, ấy một tế bào não của người này lắp vào não của người kia và ngược lại, vậy sau khi thực hiện công việc đó cái TÔI của mỗi người có giữ nguyên không???
Họ tiếp tục công việc bằng cách mỗi ngày lấy tiếp một tế bào não của người này thay cho người kia và ngược lại, sau khoảng 20 năm thì thay thế hoàn toàn não của người này cho người kia (365*20=7300 tế bào não, có lẽ tương đương não của sư cụ!) A"=não B + thân B, B"=não A + thân A, vậy khi đó cái TÔI của mỗi người có giữ nguyên không? Nếu đánh thằng A" thì A hoặc B có đau không?

Hic!!! câu này bác nên để dành hỏi bác Hưng mới đúng!! quan điểm của em về vấn đề này là chẳng có cái tôi nào ở trong đó cả! vậy cho nên mọi vấn đề bác đặt ra với em về cái TÔI là vô nghĩa!!
QUOTE
Sư cụ làm được thì làm, không làm được thì cũng không cần phải khoe cái dốt của mình ra đâu nhé!!!
*


Em cứ khoe cái dốt của mỉnh ra đấy, rồi bác làm gì được em????
x
Chào sư phụ Quí:
Việc tranh luận đúng sai đúng là chỉ có ý nghĩa khi người ta chấp nhận 2 điều kiện:

1. Tìm cách phủ định đối phương bằng chính sự mâu thuẫn nảy sinh trong lý thuyết của đối phương.
Hoặc:
2. Chứng minh lý thuyết của mình không có mâu thuẫn.

Em theo 1, lôi thử ra mấy điểm em thấy mâu thuẫn trong bản thân Phật học. Giờ em giả sử em không biết tí gì về Phật học cả, chỉ biết là đạo Phật nói có Luân Hồi và có Kiếp trước kiếp sau. Từ đó em suy luận tiếp. Các câu hỏi của nhà em bao gồm:

A. Nếu đạo Phật coi là có Luân Hồi, vậy Luân Hồi cái gì, cái gì chịu tác động của Luân Hồi?

Đạo Phật coi là có Kiếp trước Kiếp sau, vậy:

B. cái gì là Kiếp trước, cái gì là Kiếp sau, cái gì đảm bảo đối tượng của Kiếp trước, thông qua Luân hồi, đến được Kiếp sau?

Nếu sư phụ bảo đạo Phật không chấp nhận có Luân Hồi, không có Kiếp trước Kiếp sau của người hay vật, thì nhà em chịu không tranh luận tiếp.
Còn nếu chấp nhận là có kiếp trước kiếp sau của người hay vật, thì:

C. Đạo Phật có công nhận là nhà em với sư phụ Quí là 2 đối tượng khác nhau hay không?

Nếu đạo Phật coi nhà X với nhà sư phụ là 2 đối tượng khác nhau, có sự phân biệt nhất định thì:

D. Kiếp sau của X và kiếp sau của sư phụ Quí có liên hệ với kiếp trước của nhà X em với kiếp trước của nhà sư phụ Quí thế nào?

Còn nếu đạo Phật coi nhà X em với nhà sư phụ Quí không phải là 2 đối tượng khác nhau, thì em cũng xin chịu không tranh luận tiếp.

-----------------

Còn cái ví dụ của em là một ví dụ nổi tiếng của ngành khoa học nhận thức với cả triết học phương Tây. Trong lịch sử triết học phương Tây- đây là một vấn đề rất cơ bản- thông qua từ Parmenides, Platon, Aristoteles, Descartes, Hume, Kant, Brentano, Dilthey, cho tới Heidegger, Wittgenstein, Hartmann, Bergmann, Strawson trong thế kỷ 20, người ta vẫn không giải quyết được mà chỉ đưa ra được những cách giải thích khác nhau (cách giải thích nào cũng có vấn đề). Cách đây vài chục năm, khi người ta còn mơ tưởng tới việc chế tạo được người máy có trí tuệ hệt như con người, vấn đề này cũng được quan tâm tới rầm rộ. Nói chung không phải chỉ là một thứ câu hỏi vô bổ.
Ngoài ra, sư phụ Quí cũng không biết về khoa tâm lý học, nơron học hiện đại nên mới phát biểu một câu xanh rờn rằng: "bộ nhớ dài không nằm trong não". Báo cáo sư phụ là không những trí nhớ dài nằm trong bộ não, mà thậm chí có thể nó còn nằm trong bộ não một cách rất kỳ lạ: chỉ là những xung thần kinh chạy đi chạy lại theo những mẫu nhất định trong não, thông qua một số nơron hữu hạn, chứ không được "chứa" trong bất kỳ nơ-ron hay vùng não cố định nào cả. Thêm nữa là việc thay đổi bộ não bất thình lình như em ví dụ có dẫn đến sự thay đổi trí nhớ, tính cách. Chứ sự thay đổi từng nơron một kiểu ví dụ của bác voicontalonton thì không chắc đã làm thay đổi bộ nhớ, tính tình- vì bản thân trong não người hàng ngày cũng có một số lượng nơron không nhỏ chết đi và được thay mới.

