Langven.com Forum

Full Version: Yanutkovitch Kẻ Bất Tài được Việc (tiep Theo)
Quán nước đầu làng Ven > Gặp Gỡ - Trao Đổi - Làm Quen > Thời Sự
Pages: [<<], [<], 44, 45, 46, [47], 48, 49, 50, [>], [>>]
Phó Thường Nhân
Bổ xung thêm những phân tích của tôi ở trên.
Trong vòng khoảng 5,6 năm trở lại đây về mắt chính trị, VN trở thành tâm điểm nổi bật. Tại sao điều đó lại xẩy ra được. Nó có nhiều lý do, tôi kể những lý do chính :
1- Về mặt văn hóa, nước VN vừa là nước Đông Á (thế giới Nho giáo), vừa là một nước ĐNA, vừa là một nước XHCN cũ. Do là tụ điểm của các mối quan hệ khác nhau, VN có rất nhiều mối quan hệ truyền thống với hầu hết các nền kinh tế chính trị lớn trên thế giới : Nga, TQ, Ấn, Nhật, Mỹ, EU, ..Điều mà ít nước trên thế giới có (ngoại trừ các nước phương Tây vốn có truyền thống xâm lược, chỗ nào nó cũng mò tới thì không nói làm gì)
2- Do sự phân cực sâu sắc trong nội tình nước Mỹ, là nước đứng đầu phương Tây, nên các « đồng minh » của Mỹ ở châu Á được « thả lỏng » hơn, dẫn tới việc họ hướng về châu Á hơn.
3- Chính sách trung lập tích cực của VN
4- Các hành vi bành trướng của TQ, khiến VN càng phải tìm cách cân bằng lực lượng.
Trong thời kỳ này, là thời kỳ VN thể hiện tính Đông Á nhiều hơn, vì luận điểm ngoại giao trung lập tích cực của VN có gì đó đồng giao với chính quyền Hàn và Nhật bản. Hàn thì muốn tìm một cửa thống nhất đất nước, hay quan hệ tốt với Triều Tiên. Còn Nhật thì muốn có sân chơi riêng. VN đều giúp họ làm điều đó, như hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Triều ở Hà nội, cũng như việc bất chấp Mỹ không tham gia, khối kinh tế CPPPT vẫn ra đời.
VN cũng thành công trong việc quan hệ chặt chẽ hơn với EU, cụ thể là hiệp định FTA ký với EU.
Quan hệ với Nga cũng được chốt qua một FTA với cộng đồng kinh tế Á-Âu, và quan hệ với TQ cũng được chốt bằng RCEP, là khối kinh tế mà TQ chủ trương.
Những quan hệ đó đã khiến VN xa rời ĐNA hơn, thậm chí có lúc ở vào dạng thiểu số, do những khối kinh tế VN tham gia không bao trùm cả các nước ĐNA, và việc quan hệ Mỹ-VN tăng cường không phải là xu hướng chủ đạo ở ĐNA. Điều này không phải vì VN trở thành thân thiết hơn với Mỹ so với quan hệ của các nước ĐNA khác với Oa sinh tơn, mà đơn giản là VN « đuổi theo », vì ĐNA luôn có quan hệ với Mỹ từ trước, nhưng cửa mà họ có thể chơi với Mỹ đã hết, nên họ muốn quan hệ với TQ hơn. Ngược lại, VN là nước cuối cùng ở ĐNA mà Mỹ còn có dư địa. Ví dụ, quan hệ giữa Mỹ và Thái có gốc rễ hơn, hơn quan hệ Mỹ-Việt, nhưng dư địa đã hết, công thêm với việc Mỹ can thiệp vào nội chính của nó, nên quan hệ hai bên lạnh nhạt đi. VN bị TQ ép cũng là cái cớ để Mỹ quay trở lại quyết liệt hơn ở đây (vì quyền lợi của Mỹ, còn việc cân bằng với TQ là khách quan). Một điều đáng chú ý nữa, đó là thị phần quan hệ ASEAN (ĐNA) với Mỹ về kinh tế VN đóng góp tới 2/3 toàn khối, nhưng không phải hoàn toàn do nội lực của mình, mà do phân công lao động quốc tế trong vùng Đông Á, với các tam giác Hàn-VN-Mỹ, Nhật-VN-Mỹ, Đài loan-VN-Mỹ,TQ-VN-Mỹ, hay tay bốn Hàn-TQ-VN-Mỹ, Đài loan-TQ-VN-Mỹ… v..v..
Hiện nay, với chính quyền Biden, thì có lẽ quan hệ chính trị với Đông Á (Hàn, Nhật) sẽ nhạt đi, vì những nước này sẽ bị xích vào Mỹ, còn Mỹ (và lề trái) không kéo Vn thành UK được, thì sẽ lại giở những chiêu bài tạo xã hội dân sự đểu để kiếm chuyện. Nhưng chuyện này cũng không có gì là lạ, vì ở Mỹ nếu là đảng dân chủ thì nó sẽ giơ chiêu « dân chủ, nhân quyền », nếu là đảng cộng hòa thì nó sẽ giơ chiêu « tự do tôn giáo ». Mục đích chung là tạo lập ra những lực lượng chia rẽ xã hội, từ đó gây sức ép.
Đây chính là lúc VN nên đẩy mạnh quan hệ với ĐNA, và với các nước khác theo chiều Nam-Nam (Ấn độ, Thổ, Ai cập,I ran, châu Mỹ la tinh, châu Phi, ..) . Còn với các nước phương Tây hay Đông Á, thì tùy theo cơ hội có được mà tiếp cận, ngược lại nên dành thời gian để « tiêu hóa », sử dụng hiệu quả những hiệp ước đã có với họ. Quan hệ chính trị nhạt đi (không phải do mình), cũng không có nghĩa là quan hệ kinh tế giảm, mà có thể nó đi vào chiều sâu.
Cũng không nên bỏ quan hệ với Nga, TQ, mà nên dần dần thâm nhập vào hệ thống hai nước này tạo ra về tài chính. Cuộc chiến tranh Nga-UK đã chỉ rõ, phương Tây sử dụng sức mạnh tài chính để cướp bóc như thế nào. Nếu có quan hệ Nhân dân tệ-VND, Rúp-VND, Rupi(Ấn)-VND .. thì đều tốt cả.
Cách đây mấy năm, lúc qua Hàn quốc chơi, tôi để ý thấy vào siêu thị của nó, người TQ sang mua đồ rất đông. Thậm chí sang mua rồi về ngay, vì thế cái siêu thị tôi mua đồ, nó chấp nhận Visa, Master, rồi cả Union Pay (tức là hệ thống thanh toán TQ), không những thế nó có cả dịch vụ giảm thuế như kiểu ở sân bay, rồi đóng đồ vào thùng. Có nghĩa là người TQ sang đó, mua đồ rồi lên máy bay về ngay trong vòng một ngày.
Thằng Hàn quốc bị buộc chân vào Mỹ như thế mà còn làm, sao VN không làm. Càng mở rộng quan hệ càng tốt.

