Langven.com Forum

Full Version: Vẻ đẹp Ching Cheng
Quán nước đầu làng Ven > Sáng Tác - Thảo Luận - Phổ biến kiến thức > CLB Văn Hoá - Lịch sử
Pages: [<<], [<], 1, [2], 3, [>], [>>]
Evil
QUOTE(Bến @ Aug 26 2007, 03:39 PM)
QUOTE(Phó Thường Nhân @ Aug 22 2007, 09:48 PM)
Cám ơn Bến. Nếu có dịp lên Tây nguyên thì sẽ liên lạc, ít nhất cũng để được ngủ trong nhà rông (người ta có cho ngủ trong nhà rông không nhỉ, hay đấy chỉ là cái đình).

Cái trống giữ nhịp trong dàn ching chiêng mà Bến nói là trống gì : Trống da bịt hai mặt hay là trống kim loại (kiểu như trống đồng).

Ở Tây nguyên có cái LỆNH không ? Cái lệnh cũng là một loại nhạc cụ đã biến mất ở dưới đồng bằng, chỉ còn lại trong câu tục ngữ (LỆNH ông không bằng CỒNG bà) tương truyền là có từ thời khởi nghĩa bà Triệu.



Ngủ được bác ạ. Nhưng nhà rông thì thuộc vùng Ba na, Xê đăng... chỗ Ê đê của em chỉ có nhà dài thôi.
Lúc nào em sẽ tả thêm về cái trống nhé. Trống cũng nhiều chuyện vui lắm đấy.
Trong dàn ching chêng không thấy cái nào giống cái lệnh như cái bác tả.
*



Nhà dài có phải là nhà... dài dài, bên trong cũng treo ching cheng, còn nhà rông là nhà ngắn thôi nhưng mái cao vút lên phải không ạ?

Ah, chị Bến ơi, có phải ở Tây Nguyên, theo truyền thống thì nhà nào cũng làm kiểu nhà sàn? Hồi em đi Ban Mê Thuật có thấy nhiều nhà làm sát đất kiểu nhà cấp 4 của dân đồng bằng nhưng tường là gỗ ghép, mái thì không nhớ nhưng nhớ là không có gì đặc biệt. Kiểu nhà đấy là sau này mới phát sinh hay cũng là nhà từ ngày xưa ạ?
Phó Thường Nhân
@Bến,
Quote "Khi bóng chiếc áo choàng của Yang đêm buông xuống "

Thế có nghĩa là ban đêm (tức là một khái niệm thời gian) cũng được coi là một ông thần à ?

YANG có thể là những khái niệm gì : thần đêm, thần ngày, thần mặt trời, mặt trăng, thần rừng ,...

YANG có phải là chỉ khái niệm thần linh nói chung hay là một ông Thần tối cao tuyệt đối nhất.

Ở trên Tây nguyên, theo tôi biết do có nhiều người thiên chúa truyền đạo (đến từ Philipine, ..), nên có nhiều người theo đạo Thiên chúa (chính xác hơn là tin lành), vậy YANG trong trường hợp đó so với chúa Giê Xu ra sao ? so với Chúa Trời ra sao ?
Hay nhưng người đó phải từ bỏ văn hóa truyền thống để theo đạo.

cheers.gif
Cái nhà dài mà Bến nói là chung cho cả làng hay cho một họ, và mỗi gia đình ở như thế nào ? phòng ngủ riêng nhưng bếp và nẫm lúa chung hay sao ?




Chitto
QUOTE(Phó Thường Nhân @ Aug 27 2007, 08:41 PM)
Ở trên Tây nguyên, theo tôi biết do có nhiều người thiên chúa truyền đạo (đến từ Philipine, ..), nên có nhiều người theo đạo Thiên chúa (chính xác hơn là tin lành), vậy YANG trong trường hợp đó so với chúa Giê Xu ra sao ? so với Chúa Trời ra sao ?
Hay nhưng người đó phải từ bỏ văn hóa truyền thống để theo đạo.

cheers.gif
Cái nhà dài mà Bến nói là chung cho cả làng hay cho một họ, và mỗi gia đình ở như thế nào ? phòng ngủ riêng nhưng bếp và nẫm lúa chung hay sao ?
*



Nhà dài là dành cho 1 đại gia đình bác ạ. Nhà ấy có 1 đầu dễ dàng nối thêm gian. Khi trong nhà có người lập gia đình mới, thì họ làm thêm 1 gian tiếp vào.
Vị chủ gia đình (ông, bà) ở gian đầu, các gian càng về sau là của con cháu. Khi sống trong nhà dài, mỗi gia đình kia đều có nghĩa vụ chung đóng góp cho đại gia đình (lúa gạo, công việc). Việc phân chia công việc, yêu cầu đóng góp do người chủ đại gia đình quyết định.