Còn lại, nhà em cũng xin tự bào chữa 1 việc: nhà em chưa có hân hạnh từng có được ý nghĩ trong đầu rằng nhà em càng học càng giỏi, nhà em cũng không thấy mình càng học càng ngu, mà chỉ đơn giản là thấy chưa bao giờ học đủ và không có cái gì đủ vững đủ sâu.
Hoang Yen
QUOTE(x @ Nov 8 2005, 08:45 PM)
Ngoài ra, sư phụ Quí cũng không biết về khoa tâm lý học, nơron học hiện đại nên mới phát biểu một câu xanh rờn rằng: "bộ nhớ dài không nằm trong não". Báo cáo sư phụ là không những trí nhớ dài nằm trong bộ não, mà thậm chí có thể nó còn nằm trong bộ não một cách rất kỳ lạ: chỉ là những xung thần kinh chạy đi chạy lại theo những mẫu nhất định trong não, thông qua một số nơron hữu hạn, chứ không được "chứa" trong bất kỳ nơ-ron hay vùng não cố định nào cả. Thêm nữa là việc thay đổi bộ não bất thình lình như em ví dụ có dẫn đến sự thay đổi trí nhớ, tính cách. Chứ sự thay đổi từng nơron một kiểu ví dụ của bác voicontalonton thì không chắc đã làm thay đổi bộ nhớ, tính tình- vì bản thân trong não người hàng ngày cũng có một số lượng nơron không nhỏ chết đi và được thay mới.
*



Chỗ bôi xanh X nói là không đúng đâu, tế bào thần kinh là loại tế bào đặc biệt không thay thế, một người có số TBTK nhất định trong suốt cuộc đời, về già khi các TBTK già và mai một dần thì dẫn đến hiện tượng lão hoá bộ não.

Còn bộ nhớ dài thì đúng là nằm trong não. Những thương tổn trong não bộ có thể gây mất trí nhớ.
voiconlontalonton
QUOTE
Cái này bác có thể đi tìm hiểu với các nhà Sinh học nhé!!!

Chính chú nêu vấn đề ra cơ mà. Nếu chú không biết thì cũng nên nói xem thông tin chú tiếp nhận từ đâu chứ?
QUOTE
quan điểm của em về vấn đề này là chẳng có cái tôi nào ở trong đó cả! vậy cho nên mọi vấn đề bác đặt ra với em về cái TÔI là vô nghĩa!!

Tức là chú cho rằng chẳng có cái TÔI nào ở trong đó nên việc đó không dẫn đến thay đổi cái TÔI phải không? Tức là nếu đánh cái thân B + não B thì cái TÔI A sẽ đau, quan điểm của chú thế phải không? Xem lại ví dụ
QUOTE
Họ tiếp tục công việc bằng cách mỗi ngày lấy tiếp một tế bào não của người này thay cho người kia và ngược lại, sau khoảng 20 năm thì thay thế hoàn toàn não của người này cho người kia (365*20=7300 tế bào não, có lẽ tương đương não của sư cụ!) A"=não B + thân B, B"=não A + thân A, vậy khi đó cái TÔI của mỗi người có giữ nguyên không? Nếu đánh thằng A" thì A hoặc B có đau không?

---------------------
QUOTE
Em cứ khoe cái dốt của mỉnh ra đấy, rồi bác làm gì được em????