langtubachkhoa
Nga phóng tên lửa Kalibr từ tận biển Caspi vào Ukraine

Nga liên tiếp bắn tên lửa từ biển vào Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga hôm nay (20/3) xác nhận đã phóng tên lửa hành trình từ các tàu trên Biển Đen và Biển Caspi, đồng thời phóng tên lửa siêu vượt âm từ Crưm vào các mục tiêu ở Ukraine

Hãng thông tấn Reuters, dẫn lời người phát ngôn Bộ Quốc phòng Nga Igor Konashenkov cho biết nước này đã tiến hành nhiều cuộc không kích nhằm vào cơ sở hạ tầng quân sự của Ukraine vào đêm 19 và rạng sáng 20/3.

“Tên lửa hành trình Kalibr đã được phóng từ vùng biển Biển Đen vào nhà máy Nizhyn, nơi sửa chữa các phương tiện bọc thép của Ukraine bị hư hại trong giao tranh", tướng Konashenkov tuyên bố.

Bên cạnh đó, Nga đã phóng tên lửa hành trình Kalibr từ Biển Caspi cùng tên lửa siêu vượt âm Kinzhal (tiếng Nga có nghĩa là "dao găm") từ không phận trên đảo Crưm để phá hủy một cơ sở lưu trữ nhiên liệu do quân đội Ukraine sử dụng.

Nga cũng nhắm mục tiêu vào một trung tâm hậu cần của Ukraine ở thành phố Ovruch thuộc tỉnh Zhitomir bằng tên lửa chính xác cao. Đây được cho là nơi đồn trú của các quân nhân Ukraine cùng lực lượng tình nguyện nước ngoài tới tham chiến ở Ukraine.

Trước đó, Bộ Quốc phòng Nga hôm 18/3 thông báo nước này đã lần đầu sử dụng tên lửa siêu vượt âm Kinzhal để tấn công một kho chứa vũ khí ở làng Deliatyn thuộc tỉnh Ivano-Frankivsk, phía tây Ukraine. Moscow từng tuyên bố vũ khí siêu vượt âm này có tốc độ di chuyển nhanh gấp 10 lần tốc độ âm thanh.

