Langven.com Forum

Full Version: Đại Tướng Võ Nguyên Giáp và Lịch sử
Quán nước đầu làng Ven > Thư viện làng Ven > Người Việt Nam
Pages: [<<], [<], 1, 2, 3, [4], 5, 6, 7, [>], [>>]
Phó Thường Nhân
To Koi,
Không đâu, đây là hiện tượng mỗi người một kinh nghiệm sống khác nhau ý mà. Khó nói lắm. Thế thôi. :P
Mr. Smith
Không nói tới ông Giáp, tớ ngạc nhiên là đến giờ người ta vẫn chưa đặt tên đường Nguyễn Văn Linh, mặc dù ông ấy đã mất cách đây vài năm và công lao của ông Linh là rất lớn.
Về các chiến dịch của Việt Minh thời chống Pháp, bên cạnh ông Giáp cũng không nên quên vai trò của các cố vấn TQ, cụ thể là của ông tướng Tàu gì đó tớ quên tên rồi, làm cố vấn quân sự cho Việt Nam nhất là trong chiến dịch biên giới 1950.
Còn trong giai đoạn chống Mỹ thì ngoài Võ Nguyên Giáp còn có Nguyễn Chí Thanh và sau này là Văn Tiến Dũng cũng là những tướng lĩnh có vai trò rất quan trọng.
Về chiến tranh du kích thì trước khi tướng Giáp áp dụng ở VN, nó đã được quân đội Cộng Sản TQ sử dụng khá nhuần nhuyễn rồi.
Thích ăn kem
[quote author=Koibeto link=board=1;threadid=729;start=20#19831 date=1044340471]

Một sáng tạo độc đáo của trí tuệ Việt Nam


Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của dân tộc Việt Nam ở thế kỷ 20, sự kiện Tết Mậu Thân 1968 là một bước ngoặt lớn, đánh dấu bước phát triển mới của nghệ thuật Việt Nam. Ðã qua 35 mùa xuân, nhưng tầm vóc của sự kiện lịch sử trọng đại này đã, đang và sẽ ngày càng được nhìn nhận sâu sắc hơn, đầy đủ hơn, dưới ánh sáng rọi chiếu của nhiều nguồn sử liệu mới.

......

Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968 trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của dân tộc ta là một sáng tạo trong tư duy chiến lược, trong nghệ thuật điều hành chiến tranh cách mạng của Ðảng ta; là biểu hiện của nghệ thuật quân sự, nghệ thuật đánh giặc độc đáo, đầy mưu trí và sáng tạo của dân tộc Việt Nam - nghệ thuật phát huy mạnh mẽ nhân tố con người, lấy nhỏ đánh lớn, lấy ít địch nhiều, lấy chất lượng cao thắng số lượng đông, lấy trí tuệ của con người Việt Nam, văn hóa Việt Nam để đương đầu và chiến thắng vũ khí, trí tuệ của bộ máy điều hành chiến tranh của đế quốc Mỹ. Sau 35 năm nhìn lại, chúng ta càng nhận thức sâu sắc hơn những bài học quý báu và ý nghĩa to lớn của thắng lợi lịch sử này.

[/quote]

Đọc bài này công nhận cũng thấy ... hơi bị ít thông tin hoặc theo kiểu ... one way ticket laugh.gif và hơi bị nhiều đao búa. Nhìn cái tiêu đề của bài viết tớ đã không muốn đọc rùi. K. thốt lên "Oh my God" kể ra cũng không khó hiểu lắm. laugh.gif
dct
[quote author=VNHL link=board=1;threadid=729;start=#19853 date=1044361963]
Không nói tới ông Giáp, tớ ngạc nhiên là đến giờ người ta vẫn chưa đặt tên đường Nguyễn Văn Linh, mặc dù ông ấy đã mất cách đây vài năm và công lao của ông Linh là rất lớn.
[/quote]

Có chứ! Đường Nguyễn Văn Linh: từ Huỳnh Tấn Phát qua cầu Ông Lớn vào Bình Chánh nối với quốc lộ 1 A. Lộ giới quy hoạch 120 m, suốt tuyến 17,8 km... Quận 7 Tp. HCM