Chú dốt mà chú cứ khoe thì kệ chú, cháu thì chỉ ngồi cười khẩy phát! Đã dốt còn thích khoe chữ thì người ta gọi là ngu, đúng là hâm, dở hơi, chập mạch, lại còn không biết xấu hổ, không biết thẹn, trơ tráo, chẳng có lòng tự trọng gì cả, không thèm chấp.

Lưới trời lồng lộng, thưa mà khó lọt! Chú có biết nhân quả liên hoàn không, chú cứ tạo nghiệp như vậy thì sau này nó cũng lôi chú xuống địa ngục, không chịu ăn năn hối cải thì muôn kiếp không thoát, cháu cần gì phải làm gì chú.

Nam mô Phật bổn sư Satkyamui, con vì thấy ác ma nên đành phải ra tay trừ diệt, có tạo nghiệp hơi nhiều, mong Ngài đèn giời soi xét mà đại xá cho, lạy Ngài mớ bái!

QUOTE
Thêm nữa là việc thay đổi bộ não bất thình lình như em ví dụ có dẫn đến sự thay đổi trí nhớ, tính cách. Chứ sự thay đổi từng nơron một kiểu ví dụ của bác voicontalonton thì không chắc đã làm thay đổi bộ nhớ, tính tình- vì bản thân trong não người hàng ngày cũng có một số lượng nơron không nhỏ chết đi và được thay mới

Em cũng nghĩ là cái TÔI không được xác định qua vật chất mà xác định qua cấu trúc vật chất. Giống như một đống sắt mà sắp xếp lại thì có cái cầu và cái cầu chỉ có khi có kết cấu của sắt.
Bác đọc lại ví dụ của em nhé
Họ tiếp tục công việc bằng cách mỗi ngày lấy tiếp một tế bào não của người này thay cho người kia và ngược lại, sau khoảng 20 năm thì thay thế hoàn toàn não của người này cho người kia (365*20=7300 tế bào não, có lẽ tương đương não của sư cụ!) A"=não B + thân B, B"=não A + thân A, vậy khi đó cái TÔI của mỗi người có giữ nguyên không? Nếu đánh thằng A" thì A hoặc B có đau không?
Em cũng nghĩ là sự thay đổi bất thình lình có cái gì đó đặc biệt nhưng mà hỏi sư cụ lại ngậm miệng ăn tiền nên đành cố đấm ăn xôi vậy.

Ở đây mỗi ngày mà thay 2 tế bào thì sẽ còn 10 năm, 4 tế bào/ ngày là 5 năm.. Giả sử số tế bào thay mỗi ngày tăng lên vô cùng thì thời gian sẽ giảm xuống đến gần 0 coi như là tức thời, có lẽ chỉ bị giới hạn bởi kĩ thuật thôi chứ về mặt ý nghĩa thì chẳng liên quan mấy nên nó cũng trở thành cái chết bất ngờ giống ví dụ của bác. Với cả ví dụ này để lấy đồ của sư cụ trị sư cụ.

Em nghĩ theo cái lí luận của sư cụ thì cuối cùng cái tôi của A=thân B+não B vì mỗi tế bào không chứa cái TÔI nào cả mà sự chuyển dịch từng tế bào cũng chẳng có ý nghĩa gì lắm, sư cụ tìm TA bằng cách loại lần lượt tất cả tế bào mà. Nhưng nếu lim t -> 0 thì nó hơi vô lí như kiểu A một phát nhập vào thân B, xuất hồn? Khi đó có hai thằng A=thân A+não A và B=thân B+não B, rồi thằng A chạy lại chỗ B, B đi lại chỗ A - nghi lễ chính thức quan trọng tượng trưng cho quá trình trao đổi tế bào cực kì thần tốc, xúc tác bằng giày ba ta - bỗng nhiên ầm, pằng, pằng, ùng oành, bùm chíu,.. A= thân B+não B còn B=thân A+não A???
QUOTE
Còn bộ nhớ dài thì đúng là nằm trong não. Những thương tổn trong não bộ có thể gây mất trí nhớ

