Langven.com Forum

Full Version: Sự Cố Với Tập "trần Dần Thơ" Của Nhã Nam
Quán nước đầu làng Ven > Sáng Tác - Thảo Luận - Phổ biến kiến thức > Văn Học & Ngôn Ngữ
Pages: [<<], [<], 1, 2, [3], 4, 5, [>], [>>]
LacThien
Chú Trung này làm chính trị mà vẫn mang tư tưởng nông dân lòe thiên hạ phản cảm không thể tả. Không biết chú ấy có biết thế nào là tự trọng để khai báo đúng về chức danh của mình không nữa. Chắc chú ấy không biết thế nào là từ nguyên, cựu. Không biết phân biệt thế nào là sinh viên và nhân viên. Đúng là nổi bật nhất trong số hơn 100 cái tên.

134/ Nguyễn Tiến Trung, Thạc sĩ , Kỹ sư Khoa học máy tính, Viện Khoa học ứng dụng quốc gia Pháp tại Rennes. Quân nhân Trung đoàn Gia Định

nangvang
Đây là những ý kiến mới nhất của GS Nguyễn Huệ Chi, một trong những người đầu tiên chủ trương và chấp bút bức Thư ngỏ, tưởng cũng đáng quan tâm với những ai quan tâm bức Thư ngỏ này.
http://webwarper.net/ww/~av/talawas.de/
summoner131
tin của báo Tiền Phong (@click here) TRần Dần Thơ : Không thu hồi, phạt 15 triệu đồng.
nguoiachau
Thú thực em là thế hệ đi sau nên mãi sau này mới được tiếp xúc với thơ của ông cũng như các học giả khác.Có lẽ sự định kiến đã làm cho giới trẻ khó mà có sự đồng cảm nhanh với tác phẩm được.Giông như nghe nhạc Vàng vậy ...Người ta nhắc đến ông với thể thơ lạ ,nhiều cảm xúc hay có người nói là chủ nghĩa hậu hiện đại trong văn chương.Cũng như âm nhạc của họ Trịnh thôi cho dù cách này hay cách khác thì nó vẫn sống vẫn tồn tại một cách bền bỉ không có gì dập tắt nổi.Nghệ thuật chân chính chẳng khác một đám cháy xăng mà người ta cho nước vào để chữa....
Không hiểu nữa ,hay người ta muốn quên đi một quá khứ không tốt đẹp của một cá nhân ảnh hưởng nào đó.Cho dù thế nào đi nữa thơ Trần Dần thật tuyệt vời.Xin hãy đọc và cảm nhận không một chút định kiến.
nangvang
QUOTE(summoner131 @ Mar 9 2008, 04:25 PM)
tin của báo Tiền Phong (@click here) TRần Dần Thơ : Không thu hồi, phạt 15 triệu đồng.
*



Nhân sự việc này, đọc lại vài ý kiến bình luận của Hoàng Hưng cách đây chưa lâu càng thấy rõ hơn bản chất và tính liên tục trong dòng chảy đục các sự kiện văn nghệ - văn gừng ở VN đương đại.
(@click here)
Phó Thường Nhân
Nói như mấy ông « Tây An nam » ở Talawas thì thực ra là chỉ biết một mà không biết hai. Họ chỉ nhìn một chiều, mà không nhìn theo chiều ngược lại.
Hiện tại trong một xã hội thị trường manh mún như ở VN thì động cơ làm cho người ta hành động là tư lợi. Cái tư lợi đấy rất là tốt nếu được đóng khung trong luật pháp, vì luật pháp là cơ chế giúp cho toàn bộ xã hội tồn tại được, chứ nếu không xã hội sẽ tan rã. Khi nói tới động cơ tư lợi, người ta bao giờ cũng dấu kín nó, mà chỉ lôi ra những cái cớ rất hợp lý, hợp pháp, những nguyên lý cao thượng ..có thể làm một người bình thường chẩy nước mắt vì thương cảm, nhưng cái đế ở dưới thì hoàn toàn không phải như thế. Hãy lấy ví dụ các ông công giáo mang giáo dân ra biểu tình chẳng hạn, họ che cái quyền lợi của họ dưới khẩu hiệu tự do tôn giáo, để đòi tiếp tục được hưởng một sự bất bình đẳng trong lịch sử mà họ dấu nhẹm đi.
Cái chuyện tập thơ Trần Dần này cũng vậy. Ở đâu là một sự công bằng với nhà thơ, ở đâu là một hình thức đấu đá nội bộ, ở đâu là việc cố tình làm sai luật pháp. Tôi thì nghĩ rằng ông Trần Dần được mang ra làm cái bung xung, để che dấu đi hành động « vượt luật » của nhà xuất bản, cũng như tình trạng đấu đá nội bộ của họ.
Tất nhiên người ta sẽ cố gắng hướng công luận vào việc nghi ngờ nhà nước tìm cách « chọc gậy bánh xe » nhưng trong việc này tôi hoàn toàn ủng hộ và khen ngợi nhà nước, vì họ đã hành động theo tinh thần luật pháp chứ không phải hoàn toàn cưỡng chế hành chính. Đó là một tiến bộ.

