Langven.com Forum

Full Version: Công Giáo Và Tin Lành
Quán nước đầu làng Ven > Sáng Tác - Thảo Luận - Phổ biến kiến thức > CLB Văn Hoá - Lịch sử
Pages: [<<], [<], 1, 2, 3, [4], 5, [>], [>>]
Milou
Ở VN thì tòan tiếng việt hết ráo. Bên tin lành thì bà con chăm chỉ thảo luận về kinh thánh, lời chúa dạy bảo nhiều hơn, còn công giáo thì không, chỉ chăm chỉ đọc kinh mà thôi.
Fedora
Thường thì các vị Hồng Y và Giáo Hoàng không phân biệt quốc tịch đều thạo tiếng Ý và tiếng La-tinh, giống như các vị Hòa thượng bên Phật giáo đều thạo tiếng Hán hay cá biệt có nhiều vị còn biết cả tiếng Pà-li hay tiếng Phạn (Sankrit) là những ngôn ngữ cổ xưa. Còn giáo dân hay Phật tử ở nước nào thì cầu nguyện Chúa và niệm Phật bằng tiếng mẹ đẻ vì tài liệu của các tôn giáo phổ biến đều đã được chuyển ngữ sang tiếng địa phương cả. Ngay như tiếng Quốc ngữ của Việt Nam ta còn khá "trẻ" mà đã có khá đầy đủ các sách vở về Phật giáo, Công giáo, Tin lành... ví dụ như quyển Kinh Thánh (Bible) đã được chuyển ngữ sang hàng trăm ngôn ngữ khác nhau để phục vụ cho hơn 1 tỷ tín đồ Công giáo trên khắp thế giới.
Chitto
Vầng, đạo nào thì vào Việt Nam cũng phải có Kinh sách bằng tiếng Việt ráo.

Hát thánh ca hoàn toàn phải là tiếng Việt. Chỉ thỉnh thoảng trong đọc kinh có chen vài từ tiếng Latin thôi.

Chẳng hạn như cái Amen thì chẳng biết thay thế bằng cái gì.


Điều khác nhau cơ bản của lễ Công giáo và Tin Lành nhất nằm ở chỗ sự Giảng giải Kinh thánh.

Tớ thì chưa nghe giảng Tin lành bao giờ nên chưa biết. Có người đi nghe thì nói cùng 1 đoạn Kinh thánh, nhưng về ý tưởng thì hai bên giảng ý nghĩa khác nhau.

Ví dụ Công giáo thì nhấn mạnh vào tính Tông truyền, tức là nhất thiết phải là truyền từ các Tông đồ, qua Giáo hội, đi lệch ra ngoài nghiễm nhiên coi là Lạc giáo. Con chiên phài nhất nhất theo các giáo luật đã được các tiên tri, các Tông đồ (và sau là các Giáo hoàng) xây dựng.

Tin Lành thì không hề có những cái đó....

Tóm lại, sự khác nhau không phải ở Hình thức Lễ, mà nội dung ý nghĩa lời giảng.


Chitto
QUOTE(Fedora @ Aug 29 2007, 10:18 AM)
ví dụ như quyển Kinh Thánh (Bible) đã được chuyển ngữ sang hàng trăm ngôn ngữ khác nhau để phục vụ cho hơn 1 tỷ tín đồ Công giáo trên khắp thế giới.
*



Kinh Thánh cũng có nhiều bản lắm bác ạ.

Tùy theo niềm tin, và giáo hội mà sử dụng bản nào.
Công giáo dùng 4 bản của Luke, Mathew, ...

Tin Lành dịch kinh Hebrew cổ, không dùng kinh của Công giáo Latin

Chính thống giáo cũng có dòng dùng Kinh thánh riêng gốc từ tiếng Hy Lạp.


