Tất nhiên là nếu dùng máy tính thì có sẵn lịch âm rồi, nhưng mà nhiều khi có những tình huống bất chợt phải tính mà không có một phương tiện gì trong tay thì nếu mà biết cách tính sẽ rất tiện lợi. Có một số nơi dạy tính nhưng sau đó lại đề nghị tra cái bảng lịch, rất phiền hà. Cái bảng ấy được gửi kèm dưới đây, mấy ai học thuộc được?
Tuy nhiên, nếu chịu khó quan sát thì không khó để mà rút ra 2 quy luật dễ nhớ của cái bảng.
1. Số cuối cùng của năm luôn biến đổi tuần hoàn cùng với can. Thí dụ: năm 1968 tận cùng bằng 8, tức là năm Mậu. Quan sát bảng theo cột sẽ thấy quy luật này được phản ánh rất rõ ràng.
2. Quan sát bảng theo hàng, chú ý những ô được tô xanh: Mỗi chi được đại diện bởi phần dư của phép chia của số năm dương lịch cho 12. Thí dụ năm 1981 chia 12 được 165 dư 1, tức là chi Dậu
Nhờ đó mà ta có thể dễ dàng đổi từ năm dương sang năm âm. Thí dụ năm 1964:
1964/12=163 dư 8 tức là năm Thìn, tận cùng 1964 là 4 tức là Giáp. Vậy năm đó là Giáp Thìn
Sơ bộ tính năm âm như vậy, còn cách tính toàn bộ lịch âm thì chắc chắn là phải dùng máy vi tính, vì có liên quan tới thiên văn.
Hôm vừa rồi có cuộc thi trên TV, chương trình ra câu hỏi là: Trong các năm sau đây thì năm nào là không có
1-Nhâm Tý
2-Canh Tý
3-Ất Tý
4-Mậu Tý
Người thi trả lời rằng: năm Mậu Tý là không có!!! Anh dẫn chương trình cười và bảo: Tết sắp tới là tết
Mậu Tý đấy ạ.
Tất nhiên là tra bảng thì ra ngay, nhưng mà tính nhẩm thì thế nào? Ất – tận cùng phải là số 5, Tý tức là chia 12 dư 4. Có số năm nào thỏa mãn đồng thời 2 điều kiện đó không?
Các nhà toán học đã nói rằng: Trong tập các số nguyên, nếu số chia và phần dư là chẵn thì số bị chia cũng chẵn. Ngược lại, nếu số chia chẵn và phần dư là lẻ thì số bị chia cũng phải lẻ. Không khó lắm để chứng minh định lý này. Và nhờ đó chúng ta thấy rằng không có số nào tận cùng là 5 (lẻ) và chia cho 12 dư 4 (chẵn). Nghe có vẻ phức tạp, nhưng thật ra vấn đề rất đơn giản để kiểm tra một năm bất kì xem có tồn tại hay không