Langven.com Forum

Full Version: Một Số Bài Viết Thú Vị Từ Facebook
Quán nước đầu làng Ven > Sáng Tác - Thảo Luận - Phổ biến kiến thức > CLB Văn Hoá - Lịch sử
Pages: [<<], [<], 6, 7, 8, [9], 10, 11, 12, [>], [>>]
Phó Thường Nhân
Như vậy vấn đề đặt ra là, có thật họ là một dạng « yêu nước kiểu khác » bị VM giết chết không. Ở trong một chủ đề khác, tôi có nói là, nếu bây giờ nhìn lại, thì việc xử tử Tạ Thu Thâu và Phan Văn Hùm là không cần thiết, vì họ chỉ là loại thùng rộng kêu to thôi. Nhưng vào thời điểm đó, tình hình trong Nam phức tạp tranh tối tranh sáng như thế, thì cũng rất khó xác định.
Có một lực lượng chống Pháp để giành độc lập và cũng chống Việt Minh không ? nói cách khác, có phải Việt Minh đã tiêu diệt các nhóm yêu nước khác không cùng đi với mình không ? Câu trả lời là hai lần KHÔNG. Không có một lực lượng chống Pháp giành độc lập mà không phải là Việt Minh, và cũng không phải Việt Minh thủ tiêu các nhóm yêu nước khác vì không theo mình.
Ngâm cứu nhóm troskisme thì người ta sẽ thấy ngay điều này. Bây giờ ta hãy phân tích một cách đặt giả thiết là nhóm Troskisme yêu nước thật, thì sách lược của họ có dẫn tới thành công không ? Câu trả lời là KHÔNG. Tại sao ? Bởi theo lý thuyết của Trosky, cách mạng chỉ có trong công nhân, nhưng số lượng công nhân ở VN rất mỏng. Công nhân gắn liền với thành thị. Dân thành thị ở VN rất ít, vào thời thuộc Pháp, số dân thành thị trên tổng dân số là dưới 5%. Thành thị cũng là nơi mà lực lượng của thực dân Pháp rất mạnh.Như vậy bám vào thanh thị thì chỉ có thua. Đây là điều lý giải tại sao Bác Hồ hoạt động cho quốc tế cộng sản ở Nga, nhưng khi về nước hoạt động, thì cách thức hoạt động gần với đảng CS TQ hơn. Chính vì thế cách mạng tháng 8 bắt đầu bằng khởi nghĩa toàn dân như cách mạng tháng mười, và kết thúc bằng đấu tranh vũ trang như cách mạng TQ.
Vào thời kháng chiến chống Pháp, chiến lược của cách mạng VN là lấy nông thôn bao vây thành thị, kháng chiến được chia theo ba giai đoạn : phòng ngự, cầm cự, phản công. Đến thời kháng chiến chống Mỹ, thì VN đã phát triển chiến lược này lên thành Ba mũi giáp công : quân sự chính trị, ngoại giao. Và hoạt động ở cả hai vùng : nông thôn, thành thị. Mặc dù vậy, phải tới khi Mỹ rút khỏi VN, thì mới giải phóng và giữ được thành phố đầu tiên là Phước Long vào năm 1974. Gọi là thành phố cho to chuyện, chứ đó chỉ là một thị xã.
Không kể như vậy, trong chiến tranh cách mạng cũng phải có đồng minh. Lúc đó đồng minh của cách mạng VN chỉ có thể là Liên Xô hay TQ. Nhưng chủ nghĩa Troskisme vốn chống cả hai. Vậy thì ông hoạt động thế nào. Không kể về mặt tổ chức, troskisme ở VN chỉ có mấy mống, vô tổ chức, vì « dân chủ tập trung » như một đảng Mác-Lê nin thì không chịu được, do họ chỉ là các thành phần trí thức tiểu tư sản. Như vậy Troskisme là đồng minh khách quan của thực dân Pháp ở VN. Hành động chống Pháp của ông chỉ có lợi cho Pháp (vì thế nó mới cho ông tồn tại thời thực dân).
Nhưng không thể có thế, hành động của Tạ Thu Thâu thực ra là chống lại Việt Minh,chứ không phải là « yêu nước phổi bò, bồng bột ». Lấy một hình ảnh này thì rõ ràng hơn. Hãy tượng tượng như một cuộc biểu tình. Bên kia cảnh sát sẵn sàng dùng súng bắn. Để chống lại, thì phải lập chiến lũy, nấp sau đó để tránh thương vong rồi tiến. Tự nhiên lại có ông hăng máu vịt, hô tướng lên rằng « chúng mày thế là hèn nhát hết », thế rồi băng băng chạy qua chiến lũy xông về phía cảnh sát. Mọi người đang hồi chờ xem « hành động cách mạng » này kết thúc ra sao, thì lại thấy nhân vật kia quay lại .. kích động người ta bỏ chiến lũy chạy ra để cho nó bắn. Hình ảnh này tương đối buồn cười, nhưng nó phản ánh thực tế quan niệm của tư duy Troskisme. Chính vì thế mà chính quyền Sài gòn ngày trước mới .. « tuyên dương công trạng » các nhân vật như Tạ Thu Thâu, Phan Văn Hùm, mặc dù các chính quyền này không liên quan gì cả. Và tất nhiên, cũng như đám cảnh sát kia, nó bắn làm gì, mà để cái « lòng yêu nước » này câu mồi.
Nói một chút về Phan văn Hùm. Cách đây ít lâu, tự nhiên tôi lại đọc một quyển sách của ông Nguyễn Duy Hinh, (không phải là tướng Hinh biển thủ tiền lính của quân đội miền Nam ngày trước), mà là một giáo sư ở đại học VN viết về Phật giáo. Ông ấy có lẽ là người duy nhất viết về phật giáo như một người nghiên cứu từ bên ngoài. Và có một quyển là bài giảng về triết học phật giáo cho sinh viên đại học tổng hợp VN bây giờ (cỡ cuối thập niên 90) tập hợp lại. Điều đặc biệt là ông ấy xây dựng bài giảng theo một quyển sách mà Phan Văn Hùm viết về phật giáo từ những năm 30, mà ông ấy nói là được một nhà sư ở chùa Bà Đá (Hà nội) cho ông ấy từ hồi năm 60. Tò mò , tôi cũng lên mạng tìm thử quyển sách này của ông Hùm, và tìm được. Cách tiếp cận của tác giả khá là hay, vì nó hệ thống hóa, chia từng tông phái đạo Phật ra theo các « cát » (categorie) của triết học ví dụ : hiện tượng, bản thể, giải thoát, .. (có 4 cát tất cả). Cách làm này không phải là cách tôi muốn « triết học hóa » đạo Phật, tức là dùng biện chứng của đạo Phật nhìn ra thế giới. Gần đây nữa, tức là bây giờ, tôi xem triết học Nhật của Nishida thì thấy hợp hơn nhiều, vì đúng là con đường tôi muốn sử dụng. Mặc dù thế, cũng cúi đầu cảm phục là có người đã làm thế đi trước, và lại là người VN.
Phó Thường Nhân
Bây giờ tôi sẽ nói về Staline. Bởi đã nói tới Trosky thì phải nói tới Staline, không kể có câu thơ của nhà thơ Tố Hữu làm khi Staline qua đời vào năm 1953, trong đó ông có viết “thương bố mẹ một thương ông (tức là Staline) thương mười” (tôi nhớ không chính xác) khiến lề trái (tức là tuyên truyền Sài gòn ngày xưa) còn lại nhải mãi đến tận cái bài viết ở trên. Vì thế cũng nên tìm hiểu phương Tây đánh giá Staline thế nào ? tại sao ?
Điều đầu tiên có thể khẳng định là ở phương Tây không có tài liệu khách quan về Staline, ngay cả các sách gọi là tư liệu lịch sử, vì đề tài Staline chuyên được sử dụng để tuyên truyền.Vì thế sách viết về Staline, đánh giá, phập phồng tuy theo nhu cầu thời sự chính trị phương Tây. Ví dụ, trong giai đoạn 20,30 của thế kỷ trước thì đả kích thậm tệ, đỉnh cao là vào lúc Liên Xô ký hiệp ước với nước Đức Quốc xã vào năm 1940. Đến năm 1945 thì lại được đánh giá cao. Khi chiến tranh lạnh nổ ra (1948) thì lại đả kích cho tới khi Staline mất. Việc này càng tăng lên nữa, vào năm 60, khi Khơ rút xép tố “tội ác” của staline, và việc này được phương Tây thổi lên hằng trăm lần, không phải không có hiệu quả, bởi sau đó nhiều nhân sĩ phương Tây (kể cả Picasso) cũng vì thế rời các đảng cộng sản. Đến khi Liên Xô xụp đổ, thì việc đánh giá Staline có vẻ khách quan hơn, nhưng hiện tại thì lại được tô xấu đi, bởi vì .. Putin. Vì ông của Putin là đầu bếp của Staline, và cũng vì nước Nga hiện tại đối đầu với phương Tây.
Tóm lại việc phương Tây nhận định đánh giá Staline là vì ông ấy được đánh đồng với thái độ, quan hệ của phương Tây với Liên Xô ngày trước, rồi nước Nga bây giờ.
Vậy Staline là người thế nào ? Điều đầu tiên ta có thể khẳng định được, là sau khi Lê nin mất, thì Stline là người có đủ tài ba nhất để kế tục. Staline chính là người đã kiến trúc ra nhà nước Liên Xô, với việc hình thành một nhà nước Liên bang. Ông cũng là người kiến trúc định hướng quá trình công nghiệp hóa ở Liên Xô, câu chuyện “xây dựng XHCN trong một nước” là của Staline.