Những kinh đó giống nhau về đại đồng, khác về tiểu tiết. Phần Cựu Ước thì giống nhau (vì cùng lấy từ kinh Do Thái Hebrew), nhưng phần Tân Ước thì khác nhau, (như khác nhau về thời gian, số lượng người, cách thức tiến hành) đôi khi gây nên những khác biệt lớn.


Sự khác biệt này có do đâu.

Sau khi Jesus chết, các Tông đồ chia nhau đi khắp nơi. Kinh Do thái gốc được tôn trọng, nhưng phần viết về Jesus thì do các Tông đồ với trí nhớ, khả năng của mình viết nên.
Do đó có dòng của Kinh Jerusalem viết bằng tiếng Hebrew, Dòng Antiorch sử dụng tiếng Hy Lạp, Alexandria tiếng Hy Lạp, Rome tiếng Latin...

Mãi 300 năm sau, Constantine I mới tập hợp lại, để chính thức hóa thành bản Kinh thánh Latin. Thế nhưng những kinh Hy Lạp, Alexandria... vẫn tồn tại. Chính Thống giáo vẫn dùng kinh tiếng Hy Lạp.

Tin Lành thì quay lại tìm kinh tiếng Hebrew để dịch ra tiếng Đức.


Cho nên khi nói "Kinh Thánh" thì cũng nên xét xem là Kinh thánh bản gốc loại nào.
Phó Thường Nhân
Đạo tin lành bao giờ cũng được rao giảng bằng tiếng bản địa, bởi vì bản chất của nó muốn cho mỗi con chiên được tiếp xúc trực tiếp với kinh thánh,không cần qua tăng lữ. Nó cũng liên quan tới việc in ấn rẻ đi rất nhiều và tiện lợi với việc phát minh ra máy in của Gutenberg. Trước đó kinh thánh được các thầy tu chép tay trên các tấm gia thuộc.

Các nhà cải cách tôn giáo như Calvin, Luther ...đều là những người dịch kinh thánh từ tiếng latin ra tiếng mẹ đẻ của họ. Luther là tiếng Đức Calvin là tiếng Pháp.

Giáo hội La mã mới chỉ cho phép làm lễ bằng tiếng bản địa từ concil vatican II trở đi (nửa sau thế kỷ XX). Nhưng hiện tại giáo hoàng Benoit lại muốn người ta làm lễ lại bằng tiếng Latin.

tao_lao
Các bác cho tui hỏi Ý nghĩa của Baptism là gì ấy nhỉ? Có bác nào biết về Thanh giáo thì share với, cái này tui nghe sơ sơ chứ cũng hổng biết sao
Chitto
QUOTE(tao_lao @ Aug 30 2007, 03:34 PM)
Các bác cho tui hỏi Ý nghĩa của Baptism là gì ấy nhỉ? Có bác nào biết về Thanh giáo thì share với, cái này tui nghe sơ sơ chứ cũng hổng biết sao
*



Baptism nguyên nghĩa là "tẩy rửa", "thanh tẩy".

Trong Kitô giáo cực kì coi trọng việc Tẩy rửa. Họ coi con người khi sinh ra là đã có tội, tội ấy do Tổ tông truyền lại, vì Thủy tổ của loài người là Adam và Eva đã bất tuân lệnh Thiên Chúa mà ăn quả cây Tri thức. Do đó mỗi người sinh ra đều mang tội, gọi là tội Tổ tông, hay tội Tổ tông truyền.

Tín đồ Kitô giáo tin rằng khi sinh ra, phải được làm lễ Rửa tội (lễ Baptiste, tiếng Việt đọc là Báp-têm), dùng nước trong rảy lên đầu đứa trẻ để rửa bớt tội lỗi tổ tông ấy. Tất cả mọi người đều phải chịu phép rửa ấy.

Lễ này bắt đầu từ Joan (anh họ Jesus), và chính Joan đã làm lễ rửa này cho Jesus, rồi đến lượt Jesus rửa cho Tông đồ, Tông đồ rửa cho người khác...


