Langven.com Forum

Full Version: Yanutkovitch Kẻ Bất Tài được Việc 13 (tiep Theo)
Quán nước đầu làng Ven > Gặp Gỡ - Trao Đổi - Làm Quen > Thời Sự
Pages: [<<], [<], 1, 2, 3, [4], 5, 6, 7, [>], [>>]
langtubachkhoa
Trên Deuschlandfunk (đài tiếng nói nước Đức):
Rời khỏi điện than, quay trở lại điện than nhưng làm ơn đừng dùng than nâu của Đức vì nó bẩn (ô nhiễm) hơn là than nhập khẩu. Ngoài ra nhiệt độ 18°C trong phòng vào mùa đông, mỗi một độ đều tính nhưng không được phép dùng điện hạt nhân. Chính sách của chính phủ Đức hiện nay làm vui cho các hãng sản xuất khí lỏng của Mỹ và Ngân sách của Nga, còn người Châu Âu nhìn vào cái thùng rỗng.


Trước tiên phải nói rằng cuộc chiến ở Ukraina là không thể biện minh được. Những nạn nhân thực sự là người Ukraina, sau một quãng dài mới đến chúng ta những nước Tây Âu rồi mãi mới tới người Nga, cuối cùng mới tới người Mỹ vì họ có những gì mà chúng ta thiếu là dầu mỏ và khí đốt.

Chúng ta không chịu đau khổ nhưng chúng ta phải thanh toán cho cuộc chiến vì chúng ta nhẵn thín, ở Tây Âu chúng ta có một ít điện hạt nhân và than thậm chí ở Đức cũng có, nhưng trong năm nay sẽ chấm dứt cho đến mấy ngày gần đây.

Chính Habeck Bộ trưởng kinh tế và năng lượng của đảng Xanh lại là người kêu gọi dùng điện than trở lại vì chúng ta thiếu khí đốt. Habeck là một nhân vật bi thảm trong những ngày này, không có một ai trong đảng của anh ta rống lên, không ai phản đối, cũng không có phản ứng trong nhân dân. Trong mùa đông chúng ta nên mặc áo ấm, 18°C khi xem vô tuyến. Đây là một đòi hỏi khủng khiếp, cách đây vài năm không ai nghĩ tới. Chúng ta đang đến một giai đoạn bất lực, nỗi sợ hãi ăn vào tâm trí.
Người ta có cảm giác dân Đức mong một người mạnh mẽ mà người ta thấy được ở Habeck, một người mà chỉ trong một ngày đã vất bỏ mọi nguyên tắc của mình chỉ để cứu giúp chúng ta (trước bầu cử đảng Xanh đòi chấm dứt điện than, chấm dứt điện hạt nhân, không cung cấp vũ khí đến những vùng có xung đột- chỉ ít tháng sau khi tham gia nắm quyền đã quay ngắt 180°).
Ở điện Kremlin họ cười vào chúng ta. Cấm vận làm cho giá năng lượng cao chưa từng có đã lấp đầy ngân sách chính phủ Nga. Nếu Putin chỉ cung cấp 40% lượng khí đốt tới Đức hiện nay đã kiếm được số tiền gấp đôi so với cung cấp lượng khí đốt 100% trước khi sảy ra cuộc chiến.
Họ không cần khách hàng như chúng ta. Trung Quốc cũng có năng lượng, nhưng đất nước tỷ dân họ cần nhiều hơn và họ nhận được từ Nga và còn được giảm giá. Cấm vận ảnh hưởng ngược, người Nga không có túi sách hàng hiệu nhưng người ta có thể mua trên mạng. McDonald’s rời khỏi thì đã sao, người ta xây dựng một chuỗi nhà hàng mới copy giống hệt chỉ có tên là khác. Chúng ta khóa tài khoản của một số người Nga siêu giàu, thậm chí họ còn chẳng biết đến. Nhưng mà chúng ta cảm nhận được cấm vận, giá cả thúc đẩy lạm phát chưa từng có. Chúng ta thực sự bị ảnh hưởng bởi chiến tranh và hậu quả của nó. Chúng ta ngỡ ngàng vì sự biến đổi sinh thái.
Giải pháp chỉ có thể, chúng ta thoát khỏi sự chỉ đạo của Mỹ, chúng ta không mua dầu và khí đá phiến bẩn nữa. Chúng ta mở dòng chảy Nord Stream 2. Cấm vận không ngăn được xung đột cũng không làm dừng lại. Nước Nga và Mỹ là những bên được hưởng lợi từ cấm vận, còn các nước Tây Âu chúng ta chịu tổn thất nhiều nhất.