Kể từ khi mở chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine hôm 24/2, Nga chủ yếu nhắm mục tiêu vào các khu vực ở phía bắc, nam và đông Ukraine. Tuy nhiên từ tuần trước, Nga bắt đầu chuyển hướng sang các mục tiêu ở tây Ukraine, nằm gần biên giới với Ba Lan.

Sau hơn 3 tuần chiến sự, Nga đã kiểm soát tỉnh Kherson, trong khi tiếp tục đẩy mạnh chiến dịch bao vây nhiều thành phố lớn khác ở Ukraine, trong đó có thủ đô Kiev cùng thành phố Kharkiv ở phía bắc và thành phố cảng Mariupol ở phía nam.

https://vietnamnet.vn/vn/the-gioi/nga-tiep-...ine-824196.html
langtubachkhoa
Ngày 21/3 Nga sẽ mở hành lang nhân đạo cho quân đội Ukraine và lính đánh thuê tại Mariupol nếu họ không mang vũ khí, đảm bảo tính mạng. Như vậy là Mariupol không chỉ có Azov mà còn cả quân đội và lính đánh thuê Ukraine
langtubachkhoa
Phương Tây thì đang tìm cách săn tiền của các tài phiệt Nga để bù lỗ cho mình, còn báo Nga viết thế này. Đọc báo Nga thì thấy dân Nga có vẻ chẳng quan tâm chuyện tài phiệt Nga mất tiền ở nước ngoài thì phải

Quốc hữu hóa: "Poppy" và "Zara" sẽ sớm trở thành tiếng Nga

Phương Tây đang đếm hàng tỷ đô la mà họ sẽ mất ở Nga



Một cuộc chiến tranh kinh tế đã nổ ra chống lại Nga. Moscow buộc phải tự vệ trước các cuộc tấn công của phương Tây bằng những cách không hề tầm thường. Một trong số đó là việc quốc hữu hóa các công ty phương Tây chạy trốn khỏi Nga.

Việc tịch thu tài sản của các công ty phương Tây phản bội Nga đã được cả Thủ tướng Mikhail Mishustin và Tổng thống Vladimir Putin thông qua . Điều này có nghĩa là việc thông qua luật quốc hữu hóa chỉ còn là vấn đề thời gian.

Chúng ta có thể nói về tài sản trị giá hàng chục tỷ đô la. Điều này sẽ giúp ít nhất có thể bù đắp một phần thiệt hại từ việc đóng băng (và trên thực tế là tịch thu) kho dự trữ ngoại hối và vàng của Nga ở phương Tây.

Không phải quốc hữu hóa, mà là "kiểm soát bên ngoài"


Bạn sẽ không tìm thấy từ "quốc hữu hóa" trong bất kỳ tài liệu chính thức nào. Nó chỉ được sử dụng bởi các chính trị gia như cựu tổng thống Dmitry Medvedev hoặc một trong những nhà lãnh đạo nước Nga Thống nhất Andrei Turchak .



Từ quan điểm pháp lý, đó là về "quản lý bên ngoài" của các công ty nước ngoài đã rời khỏi Nga. Bản chất của các đề xuất là như sau. Nếu ban quản lý của bất kỳ công ty nào, hơn 25% trong số đó thuộc sở hữu của người nước ngoài, quyết định chấm dứt hoạt động “không hợp lý”, thì công ty đó nên được chuyển giao dưới sự kiểm soát của chính quyền lâm thời.

Việc chấm dứt hoạt động “không hợp lý” có nghĩa là gì cũng được nêu trong dự thảo luật. Đây là bất kỳ thông báo công khai nào về việc rời khỏi Nga mà không đưa ra lời biện minh về kinh tế.

Trên thực tế, điều này có nghĩa là các nhà quản lý do nhà nước bổ nhiệm sẽ được trao toàn quyền quản lý các công ty.

Rốt cuộc, các nhà quản lý bên ngoài sẽ được bổ nhiệm từ Cơ quan Bảo hiểm tiền gửi DIA) hoặc công ty phát triển nhà nước VEB.RF, tùy thuộc vào việc công ty có phải là một tổ chức tài chính hay không. Các nhà quản lý sẽ được cấp quyền truy cập không giới hạn vào công ty, bao gồm cả các bí mật thương mại.


Các công ty nước ngoài có thể được đặt dưới sự quản lý bên ngoài trong tối đa sáu tháng. Trong thời gian này, quá trình kết thúc các hoạt động của họ ở Nga có thể bị đảo ngược. Để làm được điều này, các cổ đông sở hữu hơn 50% cổ phần của công ty có thể đệ đơn lên tòa án để loại bỏ quyền quản lý bên ngoài hoặc bán cổ phần của họ cho "chủ sở hữu mới phù hợp."