Nhưng hình như Tao_lao muốn hỏi là hỏi về Baptist, tức Giáo phái Tẩy lễ.
Giáo phái Tẩy lễ (Baptist) có gốc từ phái Tái Tẩy lễ (Anabaptist)

Giáo phái Tái Tẩy lễ là một phân phái của Tin Lành. Xét về hình thức thì sự khác biệt của họ ở chỗ:
- Họ thấy rằng Jesus chịu phép rửa khi đã lớn tuổi
- Do đó việc rửa tội cho trẻ con là đúng nhưng chưa đủ, vì trẻ con chưa biết gì
- Con người cần phải rửa tội lại khi trưởng thành, để khẳng định lòng tin.
- Việc rửa tội lại lần thứ hai được gọi là Tái Tẩy lễ

Về mặt nội dung bản chất sâu xa thì tớ chịu.

Giáo phái Tái Tẩy lễ tách thành nhiều phân nhánh, trong đó Tẩy lễ (Baptist) là lớn nhất.
Phái Tẩy lễ thì lại không công nhận việc Rửa tội cho trẻ con, và chỉ chấp nhận Rửa tội khi trưởng thành.


Tái Tẩy lễ thì rửa tội 2 lần: Khi mới sinh và khi Trưởng thành.

Tẩy lễ chỉ rửa tội khi trưởng thành

Các giáo hội, giáo phái Kitô khác chỉ rửa tội khi mới sinh.
Phó Thường Nhân
@Chitto,
cheers.gif
Ồ, quả thực bây giờ tôi mới hiểu tại sao họ tự gọi họ là Baptist.

@ Tào lao,
Bác định trở thành một chuyên gia về Thiên chúa giáo hay sao vậy ? wacko1.gif

Baptist là tên một dòng tin lành thịnh hành đặc biệt ở Mỹ, nhưng nó phát xuất từ nước Anh. Ngoài Baptist còn có một dòng nữa là Methodist. Hai dòng này là hai dòng tin lành có lẽ lớn nhất ở Mỹ.
Baptist cũng là tên vị tiên tri xuất hiện trước Giê xu, và báo hiệu Giê Xu ra đời. Nếu tôi không nhầm thì việc này có liên quan tới thuyết lý rao giảng của họ (đọc phần Chitto viết ở trên thì có thể hiểu được phần nào). Nhưng liên quan thế nào, họ rao giảng cái gì thì tôi không biết(thực ra là không nằm trong những điều tôi muốn tìm hiểu).

Thanh giáo là Thiên chúa giáo kiểu Anh, người ta vẫn gọi là Anglican. Khi có phong trào cải cách thiên chúa thì tư tưởng của Calvin cũng xâm nhập thiên chúa giáo Anh (mà không phải là Luther).
Nhưng người Anh, chắc vốn tính bảo thủ nên chấp nhận lý thuyết tin lành này, nhưng không chịu thay đổi nghi lễ. Thực ra như thế nó lại ôn hoà hơn. Có nghĩa là về tư tưởng Thanh giáo là tin lành dòng Calvin (nặng về lý tính) khác tin lành xuất phát từ Luther (nặng về cảm tính), nhưng họ giữ lại toàn bộ (hay phần lớn nghi lễ hành đạo cơ đốc).
Tăng lữ của thanh giáo được phép lấy vợ (giống như mục sư tin lành nói chung), nhưng người lãnh đạo tối cáo của Thanh giáo là giám mục địa phận Cantebury lại được bổ nhiệm bởi vua Anh và thủ tướng Anh. (trong khi nhà thờ tin lành nói chung thì không có một vị lãnh đạo tối cao kiểu ấy).

Chính vì thế nhà thờ Thanh giáo là Ki tô giáo hoàn toàn được người Anh « dân tộc hoá, bản địa hoá » theo nhu cầu của họ.

