Langven.com Forum

Full Version: Sự Cố Với Tập "trần Dần Thơ" Của Nhã Nam
Quán nước đầu làng Ven > Sáng Tác - Thảo Luận - Phổ biến kiến thức > Văn Học & Ngôn Ngữ
Pages: [<<], [<], 1, [2], 3, 4, 5, [>], [>>]
Malchik
Sách vẫn bán đầy ngoài hiệu sách ở Nguyễn Xí mà. Có thấy ai thu đâu, mà cũng có thấy ai mua đâu.
Mr. Smith
Trích thư ngỏ:
http://www.diendan.org/viet-nam/thu-ngo-vi...gung-phat-hanh/
"Tiếp đó, ngày 26/2/2008, sau cuộc làm việc của đoàn thanh tra liên ngành do Bộ Thông tin - Truyền thông cầm đầu với Công ty Nhã Nam, tập Trần Dần - Thơ đã bị ngưng phát hành vì lý do “vi phạm quy trình xuất bản”."

Sao nhiều người cứ nghĩ là sạch này bị thu hồi ngoài hiệu sách để rồi thắc mắc nhỉ. Trong thư ngỏ chỉ nói là sách bị ngừng phát hành, và theo công ty Nhã Nam là số sách ở công ty bị niêm phong đồng thời không thể tái bản được. Giữa việc ngừng phát hành và việc thu hồi sách đã phát hành ở các hiệu sách là hai việc hoàn toàn khác nhau.
Thị Anh
Vâng. Hôm nay tôi mới chek mail, hơn 200 thư, kể cả thư rác.
del mãi, cuối cùng, đọc thấy bức thư này:

Hung Hoang <ndtm42@gmail.com> wrote:
THua cac ban
Chung toi vua soan thao thu nay va da ky ten. Ban nao vui long tham du xin reply va cho biet ro ten, nghe nghiep, chuc danh, dong thoi forward cho nhung nguoikhac. Sang thu ba 4/3 cuhng toi se gui thu cung cac chu ky len cac co quan cua VN. Sau do van thu thap tiep chu ky bo sung.
Cam on cac ban
Hung

===

Thư trả lời all của nhà văn Lý Lan:

Anh Hoàng Hưng mến,

Rất cám ơn anh đã gởi tôi bức thư ngỏ về vụ Trần Dần. Tôi ủng hộ việc làm này vì những việc cấm đoán và tịch thu sách vỡ lâu nay ở nước ta, dù lấy cớ gì, trên thực tế đã hết sức tác hại đến văn hoá nước mình, nếu "cứ tiếp tục diễn ra chỉ vì lâu nay không mấy ai lên tiếng phản đối, và có phản đối thì cũng bị vùi lấp trong sự im lặng đáng sợ" thì tác hại sẽ kéo dài và tệ hại thêm.
Nhưng tôi sẽ không ký vào bức thư này vì tôi không thích những câu này:

" Nhân danh những người Việt Nam yêu nước,
Nhân danh những người Việt Nam có tri thức và có văn hóa,
Nhân danh những người Việt Nam có tinh thần và năng lực công dân,"
Cá nhân tôi không muốn nhân danh cái gì cả. Tôi phản đối việc tịch thu cuốn sách "Trần Dần - Thơ" với tư cách một công dân Việt Nam, một người có quyền hưởng thụ sáng tạo văn học tại đất nước của mình.
Nếu việc tịch thu sách vì lý do "vi phạm hành chính về xuất bản" thì việc đó cần và có thể được giải quyết nhanh chóng để cuốn sách được phát hành bình thường. Nếu việc tịch thu sách và bức thư ngỏ này có tác dụng quảng cáo cho cuốn sách, thì với riêng cuốn Thơ của Trần dần, tôi nghĩ càng có nhiều độc giả càng hay, tôi không ngại góp phần quảng bá; tuy nhiên tôi không muốn sa vào những vụ việc hậu trường mà tôi không rõ đầu cua tai nheo.
Tôi phản đối việc tịch thu sách, bất cứ cuốn sách nào, và ủng hộ bức thư ngỏ này trên tinh thần mọi người đều có quyền sáng tạo và hưởng thụ sáng tạo văn học.
Để ủng hộ anh, tôi sẽ forward thư ngỏ này đến những người khác. Và nếu anh đồng ý, tôi sẽ post lên blog của tôi kèm với thư này.