“Lòng vị tha” của các thương hiệu phương Tây sẽ tồn tại được bao lâu?

Sau ngày 24 tháng 2, hàng chục công ty vừa và lớn đã thông báo ngừng hoạt động tại Nga. Có thể kể đến những gã khổng lồ công nghệ như Apple, Oracle, Microsoft, IBM và nhà cung cấp dịch vụ Internet Cogent Communications, các nhà sản xuất hàng tiêu dùng lớn như Unilever, chuỗi cửa hàng thức ăn nhanh Starbucks và McDonald's, và các công ty quần áo H&M, Inditex và Uniqlo., Nhà bán lẻ Tây Ban Nha Industria de Diseno. Textil SA (Inditex), bao gồm các thương hiệu đại chúng Zara, Bershka, Pull & Bear, Oysho, Massimo Dutti.

Các công ty rời khỏi Nga đang tính toán xem họ có thể mất bao nhiêu tài sản. Ví dụ, Mercedes-Benz định giá tài sản của mình ở Nga là 2,2 tỷ USD, nhà sản xuất ô tô cao cấp của Đức cho biết.

Đó là lý do tại sao các công ty phương Tây từ quan điểm kinh tế trở nên dễ dàng hơn khi tiếp tục hoạt động ở Nga. Rốt cuộc, ngay cả khi bạn muốn bán doanh nghiệp của mình ngay bây giờ, điều đó gần như là không thể, với tình trạng khủng hoảng của nền kinh tế Nga.

Văn phòng Tổng công tố của Nga đã giải thích rằng "sự quản lý bên ngoài" là cần thiết để bảo vệ những người lao động bị ảnh hưởng bởi việc đóng cửa nhà máy. Chỉ riêng chuỗi cửa hàng thức ăn nhanh McDonald's của Mỹ đã sử dụng 62.000 nhân viên tại Nga. Và mặc dù các công ty tiếp tục trả tiền bồi thường cho nhân viên Nga, nhưng không rõ điều này sẽ kéo dài bao lâu.

Goykhman: Người cho thuê phương Tây sẽ được thay thế bằng người Thổ Nhĩ Kỳ và Trung Quốc

Ấn phẩm kinh doanh IntelliNews giải thích cách thức hoạt động của công cụ kinh tế mới. Chi nhánh ở Nga của công ty hiện tại được thanh lý như một phần của thủ tục phá sản, và sau đó một tổ chức mới được thành lập bằng cách sử dụng tài sản của nó. Cổ phiếu của các công ty mới sẽ được đưa ra đấu giá, ưu tiên cho những người chơi có tên tuổi trong ngành. Các chủ sở hữu mới sẽ được yêu cầu giữ lại ít nhất 2/3 lực lượng lao động.

Không chỉ các nhà máy, mà cả khách sạn, trung tâm thương mại, trung tâm mua sắm cũng sẽ tuân theo luật mới… Ví dụ, chỉ có ở (Saint Peterbourg) thậm chí có thể là một cứu cánh.

- Đối với bất động sản thương mại, tình hình kinh tế hiện nay tiềm ẩn nguy cơ giảm cầu, giảm doanh thu. Hoạt động kinh doanh khách sạn đang chịu ảnh hưởng từ việc các chuyến bay thẳng giữa Nga và các nước phương Tây gần như đóng cửa hoàn toàn, do lượng khách du lịch giảm mạnh. Mark Goykhman, nhà phân tích trưởng của công ty tài chính TeleTrade , cho biết không chỉ người nước ngoài, mà cả người trong nước, những người sẽ cảm thấy thu nhập giảm trong bối cảnh giá cả tăng cao, bao gồm cả các kỳ nghỉ .

Theo Goykhman, bất động sản thương mại (đặc biệt là ở các thành phố lớn) đang phải đối mặt với sự ra đi của nhiều người thuê. “Hơn nữa, đây không chỉ là các công ty nước ngoài đã ngừng kinh doanh tại Nga, mà còn là các công ty Nga phụ thuộc vào họ - các đại lý, nhà nhập khẩu, nhà vận chuyển,” chuyên gia này nói.

Goykhman tự tin rằng một phần của không gian thương mại sẽ dần được thay thế bởi các công ty mới sẽ thâm nhập vào các hốc này. Hơn nữa, đây có thể là các công ty không chỉ từ Nga, mà còn từ Thổ Nhĩ Kỳ, Trung Quốc, Ấn Độ.