Xin bác xem lại phát biểu hùng hồn của sư cụ!!!! Với cả nếu nói bộ nhớ dài hạn nằm trong não thì không giải thích được kiếp trước kiếp sau vì chết là hết não mà. Ở đây bàn chuyện mê tín dị đoan cơ bác ạ!
x
Chết dở, bây giờ lại phải chuyển sang Neurology rồi. Em công nhận em nhầm một chút ở chỗ nói neuron cũ chết và neuron mới thế chỗ hàng ngày. Cụ thể hơn thì là thế này:
Thứ nhất là Neuron có chết và có neuron mới được tạo ra- dù khi nó chết, nó không biến mất khỏi vị trí trong não. Đây là hiện tượng mà người ta/chị HY gọi là lão hoá của neuron. Nhưng gọi thế là sai, vì sau khi neuron chết, dù xác nó vẫn ở đó, nó không tham gia vào quá trình trao đổi xung thần kinh nữa vì không hoạt động được. Tóm lại là có neuron chết đi (cứ khoảng 30 năm chết đi 30%) và có neuron được sinh ra ở một số vùng trong não.



nguyenducquyzen
QUOTE(x @ Nov 8 2005, 01:45 PM)
Chào sư phụ Quí:
Việc tranh luận đúng sai đúng là chỉ có ý nghĩa khi người ta chấp nhận 2 điều kiện:

1. Tìm cách phủ định đối phương bằng chính sự mâu thuẫn nảy sinh trong lý thuyết của đối phương.
Hoặc:
2. Chứng minh lý thuyết của mình không có mâu thuẫn.

Em đồng ý với ý kiến của bác! và em luôn luôn mong có một cuộc thảo luận/tranh luận có ý nghĩa! không biết bác có như vậy không????
Và tiện đây em cũng xin bổ sung rằng:
Để bảo vệ một lý thuyết trước sự phủ định của đối phương ta có thể làm theo hai cách:
1. Tìm cách phủ định sự phủ định của đối phương bằng cách vạch ra sự giả dối trong sự phủ định của đối phương.
Hoặc:
2. Tìm cách bảo vệ lý thuyết của mình trước sự phủ định của đối phương!
Thông thường mọi người hay theo cách thứ hai, còn em hay theo cách thứ nhất!
Bác có ý kiến gì về vấn đề này không????
Và dưới đây là em trình bày về vấn đề: như thế nào là một sự phủ định có tính giả dối? và như thế nào là một sự phủ định không có tính giả dối???
- Một sự phủ định được gọi là không giả dối khi lý thuyết bị phủ định đúng là lý thuyết chân chính của đối phương, không bị người phủ định thay thế bằng lý thuyết của mình.
- Một sự phủ định được gọi là giả dối khi lý thuyết bị phủ định không phải là lý thuyết chân chính của đối phương, mà nó đã bị người phủ định thay thế bằng lý thuyết của mình.
Ý kiến của em là như vậy!! bác có đồng ý không??
Để cho cuộc tranh luận có ý nghĩa chúng ta hãy thống nhất với nhau về những điểm đó trước đã nhé!
QUOTE
Em theo 1, lôi thử ra mấy điểm em thấy mâu thuẫn trong bản thân Phật học. Giờ em giả sử em không biết tí gì về Phật học cả, chỉ biết là đạo Phật nói có Luân Hồi và có Kiếp trước kiếp sau. Từ đó em suy luận tiếp. Các câu hỏi của nhà em bao gồm:

A. Nếu đạo Phật coi là có Luân Hồi, vậy Luân Hồi cái gì, cái gì chịu tác động của Luân Hồi?

Đạo Phật coi là có Kiếp trước Kiếp sau, vậy:

B. cái gì là Kiếp trước, cái gì là Kiếp sau, cái gì đảm bảo đối tượng của Kiếp trước, thông qua Luân hồi, đến được Kiếp sau?

Nếu sư phụ bảo đạo Phật không chấp nhận có Luân Hồi, không có Kiếp trước Kiếp sau của người hay vật, thì nhà em chịu không tranh luận tiếp.

Những vấn đề này chúng ta sẽ thảo luận với nhau sau khi đã thống nhất với nhau về cách thức tranh luận em nói ở trên nhé!
QUOTE
Còn nếu chấp nhận là có kiếp trước kiếp sau của người hay vật, thì:

C. Đạo Phật có công nhận là nhà em với sư phụ Quí là 2 đối tượng khác nhau hay không?

Dĩ nhiên là công nhận rồi!
QUOTE
Nếu đạo Phật coi nhà X với nhà sư phụ là 2 đối tượng khác nhau, có sự phân biệt nhất định thì:

D.  Kiếp sau của X và kiếp sau của sư phụ Quí có liên hệ với kiếp trước của nhà X em với kiếp trước của nhà sư phụ Quí thế nào?