Eine teure weiße Weste: Europa und das Gas

https://www.deutschlandfunk.de/eine-teure-w...47fd74-100.html
langtubachkhoa

Trung tướng Konashenkov, đại diện BQP tuyên bố trong ngày hôm nay:
1- Máy bay Nga không kích nhà máy Megatekh diệt gần 80 lính đánh thuê từ Ba Lan, 20 xe bọc thép, 8 bệ phóng tên lửa giàn Grat
2- Quân đội Nga diệt 1080 quân nhân Ukraina cùng lính đánh thuê, 35 đơn vị vũ khí hạng nặng
3- Trung đoàn tự vệ 64 từ Lvop thuộc quân đoàn 103 chống lệnh điều động đến Donbass, vì không có vũ khí hạng nặng và toàn Tân binh
4- Quân Nga của quân khu Trung tâm và CH Lugansk dưới sự chỉ huy của Đại tướng X.V.Xuvorikin giải phóng hoàn toàn Severodonetsk, các điểm dân cư lân cận Borivskoje, Voronovo, Xirotino. Ngăn chặn nỗ lục của Kiep biến khu Azot thành trụ điểm kháng cự. Quân Nga hoàn toàn kiểm soát khu Azot. Toàn bộ vùng bờ tả ngạn về tay kiểm soát của CH Lugansk.
Đáng chú ý, đây là lần đầu tiên BQP Nga chỉ rõ tên tư lệnh mặt trận. Đa số là các tướng lĩnh đã trải Syria.
Tiến độ tấn công của quán Nga tăng mạnh, cả về hỏa lực và lãnh thổ.


https://www.facebook.com/luatnga.infor/post...nKr7VgiaMs15kjl
langtubachkhoa
Có lẽ đây là trò Litva làm ra với hy vọng kéo được quân NATO đến đóng ở nước mình

Tổng thống Litva Ghitanas Háueda, sau khi nghe tin về nghị quyết đang soạn thảo về ngoại lệ quá cảnh cho Kaliningrat , tuyên bố nước này sẽ tiếp tục áp dụng cấm vận với quá cảnh Nga-Kaliningrat. Sẽ không có chuyện hành lang nào, không thể một chút nào sau các đe dọa của Kremlin.
Như vậy là tác giả chính cấm vận cho quá cảnh Kaliningrat là lãnh đạo Litva. Không loại trừ là có thày dùi.

https://www.facebook.com/luatnga.infor/post...U21ZGYfuVWD3WQl
langtubachkhoa
Có phải ngoại trưởng Anh, Mỹ, và bộ trưởng quốc phòng Mỹ nói rằng muốn làm nước Nga suy yếu sau chiến dịch này để không còn đủ sức tiến hành 1 hoạt động quân sự nữa là ám chỉ ý đồ muốn chia nhỏ nước Nga? Ý đồ này không phải là mới, sau khi LX tan rã, những năm 90s, nước Mỹ đã theo đuổi chiến lược này khi ủng hộ Chesnia ly khai, sau đó thì phải từ bỏ. Bây giờ họ lại muốn quay lại ý đồ này? Có điều là bình thường họ sẽ không bao giờ nói ý đồ này ra công chúng vì bất lợi, vậy mà lần này lại nói bô bô ra, dù ngoại trưởng Mỹ, Anh hay bộ trưởng quốc phòng Mỹ chỉ nói là làm Nga suy yếu.
Báo Washington Post có đăng bài nói Biden không hài lòng với phát biểu này, và bộ trưởng quốc phòng Mỹ sau đó có biện hộ lời của ông đã bị hiểu sai, sau đó trong bài phát biẻu 31/5/2022, Biden nói rằng "mục tiêu của Mỹ tại Ukraine không nhằm làm suy yếu hay lật đổ chính quyền của Tổng thống Vladimir Putin"

