Langven.com Forum

Full Version: Công Giáo Và Tin Lành
Quán nước đầu làng Ven > Sáng Tác - Thảo Luận - Phổ biến kiến thức > CLB Văn Hoá - Lịch sử
Pages: [1], 2, 3, 4, [>], [>>]
tao_lao
Tui đang thắc mắc về sự khác nhau ở các khía cạnh nghi thức, điều lệ, niềm tin v.v. của đạo Công giáo và tin lành, cũng phong trào reformation của Luther (nguyên nhân nào ông này đòi reform).Bác nào biết chỉ giùm, cảm ơn.
Chitto
Ngày trước về cái này tôi đã viết bên TTVN, rồi Luuthuy có chuyển sang đây, tuy nhiên lâu rồi, và cũng không đủ lắm.

Link ở đây

(@click here)

Viết thêm cho rõ mấy điều: Về Công giáo

- Giáo hội Công giáo La Mã (Roman Catholic Church) bắt buộc tin rằng con đường duy nhất đến với Chúa là thông qua Giáo hội, mà cụ thể hơn là các Giáo phẩm, mà tột đỉnh tối cao là Giáo hoàng.

Vì Giáo hoàng là đại diện của Chúa ở trần gian (Vicar of Christ) nên để đến với Chúa bắt buộc phải thông qua niềm tin, tình thương yêu,... nơi Giáo hoàng. Từ Giáo hoàng truyền qua Hồng Y, Tổng Giám mục, Giám mục, Linh mục.

Do đó các bậc trên có quyền trên linh hồn giáo dân.

Một điều luật đặc biệt nữa là : Giáo Hoàng vô ngộ : Giáo hoàng không bao giờ sai !!!

Các Linh mục (= người Chăn dắt linh thiêng) khi thụ phong thì được Thánh Thần giáng xuống, do đó Linh mục thiêng liêng hơn người khác -> có quyền với linh hồn người khác.


Hơn nữa, do đặc tính lịch sử và tranh giành quyền lực, Giáo hoàng kiêm hai nhiệm vụ: Giáo trưởng (thủ lĩnh tinh thần - Thần quyền) và Hoàng đế (làm vua - thủ lĩnh Thế quyền). Thời Martin Luther, Đất của giáo hoàng (Papal region) rất rộng, Triều đình giáo hoàng (Giáo triều) là một triều đình vua thực sự với đủ quan lại, cai quản cả về tinh thần lẫn vật chất.

Từ đó dẫn đến bại hoại và tệ nạn: Tham nhũng, đút lót, chạy chức, thông dâm, ám sát, giết chóc, mua quan bán chức. Có những vụ mua bán chức Hồng y, mua bán chức Giáo hoàng, đứa trẻ 7 tuổi được phong Hồng y, lại có cả Giáo hoàng giả, Giáo hoàng bị giết.
Có câu chuyện nổi tiếng về một người đàn bà đưa các tình nhân của mình lên ngôi vị Giáo hoàng, Hồng y....

Vatican vào thời Martin Luther tràn ngập những tệ nạn mà Kinh Thánh nghiêm cấm.
Chitto
Martin Luther (vốn là một linh mục) đã đưa ra các luận điểm của mình, viết trong 95 điều. Cụ thể thì dài dòng, nhưng tóm tắt ý thì thế này:

- Linh hồn con người ngang bằng nhau trước Chúa. Chỉ có Chúa mới có quyền phán xét có tội hay không.

- Con người có thể hiệp thông trực tiếp với Chúa không phải thông qua ai cả. Người có Đức Tin, tin vào Phúc âm (Tin lành) thì đều được vào Nước Chúa, không cần Linh Mục, Giám mục, hay Giáo hoàng gì cả.

- Các nghi thức lễ lạt cầu kì mà Công giáo cực kì chú trọng và coi đó là bắt buộc không phải là con đường để đến với Chúa.

