Langven.com Forum

Full Version: Chùa Hiện đại
Quán nước đầu làng Ven > Gặp Gỡ - Trao Đổi - Làm Quen > Tạp Chí Quác Quàng Quạc
Pages: [<<], [<], 1, 2, 3, [4], 5, 6, 7, [>], [>>]
root
QUOTE
Cái tượng đá root chụp được ở cổng chùa nào thế. Ngoài Bắc hay ở miền Trung ??


Cái tượng đá đó là em chụp ở chùa Miễu, một ngôi chùa nhỏ nằm gần Ngã Tư Sở HN. Hai bên cổng chùa có 2 cái tượng như thế. Vào thời nay, nếu chùa nào mà có vị trụ trì năng động, ra sức PR cho chùa thì chùa ấy tự nhiên đông khách, bán được nhiều dịch vụ. Chùa Miễu tuy nhìn ra mặt đường Láng, song không có được một người lãnh đạo nhanh nhẹn như vậy, nên ít người biết tiếng. Cũng gần Ngã Tư Sở, có chùa Phúc Khánh, vốn dĩ chỉ là một ngôi chùa làng, thậm chí còn ở trong ngõ. Thời bao cấp, chùa Phúc Khánh chắc cũng xếp hạng gần với chùa Bà Đanh, nhưng kể từ khi đổi mới thì nhà chùa luôn nườm nượp người vào lễ. Hôm thứ bảy tuần trước là ngày mồng 1 âm lịch, em định cầm máy ảnh qua đó chơi, nhưng tới cửa chùa thì đành phải lắc đầu quay về vì biết trước không thể chen chân vào với các tín đồ.
Phó Thường Nhân
@root,
Bây giờ cái chùa Miễu ấy lại mỏ cửa à ? cách đây 3 năm, lúc tôi đi qua đó tò mò muốn vào thăm, nhưng nó đóng cửa im ỉm. Chỉ thấy mỗi cái bảng xi măng đề mấy chữ "di tích lịch sử đã xếp hạng, cấm không được vi phạm". Còn không vào được trong sân.

Chùa Phúc Khánh có lẽ có ý nghĩa lớn hơn một tí, vì nó là một trong những chùa đầu tiên ở miền Bắc vào những năm 1920 tham gia vào phong trào cải cách phật giáo, cùng với chùa Quán Sứ. Khi việc chống tôn giáo giảm đi sau năm 1986, nếu tôi không nhầm thì ông Đỗ Mười cũng đến đó thắp hương (cái này thì phải kiểm chứng, tôi không rõ), nhưng nó là một trong những ngôi chùa đầu tiên sống lại trong phong trào "phục hưng truyền thống" từ sau khi đổi mới ở VN.

có người còn bảo tôi là nó nằm trong hệ thống tổ đình của chùa Hương, rồi còn được các ông ở Ha nen bảo trợ nữa. Cái vụ trấn yểm sông Tô lịch hình như nó cũng dính vào. Đại khái nó gằn khá nhiều với các sự kiện tôn giáo hiện đại ở Hà nội.
root
QUOTE
Bây giờ cái chùa Miễu ấy lại mỏ cửa à ? cách đây 3 năm, lúc tôi đi qua đó tò mò muốn vào thăm, nhưng nó đóng cửa im ỉm. Chỉ thấy mỗi cái bảng xi măng đề mấy chữ "di tích lịch sử đã xếp hạng, cấm không được vi phạm". Còn không vào được trong sân.


Hic hic... giá mà cách đây 3 năm bác về HN nháy em một cái thì có phải hay biết bao nhiêu không? Đối với em thì chùa hay nhà thờ nào cũng có thể vào được laugh1.gif
Phó Thường Nhân
@root,
hì hì, không dám hứa trước, nhưng lần tới về VN có thể sẽ « nháy » dịch vụ của root.