Staline cũng là người lãnh đạo Liên Xô chiến thắng phát xít Đức. Ông cũng là người kiến trúc nên khối XHCN ở Đông Âu cũ. Điều này có thể làm cho các nước Đông Âu ngày nay không khoái lắm, vì họ coi thời kỳ này như là thời kỳ họ bị chiếm đóng. Nhưng nếu xét theo cái nhìn của Liên Xô, thì đây là đỉnh cao vinh quang. Vinh quang với bên này thì là tồi tệ với bên kia (phương Tây).
Phương Tây thường thổi phồng “tội ác” của Staline với Liên Xô. Nhưng điều ngạc nhiên và buồn cười là, ngay cả hiện nay, người Nga vẫn đánh giá cao Staline. Nước Nga ngày nay, lực lượng chính trị của nó không phải là sự kế tục hệ tư tưởng XHCN, như vậy sự đánh giá cao Staline càng có ý nghĩa, bởi nó vượt lên trên sự phân liệt ý thức hệ. Hiện tại ở Nga, chỉ có các ONG được tài trợ bởi phương Tây là tố cáo Staline.
Đối với VN, Staline không có tác động trực tiếp. Chính phủ VN dân chủ cộng hòa được Liên Xô công nhận vào năm 1950. Năm 1953 thì Staline mất. Trong thời gian kháng chiến chống Pháp, nước ủng hộ trực tiếp VN là TQ (từ năm 1950 trở đi).
Một điều thú vị nữa, là trong các lưc lượng ở phương Tây chửi bới Staline nhất, chủ yếu là phái hữu, cực hữu, rồi Troskisme. Ngoại trừ Troskisme, các lực lượng kia là lực lượng chủ yếu của thực dân, đế quốc xâm lược VN. Trong thời gian cai trị VN, hay ủng hộ các dạng lề trái như Ngô Đình Diệm, họ không áp dụng những khái niệm giá trị nhân văn, mà theo đó họ bắt tội Staline. Từ đó mới có cái nghịch lý là: nạn nhân của Staline (Liên Xô, nước Nga) thì đánh giá cao ông, ông ấy chẳng làm hại gì người VN, còn người chửi bới ông ấy vô nhân đạo, lại chính là những thế lực chưa bao giờ thực hiện những giá trị nhân đạo ấy ở VN, thời họ cai trị trực tiếp hay qua tay sai.
Như vậy mấy ông VN đi theo sủa gâu gâu phụ họa là cái con gì ? ( đây là câu hỏi bẫy, vì trong câu hỏi thực ra đã có câu trả lời)
Phó Thường Nhân
Tác giả đoạn văn trên mà NVT trích dẫn, cói chú “thơ Tố Hữu” ở dưới, giống như chú John deed, nhưng không rõ ông ấy có thực sự đọc thơ Tố Hữu không, bởi nếu đọc rồi mà chỉ lải nhải mỗi cái câu ông Tố Hữu khóc Staline thôi, thì coi như cũng chưa đọc. Tôi thì nghi ông ta chỉ nghe hơi nồi chõ, nói theo. Trước khi nói về thơ Tố Hữu nói chung, tôi đi thẳng vào câu chuyện rằng ông Tố Hữu có thể khóc ông Staline được không ? và khóc hơn cha mẹ mình mười lần có được không ?
Câu trả lời. Được, đâu có vấn đề gì. Thậm chí với tôi, nhà thơ khóc thế vẫn là nhẹ. Đáng nhẽ ông còn phải lăn lộn dưới đất, dứt quần dứt áo, gào khóc .. giống như truyền thống khóc nhà đám ở VN ngày trước cũng không đủ. Tại sao ?
Để trả lời câu hỏi ấy, thì phải tìm hiểu quan hệ VN-Liên Xô, những hệ lụy với kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ ở nước ta thì sẽ thấy ngay.
Như tôi nói ở trên, thời kháng chiến chống Pháp, Liên Xô không trực tiếp giúp VN. Nhưng ảnh hưởng gián tiếp rất lớn, vì Liên Xô chống lưng cho TQ. Lịch sử nhà nước Xô Viết có thể chia làm nhiều giai đoạn, và việc Staline mất kết thúc một giai đoạn.Thường người ta coi cái chết của Staline kết thúc giai đoạn chiến tranh lạnh giữa phương Tây và Liên Xô. Giai đoạn này được tính từ năm 1948 đến 1953. Năm 1948 là tính theo bài nói chuyện của thủ tướng Anh về “bức màn sắt được buông xuống châu Âu”, và nó kết thúc với cái chết của Staline.
Lãnh đạo Liên Xô sau đó có lục đục nội bộ, rồi dẫn tới việc Khơ rút xốp được bầu làm tổng bí thư, và bắt đầu thời kỳ chung sống hòa bình. Khơ rút xép bị lật đổ vào năm 1964 (hay 1965) và Bơ rê giơ nhép lên thay.
Lúc này, sau chiến thắng Điện Biên Phủ, thì việc Pháp thua ở VN đã rõ ràng, mặc dù Pháp còn giữ được các vùng đồng bằng, nhưng nó đã ở tình trạng “da báo”, và các đô thị. Như vậy nếu chỉ đánh dấn lên 1,2 năm, thì chiến thắng sẽ hoàn toàn. Nhưng lợi thế trên thực địa của cách mạng VN lại không được phản ánh vào trong tương quan lực lượng quốc tế, vì cả Liên Xô và TQ đều muốn hòa với phương Tây, và từ đó dẫn tới hiệp định Giơ ne vơ 1954 chia cắt đất nước.
Theo hiệp định, thì có điều khoản hiệp thương, tổng tuyển cử thống nhất đất nước, nhưng điều này chỉ là hi vọng hão, vì không có chuyện chính quyền miền Nam làm điều này.
Từ khi có cuộc chiến tranh với TQ (1979-1991), ta vẫn nói rằng TQ ép VN kí hiệp định Giơ ne vơ, điều này đúng nhưng không đủ. Bởi vì bản thân TQ cũng ở vào tình thế bất lợi, do Liên Xô không ủng hộ. Chính vì thế mà sau khi Staline mất thì đình chiến Triều Tiên được ký, rồi sau đó là hiệp định Giơ ne vơ ở VN.
Chuyện gì xẩy ra nếu Staline còn sống. Chắc chắn sự ủng hộ của Liên Xô sẽ cao hơn, vì không có chuyện chung sống hòa bình, và có thể không có chuyện ký hiệp định, hay hiệp định được ký với những điều khoản có lợi hơn cho VN.
Như vậy cái chết của Staline đã tác động vào cục diện VN, chiến thắng đã đến miệng, mà vẫn phải mất thêm 20 năm kháng chiến gian khổ nữa. Một cuộc kháng chiến khốc liệt hơn nhiều cuộc kháng chiến chống Pháp. Thêm 3 triệu người chết, đất nước bị tàn phá, bom đạn ném xuống VN còn nhiều hơn cả xuống chiến trường châu Âu trong suốt đại chiến hai. Nếu nhìn rộng ra, thì thấy nếu không có hiệp định Giơ ne vơ, thì cũng không có khơ me đỏ, cả triệu người Khơ me không bị chết, đấy là không tính bom đạn, chiến tranh ở Lào.
Như vậy ông Tố Hữu với tôi, khóc ông Staline là hoàn toàn có lý. Khóc cho Staline cũng là khóc cho chính dân tộc mình. Vì thế ông khóc 10 lần hơn vẫn còn nhẹ.
Gần đây tôi đọc hồi ký của ông Tố Hữu, đáng tiếc là ông ấy chỉ viết tới năm 1975, trong khi giai đoạn “công danh” của ông ấy sau năm 75 mới có nhiều chuyện thú vị hơn. Không hiểu ông ấy viết mà không đăng, hay là không viết. Trong hồi ký có một đoạn “đấu khẩu” với Khơ rút xép với sự có mặt của Sút sơ lốp , là người thứ 3 trong bộ lãnh đạo về sau của Liên Xô : Bơ rê giơ nhép (tổng bí thư), Cóc xơ gin (thủ tướng), Sút xơ lốp (chính trị tư tưởng), và Sút sơ lốp “nháy mắt” đồng tình với ông.
Liên Xô giúp VN tận tình đầy đủ chính là từ thời Bơ rê giơ nhép về sau, và nó cũng trùng với thời gian kháng chiến chống Mỹ. Để bồi bổ cho các bác chỉ biết mỗi hai câu thơ Tố Hữu khóc Staline, tôi viết ở đây 4 câu nữa của ông để mở rộng tầm nhìn cho các bác, đó là 4 câu thơ viết về tấm ảnh cô du kích cầm súng giải phi công Mỹ.
Cô du kích nhỏ giương cao súng.
Thằng Mỹ lênh khênh đứng cúi đầu.
Ra thế to gan hơn béo bụng.
Anh hùng đâu có phải mày râu.
Khi đọc câu thơ này thì tôi chỉ cảm nhận được việc cô du kích áp giải phi công Mỹ thôi, vì với tôi hai câu đầu là tả cảnh, hai câu sau là hai câu bình cái cảnh ấy. To gan là cô du kích, “béo bụng, mày râu” là phi công Mỹ. Nhưng hóa ra đây lại không phải là ý của tác giả. Trong hồi ký của mình, ông Tố hữu nói (không nói trắng ra, vì ông ấy làm chính trị, dù chắc lúc viết hồi ký thì đã nghỉ hưu chế độ), mà thông qua một câu hỏi của bạn văn, bạn thơ, thì to gan lại chính là VN, và “mày râu béo bụng” lại hóa ra là Khơ rút xép.