Nationalization: "Poppy" and "Zara" will soon become Russian

Национализация: «Мак» и «Зара» скоро станут русскими

https://svpressa.ru/economy/article/328607/
langtubachkhoa
Một bạn ở Nga nói thế này trên OF

Việc này chính xác đấy bác. Ví dụ như Macdonald. Hiên nay rất nhiều đồng nghiệp của tôi trong hiệp hội nhà hàng ks đang nhăm nhe để được lấy lại chỗ nếu Macdonald bỏ đi. Thứ nhất là nó có nhiều địa điểm có vị trí đẹp, thứ 2 là để xây dựng một quán như thế mất ít nhất 1 triệu usd và cao nhất là 2 triệu. Vì vậy có rất nhiều người đang thèm khát. Nhưng tôi nghĩ họ ( Macdonald) sẽ không bỏ miếng bánh thị phần này đâu. Hiện mới tuyên bố tạm đóng 1.5 tháng.
langtubachkhoa
Thay FB cua ban Bao Anh Thai co viet the nay

Việc tổng thống Zelensky cấm 11 đảng chính trị đối lập hoạt động cho tới hết thời gian thiết quân luật (hết chiến tranh) mà không hề có bằng chứng nào về việc các đảng này gây hại cho Ukraine cho thấy ông đang lo rằng các đảng này có thể lập lập ra một chính quyền mới thay thế ông để đàm phán với Nga.
Điều này cho thấy, bất chấp những tuyên bố về chiến thắng quân Nga gần đây, các mâu thuẫn chính trị giữa các đảng phái của Ukraine đã phát triển lên một bậc mới khi các công cụ tư pháp của nền dân chủ bị bỏ qua một bên. Việc ngăn chặn hoạt động của 11 đảng đối lập cũng có nghĩa là ngăn chặn tiếng nói của các cử tri ủng hộ họ. Các rạn nứt trong lòng Ukraine đang càng ngày càng lộ rõ!



Việc chỉ huy và binh sỹ binh đoàn Azov bị bao vây tại Mariupol bởi quân Nga quay video đưa lên mạng xã hội kêu gọi chính phủ Ukraine cứu viện và kêu gọi nhân dân gây sức ép lên chính phủ để làm việc đó cho thấy cuộc khủng hoảng về lãnh đạo chiến tranh của chính quyền Ukraine đã lên cấp độ mới.
Điều thấy rõ ngay lập tức là 15 ngàn quân Azov đang ở tình thế tuyệt vọng, tuyệt vọng tới mức họ dùng mạng xã hội để yêu cầu cứu viện.
Điểm thứ hai đáng chú ý là họ không dùng các kênh bảo mật của mình để kêu gọi bộ quốc phòng Ukraine cứu viện. Họ đề nghị thẳng lên chính phủ. Và hơn nữa, họ đề nghị nhân dân gây sức ép lên chính phủ để gửi quân tiếp viện. Điều này có nghĩa là hệ thống lãnh đạo của quân đội Ukraine và thậm chí hệ thống lãnh đạo của chính phủ với Azov đã sụp đổ. Chỉ khi hệ thống đó không còn ý nghĩa nữa thì những người lính bị vây mới kêu gọi trực tiếp tới người dân để giải cứu mình.
Azov được coi là lực lượng được trang bị tốt nhất, nhiệt huyết nhất trong cuộc chiến với 2 nước cộng hòa tự xưng trong 8 năm qua. Tuy nhiên việc họ ngồi yên cố thủ trong các vị trí kiên cố của mình bất chấp việc: (i) vị trí của họ ở cực Đông của Ukraine, dễ bị hợp vây nhất và (ii) việc bao vây họ được phía Nga thể hiện rất lộ liễu từ ngay ngày đầu chiến tranh - cho thấy rõ là họ thà bị vây chứ không dám rút lui (vì khi rút lui, họ sẽ là mồi ngon cho không quân Nga.
Rõ ràng là người Nga đang làm theo chiến thuật của những người thợ săn da đỏ - họ từ từ nhưng liên tục dồn bầy thú vào một cái túi, và sau khi vây chặt thì cái vùng đó sẽ trở thành một killing zone. Cuộc chiến tại Mariupol đang đến hồi kết thúc - và sẽ là một kết thúc đẫm máu.
langtubachkhoa
Nga bắn tên lửa vào 1 trung tâm thương mại ở Kiev (nghe tiếng nổ thì có vẻ là kho đạn bị nổ), nhìn cái trung tâm mua sắm này sụp gần như hoàn toàn mà các tòa nhà xung quanh gần đấy ít ảnh hưởng, thì cho thấy là bắn chính xác. Phương tây lúc nào cũng tỏ ra nghi ngờ sự chính xác của vũ khí Nga, khị khị