Ngắn gọn: Mỗi người tin ở Tin lành đều là một Linh mục. Mỗi ngôi nhà có Đức tin đều là một Nhà thờ.

Chitto
Mục sư = Người thầy dẫn dắt, khác hẳn Linh Mục (Người dẫn dắt linh thiêng). Linh hồn Mục sư cũng như giáo dân, không cao quý hơn. Do đó Mục sư vẫn có thể lấy vợ, sinh con.
Mục sư chỉ là người chỉ dẫn, giảng giải mà thôi.
......

Rất nhiều tiểu tiết nữa, như việc hình tượng Thánh Giá chỉ là Thập giá, không có hình Jesus ở trên đó, vì Chúa Jesus đã sống lại, thì không còn ở trên thánh giá.


Một niềm tin khác biệt khá lớn nữa với Công giáo:
Đó là Tin Lành cho rằng Ơn Cứu Rỗi chỉ đến từ Chúa Jesus, nghĩa là chỉ cầu chúa Jesus mà thôi. Ơn Cứu rỗi đó không đến từ Đức Mẹ. Đức Mẹ chỉ là một người Được Ơn hơn những người khác (được làm người mang thai Jesus) chứ không có khả năng ban Ơn Ích.

Do đó Tin Lành có hình tượng Đức Mẹ, nhưng không cầu nguyện Đức Mẹ.
Phó Thường Nhân
Bổ xung thêm một chút.

Về mặt lịch sử thì Martin Luther đã viết 95 điều (như Chitto nói ở trên) rồi đang đêm lén dán lên cửa nhà thờ ở thành phố Wuttemberg. Lý do trực tiếp khiến Martin Luther phản đối là việc giáo hoàng vận động (hay đúng hơn là cưỡng bức) con chiên mua "phép thông công" để lấy tiền đó xây dựng mở mang hơn nhà thờ Saint Pierre ở Rom mà nay là Tòa thánh Vatican;

"Giấy phép thông công" là gì. Là một chứng chỉ mà linh mục đưa cho con chiên, đổi lại một số tiền đóng góp cho nhà thờ. Giấy chứng chỉ ấy có tác dụng xóa tội cho con chiên vào ngày phán sử cuối cùng, để không bị rơi vào địa ngục mà được lên Thiên đàng.

Còn ngày phán sử cuối cùng là gì ? thì có lẽ phải tự xem triết lý thiên chúa để tìm hiểu leuleu.gif

Martin Luther bản thân cũng là một thầy tu, theo dòng đô minh (Dominicain). Xuất phát điểm luận thuyết của Martin Luther là ông ta không tìn được trong kinh thánh một luận chứng gì để chứng tỏ bằng tiền bạc của cải người ta sẽ mua được sự "cứu rỗi" của chúa. Tất cả chỉ phụ thuộc vào sự chọn lựa "chủ quan" của Chúa, và người ta không thể làm bất cứ điều gì để thay đổi được điều đó ngoại trừ có niềm tin vào đức chúa Trời (nhưng dù có tin mà bị chúa phạt vô cớ thì cũng ráng chịu). Niềm tìn ấy thể hiện bằng ...tình yêu chúa, vì thế với đạo tin lành dòng Luther những bức thư của Thánh Paul rất quan trọng, vì ông ta đề cập tới tình yêu thiên chúa.

Nhưng Luther không phải là người duy nhất tạo ra đạo tin lành mà còn có những nhân vật khác nữa đó là Calvin và Zwingli. Từ giáo thuyết của Calvin mà sinh ra dòng tin lành ở Hà Lan. Zwingli là dòng tin lành ở Thụy sĩ; Còn Luther là dòng tin lành ở Đức.

Nếu người ta để ý thì đức tin Thiên chúa ở mỗi dòng này gần như trùng với một dân tộc. Và cũng đúng như vậy. Luther cải đạo những cũng là người cha của tiếng Đức (ông ta đã dịch kinh thánh từ tiếng Latin ra tiếng Đức). Sự cải đạo ở đây cùng song song xuất hiện như một dạng tinh thần dân tộc.