Phó Thường Nhân
Từ năm 1953, khi ông Tố Hữu làm bài thơ khóc ông Staline, đến bây giờ, chính quyền thực dân cũ, rồi chính quyền Sài gòn về sau, rồi lề trái bây giờ đều lấy hai câu thơ này để rêu rao. Đây là đặc trưng của tuyên truyền chống cộng ở VN, vì tất nhiên báo chí phương Tây không thể biết ông Tố Hữu là ai. Nhưng nguồn gốc của nó cũng là tuyên truyền chống cộng của thực dân Pháp vào những năm 30. Theo luận điệu này thì cộng sản có nghĩa là “không gia đình, không tổ quốc”. Đây là sự thổi phồng bóp méo ý thức hệ Mác xít ở phương Tây, vì ở đây phong trào công nhân dựa vào giai cấp, đấu tranh giai cấp là chính . Ở VN nếu có một loại tông phái gần với tư duy này nhất thì chính là các nhóm Troskisme, nhưng ngay cả với họ, nói họ không gia đình thì cũng không đúng. Càng không đúng hơn với người cộng sản VN, vì họ đi tới chủ nghĩa Mác từ tinh thần yêu nước Vì thế cũng theo cái lô gisc tuyên truyền này, khi bắt được hai câu thơ của ông Tố Hữu, thì nó mới rêu rao ra kiểu như “đấy thấy chưa, yếu Staline hơn bố mẹ mình cả chục lần, thế có nghĩa là vô gia đình còn gì”. Và cứ thế nó rêu rao mãi, từ khi VN đổi mới, nó cũng nhân tư duy đổi mới mà rêu rao tiếp, nhưng lại nói rằng đó là đổi mới tư duy, người ta biết đâu nó cũ rích. Cùng với kiểu tuyên truyền này còn có việc nói “quân giải phóng đói ăn, bẩy người treo vào cành đu đủ không gẫy” cũng là một dạng như vậy.
Dù sao tôi cũng mở rộng nói một chút về chữ Hiếu, vì khóc bố mẹ chính là thể hiện chữ Hiếu của người VN. Vào thời điểm thực dân Pháp còn thống trị ở VN, thông qua các loại như Phạm Quỳnh, nó cũng đề cao chữ hiếu, với nội dung bo bo ở nhà, nghe lời bố mẹ. để đối nghịch lại với các phong trào xuất dương của người Việt yêu nước, như phong trào Đông Du, rồi phong trào cộng sản. Chính vì thế mà truyện Dế mèn phưu lưu ký của Tô Hoài, chỉ có mấy đòng kêu gọi vớ vẩn thanh niên không thủ cựu, dám đi xa , cũng bị nó kiểm duyệt cắt bỏ. (chuyện này tôi đã nói, và mọi người có thể kiểm chứng bằng truyện này được in bây giờ ở VN, bản này được Tô Hoài hồi phục lại những đoạn kiểm duyệt).
Khoảng những năm 90, có hai phim liền của Pháp về Việt Nam, đó là “Người Tình” và “Đông Dương”. Hai câu chuyện này đều nói lên nhận thức của người Pháp về thuộc địa ở VN. Trong phim Đông dương (Indochine), họ đã dựng lên hình ảnh người Pháp ở VN thông qua 3 nhân vật : chủ đồn điền cao su (Catherine Deneuve), một tên trùm mật thám Pháp , một anh lính Pháp mộng mơ. Rồi tình yêu linh tinh lang tang giữa họ với nhau, cho nó mùi mẫn. TRong phim có câu chuyện tên trùm mật thám Pháp không hiểu tại sao có bạo loạn, cuối cùng nó mới tìm ra là do một đoàn xiếc của người Việt thông qua các buổi diễn tuyên truyền yêu nước, từ đó nó mới tóm một anh chàng sinh viên tham gia vào việc này, nhưng tên trùm mật thám này đã thả anh này ra, và nói rằng mày phải về nhà, nghe lời bố mày (vì ông bố là quan cho thực dân Pháp). Đây chính là chữ Hiếu ma Phạm Quỳnh và thực dân Pháp muốn. Câu chuyện này chỉ là tiểu tiết của phim, nhưng bộ phim này (khác với người tình) có tính chất chính trị cao hơn.
Vào thời kháng chiến thì đúng chữ Hiếu hiểu theo kiểu “gia đình trị” này không còn tồn tại với những người theo cách mạng, và nhân dân nói chung nữa, vì chiến tranh làm đảo lộn tất cả. Nhưng đấy cũng là một yếu tố làm cho cách mạng VN chiến thắng. Tôi có xem một quyển sách , quên mất tên, trong đó Pháp nói về các phong trào du kích trên thế giới, và nó có nhận xét rằng phong trào du kích ở VN thành công, vì người VN (nó muốn nói người Kinh) dám bỏ không gian mình sống là đồng bằng để lên rừng núi, rồi lại tuyên truyền vận động được các dân tộc thiểu số. Điều này hiển nhiên không thể làm được với quan niệm chữ Hiếu cổ hủ, khiến người ta không dám đi ra khỏi lũy tre làng như ngày xưa.
Mặc dù vậy vẫn có định kiến nói rằng theo cách mạng là không còn chữ Hiếu (hiểu theo nghĩa bình thường, chứ không phải nâng cấp như Bác Hồ nói “Hiếu với dân”). Ví dụ ngay trong truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp, nếu tôi nhớ không nhầm là “tướng về hưu”, cũng có đoạn nói ông tướng về hưu, hay ông cán bộ, đứng trước bàn thờ không biết đọc lời cúng thế nào, chỉ chắp tay lễ. Hay những dư luận nói “trẻ con trong Nam (hiểu ở đây là TP HCM) ngoan hơn ở ngoài Bắc, lễ phép hơn”. Tôi thì nghĩ rằng đó là chiến tranh tạo ra, làm đảo lộn xã hội.
Trong thực tế, thì chữ Hiếu gắn liền với tục thờ cúng tổ tiên là tin ngưỡng chung nhất của người VN, nó chỉ có cách thể hiện khác nhau mà thôi. Thực ra bây giờ mới là thời điểm nó dễ bị mất nhất.
Hiện tại chữ “HIẾU gia đình trị” này là phổ biến, và xã hội có xu hướng nhân nó lên nhiều tầng nhiều lớp rầy rà hơn, kiểu “phú quý sinh lễ nghĩa” và vì thế nó cũng có điểm yếu, Những ông cán bộ tham nhũng, lo cho con trai, con gái,con rể, .. có phải là theo cái tu duy này không ? đây là câu hỏi người ta cũng nên đặt ra.
Khi tôi đọc câu thơ của Tố Hữu khóc ông Staline, thì tôi không có cảm giác ông ấy “vô gia đình, vô tổ quốc”, mà ngược lại với tôi là bằng chứng việt nam hóa chủ nghĩa cộng sản. Bởi những quan hệ xã hội “đồng chí” được chuyển ra tư duy “người nhà”, vì thế chỉ có ở VN người ta mới thấy những cụm từ kiểu “gia đình các nước xã hội chủ nghĩa”, “các nước xã hội chủ nghĩa anh em” ..v..v...
Điều này tương tự với việc người theo đạo Phật phải lấy họ Thích, vì lúc này các nhà sư còn có một tổ tiên nữa là Phật Thích Ca.
Phó Thường Nhân
Đã nói tới Tố Hữu thì phải nói tới thơ của ông. Tôi vẫn phân biệt Tố Hữu là nhà thơ và Tố Hữu là nhà chính trị. Lúc lên cao nhất ông làm tới Phó thủ Tướng, nhưng đây là thời kỳ khó khăn lúc mà « nhà thơ thì đi làm kinh tế (ông Tố Hữu), còn nhà kinh tế lại đi làm thơ », nhà kinh tế đi làm thơ là nói về ông Việt Phương, vốn là cố vấn kinh tế cho thủ tướng Phạm Văn Đồng lại « táy máy » đi làm thơ, làm tập thơ « cửa mở ». Ở đây tôi nói tới Tố Hữu như một nhà thơ.
Thủa tôi đi học, hệ mười năm thì thơ Tố Hữu có rất nhiều trong trích giảng văn học từ cấp 2 lên cấp 3. Ngoài ra, tập làm văn, bình luận văn học cũng hay có đề trích dẫn từ thơ của ông. Vì thế mới có câu chuyện, bố tôi kể, nhưng không rõ thật giả ra sao, nói ra ở đây cho vui. Bố tôi nói, bản thân ông Tố Hữu cũng yêu cầu đừng lấy thơ của ông làm đầu đề bình văn cho trẻ con nữa. Điều này nếu là có thật cũng dễ hiểu, một nhà thơ có thể khoái được bạn thơ bình luận, chứ để cho trẻ con thò lò mũi xanh, lôi ra bình linh tinh thì có khi lại thành truyện cười Trạng Quỳnh, không có gì là thú vị và vinh dự cả. Nhưng nó cũng nói lên một sự thật, đó là « thơ Tố Hữu tràn ngập thị trường » lúc bấy giờ.
Hiện tại thì tôi không rõ bài thơ nào của ông còn được dùng trong trường học nữa. Nhưng thơ Tố Hữu thì chắc có nhiều người đọc và biết. Trước khi bình thơ ông, tôi kể ra đây một trường hợp đọc thơ Tố Hữu đặc biệt.
Trong quyển hồi ký của Nguyễn Hiến Lê nhưng trang cuối ông ấy có nêu lên tên một số nhân vật được coi là hay trên văn đàn Sài gòn ngày trước thời trước 75. Trong đó có ông Đức Sơn (Sơn núi) làm thơ hiện sinh, bỏ SG lên Đà lạt sống từ đầu thập niên 70, ông này vừa mới mất. Rồi có một người nữa được đánh giá là viết tuỳ bút hay nhất miền Nam (tức là vùng VNCH cũ) đó là Võ Phiến. Tình cờ tôi cũng kiếm được quyển tuỳ bút cuả ông. Quyển sách là những bài tuỳ bút của Võ Phiến, phần lớn nói về phong tục tập quán miền Trung. Sách in ở Ca li, vì ông này trước là sĩ quan tâm lý chiến của quân đội miền Nam, sau 75 đi cải tạo, rồi sang Mỹ. Đây là toàn tập các bài ký của ông.