Pháp, các nước Baltic đòi không mua dầu Nga nữa, Đức thì bảo từ từ vì giá năng lượng đang lên cao. Ha ha, cuộc xung đột này Đức thiệt hại trầm trọng. Đây là thất bại trong 16 năm cầm quyền của Đức dưới thời Merkel về chính sách đối ngoại
Phó Thường Nhân
Đọc báo VN thấy nói tình trạng của các doanh nghiệp Vn bên Nga khá bi đát, vì với giá rúp mất giá một nửa, thì việc nhập hàng tính bằng đô, euro không còn lãi nữa (muốn lãi thì trước đây phải lãi ròng hơn 50%), vì đồng rúp đã mất giá một nửa. Tương tự như vậy, cũng theo báo VN, doanh nghiệp Vn nhập lúa mì từ Nga cũng bị kẹt, vì phải sử dụng đồng đô trong trao đổi. Không kể do Mỹ hù dọa, các doanh nghiệp cũng thận trọng, vì Nga chỉ là một khách hàng, cũng không phải là khách hàng to, nên họ phải dãn ra.
Trog thực tế, trừng phạt của Mỹ nhằm vào những doanh nghiệp sử dụng hệ thống tín dụng thông thường (tức là hệ thống tài chính do Mỹ chỉ huy, nhưng ta cứ tưởng nó nghiễm nhiên là thế, cũng như nghiễm nhiên tin tưởng vào đồng đô), nếu không dùng đồng đô, hay euro, thì các biện pháp trừng phạt của Mỹ và phương Tây không có tác dụng. Vấn đề chính là Nga không phải là khách hàng duy nhất.
Như vậy một cách làm có thể là các doanh nghiệp người Việt ở bên Nga, vì tất nhiên thị trường Nga với họ là chính, duy nhất, ví dụ những người cùng chung thuê cái DOM, hay chợ Vn ở Mạc tư khoa, nên tổ chức lại thành một cái hợp tác xã tự nguyện (dùng từ tài chính thì là một cái holding), rồi mở một chi nhánh ở VN. Bằng cách đó họ có thể mua lúa mì bằng rúp, xuất sang VN, bán lấy VND, rồi dùng VND mua hàng hóa gửi lại sang Mạc tư khoa bán. Hàng hóa vận chuyển có thể dùng các hãng vận tải biển VN, hoặc gửi qua đường tầu hỏa qua TQ. Và vì TQ vẫn có quan hệ bình thường với Nga, ta có thể trả bằng nhân dân tệ.
Thực ra nếu có ngân hàng VN có hiệp ước SWAP với một ngân hàng Nga thì tiện hơn.
Đồng rúp mất giá, bởi vì các biên pháp chính trị, chứ nó không phản ánh thực chất kinh tế Nga, bởi giá trị một đồng tiền so với một đồng tiền khác, thực ra là thỏa thuận giữa các ngân hàng với nhau tạo ra. Mỗi đồng tiền cũng như một loại hàng hóa. Nếu ít người mua để trao đổi thì giá nó sẽ giảm (tức là đồng tiền mất giá), và bởi vì hiện tại không có nước nào không có trao đổi thương mại, nên khi đồng tiền mất giá sẽ ảnh hưởng tới mức sống (do tác động của nhập/xuất khẩu lên sản xuất và tiêu dùng).
Hiện tại bằng các biện pháp hù dọa, phương Tây và Mỹ đang muốn trút cái gánh nặng trừng phạt Nga vào các nước trong thế giới thứ 3. Giá dầu khí tăng một cách giả tạo (vì không mua của Nga, trong khi giá Nga bán thấp hơn giá phương Tây tới 30%), tương tự như vậy với vấn đề lương thực, vì Nga và UK là hai nước xuất khẩu lúa mỳ lớn nhất. Nga thì bị cấm, còn UK thì không thể xuất vì có chiến tranh, đồng thời không còn sở hữu các cảng để xuất khẩu (Marioupol chính là cảng xuất lúa mì chính của UK, vì nó là cửa ra của vùng Đôn bát, là vựa lúa mỳ của nước này.