Về việc Tin Lành truyền vào Tây Nguyên, thì hình như người Tây Nguyên, đặc biệt người trẻ đã bị "mất gốc", xa rời văn hóa truyền thống thờ Giàng của họ rồi. Theo kiểu của người Kinh, họ chẳng theo ai cả, chẳng thờ thần nào cả, chẳng tin vào cái gì cả.

Có người cho rằng người Việt với văn hóa "Cộng sản" mang lên đã tiêu diệt văn hóa tín ngưỡng, nhưng lại không tạo được niềm tin nào cho họ, tức là đào cái cây cũ, tạo một cái hố rất to mà không trồng gì cả.

Và thế là Tin Lành dễ dàng nhảy vào trồng cây mới của họ vào trong cái hố đó.

Như có chuyện người ta bắc đường điện đến tận đầu buôn, nhưng lại không làm tiếp. Mục sư làm mỗi việc là mua dây nối xuống buôn, thế là cả buôn tung hô Thiên Chúa, chứ chẳng biết điện do đâu.

heheh
Phó Thường Nhân
Hì hì,

Ví dụ của Chitto có lẽ không phải. Thế cái đường điện cao thế dẫn đến đầu là nó là cái gì ? có phải là tin lành đâu mà là "cộng sản" chứ. leuleu.gif Tại sao cái chân của nó lại thành tin lành.

Còn nói CS không có niềm tin thì cũng không phải nốt. Nó chỉ là không có hình thức tin như các đạo đã từng tồn tại mà thôi. Nên bị các đạo khác nói là "vô đạo" leuleu.gif

(Xin lỗi Bến chen ngang nhé)
cheers.gif



Bến
QUOTE(Evil @ Aug 27 2007, 02:14 AM)
Nhà dài có phải là nhà... dài dài, bên trong cũng treo ching cheng, còn nhà rông là nhà ngắn thôi nhưng mái cao vút lên phải không ạ?

Ah, chị Bến ơi, có phải ở Tây Nguyên, theo truyền thống thì nhà nào cũng làm kiểu nhà sàn? Hồi em đi Ban Mê Thuật có thấy nhiều nhà làm sát đất kiểu nhà cấp 4 của dân đồng bằng nhưng tường là gỗ ghép, mái thì không nhớ nhưng nhớ là không có gì đặc biệt. Kiểu nhà đấy là sau này mới phát sinh hay cũng là nhà từ ngày xưa ạ?
*



Em Evil đã lên BMT rồi thì chắc đã biết cái nhà dài. Nhà trong buôn của người E đê thì 100% là nhà sàn với mái nhọn hình mũi thuyền (chắc do nguồn gốc đa đảo).
Theo Bến thì mấy cái nhà mà em thấy chắc chắn là nhà của...lâm tặc laugh1.gif .

Chặt cây phá rừng cho cố. Giờ mưa to, lũ cuốn thì cả nước xúm vào cứu trợ. Bức xúc quá!
Bến
QUOTE(Phó Thường Nhân @ Aug 27 2007, 08:41 PM)
@Bến,
Quote "Khi bóng chiếc áo choàng của Yang đêm buông xuống "

Thế có nghĩa là ban đêm (tức là một khái niệm thời gian) cũng được coi là một ông thần à ?

YANG có thể là những khái niệm gì : thần đêm, thần ngày, thần mặt trời, mặt trăng, thần rừng ,...

YANG có phải là chỉ khái niệm thần linh nói chung hay là một ông Thần tối cao tuyệt đối nhất.

Ở trên Tây nguyên, theo tôi biết do có nhiều người thiên chúa truyền đạo (đến từ Philipine, ..), nên có nhiều người theo đạo Thiên chúa (chính xác hơn là tin lành), vậy YANG trong trường hợp đó so với chúa Giê Xu ra sao ? so với Chúa Trời ra sao ?
Hay nhưng người đó phải từ bỏ văn hóa truyền thống để theo đạo.

cheers.gif
Cái nhà dài mà Bến nói là chung cho cả làng hay cho một họ, và mỗi gia đình ở như thế nào ? phòng ngủ riêng nhưng bếp và nẫm lúa chung hay sao ?
*