Còn sự kiện khiến chuyện này được khai sinh là việc có một ông vua Anh (tôi không nhớ tên) bỏ vợ và lấy vợ khác. Nhưng trong cơ đốc giáo, người ta không cho phép bỏ vợ, và giáo hoàng đã dùng chuyện đó để can thiệp vào nội tình nước Anh. Kết quả ông này tự ý phong một ông giám mục (tức là vị giám mục vùng Cantebury) để làm việc đó.(Giống như sau này Napoleon đệ nhất tự lấy cái vương miện trong tay giáo hoàng để đăng quang vậy).

Tất nhiên chuyện này có thể xẩy ra bởi người Anh đã ngấm tin lành rồi, nên Giáo hoàng mới mất chỗ dựa để có thể gây sức ép với nước Anh vào thời kỳ đó, khiến cho giáo hội Anh « độc lập ».
Chitto
QUOTE(Phó Thường Nhân @ Aug 30 2007, 06:16 PM)
Baptist cũng là tên vị tiên tri xuất hiện trước Giê xu, và báo hiệu Giê Xu ra đời. Nếu tôi không nhầm thì việc này có liên quan tới thuyết lý rao giảng của họ (đọc phần Chitto viết ở trên thì có thể hiểu được phần nào). Nhưng liên quan thế nào, họ rao giảng cái gì thì tôi không biết(thực ra là không nằm trong những điều tôi muốn tìm hiểu).



Baptism là lễ tẩy rửa Tội tổ tông truyền. Vì ông Joan (anh họ Jesus) là người đầu tiên thực hiện lễ này ở Israel, nên cũng gọi là Joan Tẩy giả (Joan the Baptist).

Trong niềm tin Kitô giáo, Joan là anh họ Jesus, được Thiên thần cho biết mình cần phải là người "Đi trước" một "Đấng vĩ đại hơn" (tức là Đấng Cứu Thế - Messiah) trong công cuộc rao giảng đức tin Thiên Chúa.

Joan đã ra sông Jordan rao giảng sự sám hối ăn năn cho người dân Do Thái, và ông đặt ra nghi lễ Tẩy rửa bằng nước sông này. Nhiều người Israel khi đó nghĩ rằng Joan chính là đấng Cứu thế, nhưng ông nói rằng ông chỉ là "người dọn đường, kẻ báo trước sự xuất hiện của Đấng Cứu Thế" mà thôi.

Sau đó Jesus đi đến bờ sông, đề nghị Joan làm lễ rửa cho mình. Joan nói rằng "Chính ngài phải rửa cho tôi mới đúng", nhưng Jesus bảo "Anh cứ làm lễ rửa cho tôi đi đã". Và khi Jesus chịu lễ rửa xong, thì các tầng trời mở ra, và có tiếng vọng từ Thiên Chúa: "Đây là con ta, con rất đẹp lòng ta". Một con chim bồ câu - mang Thánh linh Thần khí Thiên Chúa - bay xuống đậu vào vai Jesus.

Sau hàng trăm ngàn năm, đấy là lần đầu tiên Các tầng trời mở ra. Và con chim bồ câu tượng trưng cho Chúa Thánh Thần. (Bàn thờ chính Kitô tại Vatican có hình con bồ câu là vì thế)

Người theo Kitô giáo rất tôn kính, tôn thờ đoạn kinh này, như là bằng chứng thiêng liêng của phép rửa.

Sau đó Joan bị vua Herod của Do Thái bắt và giết. Có rất nhiều bức tranh về Joan the Baptist.