VN mình ăn gạo, có nhập lúa mì nhưng không phải là loại lương thực sống còn về ăn ninh thực phẩm, ngược lại các nước châu Phi như Ai cập, An giê ri, .. sẽ rất khó khăn với giá phương Tây đưa ra, trong khi mua của Nga thì lại bị phương Tây trừng phạt hay đe dọa trừng phạt.
Theo như media phương Tây, thì như là cả thế giới đồng tình với họ, nhưng đấy là tuyên truyền đểu, do sự thống trị trên media thế giới của phương Tây tạo ra. Trong thực tế các nước ngoài phương Tây (bỏ TQ là nước đối kháng tiềm năng với phương Tây ra, không nói làm gì), thì không nước nào trong thực tế ủng hộ các biện pháp của phương Tây cả vì chúng đều có tác dụng tiêu cực tới kinh tế. Họ nếu có ủng hộ mồm là do bị mặc kẹt, bắt buộc. Việc Ấn độ là một nước được phương Tây ve vãn, có vấn đề với TQ nhưng không vì thế theo đuôi phương Tây chống Nga, đã nói lên rất nhiều điều này.
Cuộc chiến tranh hiện tại ở UK, không phải chỉ là cuộc chiến tranh giữa hai nước, mà thực ra là một cuộc chiến tranh của phương Tây, muốn « chấn chỉnh » lại toàn cầu hóa để chỉ cho họ có lợi, vì thế nó có mùi vị như một cuộc chiến tranh thuốc phiện 1842 (đây là cuộc chiến tranh giữa liên minh các nước phương Tây xâu xé đánh nhà Thanh, để được quyền bán thuốc phiện ở nước này với lý do .. quyền tự do thương mại), UK chỉ là một con bài trong thế trận đó.
Hôm qua tôi có nói VN trong tình hình mới nên để ý tới quan hệ với ASEAN và quan hệ NAM-NAM. Trong hai vùng này, thì quan hệ với ASEAN có lợi thế hơn cả, vì với các doanh nghiệp, cơ chế pháp luật ở ASEAN tương đối rõ ràng, VN lại có vai trò chính trị như một thành viên ở trong khối, nên sự bấp bênh trong trao đổi do cái khung pháp luật yếu ít chịu tác động hơn.
Ngược lại khi quan hệ với các nước theo chiều Nam-Nam (đặc biệt với châu Phi, Bắc phi) thì vấn đề khung pháp luật rất quan trọng, vì nó bấp bênh. Gần đây, thấy trên báo Vn đưa tin VN xuất hàng sang Ma rốc bị lừa, mất hàng. Phải hiểu rằng họ cũng là những nước đang phát triển, cho nên các kiểu giấy tờ giả mạo, các mánh khóe lừa lọc (ví dụ kiểu công ty ma) không ít.
Để khắc chế được nhực điểm ấy, thì các doanh nghiệp VN phải liên minh đoàn kết với nhau, trao đổi thông tin với nhau, đừng có tìm cách khôn lỏi, đánh quả, « giữ miếng », tiếp cận theo kiểu lẻ tẻ, mạnh ai nấy vô.
Nhưng cùng một lúc, mỗi doanh nghiệp cũng muốn giữ thủ thuật của mình. Vậy phải làm thế nào, để vừa chia sẻ được thông tin, tránh bị lừa mà lại giữ được « bản sắc doanh nghiệp riêng ».
Có một cách mà bọn Pháp đã sử dụng. Đó là nó lập ra một cơ chế bảo hiểm bắt buộc để xuất khẩu (Cofage), đấy là một cơ quan chức năng về bảo hiểm xuất khẩu, mà nhiệm vụ của nó là điều tra, thu thập thông tin về những đối tác bên kia, để cho các hãng xuất khẩu không mạnh ai nấy làm, tưởng giữ thông tin đánh được quả bở, để rồi bị lừa trắng tay, sạt nghiệp.

