Langven.com Forum

Full Version: Sự Cố Với Tập "trần Dần Thơ" Của Nhã Nam
Quán nước đầu làng Ven > Sáng Tác - Thảo Luận - Phổ biến kiến thức > Văn Học & Ngôn Ngữ
Pages: [<<], [<], 1, 2, 3, [4], 5, [>], [>>]
TươngGiang
QUOTE(grass @ Mar 12 2008, 12:24 AM)
Nếu vì doanh thu, mình mà là Nhã Nam á, mình cứ in Nicolas các chuyện chưa kể với cả Marc Levy đều đều  leuleu.gif
*



Mình thích Nicolas lém thumbup.gif , ML thì ko đọc vì mình sến dã man con ngan roài leuleu.gif
Với tập Trần Dần thơ thì mình ngưỡng mộ cái mới và sự nỗ lực làm mới ngôn ngữ của ông. Còn xét về tổng thể thì tác giả này cũng như các tác giả khác, mình chỉ yêu thích những gì mình cho là hay, phần còn lại thì không.
NguoiVN
vậy tương giang thấy thơ nguoivn xuất sắc chừng 9 hay 10 điểm?
mình cũng muốn in thơ để phổ biến rộng rãi mà ngại phải xin giấy phép quá.
NguoiVN
làm ngành xuất bản in ấn này kia rất khó, ở nước kô có in lậu đã khó, ở nước in lậu với đọc chùa cộng xin giấy phép này nọ càng khó hơn. Bởi vậy kô ai tính in thơ để kiếm nhiều tiền, nhưng chắc kô ai muốn in để lỗ cả.

Và vì làm ngành xuất bản khó khăn, khó kiếm ra ai muốn làm giàu bằng xuất bản sách nhưng kô phải xuất bản sách thì phải chịu lỗ.

em rút ra bài học từ bản thân là người kô chuyên nghiệp nhìn nhận vấn đề nào cũng bỏ qua tính chuyên nghiệp của nó và chỉ chăm vào các khía cạnh dở hơi và thần thánh.

bác Phó phân tích vấn đề giống như kiểu mang con nít ra bỏ giữa đồng trống vậy. Phe phái người ta đã chia từ ngàn đời, mối phái có một đặc trưng riêng và chính vì nó tuân thủ qui luật như vậy nên nó mới có tên như vậy. Cuối cùng bác định gây dựng một trường phái nữa triết nữa khoa học cộng hỗn tạp các môn khác để dẫn các đệ tử đi đâu và giải quyết chuyện gì?

kiểu suy nghĩ độc lập kô giống ai thì khi trẻ nên làm để phát hiện cái mới, nhưng làm cũng một thời gian thôi và cũng phải hướng cho nó đi vào đường lối rõ ràng để có thể tiến bộ chứ.


còn chuyện nước việtnam trí thức này kia? nguoivn chưa tìm thấy ai sống với cả nước VN cả, ngay cả ông tổng bí thư là ông chóp bu cao nhất cũng sống cho đảng của ông trước chứ kô phải cho cả nước. Ai cũng có thể tìm cho mình một nước Vn nhỏ nơi có những người có trình độ và quan điểm tương tự mình.
summoner131
QUOTE(grass @ Mar 11 2008, 04:24 PM)

(@click here)

Bài trên báo Tiền Phong

Cho đến chiều 7/3, điện thoại xin gặp ông Chánh thanh tra Bộ TTTT Nguyễn Thanh Hải để phỏng vấn về việc cuốn “Trần Dần- Thơ” vì sao có sự mù mờ thông tin, phóng viên nhận được câu trả lời: “Đã ngừng phát hành rồi, chắc sẽ bị tiêu hủy”. Ông Hải cũng nói thêm:  “Không ai kết luận sách vi phạm nội dung, mà là sai phạm về trình tự thủ tục xuất bản. Phải có quyết định xuất bản của Giám đốc NXB, nếu không có quyết định của Giám đốc mà vẫn in thì đã sai phạm về quy trình. Nhã Nam ký hợp đồng với Phó Giám đốc, mà theo Luật Xuất bản thì Phó Giám đốc không được ký hợp đồng in”.