Tóm lại, việc Mỹ muốn theo đuổi chia nhỏ nước Nga, hay lật đổ chính quyền Nga, hay làm suy yếu Nga không phải mới và họ vẫn luôn theo đuổi chiến lược này, nhưng không bao giờ nói ra ngoài, thậm chí có khi còn nói ngược lại "Mỹ muốn nước Nga mạnh" (thời Obama), vì việc nói ra gây bất lợi cho ý định này. Chẳng hiểu sao bây giờ phía Mỹ lại dại dột nói ra, may mà tổng thống Biden điều chỉnh lại.



Ý đồ chia nhỏ nước Nga được thảo luận tại Washington




Nhà báo Niccolo Soldo cho biết trong bài báo “Mê sảng về nước Nga” trên trang web Substack rằng Ủy ban An ninh và Hợp tác châu Âu (CSCE) của chính phủ Hoa Kỳ đã tổ chức một cuộc họp trực tuyến “biện minh” cho nhu cầu “chia Liên bang Nga” thành nhiều phần.



Theo ông, các nhà chức trách của đất nước ông đã phát động một cuộc thảo luận về việc "phi thực dân hóa" nước Nga khổng lồ, thay vào đó một số quốc gia độc lập sẽ xuất hiện trên bản đồ. Ông giải thích rằng ông đã nhận được lời mời tham gia sự kiện "Phi thực dân hóa nước Nga: mệnh lệnh chiến lược và đạo đức", đang được tổ chức bởi cơ cấu được đề cập.


https://topcor.ru/uploads/posts/2022-06/1656228811_ds5icaedmqe.jpg


Soldo lưu ý rằng nếu trước đó Washington sẵn sàng tự giới hạn “thay đổi chế độ” ở Liên bang Nga để người Nga có thể trở thành một phần của “thế giới tự do”, thì bây giờ, sau khi bắt đầu NWO trên lãnh thổ Ukraine, chính quyền Mỹ đã quyết định để tiến xa hơn nữa trong khát vọng của họ. Mỹ muốn nước Nga hiện đại không còn tồn tại hoàn toàn và thay vào đó là các quốc gia "có chủ quyền" sẽ dễ kiểm soát hơn.



Nhà báo đã thu hút sự chú ý đến thực tế là Hoa Kỳ dễ dàng phi thường hưởng lợi từ mọi thứ xảy ra trên hành tinh. Họ nhìn thấy xu hướng và biến chúng thành lợi thế của họ. Ví dụ, họ “đúng đắn và tiến bộ về mặt chính trị” gọi là quá trình phân mảnh của một nhà nước lớn - phi thực dân hóa, thay thế khái niệm thông thường.



Partitioning of Russia is discussed in Washington

https://en.topcor.ru/26474-v-vashingtone-ob...-na-chasti.html
langtubachkhoa

UAV ZALA sát thủ tiêu diệt siêu pháo M777
Tại Ukraine, quân đội Nga đã sử dụng máy bay không người lái (UAV) để tiêu diệt lựu pháo M777 155mm do Mỹ sản xuất. Sự xuất hiện của nó đã góp phần thay đổi hoàn toàn nghệ thuật phản pháo của quân đội Nga.
Discover Russian artillery tactic to detect & destroy Ukrainian army M777 155mm howitzers with drone
(@click here)

Khi phát hiện những lựu pháo M777 của đối phương, những UAV này thực hiện động tác bổ nhào và phát nổ, toàn bộ kíp chiến đấu cùng với lựu pháo M777 bị tiêu diệt.