Bác Phó,

Theo quan niệm “vạn vật hữu linh” của người Tây Nguyên, gần như bất cứ cái gì cũng có Yang (thần linh). Do đó mà có thần đêm, thần ngày, thần đất, thần nước, thần cây, ….thần trong mọi vật. Trên tất cả các Yang còn có ông Trời (Gỗn) có uy quyền tối cao nhất.
Không thể ví ông Yang nào với Chúa Trời, vì Chúa chỉ có một còn Yang của người TN thì vô số. Các Yang này rất gần gũi vì hiện diện ngay chung quanh con người, gắn chặt với đời sống tâm linh của con người.
Khi theo đạo (cho dù Tin lành hay Cơ đốc) họ bắt buộc phải chối bỏ văn hoá truyền thống, ngay cả việc đánh chiêng, uống rượu cần (vì đây là phương tiện giao lưu với các Yang). Chính vì vậy mà “không gian văn hoá cồng chiêng” ở Tây Nguyên luôn đứng trước nguy cơ biến dạng và biến mất.
Nói thêm về nhà dài bổ sung với thầy Chít nhá. Nhà dài là của một đại gia đình có nhiều đời cùng chung sống ( giống như “tam đại đồng đường” của người Việt cổ). Mỗi cô con gái lấy chồng sẽ được nối thêm một ngăn nhỏ nữa để sống riêng, do vậy nhà có nhiều con gái thì cứ dài ra mãi. Trong nhà dài có hai bếp chung, một để tiếp khách nằm ở gian khách và một dùng chung cho cả gia đình ở gian chủ. Ngoài ra còn có thể có nhiều bếp riêng cho mỗi hộ gia đình. Tuy nhiên việc ăn chung một nồi, ở chung một nhà là tập quán của đông đảo cư dân Tây Nguyên ( nên tiếng Ê đê gia đình còn được gọi là – cái nồi cơm – Goh esei).

Có một khác biệt nhỏ, người ê đê nhà để lúa thường được làm trong rẫy hoặc riêng khỏi nhà dài. Chỉ có người Mơ Nông mới làm nẫm lúa trong nhà, phía trên.
Evil
QUOTE(Chitto @ Aug 27 2007, 10:06 PM)
Có người cho rằng người Việt với văn hóa "Cộng sản" mang lên đã tiêu diệt văn hóa tín ngưỡng, nhưng lại không tạo được niềm tin nào cho họ, tức là đào cái cây cũ, tạo một cái hố rất to mà không trồng gì cả.

Và thế là Tin Lành dễ dàng nhảy vào trồng cây mới của họ vào trong cái hố đó.

Như có chuyện người ta bắc đường điện đến tận đầu buôn, nhưng lại không làm tiếp. Mục sư làm mỗi việc là mua dây nối xuống buôn, thế là cả buôn tung hô Thiên Chúa, chứ chẳng biết điện do đâu.
*



Nhà nghiên cứu Huệ Chi hoặc Từ Chi đấy ạ sp_ike.gif [em bị lẫn hai ông này với nhau]

Hì hì, chuyện anh Chít kể em cũng biết nhưng lại ngược lại ạ. Có chú NGO vào Mai Sơn (Sơn La) làm công trình nước nhưng địa phương bắt phải thực hiện thông qua một tổ chức của địa phương (Hội Phụ nữ, Nông dân...). Bà con không biết lại cứ tưởng nhà ta làm cho bà con nên... NGO nhà kia tức lắm, sau một thời gian chuyển sang cò kè với địa phương là phải cho gắn cái biển, khắc cái chữ có tên của NGO vào mới được w00t.gif Chính quyền miền núi phía Bắc khôn phết leuleu.gif
tao_lao
Mấy bác có hình chiêng , nhà Tây nguyên đẹp hôn, post cho tl coi với ạ.
Bến
QUOTE(Phó Thường Nhân @ Aug 22 2007, 09:48 PM)
Cái trống giữ nhịp trong dàn ching chiêng mà Bến nói là trống gì : Trống da bịt hai mặt hay là trống kim loại (kiểu như trống đồng).



Đây là hình trống và ghế dài
http://img.photobucket.com/albums/v470/poinsettia/Chi%20Ly/taynguyen16.jpg

Còn đây là trống trong dàn chinh cheng
http://img.photobucket.com/albums/v470/poinsettia/Chi%20Ly/taynguyen41.jpg
Bến
QUOTE(tao_lao @ Sep 3 2007, 06:38 AM)
Mấy bác có hình chiêng , nhà Tây nguyên đẹp hôn, post cho tl coi với ạ.
*



Nhà rông nè
http://img.photobucket.com/albums/v470/poinsettia/Chi%20Ly/taynguyen03.jpg

Nhà dài Ê Đê cũ
http://img.photobucket.com/albums/v470/poinsettia/Chi%20Ly/taynguyen14.jpg
Nhà dài EĐê mới
http://img.photobucket.com/albums/v470/poinsettia/Chi%20Ly/taynguyen12.jpg

Kiểu nhà chắn gió của người MNông ( Nam Nung - Dak Lak)
http://img.photobucket.com/albums/v470/poinsettia/Chi%20Ly/taynguyen09.jpg

Nhà người XTiêng
http://img.photobucket.com/albums/v470/poinsettia/Chi%20Ly/taynguyen10.jpg


Có một điều đáng buồn là các kiểu nhà này đang ngày một mất dần.
Pages: [<<], [<], 1, [2], 3, [>], [>>]
Quán nước đầu làng Ven > Sáng Tác - Thảo Luận - Phổ biến kiến thức > CLB Văn Hoá - Lịch sử
Invision Power Board © 2001-2023 Invision Power Services, Inc.