Tại sao tôi lại gọi mấy ông trí thức Talawas là ông tây An nam, bởi vì họ không nhận thấy họ là trí thức của một dân tộc thuộc thế giới thứ 3, một nước Á – Phi – Mỹ la tinh. Nếu họ nhận thấy họ là một trí thức của thế giới thứ 3 , thì họ sẽ để ý tới những kinh nghiệm mà những nước cùng hoàn cảnh với VN này để rút ra kinh nghiệm, làm giầu cho nhận thức của họ, chứkhông phải là nuốt lấy nuốt để những kết luận, những nguyên lý của phương Tây, vốn có một lịch sử văn hoá khác, một trình độ phát triển khác, và khi họ đưa tin hay đánh giá tình hình của một nước thuộc thế giới thứ 3, họ sẽ khiên cưỡng nó theo lợi nhuận họ thu được. Học phương Tây , hoàn toàn đúng. Nuốt lấy nuốt để nhưng không tiêu hoá thì không.

Nhiều nguyên lý của phương Tây khi đưa vào một nước khác không cùng hoàn cảnh sẽ gây đổ vỡ. Ví dụ, thời Elsine ở Nga, có lẽ không nước nào trên thế giới hoàn toàn tuân thủ những nguyên tắc về tự do ngôn luận như vậy, nhưng kết quả tự do ngôn luận không tồn tại mà nó dẫn tới sự tập trung báo chí vào tay một nhóm người bất chấp quyền lợi người dân Nga mà chỉ sử dụng chúng như một thứ vũ khí đấu đá tranh lợi nhuận cá nhân. Từ đó mà đất nước Nga tan rã, dân tình khốn khổ. Kết quả lợi bất cập hại. Ở VN cũng vậy, trong trường hợp mà nhà nước pháp quyền chưa vững, thì quản lý hành chính vẫn cần thiết, dù điều đó có vẻ như không tôn trọng quyền tự do. Nhưng cái quyền tự do đó, thực ra chỉ là một sự lừa bịp.

Tự nhiên tình cờ trong quyển sách tôi đương đọc, nói về người thổ dân ở châu Úc, có một câu của Michel de Certeau rất thú vị.
« La vérité sans la société est une leurre. La société sans la vérité est une tiranie ».
(một sự thật không được nhìn trong một hoàn cảnh xã hội cụ thể thì là một điều lừa bịp. Một xã hội không tôn trọng sự thật thì là một sự tàn bạo).
Câu ấy muốn nói cái gì ? Nó muốn nói lên bất kỳ một nguyên lý nào cũng phải bám vào tình trạng thực tế của xã hội ấy. Chính tình trạng của xã hội ấy quyết định nó có đúng hay không.

Thơ của Trần Dần vẫn được bán. Vậy hãy chờ xem sự đón chào của người đọc như thế nào.
Để xem tất cả những sự ồn ào ngớ ngẩn xung quanh sự kiện này có mãi võ bán thuốc cho nó được không ???
chính mi
QUOTE(Phó Thường Nhân @ Mar 10 2008, 05:26 PM)
Nói như mấy ông « Tây An nam » ở Talawas thì thực ra là chỉ biết một mà không biết hai. Họ chỉ nhìn một chiều, mà không nhìn theo chiều ngược lại.
Hiện tại trong một xã hội thị trường manh mún như ở VN thì động cơ làm cho người ta hành động là tư lợi...
... Tại sao tôi lại gọi mấy ông trí thức Talawas là ông tây An nam, bởi vì họ không nhận thấy họ là trí thức của một dân tộc thuộc thế giới thứ 3, một nước Á – Phi – Mỹ la tinh...
... « La vérité sans la société est une leurre. La société sans la vérité est une tiranie ».
(một sự thật không được nhìn trong một hoàn cảnh xã hội cụ thể thì là một điều lừa bịp. Một xã hội không tôn trọng sự thật thì là một sự tàn bạo).
Câu ấy muốn nói cái gì ? Nó muốn nói lên bất kỳ một nguyên lý nào cũng phải bám vào tình trạng thực tế của xã hội ấy. Chính tình trạng của xã hội ấy quyết định nó có đúng hay không...
*