Cái tượng này lạ nhỉ. Thường thì trong miền trung từ vùng Thừa thiên – Huế trở vào trong, nhiều chùa làng ở vùng này còn có những tượng, bia, của văn hoá Chàm để lại được thờ. Khác với các tôn giáo nhất thần, đi đến đâu đều tìm cách phá tín ngưỡng cũ, phật giáo thường thu nhập những di tích tín ngưỡng cũ vào điện thờ của mình, mà bản chất người Việt cũng thế (nếu họ không là tín đồ thiên chúa thuần thành).
Nhưng bảo nó là tượng Chàm thì quả là quá khủng khiếp , không thể tưởng tượng nổi. Tại sao ? Bởi vùng Láng chính là vùng người Chàm bị vua Lý bắt làm tù binh mang về kinh định cư. Các làng cổ ở đây, ngay cả làng Láng gốc gác cũng là người Chiêm. Vì dân cư là gôc chiêm thành, nên họ cũng mang theo tín ngưỡng của mình theo, xây dựng đền. Nhưng bảo cái tượng này là tượng Chiêm thì chưa dám khẳng định..vì nếu thế chẳng lẽ nó cách bây giờ cả ngàn năm.
root
Cái tượng đối diện với nó thậm chí còn tróc hết cả hoa văn mà người ta vẫn còn cố giữ lại. Nếu mà em nhìn thấy cái tượng này ở ngoài đường thì dễ tưởng nhầm là đống bê tông xi măng xây dựng phế phẩm lắm. Lại nhớ hồi trước em đến nhà bác ăn cỗ, thấy có một cái vò mốc meo xấu bẩn bày trên cái đôn, liền mang ra cạnh mâm để vứt xương gà với cả vỏ tôm. Đang ăn dở thì ông bác chạy ra nhặt cái vò thét rầm lên. Thì ra đó là một cái vò cổ, ông bác nhặt ở quê lên lúc người ta đang dùng làm bình vôi trong nhà. Thế mà ông bác buôn đồ cổ của mình lại thấy là nước men bây giờ không chế tạo nổi và quý quý hóa hóa, thế mới kì....

http://i236.photobucket.com/albums/ff22/chupanh/IMG_0503.jpg
root
Sau khi nghe các bác bình luận về các loại tượng Phật, em đã lọc lỏm được khá nhiều. Hầu hết các chùa hiện nay đều là Tịnh Độ Tông. Bàn thờ ở giữa theo kiến trúc kinh điển là "ba tầng chín ông", có bổ sung thêm Thiên Thủ Quan Âm và Cửu Long đằng trước. Bên cạnh là Đức Ông và Thánh Hiền, hoặc có thêm các vị hộ pháp và Địa Tạng Bồ Tát. Một số chùa không đủ tượng "ba tầng chín ông" thì có thể thay một số ông bằng tranh ảnh.

Tông phái khác thì có chùa Láng là Mật Tông nên không có bộ "ba tầng chín ông" mà thay vào đó là nhiều tượng nhỏ. Chùa Nam Tông thì chỉ có mỗi một ông Phật To bày gian giữa là hết.
root
Các chùa thường kết hợp thêm gian thờ Mẫu. Ở giữa là bàn thờ "Công Đồng Tứ Phủ"

http://i236.photobucket.com/albums/ff22/chupanh/IMG_0518.jpg

http://i236.photobucket.com/albums/ff22/chupanh/IMG_0496.jpg
root
Hai bên bàn thờ công đồng là 2 ông bà

http://i236.photobucket.com/albums/ff22/chupanh/IMG_0527.jpg

http://i236.photobucket.com/albums/ff22/chupanh/IMG_0497.jpg

root
Một số chùa có thêm cả gian thờ tổ. Ở giữa là bàn thờ "nhiều ông"

http://i236.photobucket.com/albums/ff22/chupanh/IMG_0526.jpg

Bên cạnh thường là những bàn thờ dành cho các ông (bà) đứng một mình. Sợ nặn tượng tổ không giống nên người ta còn cẩn thận bày bên cạnh một cái ảnh để so sánh

http://i236.photobucket.com/albums/ff22/chupanh/IMG_0514.jpg
Chitto
QUOTE(root @ Mar 12 2008, 08:27 PM)
Một số chùa có thêm cả gian thờ tổ. Ở giữa là bàn thờ "nhiều ông"

Bên cạnh thường là những bàn thờ dành cho các ông (bà) đứng một mình. Sợ nặn tượng tổ không giống nên người ta còn cẩn thận bày bên cạnh một cái ảnh để so sánh



Không phải "một số" mà là chùa nào cũng có nhà tổ, gọi là Tổ đường, thường viết 3 chữ hán là Thái Tổ đường (Chữ Thái ở đây là tốt đẹp, giống Thái sơn, hay Bĩ cực Thái lai, chứ không phải Thái tổ giống miếu hiệu mấy ông vua đầu tiên các triều đại đâu).

Các chùa theo Thiền tông thì sẽ có tượng Bồ đề Đạt ma ngồi trên, râu quai nón.

Ảnh để vào chắc là sư/ni mới viên tịch. Gần đây một số chùa để cả ảnh của HT Thích Đức Nhuận, Thích Tâm Tịch, là hai Pháp chủ của Giáo hội Phật giáo Việt Nam.
Pages: [<<], [<], 1, 2, 3, [4], 5, 6, 7, [>], [>>]
Quán nước đầu làng Ven > Gặp Gỡ - Trao Đổi - Làm Quen > Tạp Chí Quác Quàng Quạc
Invision Power Board © 2001-2024 Invision Power Services, Inc.