Khi nói tới thể ký, ở VN người ta nghĩ ngay tới Nguyễn Tuân. Ông là bậc thầy về thể loại này, lại có thủ thuật gọt câu gọt chữ tinh tế. Điều đặc biệt là ký của ông, thực ra chỉ có một nhân vật đó là cái tôi của ông. Nó đi với ông suốt tất cả các tác phẩm, từ những tác phẩm trước cách mạng (tóc chị Hoài, chiếc lư đồng mắt cua, ..), rồi sau cách mạng (Sông Đà, Hà nội ta đánh Mỹ giỏi). Thường người ta ca tụng ông về các bài ký trước cánh mạng, nhưng tôi nhìn ông tổng thể, nên vẫn thích các tác phẩm về sau.
Đọc Võ Phiến, tôi thấy không được như thế, khi đã đọc Nguyễn Tuân. Giống như thể đi du lịch, đang ở Kyoto(Nhật) sang Seul (Hàn quốc) thì bị hụt hẫng. Nếu nói nó chỉ là quyển kiểu « đất lề quê thói » của Toàn Ánh nâng cấp cho có tí văn chương thì kể cũng hơi quá, nhưng đây là cảm nhận của tôi khi đọc. Dù sao thì cũng có những đoạn thú vị, ví dụ, nhờ ông, tôi mới biết là ở Huế có món « nước vối đạo », thay vì trả đạo, rồi ông tả uống nước vối tu cả ấm, phóng khoáng, bọt dính lấm tấm lên ria mép, của hai con người vốn là tình địch cũ trong im lặng thì cũng thú vị.
Trong những mẩu chuyện Võ Phiến nói tới trong tuỳ bút có đoạn nói về ông ta đọc thơ Tố Hữu, bài theo chân Bác, mà ông có được khi lấy ra từ trong một quyển nhật ký của một người chiến sĩ giải phóng quân đã hi sinh (vì ông ta là sĩ quan tâm lý chiến). Theo như lời Võ Phiến kể, thì quyển nhật ký có 2 vết đạn xuyên qua, chính hai viên đạn đã giết chết người lính. Bài thơ theo chân bác, là cắt ra từ một tờ báo, gập làm 4, kẹp ở trong quyển nhật ký này. Thế rồi từ đó Võ Phiến mới có mấy câu phê bình thơ, chủ yếu nhằm vào nghệ thuật viết. Ví dụ tại sao lại viết thể « song thất lục bát » vì nó không dân tộc, hay là trong câu song thất (hai câu thơ mỗi câu 7 chữ) thì nhịp của nó phải là 2/2/3 chứ không thể được là 3/2/2. Toàn là những điều vụn vặt. Điều làm tôi để ý, đó là đây là một nhân chứng tình yêu với thơ Tố Hữu, và nhật ký Đặng Thuỳ Trâm không phải là một điều đặc biệt. Vì không ai ép buộc người lính kẹp thơ Tố Hữu mang vào chiến trường cả.
Buồn cười nữa, đó là bản thân tôi cũng đọc bài thơ này trên báo. Nó được in trên báo Nhân dân, sau ngày bác Hồ mất, tức là năm 1969, điều đặc biệt là số báo này chỉ có bài thơ chiếm tới 2 trang khổ to, báo thời đó chỉ có 4 trang. Rất có thể bản mà Võ Phiến đọc cũng là từ số báo này. Đến nay, khi xem thời sự, thấy nguyên thủ nước ngoài vào cho cá ăn trong phủ chủ tịch, như thủ tướng Nhật gần đây, tôi vẫn nhớ mấy câu thơ Tố Hữu viết trong bài này, tức là bài theo chân Bác :
« Anh dắt em vào cõi bác xưa.
Đường xoài hoa trắng nắng đu đưa.
Có hồ nước lặng xoi tăm cá.
Có bưởi có cam mát bóng dừa »
Như vậy không phải vì thơ Tố Hữu có nhiều trong trích giảng mà nó nổi tiếng, mà phải tìm nó ở chỗ khác.
Phó Thường Nhân
Như đã nói ở trên, thơ Tố Hữu không xa lạ với tôi. Theo quan niệm của mình, tôi chia thơ của ông ra hai giai đoạn. Giai đoạn trước cách mạng tháng 8, tức là tập thơ “Từ ấy”, và các tập thơ hay bài thơ làm về sau. Cá nhân tôi thích thơ của ông làm về sau hơn, còn đọc tập thơ Từ ấy thì tôi không thích lắm. Gần đây thì tôi cảm với nó hơn, với tôi trong Từ ấy, Tố Hữu mới chỉ là nhà thơ, một nhà thơ mới giống như Xuân Diệu, Cù Huy Cận,.. mà tôi lại không thích các loại thơ này lắm, cho nên cũng không thích tập Từ ấy, dù nội dung nó khác với các nhà thơ trên, vì nó là tâm tình của một người giác ngộ cách mạng.
Còn tại sao tôi lại thích thơ của Tố Hữu về sau hơn, bởi với tôi, ông đã vượt lên trên mức độ một nhà thơ. Thơ của ông trở thành “lời con đồng” của cách mạng VN, vì thế tầm vóc nó khác hẳn. Các bài thơ của ông sau này đều gắn với một sự kiện lịch sử nào đó, và nó thể hiện tâm trạng, tâm lý không phải của riêng ông mà như là một tiếng nói “lên đồng” của cách mạng VN. Có nhiều bài thơ có thể coi như một cái mốc lịch sử. Ví dụ bài “chiến thắng Điện Biên” có thể coi ngang như một bài “Bình Ngô Đại Cáo” hiện đại. Trong các bài thơ này, mà có bài ông gọi là “nghị quyết diễn ca”, cái tôi đã hòa với cái chúng ta, cái chúng ta với đất nước. Chúng khác hẳn với loại thơ bình thường. Tôi cũng thích từ vựng, văn phong của các bài thơ về sau hơn, vì tôi thấy chúng trong sáng hơn nhưng lại rất bình dị, dân dã. Khác hẳn với thơ trong từ ấy mà tôi còn nhớ được một câu, khi đọc cảm nhận rất “cổ lỗ” chưa thoát thai từ vựng văn thơ cổ, và cũng chưa đủ hiện đại trong sáng, giống như kiểu thơ Cù Huy Cận, Chế Lan Viên vào thời điểm này. Ví dụ
“Tiếng súng nổ Lư cầu kiều rên rỉ
Dưới uất hận của Phù tang ích kỷ”
Đây là bài thơ ông nói tới việc Phát xít nhật gây hấn ở Bắc kinh để gây chiến tranh tại TQ vào năm 1932, vẫn được gọi là vụ Lư cầu kiều (cầu con lừa ở Bắc kinh).
Sau này lời thơ của ông có khi vẫn rất “đại ngôn”, như viết về chị Trần Thị Lý, nhưng nó việt nam hơn
“Em là ai cô gái hay nàng tiên
Em có tuổi hay là không có tuổi
Mái tóc em là mây hay là suối.
Đôi mắt em nhìn hay ánh lửa đêm đông
Thịt da em là sắt hay đồng…
Làm thơ cách mạng rất là khó, bởi vì bắt đầu từ thơ mới, thơ hiện đại VN học theo văn học Pháp, tức là văn học phương Tây, bắt đầu có “cái tôi”. Văn học phương Tây bám nhiều vào cái tôi, thơ lại càng có “cái tôi “ lớn, nhưng văn học cách mạng lại viết về cái chúng ta. Tôi tức là chúng ta. Điều hoàn toàn không dễ viết. Có nhiều nhà văn nhà thơ sau cách mạng tháng tám, có bị “gõ thước kẻ vào tay” cũng không viết được. Lấy ví dụ Nguyễn Đình Thi, Nguyễn Tuân, Xuân Diệu. Họ chỉ viết được “cái tôi theo cách mạng”, nhưng cái “tôi là chúng ta” thì không thể viết được. Điều này không có nghĩa là văn thơ họ không hay, nó rất là hay, nhưng văn thơ họ không thể là “lời con đồng” của cách mạng. Chỉ có một số nhà văn nhà thơ làm được điều này : Tố Hữu, Lê Anh Xuân, Phan Tứ, Anh Đức, Nguyễn Thi, .. trong đó rõ rệt nhất là Tố Hữu.
Con đồng nghĩa là gì ? bây giờ đạo Mẫu đã được công nhận là tôn giáo bản địa, là đặc trưng văn hóa VN nên, lên đồng, nhập đồng không có nghĩa là xấu, là mê tín. Nó là sự thăng hoa ra lời, của thần linh thông qua cô đồng. Với tôi , thơ Tố Hữu là lời cô đồng của “thần linh cách mạng VN”, và ông nói điều này một cách rất tự nhiên. Ví dụ trong bài thơ chiến thắng điện biên.
Kháng chiến ba ngàn ngày.
Không đêm nào vui bằng đêm nay.
Đêm lịch sử Điện biên sáng rực.
Trên đất nước như ngôi sao trên ngực.
Dân tộc ta một dân tộc anh hùng.