Những hạn chế trong quá khứ khi sử dụng pháo binh
Trước kia, các đơn vị pháo binh phải tiến hành hoạt động trinh sát để xác định vị trí của mục tiêu. Ví dụ, khi sử dụng tên lửa thông thường hoặc đạn pháo để tiêu diệt xe tăng của địch, các xạ thủ gặp rất nhiều khó khăn vì không không nhìn thấy mục tiêu. Đối với các thiết bị phóng tên lửa và lựu pháo, sai số khi tấn công là 25m đối với cự ly 24km, bởi vậy nếu mục tiêu là xe tăng và pháo tự hành, các xạ thủ rất khó để bắn trúng đích.

Phương pháp mới thay đổi khái niệm cũ
Máy bay không người lái đã góp phần thay đổi những quan điểm xưa cũ. Được trang bị hệ thống định vị toàn cầu, máy bay không người lái có thể xác định được vị trí của mục tiêu mà không gặp khó khăn gì.

UAV ZALA giúp lực lượng Pháo binh Nga phát hiện và tiêu diệt chính xác khẩu đội M777 155mm của quân đội Ukraine. Phi đội máy bay không người lái có thể tiếp cận mục tiêu, “dừng lại” ngay trên đầu đối phương, cung cấp tọa độ chính xác của mục tiêu, giúp xạ thủ pháo binh điều chỉnh thước ngắm. Việc sử dụng UAV ZALA để theo dõi, xác định tọa độ khẩu đội M777, có thể dễ dàng bị quân đội Ukraine bắn hạ, nhưng việc này không có gì đáng ngại, vì Nga sở hữu số lượng UAV tương đối lớn, với giá thành không quá cao so với các loại vũ khí khác.

UAV ZALA 421-16E HD của Nga là dạng máy bay không người lái tàng hình, kích thước nhỏ gọn, được chế tạo từ vật liệu composite. Động cơ điện của thiết bị này có cấu tạo đặc biệt. UAV ZALA phát ra ít tiếng ồn, có độ tương phản yếu, kể cả khi nhìn bằng mắt thường, cũng như khi đi vào dải tần hồng ngoại và dải tần radar. Điều quan trọng nhất là UAV này không bị thiết bị dẫn đường bằng tia hồng ngoại của hệ thống phòng không di động đánh chặn, nhờ vậy mà UAV ZALA có thể thực hiện các chức năng như một trinh sát viên trên không. Thời gian hoạt động trên không của ZALA có thể kéo dài hơn 4 tiếng, với cự ly 75 km. UAV ZALA được trang bị camera có độ phân giải cao, có thể xử lý ảnh và thông tin video ngay khi đang bay.
Một tháng trước, Nga đã sử dụng UAV KUB để thực hiện những nhiệm vụ tương tự. UAV KUB là sản phẩm của công ty ZALA AERO (thuộc tập đoàn Kalashnikov), thiết bị này được dẫn đường chính xác bằng camera, có thể tiếp cận mục tiêu bí mật, lặng lẽ, sử dụng rất đơn giản. Vũ khí mang theo nặng 3kg, thời gian bay 30 phút, tốc độ bay 130 km/h.


Tương lai thuộc về máy bay không người lái

Hiện nay đã xuất hiện chiến thuật mới về nguyên tắc trong tác chiến trên không. Một điều hiển nhiên là: để tiêu diệt hết một “đàn” UAV là điều không thể. Phần mềm của UAV có thể dễ dàng cài đặt lại, cho nên không có gì khó khăn để biến một “đàn” UAV thành một tổ chức hỗn hợp, thực hiện mọi nhiệm vụ trên chiến trường.

UAV tàng hình Zala của Nga thay chiến thuật tác chiến chống vũ khí đối phương
https://viettimes.vn/uav-tang-hinh-zala-cua...post158045.html
VietTimes – Tại Ukraine, quân đội Nga đã sử dụng máy bay không người lái (UAV) để tiêu diệt lựu pháo M777 155mm do Mỹ sản xuất. Sự xuất hiện của nó đã góp phần thay đổi hoàn toàn nghệ thuật phản pháo của quân đội Nga.
langtubachkhoa
Dẫn đường vệ tinh có thể bị gây nhiễu, nhưng ưu điểm là rẻ hơn dùng đạn pháo dẫn đường laser Krasnopol

QUÂN ĐỘI NGA ĐANG SỬ DỤNG TÊN LỬA PHÁO BINH DẪN ĐƯỜNG GLONASS ĐỂ CHỐNG LẠI LỰC LƯỢNG KIEV

Quân đội Nga đã sử dụng tên lửa dẫn đường chính xác 9M54 chống lại lực lượng Kiev, các nguồn tin Nga đưa tin ngày 25/6.