Tại sao người ta lại đồn là bị thu hồi? Vì Chánh thanh tra bộ Thông tin và truyền thông cũng nói như thế  rolleyes2.gif


Ủa, em có thấy chỗ nào ông Chánh thanh tra nói đến việc "thu hồi" đâu ?
Malchik
QUOTE(grass @ Mar 11 2008, 11:24 PM)
Nói chung là để bán sách, mình nghĩ người ta không mất công PR vất vả nguy nan như thế, bị phạt 15 triệu khéo hết xừ nó một nửa tiền lãi  leuleu.gif lại còn không được tái bản nữa chứ, hóa ra mất công PR cho hội in lậu nó hưởng à  leuleu.gif Nếu vì doanh thu, mình mà là Nhã Nam á, mình cứ in Nicolas các chuyện chưa kể với cả Marc Levy đều đều  leuleu.gif
*



Có thể vụ này không PR cho riêng quyển Thơ Trần Dần, mà PR cho thương hiệu Nhã Nam.

Mà theo quan điểm cá nhân tớ thì đọc thơ bác này chán phèo. Trong các bác Nhân Văn Giai Phẩm, tớ thích các tác phẩm của bác Phùng Quán.
Phó Thường Nhân
Chắc vì tôi viết trình tự khó theo dõi, chứ còn tôi không phát minh ra cái thuyết gì cả. Trình bầy tóm tắt lại cái lô gíc của tôi thì nó như thế này:

1- Nhà xuất bản Nhã Nam đã ký một họp đồng xuất bản sai vì không có hiệu lực (do ký với phó giám đốc nhà xuất bản mà không phải là giám đốc), vì thế họ bị phạt 15 triệu. Mọi chuyện có thể kết thúc ở đó.

2- Nếu tôi là hiệp sĩ sẵn sang bảo vệ cho công lý, điều đó làm tôi phẫn nộ thì tôi sẽ đi tìm hiểu những điều sau:

- Cái việc ký hợp đồng sai như thế là một chuyện thường tình với Nhã Nam hay không. Nhã Nam đã từng ký hợp đồng trong tình trạng tương tự như vậy trong quá khứ chưa.

- Việc ký hợp đồng không đúng « phỏm » như thế chỉ là trường hợp cá biệt của Nhã Nam hay là một tục lệ thông thường của tất cả các nhà xuất bản.

- Có một chuyện gì có thể lôi kéo Nhã Nam vào tình trạng đó không ? (kiểu như bị lừa, đây là giả thiết của tôi, chứ tôi không biết thực hư thế nào).

Vì tôi không thể có thông tin về những câu hỏi trên, nên tôi đành phải trả lời theo giả thiết:

Nếu Nhã Nam đã từng ký hợp đồng hợp lệ, mà lần này làm không hợp lệ thì có nghĩa là cố tình làm. Vậy không thể lấy gì biện bạch được.
Nếu Nhã Nam chuyên kỹ hợp đồng kiểu này, thì phải xem quan hệ của Nhã Nam với Nhà nước có gì ẩn khuất không(ô dù che dấu nhau) ? Nếu trong trường hợp « vô tình không biết » thì cũng phải xử, nhưng có thể tình theo ca « tình ngay lý gian ».
Nếu tất cả các nhà xuất bản khác cũng hoạt động bằng những hợp đồng tương tự, thì điều cần phải suy nghĩ là cái cách quản lý ấy có đúng không ? (vì nó không có hiệu lực), và tại sao người ta bất chấp luật như thế (bởi rõ ràng nếu vậy thì cái luật ấy có nhiều phần vô lý) ? Vậy nên kiểm soát thế nào ?.


Nhưng sự việc có xẩy ra như thế không ? Không. Chuyện bùng nổ bởi người ta vin cớ nghi ngờ vào việc xuất bản tác phẩm của nhà văn Trần Dần. Và tất cả thông tin đều hướng người ta về điều đó, trong khi nó không phản ảnh cái fact thực tế. Vì sao ? Vì nói sách bị cấm nhưng nó vẫn được bán. Vì nói Trần Dần « có chuyện » nhưng ông ấy được giải thưởng của nhà nước. Như vậy không phải người ta cố tình « bóp méo » câu chuyện đi về một hướng khác à.

Cái cách bóp méo ấy làm tôi không đồng ý. Vì nó có những cái bất lợi sau:

1- Người ta đã biến ông Trần Dần thành một loại « God Father » để vượt luật. Làm như việc đã in sách của ông ấy cho phép người ta muốn làm thế nào thì làm.
2- Có thể biến một chuyện quản lý hoạt động kinh doanh bình thường thành một vấn đề chính trị, trong khi điều đó chưa xác định được. Vì như tôi đã nói, trong tình trạng hiện tại ở VN, tôi không thể biết được ý đồ, mục đích của cả hai bên tức là nhà nước và nhà xuất bản.
3- Việc các vị « trí thức » của Vn cũng hoà nhịp vào cái opinion này như BBC làm tôi khó chịu, vì nó có thể làm ảnh hưởng tới quan hệ kinh tế của VN.