Nhưng lời thơ giản dị này không phải chỉ là cảm nhận của riêng ông Tố Hữu, mà là cảm nhận của bất cứ người VN nào, nếu họ “nhập đồng” được với cách mạng. Tức là tất cả nhưng người Vn bình thường, còn người Việt Nam bất bình thường thì sẽ không cảm được, khi lời thơ thốt lên “dân tộc ta một dân tộc anh hùng”.
Cảm nhận này, bản thân người Vn bây giờ cũng có thể chiêm nghiệm được, ví dụ như khi họ “đi bão” lúc giải bóng đá vậy. Tất nhiên là tôi không nói tới tâm trạng của người cá cược được, mà chỉ là người Vn coi bóng đá bình thường.
Lời thơ kiểu nhập đồng này, nhiều khi người ta cảm thấy nó có phần dễ dãi, dài dòng, giống như hò vè. Ví dụ
Ừ đã chín năm rồi đấy nhỉ.
Kháng chiến ba ngàn ngày không nghỉ.
Bắp chân đầu gối vẫn săn gân.
Ngẩng đầu lên trong sáng tuyệt trần.
Tháng tám mùa thu xanh thẳm.
Mây nhởn nhơ bay.
Hôm nay ngày đẹp lắm.
Mây của ta trời thắm của ta.
Nước Việt nam dân chủ cộng hòa.
Khi đọc những dòng thơ trên, cảm nhận đầu tiên của tôi là buồn cười, vì nó quá dài dòng văn tự, giống như văn xuôi bắt vần. Điều mà tôi càng cảm thấy rõ, vì tôi thích thơ cổ điển, thơ chữ Nho.vốn tiết kiệm chữ. Nhưng khi đọc nó, ta có cảm tưởng như nó thoát ra một lèo, một cách vô thức. Tác giả không mất công trăn trở, gọt đẽo ngày này qua ngày khác để chỉnh nó. Đây là lời tự sự bật ra, giống như khi người ta lên đồng. Cho đến nay, tôi cũng chưa được đọc một bài viết nào mà nhà thơ Tố Hữu mô tả thi hứng của ông. Ông viết một lèo, hay phải suy ngẫm, gạch xóa.. Nhưng dù sao cũng là cảm nhận của tôi khi đọc nó.
Một điều thú vị nữa với tôi, khi nhập cảm nhận “mây của ta trời thắm của ta”, cũng bởi vì tôi ngâm cứu lịch sử văn hóa. Trong cuộc kháng chiến từ 1945 đến 1991, chỉ có giai đoạn chiến tranh với TQ (1979-1991), là cái chết không tới từ bầu trời. Chứ còn trước đó, ta chủ yếu kiểm soát mặt đất, còn bầu trời vẫn bị không chế. Kháng chiến cũng có nghĩa là lặn lội leo rừng leo núi trong đêm, là vượt quốc lộ trong đêm, là giao liên trong đêm.. cho nên cái giây phút thư dãn “Ngẩng đầu lên trong sáng tuyệt trần…Mây của ta trời thắm của ta” nó có hương vị đặc biệt. Và cảm nhận thư thả, chiến thăng này lồng với tự hào, lồng vào đất nước khiến lời thơ thốt lên một cụm từ có ý nghĩa hành chính mà lại thành thơ, nếu ta “nhập đồng” được. “Nước Việt nam dân chủ cộng hòa”.
Trong bài thơ theo chân bác, cũng có câu tôi còn nhớ được, bởi nó rất lịch sử văn hóa, mà lại chuẩn:
“Găng Đi quay lại chiếc xa xưa
Dệt tấm lòng nhân đựng gió mưa.
Nghiệp lớn Tôn Văn vừa dựng đó.
Trăm năm tay lái vững vàng chưa”
Ở đây ông Tố Hữu đã thu gọn được hai tư duy của phong trào giải phóng dân tộc vào đầu thế kỷ XX ở châu Á cực chuẩn mà thi vị. Đó là hình thức quay về quá khứ, từ chối hợp tác với Anh của Găng đi ở Ấn độ, cũng như việc Quốc dân đảng TQ bắc phạt lật đổ nhà Thanh lập ra Trung hoa dân quốc. Tôn Văn là một tên khác của Tôn Trung Sơn.
Nhưng cũng ở đây ông Tố Hữu có một hạt sạn. Đó là cụm từ “xa xưa”. Trong thơ nhiều khi để bắt vần, nhà thơ có thể tạo một cụm từ mới, để có vần. Người Pháp vẫn tự hào là Victor Hugo, khi làm thơ đã tự tạo ra tên một thành phố ở đất thánh Giê ru xa lem, để có cớ bắt vần. Ở đây ông Tố Hữu cũng làm thế. Xa là cái xa dệt cửi, còn xưa, là cổ xưa. Xa xưa như vậy là cái khung kéo chỉ dệt vải, nhưng ở đây từ ông dựng ra lại không khéo, vì nó trùng với một từ đã có sẵn chỉ thời gian quá khứ : xa xưa. Mặc dù vậy, sạn trong thơ Tố hữu kiểu này không nhiều, và vần ông bắt rất tự nhiên, dù là thơ tự do, song thất lục bát, hay lục bát.
Trên văn đàn thế giới có một loại văn chương mà tôi gọi là văn chương để giành giải nô ben. Đó là những loại văn chương đề cập tới các giá trị phổ quát trên toàn thế giới kiểu “Ai lớp ưu, ưu lớp ai” (I love you, you love I(me)), nếu những giá trị phổ quát này lại có hơi hướng thiên chúa : creator/satan quằn quại này nọ thì lại càng dễ được giải. Bởi đây là cái gốc văn hóa phương Tây. Thơ Tố Hữu và văn thơ cách mạng VN hiển nhiên không thuộc loại này, bởi thế nó là “hàng độc” (hiểu kiểu độc đáo, chứ không phải độc dược) như ở VN bây giờ hay nói.
Chỉ có người Vn mới có thể nhập đồng với thơ của ông. Và với các nhà văn nhà thơ cách mạng khác, mà tôi không dẫn ở đây.
Phó Thường Nhân
Như đã hứa ở trên, khi tôi nói đại cách mạng văn hóa vô sản (1965-1976) ở TQ và chế độ Pôn pốt – Yêng sa ri ở Cam pu chia (1975-1979) có mùi vị Troskisme thì phải có phân tích, nên tôi viết nốt ở đây. Và qua đó ta cũng có nhận xét đầy đủ hơn về Liên Xô.
Hiện tại không có một tác phẩm phân tích nào của phương Tây nói rằng hai sự kiện trên có mùi vị Troskisme, và họ vẫn quy cho nó là cộng sản, là hệ quả của CNXH. Nhưng với tôi, điều này hoàn toàn sai. Để hiểu được điều này, thì ta phải đi tìm hiểu một vế khác nữa về “ý nghĩa của Liên Xô”. Như tôi đã nói, việc xay dựng CNXH ở Liên Xô thực ra là một quá trình công nghiệp hóa ở một nước nửa phong kiến, lạc hậu không có giai cấp tư sản của mình, trong một thời đại mà chủ nghĩa tư bản đã tiến tới chủ nghĩa đế quốc, đi xâm chiếm thuộc địa khắp nơi. Nhưng về mặt ý nghĩa mà thời đại cảm nhận, nó còn là một cuộc cách mạng vô sản, một niềm tin và hi vọng mới với một tương lai tốt đẹp hơn. Vì thế về mặt ý nghĩa, và cũng là sự thực, cách mạng tháng mười được coi là sự mở đầu của một cuộc cách mạng trên toàn thế giới, giải phóng giai cấp vô sản ở châu Âu, kết thúc chế độ thuộc địa, các đế quốc thực dân trên toàn thế giới. Như tôi đã nói, hình thức và ý tưởng thực hiện nó như thế nào đã phát sinh và tạo ra chủ nghĩa Troskisme. Theo đó người Nga phải có nghĩa vụ “xuất khẩu cách mạng” trên toàn thế giới mà không phải xây dựng CNXH. Xu hướng này đã bị loại bỏ khỏi Liên Xô với việc loại bỏ Trosky, từ đó hình thành tư duy thứ hai (do Staline đứng đầu) đó là Liên Xô xây dựng chủ nghĩa xã hội, và các phong trào công nhân khác (chủ yếu ở châu Âu) có nhiệm vụ bảo vệ Liên Xô như thành quả đầu tiên của CNXH, ngược lại Liên Xô sẽ giúp đỡ các dân tộc bị áp bức trên thế giới giải phóng khỏi chế độ thuộc địa cũng như phong trào công nhân thế giới. Từ đó có luận điểm Liên Xô sẽ giúp các nước được giải phóng hiện đại hóa, ta vẫn gọi là “thời kỳ quá độ”.
Quốc tế thứ III được thành lập với tư duy cách mạng sẽ nổ ra ở Tây Âu, và các đảng cộng sản được thành lập ở Tây Âu (tách ra từ các đảng xã hội). Khi cách mạng ở Tây Âu không bùng nổ, với luận cương thuộc địa của Lê nin, các đảng cộng sản cũng được thành lập ở các nước khác như ở TQ, VN, Thái, Malaysia… Đảng cộng sản Thái, Malay được thành lập với sự chỉ đạo của Bác Hồ. Bác cũng là thành viên tham dự thành lập đảng cộng sản Pháp.
Sự phát triển của các ĐCS trên thế giới, nhu câu và lợi ích riêng của Liên Xô trong quan hệ quốc tế, sự hình thành nhà nước TQ, nhu cầu, quan niệm, lợi ích của TQ .. đã khiến cho phong trào cộng sản đa dạng hơn, không thể chỉ huy từ một trung tâm. Quốc tế cộng sản tự giải tán vào năm 1942. Vào thập niên 60, Liên Xô có lập lại Kominform (ghép từ Kommunisme và information, tức là văn phòng thông tin cộng sản), nhưng nó cũng tan và dừng hoạt động sau mâu thuẫn TQ-Liên Xô.
