Langven.com Forum

Full Version: Trên giá sách
Quán nước đầu làng Ven > Sáng Tác - Thảo Luận - Phổ biến kiến thức > Văn Học & Ngôn Ngữ
Pages: [<<], [<], 14, 15, 16, [17], 18, 19, 20, [>], [>>]
nguyenducquyzen
QUOTE(x @ Oct 28 2005, 02:55 PM)
Cái mà em không hài lòng với cách giải thích của Phật khi nói về Niết bàn là ở chỗ ông ấy bảo rằng nhập Niết Bàn có nghĩa là huỷ sinh-diệt, huỷ mọi thứ để Là mọi thứ- hoà vào vũ trụ và hoà vào vạn vật.

Phật giải thích như vậy ở chỗ nào vậy?? trong Kinh điển nào??? đề nghị bác X cho dẫn chứng cụ thể nhé!!! Theo chỗ em biết thì bác hiểu sai bét rồi đấy!!! Phật chẳng giải thích như vậy bao giờ cả!!!
QUOTE
Nhắn các bác khác: có lẽ các bác hầu hết đều không hiểu mấy câu em đặt ra hỏi bác Tieuvu về việc cái gì đảm bảo Tôi là Tôi, để có tôi của kiếp sau cũng chính là tôi của kiếp này. Để mấy hôm em rỗi sẽ viết về cái này sau.
*


Em chờ bài viết của bác!!!
Trong khi chờ nghe ý kiến của bác!! em sẽ đưa ra ý kiến của em bằng một câu hỏi.
Ví dụ ngàgy hôm nay bác ra cửa hàng A, mua một cái xe đạp A, sau đó bác đem về dùng, và 20 năm sau tất cả các bộ phận của cái xe đạp A đó đã bị thay thế hết, kể cả bộ khung của nó.
Và câu hỏi của em là:
Cái gì quy định cái xe đạp của 20 năm sau là cái xe đạp bác mua ngày hôm nay?????
NguoiVN
lâu lâu mới nghe sư dzỏm nói mấy câu chí lí
x
Có vẻ có mỗi sư Quí và bác Phó là hiểu câu hỏi ban đầu của em. Cái gọi là Identification là một vấn đề rất hấp dẫn. Cái gì chứng minh tôi là tôi là cả một vấn đề không đơn giản, càng suy nghĩ lâu sẽ càng thấy có nhiều sự rắc rối.
Mà bác Quí đừng nóng, em định để các bác khác trong làng ngồi nghĩ tiếp, chưa viết vội.

Còn về cái Niết Bàn- thì chắc là em nhớ không nhầm. Tuy vậy để cho lịch sự mời bác Quí thuyết giảng về Niết Bàn cho cả làng nghe, sau đó em sẽ xin nêu ý kiến của em.
Tiểu Vũ
QUOTE(x @ Nov 2 2005, 04:59 PM)
Cái gì chứng minh tôi là tôi là cả một vấn đề không đơn giản, càng suy nghĩ lâu sẽ càng thấy có nhiều sự rắc rối.
Mà bác Quí đừng nóng, em định để các bác khác trong làng ngồi nghĩ tiếp, chưa viết vội.
*


Bác x đừng vội. Cứ theo mạch tư duy của bác, thì phải bắt đầu từ việc thống nhất với nhau các quy ước chung: thế nào là chứng minh, và chứng minh như thế nào mới là chặt chẽ. devil2.gif Còn câu hỏi của bác, sao em chả thấy có gì là rắc rối cả read.gif
x
Tiếc là bác Tieuvu đã hiểu nhầm câu hỏi của em ngay từ hôm em hỏi. Thú thực em hơi thất vọng, nhưng mà kể ra chiện cũng bình thường vì bác không phải dân học triết học với xã hội. baby.gif

Còn các thuật ngữ như chứng minh của em thì xin các bác cứ hiểu đúng như ý nghĩa của nó: chứng minh đúng sai trên lý thuyết. Trò này Tây gọi là "thí nghiệm tư duy" (Gedankenexperiment/ thinking experience gì đó) - rất phổ biến trong các ngành khoa học- từ toán cho tới tâm lý học, triết học, vật lý... Tức là: chỉ cần chứng minh đúng trong tư duy/ theo logic là đủ, không cần bằng chứng thực tế trước như làm thống kê. Còn chứng minh đến mức nào là chặt chẽ thì phụ thuộc vào khả năng lập luận, tư duy nông sâu của từng người. Ai có sơ hở tất nhiên sẽ có người vặn lại thôi, các bác không phải lo em cũng hay vặn vẹo lắm.

Để cho trực quan trở nên sinh động, em đưa ra một trường hợp luôn cho các bác suy nghĩ đỡ bị trừu tượng quá, kém hấp dẫn.