Ai thích đua xe thì gọi tớ ra đường này đua nha ;D
Mr. Smith
Hì, vậy à. Tớ ít vào SG nên không biết. Cảm ơn bác.
À mà bên Box LS-VH ở TTVNOL cũng có khá nhiều thông tin kể cả ngoài luồng về chiến tranh VN và sự kiện Tết Mậu Thân.
Phó Thường Nhân
To VNHL,
Đúng như vậy, VNG không phải là người đưa ra lý thuyết chiến tranh nhân dân. Lý thuyết gia của nó là Mao Trạch Đông. Đọc các tác phẩm của Mao trach Đông, người ta thấy rất rõ điều này, từ tư tưởng "vận động chiến" (tức là tập trung đánh phục kích, vận động hơn là đánh "công kiên", tức là nhằm vào các căn cứ quân sự), rồi đánh tiêu diệt sinh lực hơn là giành đất giành dân, rồi vai trò của tuyên truyền, vận động nhân dân, rồi kỹ thuật xây dựng căn cứ địa, rồi vai trò của sức mạnh tinh thần (chỉnh huấn chỉnh quân) . VNG đã học những lý thuyết này khi ông sang TQ vào những năm 40,41. Nhưng ông không phải là người duy nhất, phần lớn các tướng lĩnh khác của quân đội nhân dân VN đều học các lý thuyết này. Như vậy điều đặc biệt của chiến tranh nhân dân ở Vn là gì ? có lẽ đó là tư tưởng "chiến tranh tổng lực" mà thời xưa (hồi bao cấp) người ta hay gọi là 3 mũi giáp công bao gồm : Chính trị, quân sự, ngoại giao. Lý thuyết gia ở đây chính là bác Lê Duẩn. Ở đây không có chiến thắng quân sự thuần tuý, mà là một kiểu chiến thắng tổng lực, nhằm buộc đối phương chán nản phải bỏ cuộc. Nếu xét toàn bộ cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc ở VN mà chỉ xét đến mặt quân sự đơn thuần thì hoàn toàn không đủ một tí nào cả. Thậm chí, do chênh lệch về kỹ thuật, mặt quân sự luôn được hai mặt ngoại giao và chính trị đỡ hộ. Không kể ngay trong lĩnh vực này (quân sự), người ta đã cố tình giảm đến mức thấp nhất sự đụng độ thuần tuý về vũ khí, chiến thuật mà tăng cường việc chiến tranh không giới tuyến. Điều này đẫ khiến cho các chiến thuật, chiến lược thuần tuý quân sự không phát huy được tác dụng. Đơn cử vài ví dụ. Xuân mậu thân 68 là một thất bại về quân sự thuần tuý, nhưng ý nghĩa của nó là thắng lợi toàn cục: Mỹ biết là không thể giành thắng lợi được, nên tìm cách rút lui. Chiến dịch Lam Sơn năm 71, chứng tỏ quân đội VN Cộng hoà không thể cắt được đương mòn Hồ Chí Minh. Nhưng ngược lại chiến dịch năm 72 ở Quảng trị, lại chứng tỏ quân đội nhân dân VN chưa đủ sức chuyển chiến tranh du kích thành chiến tranh trận địa, để có thể tiến tới giành đất giành dân, dù Quảng trị tiếp giáp với miền Bắc. Đây là chiến dịch quân sự cổ điển nhất trong 30 chiến tranh. Không có hiệp định Paris, thì cũng không thể có chiến thắng năm 75. Như vậy chỉ có cách nhìn tổng thể, với tư duy tổng hợp thì mới có thể đánh giá chính xác được.
Tienloi
Tớ cũng phải thốt lên “quỉ thần” sau khi đọc xong cái article của tiến sỉ Sỹ. Về “sự thật” thì tớ cho là 5%, về cú pháp hành văn thì tớ phải nói là “rất đạt” , sử dụng cạn luôn cả kho tàng văn hóa Việt Nam. Lời văn phải kêu thật lớn bất kể sự kiện xẩy ra ngược lại, có thật hay không, thế mới gọi là người viết sử phải không.

Bác Koi chưa có trả lời câu hỏi của tớ đấy nhá. Hay là qua cái article í bácmuốn nói chiến thuật chiến tranh nhân dân của Võ đại tướng?

Bác PTN

chừng nào mà hồ sơ, tài liệt từ cả chục năm nay được nhà nước đưa ra ánh sáng thì sự kiện sẽ rõ ràng hơn cho sự chứng minh. Peter Scholl-Latour là một cựu tù binh trong quân đội Viễn chinh Pháp tại Điện biên Phủ, ông ta có mấy quyển sách phân tích giữa Việt Minh và Đảng CS Việt Nam. Tuy nhiên kiểu biển người Trung quốc nó khác kiểu biển người VN chổ nào và kiểu biển người mà theo kiểu tây phương là thế nào?

