QUOTE(Hoang Yen @ Nov 29 2007, 05:00 AM)
(Tiếp)
Sự LM hồi tuổi trẻ, “khi ta hai mươi, ta luôn mong nhớ khi mưa rơi rơi…” dĩ nhiên là thường có tình yêu trong đó nhưng ko chỉ có vậy, nó còn bao gồm sự trong sáng, lòng tốt không vụ lợi, tình yêu thương đồng loại….nối tiếp từ tuổi thơ sang (đề nghị đọc Những tấm lòng cao cả, Chiếc lá cuối cùng, Chiếc nhẫn bằng thép…vv…).
Khi va chạm nhiều với cuộc đời, cái nhìn trong sáng dường như tất yếu sẽ mờ vẩn đi phần nào. Thậm chí có những cú va đập với một số người đã mạnh đến nỗi làm cho cách nhìn đời của họ hoàn toàn thay đổi, giờ thì họ chỉ toàn thấy đen tối, giả dối, bỉ ổi… , họ chả còn tí lãng mạng nào thậm chí còn bóp chết luôn tâm hồn mình và sống với sự vô cảm hoặc hằn thù đồng loại.
Những người này cần thời gian hoặc những va chạm positive khác để cân bằng trở lại.
Ngược lại với trường hợp trên là những kẻ LM vĩnh cửu. Có lẽ đa số những đứa trẻ được nuôi dưỡng và lớn lên trong yêu thương sẽ trở thành những người giữ được rất lâu sự LM về sau. Ngay cả khi gặp chuyện không hay, họ cũng nhìn thấy mọi sự với con mắt bao dung và thấy được cả hai mặt xấu tốt của vấn đề chứ không bị cực đoan phiến diện.
Bản thân sự LM có lúc đem lại sự rắc rối, thậm chí nhiều khi rất lớn cho chủ của nó. Ở đây ko kể đến những sự LM gắn với những mục đích mưu cấu những điều quá trái với đạo lý. Ngay cả một sự lãng mạn vô tư có khi cũng gây họa. Ví dụ thì rất nhiều, vậy nên rõ ràng là cần phải khống chế không để sự LM đi quá đà nhưng nếu loại bỏ hoàn toàn (như em Ốp đang mong muốn) thì rất dở. Tâm hồn bạn còn đâu phương tiện để bay bổng khi sự LM không còn. Con người vật chất của bạn hàng ngày căng ra chịu đựng những stress của cuộc sống cũng có lúc cần nghỉ ngơi thư giãn trong hứng thú của sự vô tư lự chứ, lãng mạn tạo điều kiện để bạn có những phút giây như vậy, cớ sao bạn loại bỏ nào?
Vậy thì ta sẽ sống chung với phẩm chất tốt đẹp ấy của tâm hồn (LM í mà) như sống chung với lũ thôi nhỉ. Cơn lũ này đáng yêu đấy chứ, nhìn hai ông bà già dắt tay nhau đi ngoài phố kìa, ông phều phào pha trò cho bà lão móm mém cười, chẳng cũng thú lắm sao?
“Một cái hắt xì, bà già ngã ngửa
Một cái hắt hơi ông già bắn ra phố
Thấy trời xanh xao xuyến ở trên đầu
Ông với bà hái hoa tặng nhau…”Hay đấy, Hoàng Yến tiếp tục đi, chủ đề có vẻ lý thú đấy!
Có một thực tế như thế này nữa này: Khi mà ta thiếu thốn (có khi về vật chất, có khi về tâm hồn và cũng có khi cả hai) thì ta cũng thường mơ ước nhiều hơn về những điều mà thiếu, ta chưa có, hoặc chưa đạt được. Những mơ ước ấy nhiều khi là đôi cánh của tâm hồn. Hãy thử tưởng tượng, nếu những lúc khổ, mà ta không mơ về ngày mai tươi sáng hơn thì chắc cái khổ sẽ gắp đôi. Nhưng khi cái ước mơ đấy nó quá lớn, hoặc quá xa, hoặc quá mức tưởng tượng thì người ta cũng hay bảo là lãng mạn quá.
Thực ra, cho đến nay thời kỳ đất nước khổ nhất thì lại để lại nhiều tác phẩm (văn, thơ, nhạc) lãng mạn, con người lúc đó lãng mạn một cách kinh khủng mặc dù họ đối mặt với cái chết hàng ngày.
Đồng ý với HY, những ai đọc tiểu thuyết, sách văn học nhiều từ bé, những ai được sống đầy đủ trong tình yêu thương từ bé (chưa nhất thiết là đầy đủ về vật chất, mà ngược lại, nhiều bạn sống đầy đủ về vật chất nhưng vẫn luôn cảm thấy thiếu hụt) thì người đó thường giữ được sự lãng mạn của tâm hồn. Cuộc sống phôi pha chỉ dạy cho họ lãng mạn như thế nào là phù hợp (phù hợp như thế nào, tùy từng người, từng hoàn cảnh), chứ không làm mất đi cái phẩm chất tâm hồn của họ.
Quan sát một số cặp từ trung niên trở đi xem họ đối với nhau, yêu nhau như thế nào để so sánh với cái lãng mạn của tuổi trẻ, kể cả chuyện họ làm tình như thế nào, thì mình thấy rằng lãng mạn không kể tuổi tác, tình yêu thực sự cũng vậy - chỉ có khác nhau cách thể hiện. Thực ra, trong tình yêu không có một chút lãng mạn, mình đảm bảo là sẽ không có orgasm hoặc nếu có thì ở mức thấp. Hết lãng mạn, tình yêu chỉ còn là tình nghĩa/nghĩa vụ - chán.
Biết xúc động khi nghe một bản nhạc hay, một lời ca đẹp, hay khi đọc cuốn truyện hấp dẫn, xem bộ phim hay hoặc gặp một người con gái có duyên, đẹp, thông minh- về khó ngủ.... cũng được coi là lãng mạn rồi- tức là biết cảm thụ, biết rung động trước cái hay, cái đẹp, biết ước mơ... Heilos hiểu lãng mạn theo nghĩa như vậy. Còn nếu lãng mạn quá, chỉ muốn đi mây về gió thì thôi theo gió, theo mây về trời luôn nhỉ
Hoàng Yến bảo cần khống chế để LM không đi quá đà. Vậy làm thế nào để khống chế? Biết khi nào là quá đà (tức là đâu là giới hạn của quá đà)