Giả sử năm 2100 này người ta có khả năng thay thế mọi bộ phận cơ thể (dự tính như vậy, không phải viễn tưởng) của con người để kéo dài tuổi thọ con người lên 200 tuổi. Có một phiên toà sảy ra vào năm 2100 như sau:
- Xét xử A là kẻ giết B.
- Vào thời điểm A giết B, A chưa thay đổi bộ phận cơ thể nào và A là một kẻ hung ác.
- Ngay sau khi giết B, A thực hiện phẫu thuật trao đổi bộ phận cơ thể và một nửa bộ não với C- một người vô tội, tình nguyện khác. Tức là đến thời điểm ra toà, A đã là một người có cơ thể khác với A lúc chưa giết người, kể cả tư tưởng, tính tình của A cũng đã thay đổi.
- Theo luật- kẻ giết người là buộc phải bị tử hình.

Bây giờ câu hỏi là: các bác xử thế nào?
Phó Thường Nhân
Nếu dùng đạo phật để tìm "cái tôi" thì không tìm được đâu, vì có thể nói triết lý của đạo Phật chủ yếu là thuyết phủ nhận cái tôi (ngoài những cái phủ nhận khác). Tìm cái tôi trong đạo phật, như thế thì khác nào muốn nấu cơm lại cho gạo vào ngăn đá.

Cái ví dụ của X đưa ra cũng không thể dùng được. Vì nó có 2 hạn chế. Hạn chế thứ nhất là cái tư duy pháp luật được sử dụng nó đồng nghĩa cái tôi với trách nhiệm, chứ nó không quan tâm tới bản chất người ta. Chính vì vậy mà có một khái niệm đặc biệt là Pháp Nhân. Pháp đây là pháp luật.
Hạn chế thứ 2 là ngay trong đạo Phật, người ta có 2 lô gíc. một cái lô gíc "bản thể luận" (ontologie) tất cả quy về một , một cái lô gíc hiện tượng luận (phenometologie) ứng dụng vào đời thường. Ở đây chưa vượt ra được hiện tượng luận, lấy đâu ra bản thể luận để suy diễn.

Nếu xét theo hiện tượng luận của Phật giáo thi có lẽ nó sẽ như thế này. Người ta không quan tâm tới việc người đó "thay tim, thay phổi" gì cả, mà sẽ xét trong hoàn cảnh nào, điều kiện nào, "tội lỗi" ấy đã xẩy ra. Trong nhưng điều kiện ấy, phần nào là phần hoàn cảnh bên ngoài, phần nào là phần "vô minh", tức là động cơ của người đó, cá nhân người đó sẽ giống như một cái giá mang theo nghiệp.

Để hiểu rõ cái hiện tượng luận của phật giáo thế nào, thì phải hiểu trong Phật giáo người ta quan niệm một sự vật ra sao. Một sự vật trong phạt giáo là một quá trình gồm có 3 phần.
1. phần điều kiện để cho sự vật đó tồn tại "khách quan"
2. phần nhận thức của người nhìn, người quan sát
3. Công cụ quan sát nó

Vì thế trong phật giáo hay nói tới TRẦN (tức là thế giới "khách quan" bên ngoài)
Rồi TẠNG (là cảm nhận của người quan sát cái TRẦN "khách quan" kia)
Rồi THỨC (tức là bằng công cụ nào người quan sát cảm nhận, ví dụ như lục giác,...)

Như vậy phải có đủ 3 phần thì mới được coi là "tồn tại".
P/S: tôi nhó không chính xác tên mỗi phần kia (TRẦN, TẠNG, THỨC...) nhưng có lẽ chỉ sai về từ vựng, chứ lô gíc của nó đúng là như thế.



nguyenducquyzen
QUOTE(x @ Nov 2 2005, 09:59 AM)
Có vẻ có mỗi sư Quí và bác Phó là hiểu câu hỏi ban đầu của em. Cái gọi là Identification là một vấn đề rất hấp dẫn. Cái gì chứng minh tôi là tôi là cả một vấn đề không đơn giản, càng suy nghĩ lâu sẽ càng thấy có nhiều sự rắc rối.
Mà bác Quí đừng nóng, em định để các bác khác trong làng ngồi nghĩ tiếp, chưa viết vội.

Sao lại đưa vấn đề em nóng với cả không nóng vào đây?? mà sao bác biết là em nóng vậy?? có phải bác có tha tâm thông phải không???? laugh1.gif
Mà sao bác không chịu trả lời câu hỏi của em vậy???? cái gì quy định cái xe của 20 năm sau là cái xe của ngày hôm nay???