Thưa bác tiến sỉ,

175000 chiến sỉ cách mạng hy sinh dũng cảm, 3 phần 4 của 40000 quân đội chính qui miền bắc (2 sư 304, 325 và công trường 5,7) hy sinh dũng cảm tại Khe Sanh, 130000 nóc nhà tại Sài Gòn chẳng còn nguyên vẹn, 75000 trẻ em mồ côi (chỉ riêng Sài Gòn) trong 2 tháng 2 và 3 - 1968… mà còn gọi là:

Một sáng tạo độc đáo của trí tuệ Việt Nam

thì tôi thật tình hổ thẹn là một người Việt yêu tổ quốc yêu đồng bào vô cùng. Bởi vì mạng sống con người Việt thật là quá rẽ, và chỉ cho những sáng tạo độc đáo của trí tuệ như thế!
koibeto81
[quote author=Tienloi link=board=1;threadid=729;start=30#19959 date=1044442252]
Bác Koi chưa có trả lời câu hỏi của tớ đấy nhá. Hay là qua cái article í bácmuốn nói chiến thuật chiến tranh nhân dân của Võ đại tướng?
[/quote]

Chưa quên câu hỏi của bác nhưng có lẽ phải xin khất bác Tienloi một thời gian vậy...sắp tới em có việc bận, khoảng gần 2 tuần, sau đó...sẽ cố gắng "chiến" tiếp với bác. ;D
mimisuki
To Tienloi

Bạn bảo bài báo đấy viết sai ở chỗ nào mà chỉ có 5% đúng.

Ý chính của bài báo theo tôi là đúng. Trong tình thế khó khăn, dám đánh mạnh khiến kẻ thù nhụt ý chí rồi giành được thắng lợi trên toàn cục có thể coi là thành công.
tsb
Đầu năm kể chiện ngoài lề về tướng G nha.
Năm 2002 tướng Trần Đ mất, BCHTƯĐ sau khi xem xét công và tội của tướng Đ quyết định sẽ tổng chức tang lễ cho ông theo nghi lế sỹ quan cao cấp quân đội nhưng vòng hoa thay vì mang chữ: 'Vô cùng thương tiếc đ/c Thiếu tướng Trần Đ " lại chỉ được phép ghi: " Vô cùng thương tiếc ông Trần Đ".
Trong tang lễ này tất nhiên là có mặt ông V.N.G bởi ông luôn kính trọng người bạn đã khuất của mình. Vòng hoa của ông mang dòng chữ :" Đại tướng V.N.G kính viếng ". Lập tức theo sử chỉ đạo ban đầu, 2 chiến sỹ lên đặt vòng hoa kính cẩn bên linh cữu và không quên lược bớt dòng chữ Đại tướng. Vong hoa mang dòng chữ :...
Kính viếng ..... Thấy thế bác G giận lắm lên nói rằng: " Ai đã tước hàm Đại tuớng của tôi? Nếu tôi vi phàn kỷ luật hãy để tôi chịu kỷ luật trước ND và hãy làm điều đó công khai và dân chủ? Còn nếu không phải để vòng hoa mang đúng dòng chữ : "Đại tướng V.N.G kính viếng". Tình hình đã có phần căng thẳng. Sau khi hội ý nhanh, ban chỉ đaọ tang lễ thống nhất riêng vòng hoa của Tướng G phải giữ nguyên.
Thêm nữa trong tang lễ thay mặt Đ và CP ông VM ( nguyên PCT QH ) đọc điếu văn cũng bị con cả ông Đ là 1 đại tá QĐ NDVN lên bác bỏ và không nhân đó là điếu văn cho bố mình. ở dưới có người than nhỏ : từ cây đa Tân Trào đến cây đa Nhà Bò thời gian lâu mà cũng mau lắm !!!"
Đại tướng V.N.G ông mãi là ông!
Pages: [<<], [<], 1, 2, 3, [4], 5, 6, 7, [>], [>>]
Quán nước đầu làng Ven > Thư viện làng Ven > Người Việt Nam
Invision Power Board © 2001-2024 Invision Power Services, Inc.