Cái điều 1 và điều 2 tôi đã nói trong các bài viết ở trên, huặc nếu không thì lô gíc nó cũng rõ ràng. Nhưng còn cái điều 3 có nghĩa là thế nào ?

Nếu để ý thì người ta dễ dàng nhận thấy kinh tế VN là một nền kinh tế nhỏ, nhưng nó lại có quả đấm xuất khẩu lớn. Theo như ông Dũng trả lời phỏng vấn gần đây, thì VN xuất 50 tỉ đô chiếm 60% PNB. Trong tình cảnh đó, bất cứ điều gì có thể để cho thế giới lấy cớ làm hại mình đều phải hết sức tránh. Khi họ muốn làm hại, tất nhiên không ai nói ra như thế cả. Nó sẽ vin vào quyền con người, tự do tự diếc vớ vẩn. Nếu « thằng » BBC nó muốn lái câu mọi chuyện ở VN theo hướng đó thì hoàn toàn hiểu được. Nhưng trí thức VN mà vô cớ, ngu xuẩn tiếp tay cho nó thì không nên. Tôi hoàn toàn không muốn vì bảo vệ ông Trần Dần, mà nó có thể thành cái cớ để làm khổ nông dân, công nhân VN. Trong một cái thế giới thương mại hoá hiện tại, những điều như tự do, dân chủ thực ra sẽ được dùng như một cái option trên thị trường để mua rẻ bán đắt. Khi vượt qua biên giới một nước, nó không còn là những lý tưởng cao đẹp nữa, mà chỉ là một hình thức nhằm can thiệp thủ lợi. Với tôi , thì tôi phải có ăn đã rồi mới có tiền để có thể mua thơ của ông Trần Dần đọc. Cái đó là cái thêm vào, làm cho xã hội tốt lên, chứ tôi không sẵn sàng bảo vệ nó bất chấp các lợi ích sống còn khác.

Nhưng điều tôi nói này là ngược với điều các vị ấy được dậy dỗ bởi tuyên truyền phương Tây. Nó dậy các vị ấy những nguyên lý được đề cao như một giá trị mà người ta phải đạt tới bất chấp hậu quả. Còn tôi thì nhìn hậu quả chung của nó trước, trước khi quyết định có nên làm hay không. Cái nhìn của tôi là cái nhìn của một người dân thế giới thứ ba, bị lệ thuộc và ở vào thế yếu trong quan hệ quốc tế. Cái nhìn của các vị ấy là cái nhìn cứng nhắc, được phương tây qua cáccông cụ tuyen truyền nhồi vào đầu. Vì thế tôi mới có lời kêu gọi với các vị ấy là phải có một cái « khúc xạ » dân tộc trong phản ứng mới được.

Chính vì thế nếu thương ông Trần Dần thì đừng biến ông ấy thành một con cờ chính trị mà hãy xem văn ông ấy, còn muốn đấu tranh cho lẽ phải thì phải bám vào luật pháp và đề cao luật pháp. Có vậy thôi.
Phó Thường Nhân
@grass,
Cái câu hỏi của Grass đặt ra là nếu Nhã Nam định làm PR thì sao lại dại dột làm với cái giá rẻ thế, thậm chí « lõm » nếu phải trả tiền phạt là một câu hỏi thú vị mà tôi không trả lời được. Người trả lời chỉ có thể là Nhã Nam. Tôi chỉ nghĩ thế này. Nhã Nam là một cơ sở kinh doanh, nó không phải là Forum, Blog, nơi mà các thành viên tham gia tự nguyện. Để có lãi và lãi lớn là việc gần như bắt buộc của một cơ sở kinh doanh. Vậy cái « lãi » của Nhã Nam nằm ở đâu ? Cho Ai ? Chịu.

Ngược lại có một điều làm tôi để ý trong những gì grass nói, đó là lãi quá ít. Với 15 triệu tiền phạt tức là chỉ có hơn 1000 Euros mà đã tương đương với tiền lãi có thể thu lại được thì quả là quá nhỏ.

Và điều đó càng làm cho tôi thấy việc phải quản lý là bắt buộc. Tại sao ? Vì cái giá quá bèo như thế, nếu để thả ra, thì người ta có thể tạo event giả, kiếm chuyện gây dư luận với giá quá là bèo bọt. Và đây chính là điều mà các nước trong thế giới thứ 3 gặp phải.