QUOTE
Còn về cái Niết Bàn- thì chắc là em nhớ không nhầm.

Nói phải có sách, mắc phải có chứng!
Bác hãy dẫn kinh điển chỗ nào Phật giải thích về Niết bàn theo như bác trình bày thì post lên nhé!!
Còn theo như em đọc trong Kinh điển thì Phật giải thích Niết bàn là Đoạn tận tham sân si, hoặc Đoạn tận 10 kiết sử; Hoặc giải thích theo một cách khác là Liễu tri luân hồi sanh tử, Liễu tri ngũ uẩn không phải là ta, không phải là của ta, không phải là tự ngã của ta.
QUOTE
Tuy vậy để cho lịch sự mời bác Quí thuyết giảng về Niết Bàn cho cả làng nghe, sau đó em sẽ xin nêu ý kiến của em.
*


Còn theo cách hiểu của em thì Niết bàn là khi ta Đoạn diệt được cái nhận thức (ở tầng sâu nhất mà theo kinh điển gọi nó là chứng hay liễu tri) luân hồi là có thực (tức vô minh), khi đó không còn bị nhận thức sai lầm về luân hồi sanh tử nữa! liễu tri rõ ràng ta vốn ở trong Niết bàn từ vô thỷ đến giờ chưa từng luân hồi sanh tử! Chính vì vậy cái đích của việc tu tập trong Đạo Phật là diệt Vô minh, chứ không phải là diệt luân hồi sanh tử! Không có vấn đề huỷ diệt luân hồi sanh tử, cũng chẳng có cái gì hoà vào cái gì như bác nói cả!
nguyenducquyzen
QUOTE(x @ Nov 2 2005, 11:21 AM)
Giả sử năm 2100 này người ta có khả năng thay thế mọi bộ phận cơ thể (dự tính như vậy, không phải viễn tưởng) của con người để kéo dài tuổi thọ con người lên 200 tuổi. Có một phiên toà sảy ra vào năm 2100 như sau:
- Xét xử A là kẻ giết B.
- Vào thời điểm A giết B, A chưa thay đổi bộ phận cơ thể nào và A là một kẻ hung ác.
- Ngay sau khi giết B, A thực hiện phẫu thuật trao đổi bộ phận cơ thể và một nửa bộ não với C- một người vô tội, tình nguyện khác. Tức là đến thời điểm ra toà, A đã là một người có cơ thể khác với A lúc chưa giết người, kể cả tư tưởng, tính tình của A cũng đã thay đổi.
- Theo luật- kẻ giết người là buộc phải bị tử hình.

Bây giờ câu hỏi là: các bác xử thế nào?

*


Hic!!! sao bác lại đưa vấn đề pháp luật vào đây vậy????
Nếu luận về phát luận thì phải xem xét xem pháp luật quy định về trường hợp này như thế nào?? nếu chưa có quy định của pháp luật thì phải làm luật!!! và chắc là bác muốn hỏi về việc làm luật trong trường hợp này của mỗi người như thế nào phải không???
Theo kiến giải của em thì A khi xét xử chính là A khi gây án dù đã thay thế tất cả các bộ phận của cơ thể! nhưng cũng nói thêm rằng đây là ý kiến của em khi đứng trên phương diện luật pháp chứ không phải đứng trên quan điểm của Đạo Phật, và cũng không đứng trên phương diện xem xét cho đúng với bản chất của vấn đề.
nguyenducquyzen
QUOTE(Phó Thường Nhân @ Nov 2 2005, 01:12 PM)
Nếu dùng đạo phật để tìm "cái tôi" thì không tìm được đâu, vì có thể nói triết lý của đạo Phật chủ yếu là thuyết phủ nhận cái tôi (ngoài những cái phủ nhận khác).

Đạo Phật không phủ nhận cái Tôi mà Đạo Phật phủ nhận cái nhận thức sai lầm về tôi cơ bác ạ!
Còn nói vè phủ nhận "cái tôi", thì Đạo Phật phủ nhận "cái tôi của các pháp" chứ không phủ nhận cái Tôi riêng biệt bác ạ!

QUOTE
Cái ví dụ của X đưa ra cũng không thể dùng được. Vì nó có 2 hạn chế. Hạn chế thứ nhất là cái tư duy pháp luật được sử dụng nó đồng nghĩa cái tôi với trách nhiệm, chứ nó không quan tâm tới bản chất người ta. Chính vì vậy mà có một khái niệm đặc biệt là Pháp Nhân. Pháp đây là pháp luật.