Đơn giản thôi!
Kiếp sau của X và kiếp trước của X có chung một A lại gia Thức (tức bộ nhớ dài hạn); Kiếp sau của X và kiếp trước của X có cùng chung một dòng thức Mạt Na (tức thần thức)!
Kiếp sau của em và kiếp trước của em có chung một A lại gia Thức (tức bộ nhớ dài hạn); Kiếp sau của em và kiếp trước của em có cùng chung một dòng thức Mạt Na (tức thần thức)!
Ai lại gia thức của em khác với A lại gia thức của bác, và dòng thức Mạt na của em khác với dòng thức Mạt na của bác!
QUOTE
Còn nếu đạo Phật coi nhà X em với nhà sư phụ Quí không phải là 2 đối tượng khác nhau, thì em cũng xin chịu không tranh luận tiếp.

Vấn đề này đã giải quyết xong.
QUOTE
Còn cái ví dụ của em là một ví dụ nổi tiếng của ngành khoa học nhận thức với cả triết học phương Tây. Trong lịch sử triết học phương Tây- đây là một vấn đề rất cơ bản- thông qua từ Parmenides, Platon, Aristoteles, Descartes, Hume, Kant, Brentano, Dilthey, cho tới Heidegger, Wittgenstein, Hartmann, Bergmann, Strawson trong thế kỷ 20, người ta vẫn không giải quyết được mà chỉ đưa ra được những cách giải thích khác nhau (cách giải thích nào cũng có vấn đề). Cách đây vài chục năm, khi người ta còn mơ tưởng tới việc chế tạo được người máy có trí tuệ hệt như con người, vấn đề này cũng được quan tâm tới rầm rộ. Nói chung không phải chỉ là một thứ câu hỏi vô bổ.

Hic!!! họ không giải quyết được là phải! Bởi vì họ coi có một cái TÔI tồn tại Độc lập khách quan, và là một thực thể cô lập tĩnh tại, trong khi cái gọi là cái TÔI đó chỉ là sản phẩm của ý thức con người và nó là một tập hợp của những thành phần luôn luôn biến động và vai trò của các thành phần đó là như nhau, không có cái nào quan trong hơn cái nào, bao gồm luôn cả cái ý thức về TÔI. Bởi vì cái TÔI khi chưa có ý thức về TÔI (khi mới sinh ra) cũng chính là cái TÔI khi đã có ý thức về TÔI, hoặc cái TÔI khi chưa bị mất trí nhớ cũng vẫn chính là cái TÔI sau khi bị mất trí nhớ! Việc tìm một yếu tố nào có tính cách quyết định nên cái TÔI là một việc làm vô nghĩa, vì vốn chẳng có cái yếu tố nào như vậy cả!
QUOTE
Ngoài ra, sư phụ Quí cũng không biết về khoa tâm lý học, nơron học hiện đại nên mới phát biểu một câu xanh rờn rằng: "bộ nhớ dài không nằm trong não".