Lan

===
Bổ sung:

Những người soạn thảo bức thư ngỏ đã lưu ý đến bức thư của nhà văn Lý Lan và đã bỏ đi 3 câu "Nhân Danh" trong bức thư ngỏ chính thức. C Lý Lan cũng đã ký tên vào bức thư ngỏ đó.




Hoang Yen
Ở trên mạng có chỗ nào có nhiều thơ Trần Dần không? Các bạn cho link hay post lên cho tớ đọc với, cảm ơn trước nhé! rose.gif
tao_lao
QUOTE(Hoang Yen @ Mar 6 2008, 10:31 PM)
Ở trên mạng có chỗ nào có nhiều thơ Trần Dần không? Các bạn cho link hay post lên cho tớ đọc với, cảm ơn trước nhé! rose.gif
*


Chị giáo vào trang tienve.org
(@click here)
Thị Anh
Giải đáp những câu hỏi xung quanh tập thơ Trần Dần

Trong thời gian gần đây, chúng tôi đã nhận được nhiều câu hỏi thắc mắc xung quanh tập thơ Trần Dần. Câu hỏi dưới đây là một ví dụ:

“Nhã Nam ơi cái lệnh cấm Thơ Trần Dần nó ra làm sao thế: cấm bằng lệnh miệng, cấm bằng văn bản (nội dung văn bản ?) và cụ thể là ai nhận lệnh cấm í?
Xem ra chỉ có Nhã nam trả lời được, hay là có người cấm Nhã Nam trả lời ?”(Sonata)

Chúng tôi xin trả lời cụ thể như sau:

Tập thơ Trần Dần được chính thức phát hành vào ngày 21/2/2008.

Ngày 25/2/2008, công ty Nhã Nam nhận được công văn từ Chánh Thanh Tra bộ Thông tin và Truyền thông về việc yêu cầu báo cáo và giải trình. Trong công văn có nêu rõ: việc xuất bản cuốn thơ Trần Dần không theo đúng quy định xuất bản, bởi “quyết định xuất bản số 573/QĐ-ĐaN ngày 10/8/2007 do ông Nguyễn Đức Hùng, Phó Giám Đốc – Tổng biên tập ký không có hiệu lực để thực hiện xuất bản cuốn “Thơ” của tác giả Trần Dần”.

Sau đó, vào ngày 26/2/2008, một đoàn tranh tra của Bộ Thông tin Và Truyền thông đã tới làm việc tại công ty Nhã Nam. Đoàn đã ra quyết định ngừng phát hành tập thơ, niêm phong toàn bộ số sách trong kho, biên bản được ký lúc 3h chiều ngày hôm đó.

Không hiểu những thông tin này đã giải đáp đầy đủ được thắc mắc của các bạn chưa?

Tuy nhiên, theo quan điểm của chúng tôi, tập Trần Dần – Thơ đã hoàn toàn tuân thủ mọi quy trình xuất bản do NXB Đà Nẵng đề ra. Và tập thơ, dù sao, cũng đã được phát hành rộng rãi trên thị trường từ trước đó. Đáng tiếc, cuốn sách đã không được tiếp tục phát hành.
Tags: news

(@click here)
Phó Thường Nhân
Thật đáng tiếc là 50 năm sau, cái argument bán sách của nhân văn giai phẩm vẫn là chính trị. Một trào lưu văn học vốn lấy NHÂN VĂN (lấy con người làm trung tâm) và GIAI PHẨN (có nghĩa là tác phẩm đẹp có giá trị nghệ thuật) mà không có ý kiến phê bình nào thể hiện những điều này, chỉ nghĩ tới khía cạnh chính trị của nó thì thật là chuối. Một tác phẩm bị cấm chưa chắc phải là tác phẩm hay, một ông bị đi tù không có nghĩa là tư tưởng ông ta xuất sắc .

Nhìn trong cái danh sách các tác phẩm được giải thưởng của nhà nước trao cho « tứ trụ triều đình » của phong trào này, trên cái link dẫn vào thanhnien tôi thấy buồn hơn vui. Buồn vì có chắc chắn là tất cả những tác phẩm này thực sự là tác phẩm hay hay không. Theo tôi thì không ? Vậy cái lý do gì khiến tất cả đều đồng thuận cho giải ? Lại chính trị. Thế thì đúng là một cái vòng luẩn quẩn. Người ta đồng cảm với Nhân văn giai phẩm vì nó bị chính trị đánh. Có nghĩa là người ta phải ủng hộ việc đánh giá văn học theo tiêu chuẩn nhân văn và nghệ thuật. Nhưng cuối cùng để tung hô nhân văn giai phẩm cái argument lớn nhất của nó vẫn là ..chính trị. Thế thì có phải là dở hơi không. Nó cũng dở hơi như đánh giá nhà thơ Tố Hữu chỉ dựa vào mấy câu ông viết về Staline. Người ta không thể thoát khỏi cái vòng luẩn quẩn, nếu không chịu thay đổi tư duy, mà thay đổi tư duy không phải là làm ngược, tức là cái trước là đen thì bây giờ bảo là trắng, cái trước là trắng thì bây giờ lại coi là đen.