Để so sánh, 1000 Euros chỉ hơn mức lương tối thiểu ở Pháp không có bao nhiêu (nó khoảng 800 Euros) mà nước Pháp cũng không phải là nước cường thịnh nhất trên thế giới. Nói như vậy để thấy sự chênh lệch về sức mạnh không thể không khiến người ta suy nghĩ. Và cũng để người ta hiểu tại sao điều đầu tiên các nước phương Tây muốn các nước đang phát triển thực hiện ngay tức khắc là ..tự do ngôn luận bất chấp điều kiện xã hội của nó ra làm sao.

Vậy một người ở trong một nước thuộc thế giới thứ 3 phải nghĩ thế nào để vừa có thể đấu tranh cho xã hội tiến bộ (nếu người ta muốn) đồng thời phải tránh cái bẫy kia là một điều nan giải. Và đó cũng là nhiệm vụ của trí thức VN nếu họ muốn. với tôi câu trả lời chỉ có thể là bám theo luật pháp.
NguoiVN
bi giờ Vn làm gì còn thế giới thứ 3 nữa và về xuất bản sách thì lời mấy chục triệu là tốt hơn lỗ rồi, nói gì tới xuất bản thơ, thôi mình nói chuyện về tina tình còn sướng hơn.

chán bác phó hơn chán con gián , bó tay bó chân
Mr. Smith
Bác Phó đọc chẳng kỹ gì cả. Grass nói là "hết xừ nửa tiền lãi" chứ bảo hết cả tiền lãi đâu. Với lại Grass cũng không phải là kế toán Nhã Nam để biết được điều này, ý của bạn ấy chỉ là cái lợi ích của việc PR này nếu thực sự là để PR chẳng biết được bao nhiêu mà đã bị phạt.
Dù sao, với một cuốn sách bất kỳ, nhất là một cuốn thơ thì lãi được 15 triệu đã là khá rồi bác Phó ạ. Hầu hết các sách thơ đều không có lãi và các nhà thơ phải tự bỏ tiền túi ra in. Với các công ty như Nhã Nam thì họ chấp nhận xuất bản một số cuốn không có lãi, thậm chí chắc chắn lỗ như cuốn Những kẻ thiện tâm chẳng hạn, và dùng những cuốn bán chạy có lợi nhuận cao như Nicholas với Marc Levy để gánh nhiệm vụ lợi nhuận. Tuy nhiên ngay cả những sách bán rất chạy thì tớ cũng đoán lợi nhuận cũng khó hơn được 100 triệu một cuốn. Nói chung thị trường sách VN tuy có phát triển nhưng cũng chỉ là phát triển vừa phải thôi.
Giờ cứ coi như 1 cuốn trung bình, Nhã Nam lãi được 30 triệu (như em Grass đoán), năm vừa rồi hình như họ xuất bản khoảng 100 đầu sách, thế thì cũng lãi được 3 tỷ, cũng không phải là tệ lắm đối với một doanh nghiệp làm xuất bản, dù sao cũng chẳng đến nỗi để bác Phó phải chậc lưỡi than cho thân phận người dân các nước thế giới thứ ba: "một người ở trong một nước thuộc thế giới thứ 3 phải nghĩ thế nào để vừa có thể đấu tranh cho xã hội tiến bộ (nếu người ta muốn) đồng thời phải tránh cái bẫy kia là một điều nan giải".

Nhưng tất nhiên đây là tớ đoán bừa thôi. leuleu.gif
NguoiVN
mình nghĩ cứ 10 thì 4 lỗ, 3 huề vốn và 3 kiếm được tiền, ở mỹ thường là vậy, Vn kô chi cho quảng cáo và PR nên kô biết nhưng chắc cũng kô ngoại lệ đâu.

do môi trường Vn những sách dịch kô trả tiền bản quyền nhiều và một số yếu tố khác nên kô biết tỉ lệ cụ thể là bao nhiều.

mình nghĩ cao có thể lợi 30%-50% mỗi đầu sách kô biết có chính xác kô và giá trung bình là bao nhiêu
Pages: [<<], [<], 1, 2, 3, [4], 5, [>], [>>]
Quán nước đầu làng Ven > Sáng Tác - Thảo Luận - Phổ biến kiến thức > Văn Học & Ngôn Ngữ
Invision Power Board © 2001-2024 Invision Power Services, Inc.