Mâu thuẫn lớn nhất là mâu thuẫn giữa Đảng CS TQ và Đảng CS Liên Xô. Đặc biệt từ khi Khơ rút xốp lên năm quyền vào đầu thập niên 60, sau một giai đoạn đấu tranh quyền lực trong đảng CS Liên Xô từ sau khi Staline mất (1953-1960). Từ thời kỳ Khơ rút sốp, Liên Xô chủ trương chung sống hòa bình, ngược lại TQ lại chủ trương cách mạng toàn thế giới. Mâu thuẫn dạng Trosky lại lặp lại, nhưng ở đây không còn là hai phái trong một đảng mà là hai nhà nước. Cũng để ý một điều nữa, đó là mặc dù Đảng CS TQ đề cao cách mạng thế giới, nhưng chính TQ cũng không xuất khẩu cách mạng, mà chỉ lấy cớ thế để đẩy Liên Xô xung đột với thế giới tư bản, và phải có nghĩa vụ giúp đỡ TQ. TQ cũng không tạo lập ra một phong trào cộng sản riêng do mình tài trợ. Từ những năm 60, có rất nhiều đảng cộng sản theo đường lối mao ít, nhưng không phải là do TQ lập ra, mà bởi những người cộng sản ở đây nhận thấy cách thức của TQ hợp lý cho một nước đang phát triển hơn. Bản thân ở VN, Đảng CS VN không phải là một đảng mao ít, nhưng VN cũng vận dụng rất nhiều kinh nghiệm TQ.
Trong thời kỳ đâu 1950-1957, quan hệ TQ-LX vẫn tốt, và LX đã giúp TQ trong hai kế hoạch 5 năm đầu tiên,kể từ khi cách mạng TQ thành công. Hai bên cũng hợp sức với nhau trong chiến tranh Triều Tiên(1950-1953).Nếu quân đội TQ tham chiến trực tiếp (thiệt hại của Hồng quân TQ lên tới 1 triệu), thì Liên Xô cung cấp vũ khí, và về không quân thì còn tham chiến trực tiếp.
Bắt đầu từ năm 1958, thì TQ không phát triển theo kiểu “công nghiệp hóa thời kỳ quá độ với sự giúp đỡ của Liên Xô” nữa, do hai bên đã xung khắc về tư tưởng như tôi nói ở trên.
Sau phong trào đại nhảy vọt (1958-1961) thất bại, giai đoạn 1961-1965 TQ lại phát triển theo hướng như thời gian 1950-1957, nhưng không còn sự giúp đỡ của Liên Xô, vì Liên Xô đã rút chuyên gia từ năm 1960. Và cũng chính trong đảng CS TQ đã xuất hiện hai phái. Một phái Chu Ân Lai, Đặng Tiểu Bình, Lưu Thiếu Kỳ, … có thể gọi là phái duy lý, hay phái “công nghiệp hóa”, và một phái khác cực tả, mà đỉnh cao là nhóm 4 tên với sự đứng đầu của Giang Thanh. Chính vì nhóm này, mà hoạt động của đảng CS TQ giai đoạn 1965-1976 có mùi vi Troskisme nhất, và có thể gọi họ là Troskisme châu Á cũng không sai.
Cách mạng văn hóa TQ cũng là một dạng “cách mạng liên tục” , “cách mạng thường trực”, lấy “dân chủ trực tiếp vô chính phủ” làm cách thức hoạt động, đập bỏ đảng coi đảng là “xét lại”, về kinh tế tạo dựng các công xã tập thể, xóa bỏ hình thức gia đình.. Tất cả nhưng điều này đều có mùi vị Troskisme rất rõ rệt.
Nhóm cực tả này cũng chống Liên Xô, coi Liên Xô là “xét lại”. Điều tương tự như Troskisme đã làm. Sự khác nhau là với TQ, Liên Xô “xét lại” từ thời Khơ rút xốp (1960), còn với Troskisme thì thời Staline, sau khi Lê nin mất, Liên Xô đã xét lại rồi. Mâu thuẫn TQ-LX lên tới đỉnh cao vào năm 1969, khi có xung đột biên giới, và hai bên còn đe dọa dùng vũ khí nguyên tử. Khi chuyện này xẩy ra thì Mỹ được thông báo, và đấy chính là cơ sở để Mỹ đi đến bắt tay với TQ vào năm 1972.
Mâu thuẫn TQ-Liên Xô này ảnh hưởng tới VN, nhưng chính phủ VN dân chủ cộng hòa vẫn khéo léo lách được để bảo vệ quyền lợi của mình. Vì thế hiện tại khi Vn phải đối phó với các đối tác “phập phồng” : Nga, TQ, Mỹ, .. thì cũng không phải là cái gì khủng khiếp, vì VN rất có kinh nghiệm.
Phó Thường Nhân
Ở Pháp này, thỉnh thoảng tôi hay gặp những “Việt kiều” mà 100% đi từ chế độ Sài gòn cũ, họ hay nói là “VN đánh thuê cho “Nga Xô”, “Trung cộng””. Đây cũng là tuyên truyền của SG ngày xưa. Nhưng thực tế thì khác hẳn, chính VN đã phải lựa họ để có sự giúp đỡ mà chiến đấu, chứ không phải họ muốn. Điều này khác hẳn với chính quyền SG trong Nam, ở trong Nam, Mỹ điều khiển thật sự chính quyền miền Nam theo lợi ích của nó. Khi nó cho độc lập thật sự (1973) rút hẳn đi thì đổ kềnh ngay. Mới độc lập với Mỹ mấy tháng, năm 1974 đã thua rõ ràng.
Sau hiệp định Giơ ne vơ, thì cả TQ lẫn Liên Xô đều khuyên Vn theo mô hình Bắc Triều Tiên. Vì thế từ năm 1956 đến đồng khởi 1960, VN không làm được gì cả. Chỉ ẩn mình tích lũy lực lượng.Lúc đó Vn mắc kẹt, vì chính TQ đã ép VN ký hiệp định Giơ ne vơ, cho nên VN không thể tin 100% vào TQ. Nhưng đồng thời cũng không thể trông chờ vào ông Liên Xô, vì ông đã “xét lại” rồi.
Chính chính quyền Diệm đã tạo điều kiện cho cuộc kháng chiến bùng nổ, với luật 10/59 tàn sát các người kháng chiến cũ ở lại miền Nam, đồng thời với chính sách cải cách điền địa, tức là một loại cải cách ruộng đất ngược, phản động, thu hồi đất trong vùng cách mạng cũ mà nông dân đang sử dụng trả lại cho địa chủ, làm đảo lộn nông thôn miền Nam.
Như vậy cách mạng miền Nam đã bùng lên trước, trước khi có sự trợ giúp từ miền Bắc. Sự chi viện từ miền Bắc có thể đánh dấu bằng sự kiện thành lập đoàn 59, và bắt đầu đưa một số cán bộ miền Nam tập kết vào Nam qua đường Trường sơn. Một trong những người đầu tiên quay vào Nam là nhà văn Nguyễn Thi, người viết truyện về chị Út tịch (đây cũng gần như người thật việc thật), ông cũng có rất nhiều bài bút ký cách mạng tuyệt với. Ông đã hi sinh trong kháng chiến.
Vào thời điểm này, chính TQ đã giúp VN. Tức là từ năm 1960 đến 1965. Từ năm 1966, do cách mạng văn hóa, sự giúp đỡ cuả TQ giảm dần. Đây là thời gian của Đường Hồ Chí Minh trên biển, chở vũ khí vào miền trung theo đường biển vào khách hòa, bình thuận, cà mâu là sự hợp tác giữa TQ và VN. Có thời gian các đoàn tầu này xuất phát từ đảo Hải Nam TQ. Nhờ có vũ khí đường biển này mà chiến khu ở Cà mâu được giữ vững, có các trận chiến thắng Ấp Bắc, Đồng Xoài, .. Đường Trường sơn về sau (sau năm 1965) mới dần dần đóng vai trò quan trọng, do Hải quân Mỹ kiểm soát biển chặt chẽ hơn.
TQ cũng viện trợ tiền đô la cho VN ( theo hồi ký Lê Đức Anh), và nhờ có đô la, có thể mua gạo trực tiếp ở Cam pu chia cho vùng khu 9, mà không phải vận chuyển từ Bắc vào Nam nữa.
Có được điều này bởi TQ chống Mỹ, trong khi Liên Xô thì không. Ngược lại Vn đã vận động khéo để Liên Xô giúp bảo vệ miền Bắc (vì chung sống hòa bình không có nghĩa là đầu hàng, không tự bảo vệ), vì thế mà Liên Xô mới giúp VN máy bay MIG, tên lửa SAM, nhưng Liên Xô không giúp đấu tranh vũ trang ở miền Nam.
Đây cũng là giai đoạn mà các tướng lĩnh VN như Nguyễn Chí Thanh, Lê Đức Anh, Trần văn Trà, ..đóng vai trò chính, (chứ không phải tướng Võ Nguyên Giáp). Họ là những vị tướng chính trị, những nhà tổ chức. Chính họ đã tìm ra phương thức đánh Mỹ đầu tiên, trước khi phương thức du kích chiến này mất hiểu quả từ sau tổng tấn công và nổi dậy(1968). Mất hiệu quả tức là không thể sử dụng phương pháp này để chiến thắng, thay đổi tình thế. Nhưng nhờ có nó mà Mỹ có tới nửa triệu quân mà vẫn phải căng ra, không thể có lực lượng dự bị chiến lược. Nó vẫn là cái phông, để kháng chiến có thể thắng lợi.