Đúng là như vậy!!! những cũng không hẳn là không dùng được!! vì ta có thể tìm hiểu về nó dưới khía cạnh pháp luật!
QUOTE

Để hiểu rõ cái hiện tượng luận của phật giáo thế nào, thì phải hiểu trong Phật giáo người ta quan niệm một sự vật ra sao.  Một sự vật trong phạt giáo là một quá trình gồm có 3 phần.
1. phần điều kiện để cho sự vật đó tồn tại "khách quan"
2. phần nhận thức của người nhìn, người quan sát
3. Công cụ quan sát nó

Vì thế trong phật giáo hay nói tới TRẦN (tức là thế giới "khách quan" bên ngoài)
Rồi TẠNG (là cảm nhận của người quan sát cái TRẦN "khách quan" kia)
Rồi THỨC (tức là bằng công cụ nào người quan sát cảm nhận, ví dụ như lục giác,...)

Như vậy phải có đủ 3 phần thì mới được coi là "tồn tại".
P/S: tôi nhó không chính xác tên mỗi phần kia (TRẦN, TẠNG, THỨC...) nhưng có lẽ chỉ sai về từ vựng, chứ lô gíc của nó đúng là như thế.
*


Đại loại là như vậy!!! chỉ thay cái tên TẠNG bằng cái Tên CĂN mà thôi!
6 trần là: Sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp
6 căn là: mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý
6 thức là nhãn thức, nhĩ thức, tỷ thức, thiệt thức, thân thức, ý thức.
TRẦN cũng không hẳn là thế giới khách quan bên ngoài như bác viết, trong các căn có một căn gọi là Ý hay "Ý căn", nó chính là "Mạt na thức" hay "thần thức" cũng vậyvà TRẦN chính là tướng phần của Mạt na thức.
Tiểu Vũ
QUOTE(x @ Nov 2 2005, 06:21 PM)
Tiếc là bác Tieuvu đã hiểu nhầm câu hỏi của em ngay từ hôm em hỏi. Thú thực em hơi thất vọng, nhưng mà kể ra chiện cũng bình thường vì bác không phải dân học triết học với xã hội. baby.gif

Hi hi, thực ra bác hiểu là em hiểu thế nào vậy?

QUOTE(x @ Nov 2 2005, 06:21 PM)
- Ngay sau khi giết B, A thực hiện phẫu thuật trao đổi bộ phận cơ thể và một nửa bộ não với C- một người vô tội, tình nguyện khác. Tức là đến thời điểm ra toà, A đã là một người có cơ thể khác với A lúc chưa giết người, kể cả tư tưởng, tính tình của A cũng đã thay đổi.
*


Đầu tiên là câu hỏi "các bác xử thế nào", có lẽ ý bác x muốn hỏi "theo quan điểm nhà Phật, việc A giết người nên bị xử lý thế nào". Nếu đó là câu hỏi thì tôi xin trình bày cách hiểu của mình thế này.

Đã có nhân tất có quả. Thả một hòn đá xuống đất tất có va chạm. Tuy hòn đá thời điểm chạm đất không còn là hòn đá thời điểm thả xuống, nhưng vòng nhân quả không vì thế mà bị phá vỡ. Tương tự như thế, việc A giết người là tạo một nghiệp chướng. Nghiệp chướng đó sẽ có lúc phải trả theo đúng quan hệ nhân quả. A của thời điểm hái quả tất nhiên không còn là A của thời điểm gieo nhân, nhưng vòng nhân quả không vì thế mà dứt bỏ được. Nếu cho rằng vì tôi của ngày hôm nay không còn là tôi của ngày qua mà dứt bỏ được nghiệp chướng thì đó là tự mình che mắt mình.

Che mắt mình ở hai điểm. Thứ nhất, ngộ nhận cho rằng quan hệ nhân quả có thể bị lìa bỏ. Thứ hai, ngộ nhận về cái tôi riêng rẽ dựa trên thể chất và tính tình. Lưu ý rằng sự thay đổi về thể chất và tính tình cũng không nằm ngoài quan hệ nhân quả. Thay đổi thể chất và tính tình thế nào là theo duyên. Duyên là kết hợp của nhiều yếu tố, mà thực chất thì vẫn là quan hệ nhân quả đấy thôi. Hai sự ngộ nhận kết hợp với nhau, tạo nên ý thức về một cái tôi độc lập cả trong không gian lẫn thời gian. Đâu biết rằng gieo nhân tất có lúc hái quả. Đâu biết rằng cái tôi giả tạm là một phần không tách rời của một tổng thể lớn hơn.


Pages: [<<], [<], 14, 15, 16, [17], 18, 19, 20, [>], [>>]
Quán nước đầu làng Ven > Sáng Tác - Thảo Luận - Phổ biến kiến thức > Văn Học & Ngôn Ngữ
Invision Power Board © 2001-2024 Invision Power Services, Inc.