Việc sử dụng tên lửa pháo dẫn đường chính xác đầu tiên được báo cáo trong những ngày đầu của chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga ở Ukraine. Cuộc tấn công gần đây nhất bằng tên lửa là vào ngày 22 tháng 6. Mục tiêu là các vị trí của lực lượng Kiev gần thành phố Donetsk trong vùng Donbass.
Tên lửa dòng 9M54 được dẫn đường bằng hệ thống dẫn đường quán tính được hỗ trợ bởi hệ thống định vị vệ tinh GLONASS. Tên lửa thuộc dòng này có xác suất sai số tròn khoảng một mét và tầm bắn lên đến 120 km. Tên lửa 300 mm có thể được trang bị đạn chùm hoặc đầu đạn phân mảnh có sức nổ cao.
Các tên lửa dẫn đường chính xác thường được phóng từ hệ thống phóng đa năng 9K515 Tornado-S, một phiên bản nâng cấp sâu của BM-30 Smerch.
Các tên lửa dòng Tornado-S và 9M54 được coi là tương đương của Nga với hệ thống phóng đa năng M142 HIMARS do Mỹ sản xuất và tên lửa dẫn đường chính xác M30 / M31 GMLRS, gần đây đã được cung cấp cho lực lượng Kiev.
Các tên lửa 9M54-series được thiết kế để phá hủy cơ sở hạ tầng quân sự, các vị trí kiên cố cũng như các cuộc tập kết nhân viên và thiết bị gần tiền tuyến. Quân đội Nga có thể sẽ sử dụng rộng rãi hơn các tên lửa dẫn đường chính xác này khi các lực lượng của họ và đồng minh tiến sâu hơn vào Donbass.
Russian Army Is Using GLONASS-Guided Artillery Rockets Against Kiev Forces
https://southfront.org/russian-army-is-usin...st-kiev-forces/
langtubachkhoa
Video TF1 Phap, phong van nguoi dan SeveroDonesk, họ nói người Nga đã giải phóng chúng tôi, họ nói họ sợ Ukraine, nếu Ukraine quay lại thì sẽ chẳng còn gì. Họ đợi quân Nga và vì vậy họ chọn ở lại chứ không rời đi. Họ nói họ ủng hộ Nga (tiens à Russe), muốn Nga ở lại và mong rằng người Nga sẽ không bỏ rơi bọn họ