Cái nước mình nó thế, biết rồi, khổ lắm, nói mãi …
Ở cái nước mình, còn nhiều ơi là nhiều chuyện “nhếch nhác, buồn cười” lắm, nhưng đúng như “cụ sư” Hoàng Ngọc Hiến http://vi.wikipedia.org/wiki/Ho%C3%A0ng_Ng...Dc_Hi%E1%BA%BFn đã nói, “cái nước mình nó thế (@click here) , chẳng biết nên buồn hay nên vui nữa ???


NguoiVN
thì cũng phải bán đủ sống thì mới làm nghệ thuật lâu dài chứ, ác cũng vừa thôi, đọc chùa rồi còn chửi. Ra chiêu này chiêu kia kiếm chút cháo thôi, kô cho thì cũng đừng có đá, đá rồi thì cấm lại xin ăn ké

tóm lại là chiêu thức của nhà xuất bản để gây sự chú ý hay sao?
Phó Thường Nhân
Thơ Trần Dân người ta có thể đọc chùa trên mạng. Nhưng tôi không tin là thơ ông ấy thịnh, vì những chủ điểm của nó quá thời sự vào thời điểm ông ấy viết, tức là vào khoảng 1956,1957. Tất nhiên trong đó người ta có thể thấy có một thái độ đạo đức, một cái nhìn. Nhưng nếu thế thì cũng không khác gì đọc thơ của những vị tiền bối trước, ví dụ thơ của Phan Bội Châu. Việc tôi so sánh ông với cụ Phan cũng đồng nghĩa với sự đánh giá tương đối cao của tôi với ông (Trần Dần) vì ông ấy không thể là cụ Phan được, nhưng trong thơ của cả 2 đều có một điểm chung đó là nhiệt huyết trong nội dung và vụng về về câu chữ. (Theo gu riêng của tôi, tất nhiên rồi).

Chuyện này là một thứ mãi võ bán ..sách ? Điều này chỉ có nhà xuất bản Nhã Nam trả lời được cho bạn đọc, nhưng người ta im tiếng thì tôi chịu. Chỉ có điều, nếu mọi chuyện mù mờ, thì tất nhiên người ta dễ nghi ngờ ..nhà nước. Trong khi đáng lẽ phải đặt nhà nước và nhà xuất bản lên cùng một bàn cân, không thiên vị ai.

Tại sao lại không nên thiên vị ai ? Mọi người có thể bảo như thế là tôi thiên vị nhà nước trong thực tế. Không phải, đơn giản là tôi xuất phát từ cơ chế kinh doanh ở VN mà rút ra kết luận. Ở VN theo như tôi hiểu thì không có nhà xuất bản tư nhân, nhưng nó vẫn là nhà xuất bản tư nhân. Nó không phải là tư nhân bởi mọi nhà xuất bản phải là của nhà nước. Nó là tư nhân bởi tự do hạch toán kinh tế, sống chết mặc bay. Trong tình trạng đấy thì tất nhiên là có chuyện tay phải (nhà nước) đánh tay trái (nhà xuất bản), vì mặc nhiên quyền lợi của hai bên không hoàn toàn trùng nhau.

Chính vì quyền lợi của hai bên không trùng nhau, mà hai bên phải được đặt lên cùng một bàn cân. Nếu người ta nghi ngờ nhà nước « chơi xấu » (vì lý do chính trị, ví dụ thế), thì không thể không nghi ngờ nhà xuất bản « gây hấn » nhằm kiếm lợi. Chính vì thế mọi hành động lên án nhà nước phải cân nhắc kỹ,xem xét cụ thể, xem tội lỗi đến từ phía nào, chứ không phải là bất cứ lúc nào lỗi cũng từ phía nhà nước. Trong chuyện này tôi thấy có nhiều điều đáng nghi.

1- sách vẫn được bán mà có tin đồn là bị thu hồi.
2- Chưa rõ đầu cua tai nheo ra sao, thì « thằng » BBC đã tru tréo lên.
3- Rồi các ông trí thức cũng xông vào tham gia khua khoắng nó lên.

Việc « thằng » BBC tru tréo lên là chuyện thường ngày ở huyện. Nó không tru tréo mới là chuyện lạ, bởi vì chuyện tru tréo chính là cái cớ..để chính phủ Anh nuôi nó. Nó không làm nhiệm vụ đó làm sao được.

