Langven.com Forum

Full Version: Bác Sĩ Frank
Quán nước đầu làng Ven > Thư viện làng Ven > Thư viện bài viết
NVT2002
Bác sĩ Frank là một nhân vật đã từng được nhắc đến trong cuốn 7 thói quen của người thành đạt cao (@click here) . Do tò mò tìm hiểu về nhân vật này, em thấy một cuốn sách của ông được viết năm 1946, khi vừa mới ra khỏi trại tập trung. Bản dịch này có thêm cả những phần của lần xuất bản năm 1984 nữa. Nói chung là phần 1 kể chuyện trại tập trung khá thú vị, phần 2 để dành cho những ai thích tìm hiểu về các vấn đề tâm lý, còn phần phụ bản để cho người thích hiểu kĩ hơn.

Cuốn này em dịch chất lượng cũng chỉ được như cuốn The True Believer (@click here) thôi. Vì vậy ai muốn tham khảo thêm phần Tiếng Anh thì em cũng gửi kèm luôn dưới đây. Em chưa biên tập lại nên có thể có sai sót về chính tả và dịch thuật. Nhờ các bác đọc và đóng góp ý kiến phê bình.

Sau cuốn này em sẽ dịch tiếp một cuốn sách nữa là "The Prophet" (Nhà Tiên Tri) của Khalil Gibran. Bác nào thấy ở đâu có bản dịch Việt của cuốn sách này thì mách giùm em cho em đỡ mất công.

Em xin chân thành cảm ơn!
NVT2002
Hóa ra cuốn sách này đã được dịch và xuất bản tại VN. Bác nào thích đọc bản dịch được bán ngoài hàng thì download tại đây. Em thấy bản dịch của em hay hơn laugh1.gif
Phó Thường Nhân
@NVT,
Tự nhiên hôm nay đọc cái này của NVT từ năm 2010. Thế cuối cùng NVT có dịch The prophet không ?
Quyển nhà tiên tri (the prophet) ở VN đã dịch từ những năm 90, thời kỳ cuối bao cấp, do nhà xuất bản Hội nhà văn in. Theo như giới thiệu thì bản dịch đã được các cụ trùm đạo ở thành phố Hồ Chí Minh hiệu đính để đảm bảo tính xác thực của nó, vì nó là một quyển nói về cảm nhận niềm tin Thiên chúa. Tôi có quyển sách dịch này, thời mà giấy in còn đen ngòm, nhưng mà dịch rất dở, ngữ pháp lủng củng, ý tưởng truyển tải kém. Không khác lắm bản dịch kinh tân ước tiếng Việt ngày trước do các thầy tu phương Tây dịch ra tiếng Việt.
Thực ra muốn dịch quyển này đúng, truyền đạt được nó thì phải hiểu cái phông văn hoá tâm linh của người viết thì có lẽ mới chuyển tải được. Tác giả là người theo đạo Thiên chúa, nhưng là Thiên chúa phương Đông (có cùng hệ với chính thống giáo như ở Nga hay Hy lạp), nếu tôi không nhầm thì ông ấy xuất phát theo nhánh Ma rôn nít (maronit), là một tông phái Thiên chúa ở Li băng, vì ông là người Ả rập Li băng. Vùng đất này lại là vùng đất Hồi giáo là chủ yếu, và tất nhiên điều đó ảnh hưởng tới ông, vì ngay tên quyển sách ông đặt nó là Nhà Tiên Tri, và Nhà Tiên Tri với ông là chúa Giê Xu. Nhưng trong Thiên chúa, chúa Giê Xu không được coi là nhà tiên tri, mà là con của chúa trời, là một trong ba ngôi (Cha, Con, Thánh thần), chỉ có người Hồi giáo mới coi chúa Giê Xu là nhà tiên tri. Đây đã là một cách nhìn lạ, và cái mạch tự sự của quyển sách cũng thế thật. Tác giả viết quyển này khi di cư vào Mỹ sinh sống lúc rất cô đơn, chỉ còn biết bám vào niềm tin tôn giáo, nên nó lại có phần cảm nhận cá nhân sâu sắc. Ở Mỹ đạo Thiên chúa chủ yếu là đạo tin lành. Mà đạo tin lành thường duy lý, mang tính đạo đức, luật pháp nhiều hơn, trong khi theo thiên chúa giáo chính thống, thì niềm tin tôn giáo có mầu sắc tình cảm hơn. Cũng chính vì lẽ đó mà khi ra đời, cuốn sách gây được tiếng vang ở Mỹ rồi phương Tây vì nó lạ.
Cuốn sách là một thiên tự sự của tác giả với Chúa, và phải có cái phông văn hoá thì mới cảm nhận được hết. Vậy dịch mà chuyển tải được nó như thế, thì mới là dịch. Vì thế không nên ngại là đã có bản dịch rồi thì thôi không dịch, vì bây giờ nhiều khi người ta dịch sách ở VN kiểu mỳ ăn liền, dịch sách văn học, nghệ thuật, tôn giáo mà như dịch notice sử dụng lò vi sóng, hay máy hút bụi.
NVT2002
Do sau đó em có mua được cuốn "Nhà tiên tri" rồi nên thôi không dịch nữa.
Sở dĩ em định dịch cuốn này là vì bác Quyzen trong lúc khen những chỗ tích cực của đạo Thiên Chúa, có nhắc đến cuốn đó.

Hai bản dịch khác ở trên mạng: (@click here)
Quán nước đầu làng Ven > Thư viện làng Ven > Thư viện bài viết
Invision Power Board © 2001-2024 Invision Power Services, Inc.