https://twitter.com/i/status/1540853813590241282

https://twitter.com/i/web/status/1540853813590241282


France 24
'Người Nga là bạn của chúng tôi': Thường dân từ chối di tản khỏi Lysychansk của Ukraine
The Russians are our friends': The civilians refusing to evacuate Ukraine's Lysychansk
FRANCE 24 English
(@click here)
Volunteers are scrambling to evacuate civilians from the Lysychansk area as Russian troops close in on the key battleground city in the eastern Donbas. But some local residents refuse to evacuate, siding with Russia in the war.
Phó Thường Nhân
Quang Hải được báo Pháp gọi là Messi Vietnamien (Mesi của VN) sẽ sang đá cho một câu lạc bộ hạng 2 ở thành phố Pau (đọc là Pô). Đây là vùng nằm sát biên giới với Tây ban Nha, trên dẫy núi Pi rê nê.
Thấy nói hợp đồng là 2 năm, và có option kéo theo 1 năm nữa.
Trước đây, có lúc tôi đã đặt câu hỏi, ở các nước Baltic người ta viết lại lịch sử thế nào, bởi vì không thể nói 3 nước ở đây là « thuộc địa » của Liên Xô. Trong thực tế, mức sống ở đây cao hơn cả ở Nga. Điều tương tự như vậy cũng đúng với Georgie. Các nước này trong Liên Xô cũ được độc quyền về các thị trường hàng hóa tiêu dùng và công nghiệp nhẹ (nước hoa, rượu vang, hoa quả, dịch vụ du lịch). Vì thế một chuyện độc nhất vô nhị trên thế giới đã xẩy ra, đó là chính quốc (trong Liên Xô) là Nga có đời sống thấp hơn thuộc quốc. Điều không bao giờ xẩy ra với một đế quốc của phương Tây dù là Mỹ, Pháp hay Anh.
Như vậy khi độc lập, các nước này sẽ viết lịch sử của mình như thế nào ? cũng như thời gian ở trong Liên Xô được đánh giá ra sao ?
Hiện tại lịch sử các nước này nhấn mạnh tới hòa ước Đức-Liên Xô 1940. Đây là thỏa hiệp của Liên Xô với Đức phát xít vào thời điểm mà Liên Xô tìm một liên minh với các nước Anh-Pháp không được. Với hiệp ước này, Liên Xô h vọng sẽ tránh được chiến tranh với Đức Phát xít, vì việc Đức chiếm Tiệp khắc được coi như các nước « dân chủ » phương Tây đang tìm cách đẩy Đức đánh nhau với Liên Xô.
Cũng chính vì thế, hiện tại chính sử của các nước này, đặt Liên Xô và Đức phát xít ngang hàng nhau, và không coi việc đánh bại Đức phát xít là tiến bộ của thế giới.
Điều này cũng hoàn toàn phù hợp với chính sử của các nước phương Tây, chủ yếu là Mỹ. Hiện tại ở phương Tây vai trò của Hồng quân và Liên Xô bị đưa vào quên lãng, và người ta chỉ còn biết tới việc Mỹ đổ bộ vào Tây Âu mà thôi. Trong khi đó, vai trò quyết định của cuộc chiến là Liên Xô, và mặc dù cùng liên minh chống Đức phát xít, Mỹ - Anh lợi dụng Liên Xô là chính, chần chừ cho tới năm 1944, khi Đức thua đã rõ ràng (ngay cả khi họ không tham gia), thì hai nước bày mới xông vào dành phần.
Hiện tại một câu chuyện khác cũng được thổi phồng lên, đó là viện trợ của Mỹ cho Liên Xô trong chiến tranh. Theo như media phương Tây, nhờ có xe cơ giới mà Mỹ viện trợ, Liên Xô mới tiến quân được nhanh hơn. Nhưng điều này không được khẳng định bằng thực tế.
Khi chiến tranh kết thúc, Mỹ cũng ký riêng rẽ với Đức hiệp định đầu hàng trước một ngày (8/05). Vì thế kỷ niệm kết thúc đại chiến ở phương Tây khác ở Nga (9/5).
Tóm lại những gì không xẩy ra trong thực tế đã được phương Tây viết lại lịch sử, thổi phồng, mà nó cũng tính toán rất chi ly tường tiểu tiết nhỏ, để viết lịch sử không đúng với sự thật nhưng đúng với quyền lợi và sự tự xưng vai trò của nó.