Theo nghiên cứu lịch sử, bỏ qua niềm tin tôn giáo, thì có thể Joan chính là một giáo chủ của một phái Do Thái giáo, đặt ra những nghi lễ, cách thức, niềm tin của riêng mình. Jesus ban đầu là một người theo Joan, nhưng từ đó tách ra thành những giáo lý của riêng mình lần nữa.
Vì giáo lý của Joan đề cao sự tự sám hối, thanh tẩy, không chịu dung hòa với các phái chính thống của người Phariseu đang nắm quyền Tư tế tại đền thờ Jerusalem, nên các tư tế kia đã vận động để tiêu diệt các môn đồ của Joan.
Và sau khi tiêu diệt Joan rồi, thì họ tiếp tục tiêu diệt Jesus (em họ Joan) và môn đồ của Jesus. Kết quả là Joan bị chặt đầu, còn Jesus bị đóng đinh lên Thập giá.
Chitto
QUOTE(Phó Thường Nhân @ Aug 30 2007, 06:16 PM)
Thanh giáo là Thiên chúa giáo kiểu Anh, người ta vẫn gọi là Anglican.

Tăng lữ của thanh giáo được phép lấy vợ (giống như mục sư tin lành nói chung), nhưng người lãnh đạo tối cáo của Thanh giáo là giám mục địa phận Cantebury lại được  bổ nhiệm bởi vua Anh và thủ tướng Anh. (trong khi nhà thờ tin lành nói chung thì không có một vị lãnh đạo tối cao kiểu ấy).

Còn sự kiện khiến chuyện này được khai sinh là việc có một ông vua Anh (tôi không nhớ tên) bỏ vợ  và lấy vợ khác.

Tất nhiên chuyện này có thể xẩy ra bởi người Anh đã ngấm tin lành rồi, nên Giáo hoàng mới mất chỗ dựa để có thể gây sức ép với nước Anh vào thời kỳ đó, khiến cho giáo hội Anh « độc lập ».


Thanh giáo (Puritanism) không hoàn toàn là Anh giáo (Anglican) đâu bác ạ.
Và ban đầu Anh giáo cũng không phải là Tin Lành.

Bắt đầu từ vua Henry VIII của Anh. Ông này rất có công trong việc đàn áp Tin Lành ở Anh (giết nhiều người lắm) nên Giáo hoàng phong là "Người bảo vệ Đức tin".

Sau đó ông muốn bỏ hoàng hậu vì bà này không có con, yêu cầu Giáo hoàng chính thức hóa cho điều đó (chắc vì muốn kể công đây, hehe). GH không chấp nhận, thế là ông í cứ bỏ vợ, lấy người mới, lại còn giết vợ cũ. GH tức quá rút phép Thông công của Henry.

Henry bèn tuyên bố Giáo hội Anh tách khỏi Roman Catholic. Ông đuổi hết giám mục không phải người Anh ra khỏi đảo, lập Tổng Giám mục Canterbury người Anh lên lãnh đạo. Và chính ông - về lý thuyết - là Giáo chủ.
Truyền thống đó còn đến nay: Nữ hoàng là người Đứng đầu Anh giáo (chỉ có mỗi cái danh đó thôi), Tổng giám mục Canterbury là người Lãnh đạo.

Thời Henry VIII, mới bắt đầu chuyển Anh giáo sang phía Tin Lành chứ chưa được nhiều (có lẽ vì ông ta giết nhiều người Tin Lành trước đó quá. Ông này còn bỏ và lấy thêm 4 vợ nữa, tổng cộng 6 bà).
Henry VIII chết, Anh giáo nghiêng sang Tin Lành nhiều hơn. Nhưng khi con gái ông là Mary I lên thì lại đổi Anh giáo nghiêng về công giáo La Mã, giết vô số người Tin Lành. Bà này được gọi là Mary Đẫm máu (Mary Blooded).

Sau nhiều năm, dần dần Anh giáo mới chuyển sang Tin Lành.

Do đó nhà thờ Anh giáo vẫn là các tòa nhà thờ cổ kính hoành tráng của Kitô xưa kia, không giống nhà thờ Tin Lành đơn giản, nhỏ bé.
Pages: [<<], [<], 1, 2, 3, [4], 5, [>], [>>]
Quán nước đầu làng Ven > Sáng Tác - Thảo Luận - Phổ biến kiến thức > CLB Văn Hoá - Lịch sử
Invision Power Board © 2001-2024 Invision Power Services, Inc.