Theo tôi thì những bí ẩn của vụ này chưa chắc đã phải là chính trị. Vì nhưng ông này đều được trao giải thưởng nhà nước. Vẫn biết rằng cái lô gíc sinh hoạt ở VN chưa chắc đã lô gíc, nhưng chưa chi đã bu lu bù loa lên về chính trị thì có lẽ phải thận trọng hơn.Có thể nhà xuất bản Nhã nam cố ý làm trái luật vì họ nghĩ rằng đây là một dịp tuyệt vời để làm marketing cho họ thì sao. Cái thông tin trong link của nha nam rất lờ mờ. Ở Pháp có câu thành ngữ « Resistant de la 25 ieme heures », dịch từ ra từ có nghĩa là « tham gia kháng chiến vào giờ thứ 25 » (trong khi một ngày chỉ có 24 giờ). Cái câu này dùng để chỉ những kẻ cơ hội vào phút cuối của cuộc kháng chiến chống phát xít Đức ở Pháp mới thò mặt ra, để lấy công. Kiểu như ở Vn ngày nay, trước đây ai cũng nhận mình có nguồn gốc bần cố nông, còn bây giờ nhìn đâu cũng thấy ...gia đình địa chủ, bị cách mạng đàn áp. Thế mới biết VN ngày xưa giầu thật, xã hội toàn địa chủ mà mình không biết.

Để thoát khỏi cái tư duy ấy, cách tốt nhất là hãy trở về với nguồn gốc, mà trong việc này điều quan trọng nhất là phân tích xem Nhân Văn Giai Phẩm có gì đặc biệt, tại sao lại hay, có đóng góp gì cho văn học VN, (ngoài cái yếu tố là một vụ án chính trị văn học) thì có lẽ là một cái nhìn ưu ái nhất với các tác giả của nhóm này.

Nếu bây giờ tôi thử hỏi mọi người Nhân văn giai phẩm có gì hay ? thì câu trả lời sẽ là gì
tao_lao
Dần, Hưng, Đạt, Quán thơ chuối buồng buồng
Khôi, Anh, Thảo, Cao, Hạo, Tâm, Đang, Tường...đều là mí bạn khá giỏi xuất sắc hồi đó.

Mí bạn đó có làm được cái quái gì hôn? Chả biết, ra mấy tờ báo bị dẹp cha nó rồi. Giờ ngồi cãi 'Nếu...thì..', 'Giá má...' thì thiệt là chuối nãi nãi.
TươngGiang
QUOTE(tao_lao @ Mar 7 2008, 05:46 PM)
Dần, Hưng, Đạt, Quán thơ chuối buồng buồng
*



thơ chuối thế nào hả bạn tao_lao?
Mình thấy bạn tao_lao có một cái nhìn hết sức thiên lệch và nhiều khi phân biệt vùng miền cực rõ. Nhưng mà thôi, chán chả bùn nói.
Phó Thường Nhân
Từ hồi bé tôi đã được đọc nhân văn giai phẩm cả tác phẩm lẫn những bài phê bình nó, ví dụ như những bài phê bình của cụ Trường Chinh chẳng hạn. Tất nhiên cũng không được đọc hết nhưng vẫn nhớ loáng thoáng vài tựa đề « cái bình vôi », « con ngựa già của chúa Trịnh », « Nhất định thắng », ..Cũng chẳng hiểu sao bố tôi có. Vẫn còn nhớ là lúc đó vừa ngồi thổi cơm bếp dầu, vừa đọc. Sau này lúc về VN thăm nhà, muốn tìm lại những quyển sách hay tạp chí đó để mang đi làm kỷ niệm, nhưng mối mọt đã chiến thắng mất rồi. Trong nhóm nhân văn giai phẩm, không phải chỉ có nhưng nhà văn người ta hay nhắc tới, tôi còn nhớ được đọc một cuốn tiểu thuyết có tên là « Vào đời », kể về một cô gái con nhà gia giáo được động viên đi theo phong trào đào mương chống lụt, rồi bị cưỡng hiếp,.. tác giả của cuốn sách cũng ở trong nhóm nhân văn giai phẩm. Thực ra phong trào nhân văn giai phẩm tác động đến hầu hết các nhà văn ở ngoài Bắc lúc đó. Và phong trào này có được là do người ta nuơng theo phong trào « trăm hoa đua nở, trăm nhà đua tiếng » bên TQ (ít ra cũng chịu ảnh hưởng phần nào). Tôi cũng đọc trộm được của cậu tôi, cuốn « Vượt Côn đảo » của Phùng Quán.