Hic!!! không biết bác Hưng dựa vào đâu để mà phát biểu một câu xanh rờn về em như vậy?????? Có lẽ bác dựa vào chỗ bác được học ở nước ngoài, luôn luôn được tiếp cận với các thông tin mới và tiên tiến, còn em thì ở xứ mù thì biết gì mà nói phải không???
Đáng lẽ ra thì bác nên tìm hiểu xem em dựa vào đâu để đưa ra lời khẳng định nói trên, và sau khi xem xét cơ sở của em và bác bỏ được nó rồi thì mới đưa ra những lời nhận xét như vậy thì hợp lý hơn, và mang tính cầu thị hơn phải không??? Bác nói bác không tự cho minh là thông minh, nhưng những hành vi của bác trong nhiều trường hợp nó lại thể hiện ra không đúng như vậy! Cụ thể như trong trường hợp này chẳng hạn. Nếu thực sự bác là người cầu thị, không tự cho mình là thông minh, không tự cho những nhận địnhh của mình là đúng thì bác sẽ không đưa ra những kết luận, những phán xét về người khác một cách vội vã thiếu suy nghĩ như vậy!
Xin thưa với bác rằng:
Điều mà em khẳng định: "Bộ nhớ dài hạn không nằm trong bộ não con người" đây không phải là em nói theo cảm tính chủ quan của em, mà em có dẫn chứng đàng hòang đấy ạ!
Bác hãy xem trong cuốn "Trí tuệ nhân tạo", tác giả PTS Nguyễn thanh Thuỷ, nhà xuất bản giáo dục xuất bản năm 1996, ở trang 39 có một đoạn liên quan đến vấn đề này nguyên văn như sau:
"Bộ nhớ dài hạn cho phép lưu giữ lượng lớn tri thức thu lượm được về một cá thể nào đó.....................Về khả năng, bộ nhớ dài hạn không bị giới hạn. Lý do là bộ não không lưu giữ trực tiếp các thông tin mà chỉ lưu giữ các truy xuất và tổ chức lưu giữ các đối tượng".
Em nghĩ em không cần giải thích gì thêm, vì một người có chút ít hiểu biết đều hiểu rõ ý nghiã của đoạn văn đó nói cái gì! Đó là nó gián tiếp nói rằng: "bộ nhớ dài hạn không phải bộ não và cũng không nằm trong bộ não"
Liên quan đến vấn đề này em xin kể một câu chuyện:
Cuốn sách xuất bản năm 1996, đế năm 1999 em mua nó tại một hiệu sách ở Cần Thơ. Xét thấy đây là một thông tin cực kỳ quan trọng cần phải xác minh, nên trong năm 2002 khi ra Hà Nội, em đã tìm gặp PTS Nguyẽn thanh Thuỷ để xác minh hai vấn đề:
Một là nôị dung có chính xác không? Có phải bộ nhớ dài hạn không nằm trong bộ não con người hay không?
Hai là nguồn thông tin đó anh Thuỷ lấy từ đâu???
Vấn đề thứ nhất anh Thuỷ xác nhận là đúng và vấn đề thứ hai anh Thuỷ cho em một danh sách tên của các tài liêu bằng tiếng Anh, và anh cho biết thêm có thể tìm được ở trên mạng, nhưng vì không biết tiếng Anh nên sau đó em đã bỏ đi.
Sau đó em muốn biết ý kiến của các nhà sinh học về vấn đề này như thế nào, nên em tìm đến TS Sinh học Thái trần Bái, nguyên là Hiệu phó trường đại học sư phạm Hà Nội 1, và mang cuốn sách đó đến hỏi thì chú Bái cũng xác nhận đúng là như vậy! Bộ não chỉ lưu giữ các thông tin được truy xuất (giống như chức năng của con RAM) và tổ chức lưu giữ các đối tượng, chứ không trực tiếp lưu giữ thông tin được thu nạp trong quá trình sống của một cá thể.
QUOTE
Báo cáo sư phụ là không những trí nhớ dài nằm trong bộ não, mà thậm chí có thể nó còn nằm trong bộ não một cách rất kỳ lạ: chỉ là những xung thần kinh chạy đi chạy lại theo những mẫu nhất định trong não, thông qua một số nơron hữu hạn, chứ không được "chứa" trong bất kỳ nơ-ron hay vùng não cố định nào cả.

Nói miệng không bằng cớ! Rất mong bác cho dẫn chứng cụ thể, tài liệu nào xác minh rằng bộ nhớ dài hạn nằm trong bộ não, giống như em vậy!
QUOTE
Còn lại, nhà em cũng xin tự bào chữa 1 việc: nhà em chưa có hân hạnh từng có được ý nghĩ trong đầu rằng nhà em càng học càng giỏi, nhà em cũng không thấy mình càng học càng ngu, mà chỉ đơn giản là thấy chưa bao giờ học đủ và không có cái gì đủ vững đủ sâu.
*


Việc bác có tự cho mình là thông minh hay không? không nằm trong chỗ bác có thừa nhận hay không? mà nó nằm trong hành vi của bác thể hiện ra như thế nào cơ bác ạ!

x
Nhà em rất mừng vì sư phụ Quí đã có tinh thần hợp tác, trả lời 1 câu hỏi trong số mấy câu hỏi của em. Chỉ cần như vậy là đủ để tiếp tục cuộc tranh luận rồi. Tí em sẽ tiếp về chuyện này.