Đạo tin lành không có linh mục, không thờ Đức Mẹ, không có tượng thánh, cũng không có xưng tội. Một nhà thờ tin lành chỉ là một cái hội trường trên có treo cây thánh giá.

Nếu ai tim hiểu đạo tin lành mà muốn biết sự khác biệt của nó thế nào với gia tô thì hãy đến thăm nhà thờ Nicolas ở Amsterdam. Nhà thờ này nguyên bản là của đạo thiên chúa trước cải cách, nhưng khi cải cách thì dân tình đã xông vào vứt hết tranh ảnh tượng thánh đi. Kết quả Nhà thờ được xây theo Gia Tô nhưng cách bầy biện hiện tại lại là tin lành.

Chính vì thế cải đạo tin lành cũng là một cuộc cách mạng cực đoan, có lẽ hơi giống al - Quada hiện tại (theo suy nghĩ của tôi) và nó cũng không thể tồn tại và phát triển nếu không có các thế lực chính trị bao che cho nó lúc đó , đó là các lãnh chúa Đức , đặc biệt là lãnh chúa ở vùng Saxe. Nếu không có sự che chở này thì Martin Luther đã lên giàn hỏa từ lâu.

Nói đến cải cách tinn lành cũng không thể không nói tới Muller, một học trò của Martin Luther, nhưng ông này đã vận động nông dân nổi dậy và ở Đông Đức cũ, người ta coi trọng Muller hơn Luther. Nhìn theo con mắt này, thì phong trào cải đạo tin lành còn là một cuộc cách mạng nông dân (kiểu khởi nghĩa Hoàng Cân như ở TQ) nữa.
Hoang Yen
Hihi, thế cái bác đang chăm chỉ truyền đạo vào làng ở Cái lò gạch thì cái đạo bác ấy truyền là Công giáo hay Tin lành ạ? confused1.gif
Chitto
QUOTE(Hoang Yen @ Aug 27 2007, 09:45 PM)
Hihi, thế cái bác đang chăm chỉ truyền đạo vào làng ở Cái lò gạch thì cái đạo bác ấy truyền là Công giáo hay Tin lành ạ?  confused1.gif


Ờ, bà giáo nói nên mới vào "Lò gạch" xem người ta truyền đạo gì. (Lạ nhỉ, vào Lò gạch ???)

Theo bạn í viết, thì bạn í đề cao Linh mục mấy lị Mình máu Chúa..., thì bạn í đích thị là Kitô giáo rùi. Mà nói chung Kitô giáo mà ta biết thì chủ yếu là Công giáo La Mã (Roman Catholic), chứ hiếm gặp Chính thống (Orthodox) lắm.

Dạo này còn dòng Nhân chứng Jehovah nữa kia. Nhưng nhóm này cũng không đặt Linh mục, mà hình như tôn thờ trực tiếp Thiên Chúa Jehovah kia.
Phó Thường Nhân
@Hoàng Yến,

Câu trả lời là "không bít" leuleu.gif

Vì trong Langven có nhiều loại đạo lắm. leuleu.gif

Về Thiên chúa thì chỉ có tin lành là còn đặt vấn đề truyền đạo (tức là tất cả những sect theo thiên chúa nhưng không phải là Chính thống hay Ki tô)

Những người theo Ki tô ( tức là giáo hoàng La mã) thì không truyền đạo.

Những người theo chính thống như ở Nga, Hi lap ... cũng không truyền đạo.

Tôi có lần gặp một người bạn quen, cứ đòi truyền giáo cho tôi, rồi còn tối đến ngồi bên đầu giường đọc kinh thánh. Ông ấy hoạt động cho YMCA. Chẳng biết bây giờ đã cải đạo được mấy người.