Trở lại với các nước Baltic. Sau khi Liên Xô tan rã, thì bộ phận Elite nắm quyền ở đây được « thay máu » bởi các dân nước này di cư sang Mỹ và Tây Âu. Thể loại Elite này « tâm phục khẩu phục » phương Tây (chủ yếu là Mỹ) vì quyền lợi cá nhân của nó gắn liền với các nước này. Tất nhiên không chỉ có Elite này không, mà có cả các lực lượng chống Liên Xô ở trong nước nữa. Nhưng nhóm này thường liên quan tới Đức phát xít, tức là Nazi, chính vì là Nazi nên mới bị « xử lý » thời Liên Xô, và từ đó có tinh thần chống đối. Trong thực tế Nazi với các nước « dân chủ » phương Tây không quan trọng. Ngay ở Đức sau đại chiến, các lực lượng Nazi này đều được Mỹ sử dụng lại để chống cộng.
Ngoắt nghéo của lịch sử đã khiến Nazi lại trở thành .. dân tộc chủ nghĩa hiện tại. Ở trong những nước Baltic, Georgie, hay ở các cộng hòa của Liên Xô cũ, người dân không có tinh thần chống Nga, hay phủ nhận Liên Xô. Thậm chí Liên Xô còn là một thời kỳ đẹp. Nhưng những kẻ cầm chịch quyền lực, media, nhu cầu « xây dựng dân tộc » đã dựng lên một lịch sử hoàn toàn khác dựa trên quan niệm của phương Tây và Elite phương Tây tạo ra.
Chính vì thế chủ nghĩa dân tộc ở các nước thuộc Liên Xô cũ không liên quan gì tới cuộc đấu tranh dành độc lập của các thuộc địa phương Tây cũ, ví dụ như VN. Hãy tưởng tượng nếu ở Vn thời pháp thuộc mà người Việt sống sướng hơn người Pháp, ở Hà nội sống sướng hơn Paris.. thì mọi chuyện sẽ ra sao.
Việc biến Nga thành một con ngáo ộp ở Đông Âu thực ra liên quan nhiều tới quan hệ với Mỹ, Anh, EU hơn là Nga là con ngáo ộp thật. Trong việc dựng ngáo ộp này, Mỹ Anh là lực lượng tích cực nhất. Bời vì đây cũng là cách làm suy yếu EU.
Hiện tại, ở trong EU có một xu hương muốn tăng cường sức mạnh của mình. Nhưng điều này Mỹ - Anh tìm mọi cách ngăn cản. Vì bị Anh-Mỹ ngăn cản, nên EU không có sức mạnh cứng đủ để bảo vệ các thành viên của mình. Từ đó dẫn tới việc .. nhờ cậy Mỹ.
Câu chuyện ở Lettonia vừa rồi, với việc nước này đơn phương cấm quá cảnh Nga chính là thể hiện của vấn đề này. tại sao ? bởi với cuộc chiến ở UK, tất nhiên các nước này muốn an ninh được bảo đảm hơn. Việc các nước này nằm trong EU thực ra đã đủ, vì Nga không có xung đột với EU. EU là bạn hàng của Nga, và chính việc Nga bán dầu khí bằng đồng euros đã giúp củng cố vị thế quốc tế của đồng tiên này. Nhưng các nước nay không tin EU (do đặc tính Elite mại bản của nó) cũng như bản thân EU cũng bị Mỹ ngăn cản về mặt quốc phòng để làm việc này. Chính vì thế các nước này phải tìm cách gây sự với Nga.
Cái lô gic của câu chuyện này không khác gì lắm việc Pôn pốt – Yêng Xa ri tấn công VN vào thập niên 70, ngay sau 1975. Vì bản thân Khơ me đỏ bị nhồi nhét bệnh hoạn « căm thù VN » do ảnh hưởng của lịch sử Đông Dương viết kiểu thực dân Pháp, do được TQ chống lưng, do tập đoàn Pôn pốt – Yêng Xa ri nắm quyền muốn tiêu diệt những lực lượng kháng chiến Khơ me gần gũi với VN thanh trừng nội bộ.
Hiện tại đang có cuộc họp G7 ở Đức. Trong đó nước hăng hái muốn chiến tranh ở UK kéo dài nhất là Anh. Hiển nhiên nước này được lợi đơn lợi kép, vì Anh có dầu khí khí đốt, không phụ thuộc vào lúa mỳ Nga, UK. Nước này lại đang mâu thuẫn với EU vì những vấn đề hậu Brexit.