Giờ em trả lời trước các bức xúc của sư Quí về 2 việc:
1. Bộ nhớ dài hạn nằm ở đâu, như thế nào mà nó lại không được chứa chỉ trong bất kỳ nơ-ron nào giống như hình ảnh tập tài liệu để trong ngăn kéo .v.v.

2. Em viết lách thế là muốn bảo em thông minh hay không.

Về 1.
Bộ nhớ dài hạn của con người- tiếc là sư phụ hiểu sai ngay câu sư phụ trích cuốn sách của PTS Thuỷ. Bây giờ bỏ qua việc ông Thuỷ giỏi hay dốt nên mới viết lách lờ mờ không rõ ràng như vậy (việc sẽ đem đến một cuộc tranh luận khác), em sẽ chỉ bám vào đúng những gì sư phụ Quí trích ông Thuỷ và ông Bái để chỉ ra chỗ hiểu nhầm của sư phụ Quí:

"Bộ nhớ dài hạn cho phép lưu giữ lượng lớn tri thức thu lượm được về một cá thể nào đó.....................Về khả năng, bộ nhớ dài hạn không bị giới hạn. Lý do là bộ não không lưu giữ trực tiếp các thông tin mà chỉ lưu giữ các truy xuất và tổ chức lưu giữ các đối tượng".



Những dòng trên chỉ có ý nói là: não người không được tổ chức như những ngăn kéo, để mà thông tin có thể được đóng hộp, lưu trữ lại một ngăn kéo (nơ-ron) nào đó.

Ví dụ- hình ảnh về Hà Kiều Anh mà chúng ta có thể hình dung lại ngay trong đầu bây giờ, không phải là một hình ảnh được đóng hộp, cất trong một vùng thư viện gồm 10 ngăn kéo nơron. Chứng minh thì rất đơn giản: nếu giả sử hình ảnh của HKA đã được cất trữ như vậy, thì tại sao hình dung của chúng ta ngay khoảnh khắc này về bộ mặt HKA nó lại không rõ ràng mồn một như bộ mặt HKA thật- như trong cách tấm ảnh chúng ta đã nhìn HKA? Ở đây có một sự thất thoát thông tin về bộ mặt HKA, có nghĩa là hình ảnh của HKA khi chúng ta nhìn thấy đã không được lưu trữ trong một ngăn kéo nào đó chi tiết- để khi cần tới, chúng ta có thể lấy ra nó toàn bộ.

Nói cách khác- có một quá trình ghi nhớ thông tin động sảy ra trong não con người. Tức là: hình ảnh về HKA được một hệ thống phần cứng (các nơron, các liên kết giữa các nơron, các xung thần kinh và các luật phát xung thần kinh giữa các nơron) ghi nhớ thông qua việc tạo thành các Mẫu xung thần kinh nhất định chạy trong một số nơron nào đó. Khi không nhìn thấy HKA nữa, các mẫu xung thần kinh này bị Mờ đi bởi sự nổi bật lên bởi những mẫu xung thần kinh khác, phục vụ cho việc mà tại thời điểm này não chúng ta hoạt động- ví dụ như mẫu nhìn, nghe, viết, hay nhớ đến hình ảnh em Yến Vi chẳng hạn.

Nói một cách khác nữa: hình ảnh em HKA đã tạo thành một đường mòn trong não chúng ta- đường mòn này là những xung thần kinh được tạo ra bởi một sự liên kết tổ hợp giữa một số nơron nhất định trong não chúng ta. Con đường mòn này sẽ trở thành đường lớn, nếu số lần nhìn thấy HKA tăng lên. Cũng giống như việc chúng ta ngày nay không ai nghi ngờ gì về việc sẽ tính ngay được kết quả của 1 cộng 2 là 3. Con đường mòn của cách phép tính cộng trừ đơn giản- mà khi học lớp 1 chúng ta giải quyết khá vất vả và chậm chạp, đã trở thành con đường đại lộ sau nhiều năm đi học.