Từ năm 1965, khi Bơ rê giơ nhép lên làm tổng bí thư, thì Liên Xô mới ủng hộ VN thật sự và càng ngày càng tăng cho tơi lúc Gô bác chép lên nắm quyền làm tan rã Liên Xô. Hiện tại ở nhà tôi vẫn có tuyển tập Lê nin, do ông Bơ rê giơ nhép tuyển, bằng tiếng Pháp do nhà xuất bản tiến bộ ở Mạc tư Khoa in. Tôi mua vì muốn tìm hiểu ông ấy quan niệm Lê nin thế nào. Nếu người Vn tri ân Liên Xô thì phải tri ân cả ông. Bơ rê giơ nhép, Cóc xư gin, Xút sơ lốp là bộ ba lãnh đạo Liên Xô từ năm 1965 đến giữa thập niên 80.
Trở lại với vấn đề Troskisme, như vậy từ năm 1965, trong đảng CS TQ đã hình thành một dạng Troskisme qua “bè lũ 4 tên”, cho nên chính sách TQ thời này (1965-1976) có thể coi là chính sách troskisme. Nếu chính sách Troskisme ở TQ làm giảm sự ủng hộ của TQ với VN, thì cũng không vì thế mà TQ quay lưng lại. Đến tận năm 1972, TQ vẫn giúp VN. Khi B52 ném bom Hà nội, đài tiếng nói VN bị phá hủy, việc phát sóng được thực hiện từ Vân Nam (TQ), cũng trong đợt ném bom trở lại miền Bắc của Mỹ vào năm này, do cảng Hải phòng bị Mỹ thả mìn phong tỏa mà vũ khi Liên Xô vẫn qua TQ đến “cảng cạn” Lạng sơn, mặc dù hai bên hục hặc với nhau.
Việc đánh VN, chiến tranh biên giới (1979-1991) lại là hành động của nhóm Đặng Tiểu Bình, chứ không phải là nhóm tả khuynh “bè lũ 4 tên” TQ.
Khi cuộc chiến tranh biên giới với TQ bùng nổ (1979-1991), thì báo chí VN để tố cáo TQ đã lấy nhận thức từ báo chí phương Tây, nên thường đánh giá « đại cách mạng văn hóa vô sản » (thường được gọi tắt là cách mạng văn hóa) là thủ thuật của Mao trạch Đông để tiếm quyền của đảng CS TQ. Đây là kiểu phân tích luôn lấy « quyền lợi cá nhân » của một người ra nói theo truyền thống văn hóa của phương Tây, đặc biệt khi được dùng để bôi xấu. Trong thực tế, đấy chính là một cách thức mà TQ muốn dùng để chống tình trạng quan liêu trong đảng, mà người ta quy ra là tư sản, hay xét lại. Bản thân Bác Hồ cũng viết quyển « sửa đổi lề lối làm việc » để nói về vấn đề quan liêu này.
Vì thế cách mạng văn hóa, phải được hiểu như là một biện pháp kiểu Troskisme để chống vấn đề quan liêu này, chứ không đơn giản là dành quyền lực cho Mao trạch Đông như phương Tây vẫn nói.
Pôn Pốt sang Pháp học vào những năm 60, lúc bấy giờ ở Pháp, cách tả ở Pháp rất ủng hộ TQ mà phản đối Liên Xô. Vì thế chắc chắn Pôn pốt cũng bị ảnh hưởng này. Không phải chỉ riêng Pôn pốt mà tất cả nhóm người Cam pu chia sau này trở thành yếu nhân của Khơ me đỏ cũng vậy. Khi Khơ me đỏ được TQ ủng hộ, thì họ đã lấy luôn cái mô hình này vào,tức là mô hình troskisme. Nhưng lại thực hiện nó một cách dã man hơn, thô sơ hơn (mà theo họ thì triệt để hơn), từ đó mà sản sinh ra các chính sách mà Khơ me đỏ áp dụng ở Cam pu chia từ năm 1975 đến 1979.
Vì thế với phân tích của tôi, thì “bè lũ 4 tên” ở TQ và phong trào cách mạng văn hóa, chính là chủ nghĩa Troskisme kiểu châu Á. Và sự cực đoan của thứ troskisme kiểu châu Á này được đẩy lên cao nhất với Khơ me đỏ.
Như vậy quan hệ về nhận thức giữa người theo chủ nghĩa Mác – Lê nin và chủ nghĩa Troskisme rất gần với nhau, nhưng cũng rất khác biệt nhau. Cùng dựa trên một phương pháp luận mác xít (duy vật biện chứng, duy vật lịch sử) mà chủ nghĩa troskisme lại dẫn đến một kết luận và hành động cực đoan hơn, ảo tưởng hơn, « tả khuynh » hơn.
Phó Thường Nhân
Phần viết để giải độc cho bài viết của tác giả Maxell Phan nào đó mà nvt cóp pi lại có thể coi là hết. Tôi chỉ còn bổ xung một chút ở đây quan niệm về một chế độ chính trị tàn bạo là đủ.
Thông thường ở phương Tây họ có một định kiến, đó là tất cả các chế độ chính trị khác « dân chủ đa đảng » ở Tây Âu , Mỹ thì đều là chế độ tàn bạo. Nhưng điều này thực ra là một định kiến. Điều quái đản hơn nữa, đó là các ông lề trái VN, mà không biết ông Maxell Phan ở trên có phải dạng này không, thường là hậu duệ của chế độ Ngô Đình Diệm ở VN, là một chế độ tàn bạo man rợ, nhưng bản thân họ lại không thấy thế , mà lại quy cho các chế độ khác là tàn bạo. Từ giữa thế kỷ XIX ở VN đã tồn tại chế độ phong kiến nhà Nguyễn, chế độ thực dân Pháp, chế độ Ngô Đình Diệm, chế độ Nguyễn văn Thiệu, chế độ VN dân chủ cộng hòa. Nếu xếp theo mức độ tàn bạo thì tôi sẽ xếp thế này :
Đầu bảng tàn bạo là chế độ Ngô Đình Diệm, thứ đến chế độ thực dân Pháp, chế độ Nguyễn Văn Thiệu, chế độ VN dân chủ cộng hòa.
Vì thế nên điều kỳ lạ ở trên đập ngay vào mắt, đó là những nhân vật thường có nguồn gốc từ chế độ man rợ nhất trong lịch sử VN cận hiện đại (chế độ Ngô Đình Diệm), lại chê cái chế độ có thế tốt nhất. Tại sao lại có chuyện như thế và tôi căn cứ vào đâu mà xếp hạng như vậy.
Căn cứ của tôi là theo lô gics của đạo Nho. Đạo Nho vốn phân biệt các chế độ theo vương đạo và bá đạo. Vương đạo là chế độ có chính danh, bá đạo là chế độ không có chính danh. Khi có chính danh, thì mức độ tàn bạo giảm, vì nó là một thể chế được số đông chấp nhận, ngược lại thì nó bắt buộc phải cưỡng ép, sử dụng bạo lực. Điều thứ hai đó là cách sử dụng bạo lực thế nào ? nguồn gốc kỹ thuật bạo lực này từ đâu ra ?
Căn cứ thứ hai là dựa trên phân tích cấu trúc xã hội của từng chế độ mà ra (đây là phần ứng dụng của chủ nghĩa Mác, xét sự phát triển của xã hội theo vai trò và cấu trúc giai cấp)
Dựa theo hai điều này, tôi xếp hạng các chính thể đã tồn tại ở VN từ thế kỷ XIX đến nay.
Tại sao chế độ Ngô Đình Diệm lại đứng đầu bảng về bạo lực. Bởi vì chế độ này là một chế độ chính danh yếu nhất. Xét về mặt cấu trúc quyền lực, tức là lực lượng nắm quyền của nó từ giai cấp nào, đẳng cấp nào ra, ta sẽ dễ nhận thấy cái đế của chế độ này là phong kiến phản động được thực dân Pháp giữ lại từ phong kiến nhà Nguyễn, để làm cái đế, là chỗ dựa cho chế độ thực dân. Bộ máy hành chính của chế độ thực dân có một phần là trực trị (Nam Bộ), một phần là bảo hộ (tức là cai trị qua bù nhìn nhà Nguyễn Bắc Kỳ, Trung kỳ), khi Pháp rút đi, thì cái phần cai trị của nhà Nguyễn (thời thực dân) trở thành chính quyền Ngô Đình Diệm. Nhưng thế chưa đủ, chế độ Diệm còn có điểm yếu không chính danh nữa, đó là nó dựa vào một thiểu số tôn giáo là đạo Thiên chúa, mà bản thân đạo này cũng được coi như một dạng tay sai của thực dân Pháp, là « đội quân thứ 5 » giúp Pháp xâm lược VN. Kết quả chế độ nhà Ngô là một chế độ hết sức thiểu số, dựa trên những lực lượng phản động nhất trong xã hội mà thực dân Pháp để lại ở VN. Bản thân đạo Thiên chúa đã là một dạng bạo lực (do tính chất độc tôn của nó) cộng thêm với tàn bạo của phong kiến phản động thời tan rã, đã khiến chế độ này trở thành đỉnh cao của tàn bạo trong các chế độ đã tồn tại ở VN từ thế kỷ XIX đến nay.
Chính vì thế mà mặc dù thể chế hiến chương của chế độ này là một thể chế « đa nguyên đa đảng » kiểu phương Tây, trong thực tế nó là một chế độ gia đình trị, trong đó anh em nhà Ngô nắm quyền sinh quyền sát, mặc dù không có vai trò chính danh gì cả trong bộ máy nhà nước (ngoại trừ Ngô Đình Diệm là tổng thống). Đây là ví dụ điển hình để cho các chí sĩ VN ngâm cứu về thể chế đại nghị tư sản này nên tìm hiểu.