Phó Thường Nhân
Bổ xung một chút cho phân tích của tôi ở trên. Ở trên tôi nói Letonie phải gây sự với Nga để lôi kéo sự chú ý của Mỹ (không loại trừ là Mỹ đã thầy dùi đằng sau rồi) để từ đó mà giơ cái con bài NATO lên.
Vấn đề là tại sao EU bị Mỹ - Anh ép thế mà nó không đảo chiều quan hệ với Nga. Bởi trong thực tế, nếu Nga bị đánh sụp thì EU cũng có lợi, có lợi hơn là về phe với Nga chống Mỹ, hơn thế nữa về mặt tâm lý, lịch sử văn hóa, Tây Âu vẫn gắn với Mỹ hơn. Một điều quan trọng không kém, đó là nước có thực lực về kinh tế nhất ở EU là Đức, thực ra là một nước bị Mỹ chiếm đóng. Căn cứ quân sự của Mỹ ở Đức rất nhiều. Và tôi không chắc là chính phủ Đức kiểm soát được tất cả các liên hệ tiềm ẩn của nhà nước cứng Đức với Mỹ.
Chỉ có Pháp là độc lập hơn cả, cũng chính vì thế Pháp là nước tích cực nhất trong việc muốn tạo ra một lực lượng quân sự EU. Nhưng mình Pháp cũng không làm được nếu không có Đức rồi Ý, Tây Ban Nha tham gia.
Vào giai đoạn tổng thống Pháp là Jacques Chirac, Thủ tướng Đức là Gerhard Schroder đã có một liên minh giữa ba nước Pháp-Đức-Nga phản đối cuộc chiến tranh mà Mỹ muốn làm ở I rắc. Nhưng liên minh này không ngăn cản được Mỹ.
Tóm lại, trong cuộc chiến UK-Nga này, thì EU cũng là một bên thiệt hại, nó sẽ dẫn EU phụ thuộc vào Mỹ hơn.
Còn sự giúp đỡ của Anh-Mỹ thì không phải là sự giúp đỡ để giành chiến thắng, mà là kiểu giúp đỡ để « nghêu sò đánh nhau » để cuối cùng ngư ông ăn cả sò và nghêu.
Trong cuộc chiến tranh này, cả hai phía đều có sự đánh giá không chuẩn về nhau. Về phía Nga, Nga có lẽ đã coi thường UK, tưởng rằng có thể đánh nhanh thắng nhanh. Ngược lại phía Mỹ và phương Tây cũng tưởng tượng rằng khi ra đòn chiến tranh kinh tế, thì cũng « đánh nhanh thắng nhanh » Nga gục ngã tức khắc. Đây có lẽ là niềm tin của Elite UK
langtubachkhoa
Bác Phó
Tôi không nghĩ là Nga coi thường UKraine, cho la có thể đánh nhanh thắng nhanh, cái này là media phương tây nói.
Thực tế cho thấy Nga có 2 kịch bản: một là có thể thoả hiệp được sớm với Nga để đừng, hai là kịch bản phải đánh lâu dài.
Nga đã suýt đạt được kịch bản một nếu như Mỹ Anh không can thiệp kịp thời, nên Nga chuyển sang kịch bản hai. Nhìn hành động thì có thể thấy Nga có sự chuẩn bị cho kịch bản hai chứ không phải lúc đó mới đối phó. Ngay lối đánh của Nga trên chiến trường ở giai đoạn 2 cũng co thấy điều đó, Nga không cần thắng gấp, đánh từ từ, dùng tổ hợp pháo + UAV để giã nát hệ thống phòng ngự Ukraine rồi thì bộ binh và xe tăng mới tiến, kết hợp kiểm soát đường không và dùng tên lửa hành trình đánh phá huỷ các cơ sở hạ tầng quân sự, tiếp viện, của Ukraine.
Lối đánh này không gấp, tốn thời giờ nhưng cực kỳ khó chịu ức chế cho bên bị tấn công, và gây ra thiệt hại kinh hoàng gần như không thể khắc phục cho họ.

EU cho rằng nếu Nga gục thì thu được lợi cho họ nhiều hơn là lợi ích có được khi cùng Nga chống lại áp lực Anh Mỹ. Nhưng nếu như không hạ được Nga mà EU cứ lao vào kiểu này thì cái hại cho EU nhận lấy lại lớn hơn cái lợi thu được, cả về kinh tế và chiến lược
Pages: [<<], [<], 1, 2, 3, [4], 5, 6, 7, [>], [>>]
Quán nước đầu làng Ven > Gặp Gỡ - Trao Đổi - Làm Quen > Thời Sự
Invision Power Board © 2001-2024 Invision Power Services, Inc.