Điều này có nghĩa là: trí nhớ hay ký ước dài hạn chỉ là những mẫu nổi bật hơn nhiều mẫu khác mà chúng ta đã từng nhận thức được trong cuộc đời. Ví dụ hàng ngày chúng ta nhìn thấy hàng trăm con người, nghe hàng ngàn câu nói, làm hàng chục việc, đi hàng vài km đường nhưng chẳng ai nhớ gì về chúng chỉ sau vài ngày. Chỉ có những sự kiện nổi bật, kích thích tâm trí chúng ta đặc biệt mới được ghi nhớ lại. Sự ghi nhớ này không có gì khác ngoài các con đường mòn đã trở thành đường lớn như ví dụ ở trên. Nói chung, chúng ta chỉ ghi nhớ khoảng 1/1000-thậm chí 1/tỉ những gì đã sảy ra đối với mình, hoặc những gì mình nhận thức được trong cả cuộc đời.

Quay trở lại câu hỏi của bác Quí: bộ nhớ dài hạn nằm ở đâu? Như em giải thích ở trên, nó nằm ở trong não, nhưng không nằm trong một vùng cụ thể nào, một ngăn kéo nơron cụ thể nào, mà nằm trong chính các Mẫu xung thần kinh cụ thể nào đó. Tất nhiên là vấn đề không chỉ có đơn giản như vậy, mà sự ghi nhớ của não người hoạt động rất phức tạp- có thể nó chỉ đơn thuần này trong các mẫu xung thần kinh này, cũng có thể nó vừa nằm trong các mẫu này, vừa được mã hoá và nằm trong một số nơ-ron hay vùng nơ-ron nhất định nào đó
tới mức hiện nay vẫn có nhiều ý kiến trái ngược trong giới khoa học, giống như việc có người công nhận vũ trụ nở mãi không ngừng, có điểm xuất phát Big Bang và có người thì không công nhận. Tuy nhiên, nó nằm ở trong não, không chạy đi đâu cả. Bằng chứng đơn giản: người đã chết thì chả nhớ được gì nữa đã đành, mà người bị chấn động mạnh vào não như chấn thương, bị bệnh não cũng mất hết trí nhớ. Nếu trí nhớ nằm ngoài bộ não, thì đáng lẽ ra dù có gặp cảnh gì, người bị chấn thương não, bị bệnh về não vẫn phải có những trí nhớ ấy mới phải chứ?!.


Về 2.
Nhà em viết:
Ngoài ra, sư phụ Quí cũng không biết về khoa tâm lý học, nơron học hiện đại nên mới phát biểu một câu xanh rờn rằng: "bộ nhớ dài không nằm trong não".


Câu này rất rõ ràng chỉ nhắm về việc có thông tin hay không, có biết được các sự thật đã diễn ra thông qua việc biết thông tin hay không. Nó không trực tiếp nói tới khả năng cơ bản của một con người- là trí thông minh. Sự hiểu lầm hoặc cố tình nhầm giữa 2 sự thật không liên quan mấy đến nhau là: Biết Nhiều và Thông Minh là một sự hiểu sai cơ bản vấn đề.

Nhà em viết:

Còn lại, nhà em cũng xin tự bào chữa 1 việc: nhà em chưa có hân hạnh từng có được ý nghĩ trong đầu rằng nhà em càng học càng giỏi, nhà em cũng không thấy mình càng học càng ngu, mà chỉ đơn giản là thấy chưa bao giờ học đủ và không có cái gì đủ vững đủ sâu.

Nhà em nói vậy, là rất thực lòng. Việc sư phụ bảo hành động của em chứng minh ngược lại câu này, là nhầm- như em giải thích ở câu trên. Còn lại, việc nhận xét ai cố chứng tỏ mình thông minh .v.v. là nhận xét của từng người. Nhà em cũng công nhận nhà em tính tình hiếu thắng, biết ít phét nhiều, cố chứng tỏ ta đây hơn người từ bé. Nói chung ai gặp em, trừ cao thủ hơn em, đều coi em là người rất kiêu ngạo và ngông cuồng. Nhưng những sự thật hoặc nhận xét về em này không nằm trong câu em nói ở trên.
Pages: [<<], [<], 17, 18, 19, [20], 21, 22, 23, [>], [>>]
Quán nước đầu làng Ven > Sáng Tác - Thảo Luận - Phổ biến kiến thức > Văn Học & Ngôn Ngữ
Invision Power Board © 2001-2024 Invision Power Services, Inc.