Việc các ông trí thức VN tham gia là điều tốt, nhưng có điều trước khi hò hét thì phải xem xét cụ thể mọi chuyện ra làm sao đã chứ.

Còn chuyện các ông ấy thở dài « cái nước VN nó thế » thì có lẽ các ông ấy cũng nên mở rộng tầm nhìn để đặt ra câu hỏi « tại sao nước Pháp nó thế », « tại sao nước Mỹ nó thế », ..Cái « nó thế » chính là tình trạng hiện thực xã hội ở từng nước, cái tình trạng xã hội ấy người ta không « nhập khẩu » được, mà nó luôn vĩnh hằng, chứ nếu không thì làm sao có người VN, người Pháp, người Mỹ...Kết luận là phải có hành động hợp lý theo từng trường hợp cụ thể, hoàn cảnh cụ thể mới được. Và nếu các ông ấy nhất quyết không chịu nghiên cứu cái « nó thế » của dân tộc mình, thì các ông ấy chỉ là một thứ trí thức nô lệ, làm cái loa cho những thế lực khác đang mỉm cười vì sự ngây ngô của các ông ấy mà thôi (trong đó « thằng » BBC là một).

Bổ xung, hành động theo thực tế không phải là chấp nhận thực tế, kiểu "khôn thì sống" mà phải cụ thể hóa những nguyên lý "văn minh" vào những trường hợp cụ thể.
grass
QUOTE(Phó Thường Nhân @ Mar 11 2008, 11:44 AM)


Chính vì quyền lợi của hai bên không trùng nhau, mà hai bên phải được đặt lên cùng một bàn cân. Nếu người ta nghi ngờ nhà nước « chơi xấu » (vì lý do chính trị, ví dụ thế), thì không thể không nghi ngờ nhà xuất bản « gây hấn » nhằm kiếm lợi. Chính vì thế mọi hành động lên án nhà nước phải cân nhắc kỹ,xem xét cụ thể, xem tội lỗi đến từ phía nào, chứ không phải là bất cứ lúc nào lỗi cũng từ phía nhà nước. Trong chuyện này tôi thấy có nhiều điều đáng nghi.

1- sách vẫn được bán mà có tin đồn là bị thu hồi.
2- Chưa rõ đầu cua tai nheo ra sao, thì « thằng » BBC đã tru tréo lên.
3- Rồi các ông trí thức cũng xông vào tham gia khua khoắng nó lên.



(@click here)

Bài trên báo Tiền Phong

Cho đến chiều 7/3, điện thoại xin gặp ông Chánh thanh tra Bộ TTTT Nguyễn Thanh Hải để phỏng vấn về việc cuốn “Trần Dần- Thơ” vì sao có sự mù mờ thông tin, phóng viên nhận được câu trả lời: “Đã ngừng phát hành rồi, chắc sẽ bị tiêu hủy”. Ông Hải cũng nói thêm: “Không ai kết luận sách vi phạm nội dung, mà là sai phạm về trình tự thủ tục xuất bản. Phải có quyết định xuất bản của Giám đốc NXB, nếu không có quyết định của Giám đốc mà vẫn in thì đã sai phạm về quy trình. Nhã Nam ký hợp đồng với Phó Giám đốc, mà theo Luật Xuất bản thì Phó Giám đốc không được ký hợp đồng in”.

Tại sao người ta lại đồn là bị thu hồi? Vì Chánh thanh tra bộ Thông tin và truyền thông cũng nói như thế rolleyes2.gif

Thiêu hủy vì Phó GĐ nhà xuất bản ký chứ không phải Giám đốc read.gif

Định kiến về nhà nước luôn có lỗi có thể có. Nếu đặt câu hỏi ngược lại thì tại sao lại có định kiến đấy leuleu.gif Câu trả lời là hình như đã có tiền lệ leuleu.gif

Nói chung là để bán sách, mình nghĩ người ta không mất công PR vất vả nguy nan như thế, bị phạt 15 triệu khéo hết xừ nó một nửa tiền lãi leuleu.gif lại còn không được tái bản nữa chứ, hóa ra mất công PR cho hội in lậu nó hưởng à leuleu.gif Nếu vì doanh thu, mình mà là Nhã Nam á, mình cứ in Nicolas các chuyện chưa kể với cả Marc Levy đều đều leuleu.gif
Pages: [<<], [<], 1, 2, [3], 4, 5, [>], [>>]
Quán nước đầu làng Ven > Sáng Tác - Thảo Luận - Phổ biến kiến thức > Văn Học & Ngôn Ngữ
Invision Power Board © 2001-2024 Invision Power Services, Inc.