Lúc vào Huế chơi, tôi có kiếm được một quyển sách mà miền Nam in ra sau năm 1963, tức là sau khi nhà Ngô bị lật đổ, nói về địa ngục 9 tầng hầm mà Ngô Đình Cẩn xây dựng ở Huế. Ngô Đình Cẩn không những chỉ bắt giam người theo cách mạng, mà bản thân nhiều người là tư sản có tiền cũng bị Ngô Đình Cẩn bắt giữ để chiếm đoạt của cải, và việc này xẩy ra ngang nhiên trong một chế độ « đa nguyên đa đảng dân chủ ».
Quyển sách cũng thuật lại việc Ngô Đình Cẩn bị tử hình thế nào (khác với Ngô Đình Diệm và Ngô Đình Nhu bị bắn chết mà không bị xét xử). Theo lời quyển sách thì Ngô Đình Cẩn rất bình tĩnh, còn xin được mặc áo dài khăn đóng, và còn nói « chính trị là như rứa, phải tàn bạo ».
Bản thân câu nói này đã bộc lộ bản chất chế độ nhà Ngô. Làm chính trị không thể tàn bạo, và cưỡng chế chỉ là một trong những biện pháp có thể sử dụng. Ở châu Á, từ thời nhà Hán, trước công nguyên, Lưu Bang, tức là Hán Cao Tổ, người lập nên triều đại này, cách đây hơn 2000 năm đã nói « không thể chỉ ngồi trên lưng ngựa, cầm kiếm mà giữ được nước ».
Tại sao chế độ Nguyễn Văn Thiệu lại được tôi ưu tiên xếp ngay sau chế độ hiện tại ở VN. Cũng đơn giản là theo phân tích cấu trúc xã hội.
Sau năm 1963, do vùng giải phóng mở rộng, lực lượng phong kiến vốn là cái đế của chế độ Ngô Đình Diệm không còn đất sống, vì ruộng đất phần nhiều đã nằm trong vùng giải phóng, hoặc ở vị thế bất an, địa chủ phong kiến không có thể thu thuế được, nên bị tiêu diệt. Sau năm 1963, Mỹ cũng rút kinh nghiệm không giống như Pháp là chỉ dùng thiên chúa giáo, mà ngược lại Mỹ tìm cách tăng cường ảnh hưởng tôn giáo, miễn là họ không phải là cộng sản. Như vậy, độc tôn thiên chúa thời nhà Ngô mất đi. Mặc dù thế chế độ Nguyễn Văn Thiệu cũng không có chính danh, vì nó dựa trực tiếp lên nhóm tướng tá Sài gòn, trong một tổ chức quân đội của Mỹ dựng nên (đúng hơn là kế thừa từ những gì Pháp xây dựng). Tức là một dạng chính quyền quân phiệt (một dạng khác của nhà nước « đa nguyên đa đảng » khi nó không có đế là giai cấp tư sản dân tộc). Nhưng quân phiệt kiểu này vẫn tiến bộ hơn một chế độ dựa vào một giai cấp quá đát phản động là phong kiến thực dân.
Chuyện gì xẩy ra ở miền Nam, nếu chế độ kiểu Nguyễn Văn Thiệu tồn tại ngay từ năm 1954. Rất có thể nó sẽ biến miền Nam thành một dạng Hàn Quốc. Nhưng giả thiết này không thể xẩy ra được. Tại sao ? bởi tầng lớp phong kiến phản động kia chị bị đánh đổ bởi phong trào cách mạng ở miền Nam, chế độ Nguyễn Văn Thiệu chỉ có « thừa hưởng vô ý thức » chuyện này, chứ không phải nó tự tạo ra được.
Cũng chính vì thế mà khi chia đoạn lịch sử VN thời cận đại và hiện đại, tôi coi chế độ thực dân Pháp kết thúc ở VN vào tháng 11/1963, sau khi chế độ Ngô Đình Diệm bị đánh đổ , chứ không phải là vào năm 1954, sau hiệp định Giơ ne vơ. Giai đoạn 1954-1963, chỉ là giai đoạn chế độ thuộc địa này đổi chủ từ Pháp sang Mỹ, nhưng không đổi bản chất. Và từ 1963 đến 1975 là chế độ thực dân mới kiểu Mỹ 100% .

NVT2002
Tiếp tục bài viết của tác giả Trung Tran Lam

Sponsors seeker! 🙂
Khi nói chuyện với các nhà báo Phương Tây, Cụ Hồ thường thể hiện một cá tính phi cộng sản, nét hài hước thường chỉ thấy của người có trải nghiệm sa-lông ở Châu Âu. Ví dụ như vào cuối những năm 60, trả lời một nhà báo Tây về chuyện yêu đương và lập gia đình, Cụ Hồ chia sẻ, đại khái: "Tôi già rồi, mà người già nào thì cũng có những bí mật riêng tư của họ!". Hoặc khi đi tiệc tùng ngoại giao ở các quốc gia dân chủ không CNXH, cách Cụ nâng ly, bận áo bành-tô kiểu Churchill, hay cái tướng hút thuốc, cầm cơ bi-da, tất cả đều toát lên cái phong thái của một tay chơi lịch lãm, mà nếu đọc chính sử thì sẽ không thể hiểu nổi, anh Nguyễn Tất Thành khi trẻ và đảng viên đảng Cộng sản Pháp Nguyễn Ái Quốc, thời ba mấy tuổi, chăn không có mà đắp, nghề nghiệp, chỗ ở thì không ổn định, thì tiền bạc, môi trường đâu mà rành các ngón ăn chơi kiêu bạc kiểu thế 🙂
Suốt từ năm 1925 đến 1935, việc chủ yếu anh làm với QTCS 3 do Liên Xô bảo trợ- là đi xin tiền 🙂. Xin 4,5 cơ quan duyệt cho 1,2, rồi phải quay ra vận động địa chủ tư sản trong nước, như chủ tiệm ảnh cũ ở Paris, hay ông chủ đảng lập hiến sau này- Bùi Quang Chiêu- (người rốt cục cũng bị hạ sát bởi Việt Minh) lạc quyên để nuôi các học viên của Thanh niên Cách mạng Đồng chí hội...- những người lập quốc không được chính sử thừa nhận, như Hồ Tùng Mậu, Phạm Hồng Sơn.... vì bản thân họ- không được gọi là Đảng viên Đảng cộng sản. Không xin được tiền thì xin vũ khí, thuốc men như khi quan hệ với OSS. Không xin được cái gì đáng giá thì Cụ xin cả tấm ảnh, như của tướng Không quân Mỹ ở Trung quốc, Chennault , tấm ảnh có chữ ký cùng dòng chữ "Your friend", không khác gì tấm lệnh bài minh chứng nước Mỹ đứng sau lưng Cụ- trước ngày khởi nghĩa! Cho đến năm 1946 khi đã có chính quyền trong tay, việc bé như xin tiền nhà ông Trịnh Văn Bô để cho tướng Quốc Dân Đảng ăn chơi, cũng phải một tay Cụ mới xong. Người kiếm tài trợ siêu việt- nên là một danh xưng nữa cho Cụ. Để làm được điều đấy, Cụ phải có skill thượng thừa về quản trị tài chính 🙂 Không để thất thoát và tuyệt đối trong sạch. Ngoài ra khí chất của người vận động tài trợ, phải như thế nào người ta mới khứng đem tiền cho 🙂.
Cái đấy, không có người Việt Nam nào thế kỷ 20, ngoài Cụ, sở đắc.
Có được nguồn tài trợ rồi, cách Cụ sử dụng ODA hay FDI... đều vô cùng hiệu quả. Ví dụ như khi cần đầu tư hết một rổ cho trận Điện Biên Phủ, Cụ giao hết dấu má cho chú Văn, với cách giao quyền vô tiền khoáng hậu: Đánh sao cũng được, miễn thắng! 🙂. Là người cùng khởi nghiệp với Cụ, Võ đại tướng không thể không nhận ra ý tứ gửi gắm của Cụ: Nguồn lực cho trận đánh này là vô tận, đánh nhanh đánh chậm gì tùy chú!, Nguồn lực cho cú chốt hạ đấy, chính là toàn bộ nông thôn và nông dân miền Bắc, thứ mà không có nhà cách mạng nào trước, cùng và sau thời của Cụ - có được.
Trong những lần tìm kiếm tài trợ, trớ trêu thay, cả hai nguồn lớn nhất có thể đem lại vận mệnh ít xương máu nhất cho đất nước, Cụ đều không có thành tựu hoặc rất rất khó khăn. Lần thứ nhất, với nước Mỹ giai đoạn 1945. Khi mọi nỗ lực của Cụ để van nài nước Mỹ công nhận Việt Nam DCCH như là một quốc gia dân chủ độc lập- đã không đến được tai Truman, tổng thống Hoa kỳ lúc đó.
Lần thứ 2, với nước Nga của Stalin. Nguyên soái thép chưa bao giờ thừa nhận Hồ Chí Minh và Việt Nam DCCH là một đồng minh đáng phải giúp đỡ cho đến khi có một người ép ông ta làm phải chuyện đấy: Mao Trạch Đông. Ai thuyết phục Mao Trạch Đông làm cái việc bao đồng đấy?. Không thể ai khác ngoài sponsor seeker đại tài. Ông Cụ! 🙂.
Happy birthday Uncle!
Pages: [<<], [<], 6, 7, 8, [9], 10, 11, 12, [>], [>>]
Quán nước đầu làng Ven > Sáng Tác - Thảo Luận - Phổ biến kiến thức > CLB Văn Hoá - Lịch sử
Invision Power Board © 2001-2024 Invision Power Services, Inc.