Khi đi làm thỉnh thoảng tôi cũng gặp mấy người theo Jehovar phát sách biếu. Bao giờ tôi cũng lấy một quyển ... để vứt nó đi cho bớt được một người đọc. leuleu.gif

Ai tin cái gì thì phải tự tâm người ta tin. Bầy mấy cái trò truyền đạo thật rác rưởi. leuleu.gif

Nhiều khi thằng truyền không chết chỉ chết thằng nghe. Còn nếu tự tâm người ta tin, chết hay sống họ đều tự gánh chịu cả thì tốt quá rồi .
Chitto
QUOTE(Phó Thường Nhân @ Aug 27 2007, 10:05 PM)

Về Thiên chúa thì chỉ có tin lành là còn đặt vấn đề truyền đạo (tức là tất cả những sect theo thiên chúa nhưng không phải là Chính thống hay Ki tô)

Những người theo Ki tô ( tức là giáo hoàng La mã) thì không truyền đạo.

Những người theo chính thống như ở Nga, Hi lap ... cũng không truyền đạo.



Bác nhầm một chút về từ ngữ. Kitô giáo bao gồm tất cả những giáo phái nào thờ Jesus.
(Kitô = Cơ Đốc = Christ)
Kitô giáo = Công giáo La Mã + Chính Thông giáo + Tin Lành + Anh giáo + Một số giáo phái khác (Công giáo cổ,...)

Nếu theo phả hệ thì như sau:


Tôn giáo Abraham = Do Thái giáo + Kitô giáo + Hồi giáo

Vì Thiên Chúa của Abraham là Chúa chung nên từ Thiên Chúa giáo về nghĩa gốc = Abraham giáo, gồm cả 3. Tuy vậy, theo thói quen thì hiểu Thiên Chúa giáo = Kitô giáo.

Riêng Nhân chứng Jehovah (Jehovah witness) thì thờ Thiên Chúa Jehovah, nhưng không công nhận Chúa Ba Ngôi, Jesus không phải Thiên Chúa. Do đó các giáo phái Kitô cho giáo phái này không thuộc Kitô giáo.


Phó Thường Nhân
@Chitto,

Cám ơn Chitto. Đúng là tôi nhầm. Ki tô là từ chỉ chung đạo Thiên chúa.

Jehovar chẳng biết có được coi là thiên chúa không, thì tôi không rõ. Nhưng vì họ vẫn thờ quyển kinh thánh nên với tôi nó là một cái Sect xu hướng thiên chúa giáo thôi nên tôi cũng liệt họ vào tin lành (dù về mặt chính thống có lẽ không đúng).

Hồi xa xưa, tôi có biết một người Việt nam (một cô) theo Jehovar, hỏi theo làm gì thì được nghe trả lời "muốn khác bố mẹ". vì bố mẹ cô ấy theo đạo phật (hay không theo đạo gì như một người Việt binh thường thì tôi cũng không rõ).

Tôi cũng không hiểu tại sao lại thế, vì bản thân Phật giáo cũng bắt buộc người ta phải "tự ngộ", tự tìm tòi và "chứng". Như vậy với mỗi một người nó cũng muôn mầu muôn vẻ, không thể giống nhau được. Vậy thì làm sao mà sợ giống người khác.

Trong các đạo có lẽ đạo Phật là đạo muốn người ta tự ngộ nhất, hoàn toàn không có nhồi sọ hay cưỡng bức bắt buộc. Nó cũng không phải là mê tín. Hay nói đúng hơn thích mê tín thì mê tín, không ai bắt như thế.

Với tôi, một người Việt, nếu không phải là thiên chúa giáo từ gia đình, cải đạo theo thiên chúa là một điều rất khó hiểu. (Tôi có thể giải thích theo điều kiện tâm lý xã hội, hoàn cảnh, nhưng không thể giải thích nổi tại sao người ta có thể tin).






Pages: [1], 2, 3, 4, [>], [>>]
Quán nước đầu làng Ven > Sáng Tác - Thảo Luận - Phổ biến kiến thức > CLB Văn Hoá - Lịch sử
Invision Power Board © 2001-2024 Invision Power Services, Inc.