langtubachkhoa
Có 1 bạn làm phần mềm về nội thất, dạng phần mềm CAD/CAM, được Nga hỗ trợ. Cậu ấy bảo SWIFT chẳng ảnh hưởng gì, vì Ngân hàng VRB ở Việt Nam là ngân hàng con của VTB24 của Nga. Vì thế việc giao dịch là qua VND và Rub. Ở VN cũng có thể tiêu được thẻ ngân hàng MIR của Nga.
Có thể 1 số doanh nghiệp trao đổi qua USD sẽ bất lợi. Ngược lại, nếu ai đánh hàng từ Nga về VN sẽ có lợi, theo các bạn nói thì 1 số nhóm VN ở đó, ở Saint Peterbourg, Krasnodar đã làm rồi

Bây giờ tình hình đang căng thì chắc họ sẽ tém tém lại, sau này sẽ khác. Ngoài ra, không có đường chính ngạch sẽ có đường tiểu ngạch, thị trường không màu trắng thì màu xám. Giống Ukraine cấm mua hàng hoá, bánh kẹo Nga nhưng bánh kẹo Nga vẫn vào Ukraine bằng đủ mọi con đường, và không thể thống kê chính thức được


Các bạn ấy nói với người VN, không gì là không thể. Nghe cậu ấy bảo ngày xưa VN cũng nhờ họ làm việc để mua động cơ tàu chiến của Ukraine lắp lên Gépard của mình, do lúc đó Nga và Ukraine ngừng quan hệ. Bây giờ cái nhà máy đó ở Nikolaev đã bị Nga phá tan. Bọn Nga láu cá, sau khi chế tạo xong động cơ tàu thuỷ thì phá luôn cái này đi. Đây cũng là nỗi lo, vì Nga chỉ chế tạo động cơ cho các tàu chiến đóng mới của họ, còn các tàu chiến đã có thì vẫn xài động cơ Ukraine, chắc Nga cũng tự bảo trì được mà không cần Ukraine nên mới chơi trò này

---------------------------------------------------

Trong số này: Có những nghệ sỹ nổi tiếng như Igor Krutoy, Ani Lorak và Taisiya Povaliy


Igor Krutoy với bài Mẹ thân yêu của con (chiếc khăn thêu)
(@click here)

Taisiya Povaliy với Tình ca du mục
(@click here)

Ani Lorak với bài Triệu bông hồng
(@click here)


Ở Ukraine, đề xuất tước danh hiệu danh dự của các nghệ sĩ ủng hộ sự xâm lược của Nga



Ukraine muốn tước danh hiệu nghệ sĩ đã ủng hộ sự xâm lược của Nga hoặc đang giữ im lặng về danh hiệu danh dự.



Ủy ban Chính sách Thông tin và Nhân đạo của Verkhovna Rada đã đề nghị với Tổng thống về sáng kiến ​​tước bỏ các danh hiệu "Nhân dân" và "Nghệ sĩ được vinh danh của Ukraine" đối với một số nghệ sĩ.



Đặc biệt, chúng ta đang nói về những nghệ sĩ sau, hầu hết trong số họ là người Nga:



Mykola Baskov;
Vladimir Bortko;
Basil Gorell;
Philip Kirkorov;
Igor Kruty;
Caroline Cueck (Ani Lorak);
Svetlana Loboda;
Taisiya Povaliy.


"Vào thời điểm mà các nghệ sĩ Ukraine thực sự đang làm mọi thứ có thể để hỗ trợ nhà nước của chúng tôi (tình nguyện; nhiều nghệ sĩ thậm chí đã gia nhập Lực lượng vũ trang), một số tiếp tục bán nhân phẩm của mình vì những đồng rúp đẫm máu, phủ nhận hoặc im lặng trước chiến tranh và ủng hộ sự xâm lược chống lại Ukraine.



Những người này sẽ không có bất kỳ danh dự nào ở Ukraine không chỉ ở cấp độ con người, mà còn chính thức, " ủy ban cho biết.



Cần nhắc lại rằng họlovewar.com đã tạo ra một nền tảng ở Ukraine với danh sách các nghệ sĩ, blogger và chính trị gia ủng hộ cuộc chiến chống Ukraine.





In Ukraine, it is proposed to deprive the honorary titles of artists who supported the Russian aggression

В Україні пропонують позбавити почесних звань артистів, які підтримали російську агресію

https://life.pravda.com.ua/culture/2022/03/21/247909/
langtubachkhoa
Bác Phó, Mỹ không cấm các nước khác mua lúa mì Nga, thậm chí chính EU cũng vẫn sẵn sàng mua lúa mì Nga, chính Nga đã tạm cấm xuất khẩu lúa mì, sang ngay cả các nước CIS, tôi nghĩ đó là do Nga sợ hiện tượng đầu cơ dẫn đến lạm phát giả. Do rup mất giá nên bán ra ngoài lợi hơn, vì thế doanh nhân sẽ tìm cách bán ra ngoài thay vì bán trong nuớc dẫn đến lạm phát. Tuy cấm rồi nhưng vẫn có 1 số kẻ láu cá đầu cơ, om hàng lại chờ cơ hội xuất ra ngoài, nên vẫn có tăng giá giả tạo, nhưng không cao
Phương tây cứ tuyên truyền Nga hết hàng, thiếu đường, nhưng các bạn VN bên đó đi siêu thị up video, ảnh lên, khẳng định hàng hoá đầy rẫy, ngược lại, một số siêu thị Tây Ban Nha, Đức đã phải đặt quota về mua mì, dầu ăn rồi, một phần cũng là vì sợ đầu cơ. Nga cũng đặt quota mua đường vì sợ hiện tượng đầu cơ, và sợ ai cũng tranh mua do tâm lý hoảng sợ
Pages: [<<], [<], 44, 45, 46, [47], 48, 49, 50, [>], [>>]
Quán nước đầu làng Ven > Gặp Gỡ - Trao Đổi - Làm Quen > Thời Sự
Invision Power Board © 2001-2024 Invision Power Services, Inc.