Lúc đó thì không thấy gì đặc biệt vì tôi còn quá nhỏ. Sau này ở nước ngoài, tôi cũng tìm được một quyển của miền Nam xuất bản, tựa đề là « Trăm hoa đua nở trên đất Bắc ». Trong đó họ cũng in lại một số thơ, truyện, và giải thích cái phong trào này theo ý tưởng của họ (tuyên truyền luôn luôn là hệ tư tưởng được tất cả mọi phía yêu thích nhất). Chính vì thế tôi càng tiếc là đã mất những quyển sách mà bố tôi có được.

Với những tác phẩm của một thời đã qua, tôi không bao giờ có tư tưởng chê bai, mà thường tìm xem nó có cái gì đặc biệt mình có thể học được. Nó cũng là những hiện vật của văn học sử. Vậy tôi thích gì ở Nhân văn Giai phẩm.

1- Nhân văn giai phẩm đề cao chủ nghĩa anh hùng cá nhân, đề cao cái tôi. Đây là một điểm đặc biẹt của dòng này. Bởi vì dòng chính thống đề cao chủ nghĩa anh hùng cách mạng nhấn chìm cái tôi trong cái chúng ta. Chính vì đề cao cái tôi cá nhân mà nó bị phê là tiểu tư sản, là phưu lưu mạo hiểm. Cuốn tiểu thuyết Vượt Côn đảo thể hiện khá rõ điều này, và vì thế đọc nó rất hấp dẫn, cuốn hút. Việc đề cao cái tôi không phải là một điều gì đặc biệt, nó là trào lưu chung của văn học thế giới, Từ thế kỷ XIX trở lại đây, văn học thế giới (thực chất là văn học phương Tây) rất chú trọng khai thác nội tâm. Điều đặc biệt là Nhân văn giai phẩm không khai thác nội tâm sâu được như thế, nhưng nó đề cao những cái Act cá nhân khiến nó có một mùi vị đặc biệt, vừa lãng mạng, vừa cách mạng, nhưng có thể cũng hơi..xến xến. Trong nhiều trường hợp, ví dụ như cuốn vào đời mà tôi nói ở trên, nó còn là một tác phẩm hiện thực phê phán.

2- Không sợ nói thẳng nói thật cái suy nghĩ cá nhân. Người ta có thể thấy điều này trong thơ Trần Dần. Trong cái suy nghĩ cá nhân ấy có cả những điều yếu đuối, uỷ mị, nhưng cũng có lúc hừng hực cách mạng. Chính vì nó pha trộn như thế, nên người ta cảm thấy nó « lưỡng nguyên », khiến cho đương lúc chiến tranh, khó có thể chấp nhận được. Nhưng chính vì thế nó cũng phản ánh đúng thực tế hơn. Thực tế nào ? Thực tế những con người như tôi, và có lẽ nhiều người dân làng ven, vì nó chính là tâm lý dân thành thị, trí thức (thật và rởm) là xu hướng văn học ngày nay ở VN.

3- Cách thức thể hiện, nghệ thuật. Tôi thích thơ Trần Dần về nghệ thuật thơ bậc thang, xuống dòng,kiểu như thơ May a cốp xơ ki. Thơ không vần, lấy nhịp (rythm) thay vào vần. Đây cũng là một điểm thú vị. Bây giờ ở VN, thơ quái đản có nhiều, có lẽ điều này trở nên tầm thường. Sau này hình như các vị ấy vẫn tiếp tục ngâm cứu âm điệu của ngôn ngữ như thế. Nhưng tiếc là tôi không cập nhật văn học VN nên không thể nói được.
Pages: [<<], [<], 1, [2], 3, 4, 5, [>], [>>]
Quán nước đầu làng Ven > Sáng Tác - Thảo Luận - Phổ biến kiến thức > Văn Học & Ngôn Ngữ
Invision Power Board © 2001-2024 Invision Power Services, Inc.