Langven.com Forum

Full Version: Chuỗi Mắt Xích "viễn Giao Cận địch"
Quán nước đầu làng Ven > Sáng Tác - Thảo Luận - Phổ biến kiến thức > CLB Văn Hoá - Lịch sử
Pages: [1], 2, 3, 4, [>], [>>]
Thiên Lang
Nhân có bài này trên talawas nói về "chuỗi mắt xích viễn giao cận địch" của t/g Ngọa Thính Nha Trai, mới thấy người Việt trong cái nhìn ra bên ngoài ít khi rút ra được cái nhìn lại bản thân mình.

"Tiếp sau Trung Quốc, Việt Nam đã đứng vào đội ngũ những nước "viễn giao cận địch", liền sau đó Campuchia cũng bắt chước cách làm của Việt Nam. Trong thời kỳ đó, một loạt nước đã tham gia vào tổ hợp này, nếu chúng ta sắp xếp lại sẽ không khó phát hiện ra một chuỗi mắt xích khá độc đáo: Mỹ - Liên Xô - Trung Quốc - Việt Nam - Campuchia, có thể gọi đó là "chuỗi mắt xích viễn giao cận địch". Trong đó Mỹ là mắt xích đứng đầu hùng mạnh nhất, Campuchia là mắt xích cuối cùng nhỏ yếu nhất. Sở dĩ nói đó là chuỗi mắt xích độc đáo là vì, hai mắt xích gần nhau nhất trong chuỗi xích đó không móc nối với nhau mà chỉ dựa sát nhau. Trong chuỗi mắt xích này, càng về phía trên càng có vị trí quan trọng có thể làm rung động toàn chuỗi, càng về phía dưới mâu thuẫn càng gay gắt. Loại hình mâu thuẫn này được biểu hiện bằng chiến tranh lạnh giữa Mỹ - Xô, bằng cọ xát biên giới giữa Xô - Trung, bằng chiến tranh có giới hạn giữa Trung - Việt, bằng cuộc chiến tranh tiêu diệt giữa Việt Nam - Campuchia. Mỗi mắt xích trong chuỗi mắt xích này đều có giá trị tồn tại của nó, chạm vào một mắt xích sẽ rung động cả chuỗi xích, bất kỳ mắt xích nào mất đi sẽ nguy hại tới sự tồn tại của cả chuỗi mắt xích."

(@click here)

Nhiều người dân Việt có mối thâm thù với Trung Quốc, thậm trí có người ghét cả những người Trung Quốc mà họ vô tình gặp. Những người này không hề biết rằng người Việt cũng đang bị hệt như thế đối với người Campuchia. Hơn thế người ta không hiểu rằng giữa Việt và TQ không chỉ có ân oán giang hồ mà còn có những ràng buộc "máu thịt" không thể tách bạch hoàn toàn. Như Nguyễn Huy Thiệp đã viết: văn hóa Việt như một cô gái bị nền văn hóa Trung Hoa cưỡng hiếp.
Bị cưỡng hiếp thì hẳn là tệ rồi, rất tủi nhục và uất ức. Nhưng khốn khổ thằng con nó cứ đòi bố, mà mẹ nó bị cưỡng hiếp nhiều lần rồi đâm ra cũng mất nết đi.
Chitto
Bên box Thời Sự có bài này rồi mà bác.

Tớ đi sang Lào, thấy rằng những gì người Lào dành cho Việt Nam cũng khác so với những gì Việt Nam đang nói ra rả trên đài báo.
Thiên Lang
QUOTE(chitto @ Apr 19 2007, 07:55 PM)
Bên box Thời Sự có bài này rồi mà bác.

Tớ đi sang Lào, thấy rằng những gì người Lào dành cho Việt Nam cũng khác so với những gì Việt Nam đang nói ra rả trên đài báo.
*



Tôi không để ý nên không biết. Nhưng tôi lại có mấy câu bình loạn nên không muốn xóa. Mà bài này để vào Box LSVH mới đúng, nó đâu còn tính thời sự nữa.
Nếu Chitto sang Campuchia còn có thể thấy có bà mẹ dỗ con khóc, thằng bé nó không chịu nín, phải dọa: Nín đi không thằng Việt Nam nó đến bây giờ.
Evil
Hôm nay mới để ý thấy mấy bài này, em buôn thêm một tẹo.

Ngày xưa cậu em là lính chiến mặt trận Campuchia, cũng làm gì đến trung đội trưởng thì phải, rồi bị thương chuyển ra tuyến sau. Sau đấy thì trung đội của cậu hy sinh hết, chỉ còn một mình cậu. Lúc cậu vẫn ở trong viện người ta có đến hỏi để ghi thành tích và phong anh hùng. Nhưng cậu em chỉ khóc bảo rằng anh em chết hết rồi, những cái đó không muốn làm nữa.

Để được gì? những năm sau, khi không còn 'chiến' mà chỉ còn đóng quân ở Campuchia thôi thì ban ngày cười nói, bắt tay đồng chí, đến tối có thể vác dao đến để... khừ nhau rồi. Đến chập tối cán bộ VN độn gối vào chăn giả làm người ngủ rồi chui xuống gậm giường hoặc ra ngoài bụi ngủ. Vì sợ cán bộ Cam đến khừ. Những năm tháng công tác đấy ấn tượng khi cậu kể cho em lúc em còn bé là căng thẳng, mệt mỏi, vây quanh bởi thù địch và tráo trở. Lớn rồi thì em không ở gần cậu, cậu cũng không nói lại chuyện xưa nữa nên em cũng không hỏi kỹ, chỉ nhớ được những điều chung chung như trên thôi.
Thiên Lang
Hóa ra câu chuyện này vẫn còn tính thời sự, hôm 20/4 rồi các nhà sư Khmer ở Nam bộ biểu tình ở ĐSQ Việt Nam tại Campuchia. Nghe đâu họ còn dự định biểu tình ở khắp các ĐSQ của VN ở các nước, Mỹ, Pháp, Úc. Nói chung lực lượng này hầu như không được một phe phái nào ở VN ủng hộ, vì nó liên quan đến tinh thần dân tộc của người Khmer. Hiện thỉnh thoảng vẫn còn có người Campuchia lên tiếng đòi lại 3 tỉnh Nam bộ mà họ cho là của người Khmer.
Mr. Smith
NGày xưa nổi dậy chống Việt Nam thời nhà Nguyễn ở Campuchia và các tỉnh Nam Bộ toàn do các sư sãi lãnh đạo cả.
Người Khmer là một dân tộc kỳ lạ, bình thường rất hiền lành và nhũn nhặn nhưng khi bị khích động, họ có thể trở nên tàn nhẫn tới mức khó tưởng. Những thảm kịch như thời Pol Pot hay những vụ thảm sát người Việt là hiện tượng thỉnh thoảng lại thấy trong lịch sử Campuchia. Không thể đổ lỗi này chỉ riêng cho tập đoàn Polpot hay cho cái chủ nghĩa mà họ mang tới, rõ ràng là có những vấn đề gì đó trong cái mentality (tâm thần?) của dân tộc này. Ngoài Campuchia, liệu có quốc gia nào mà trong đó việc diệt chủng được thực hiện đối với chính dân tộc mình không?
Thiên Lang
QUOTE(Angie Smith @ Apr 23 2007, 11:34 PM)
NGày xưa nổi dậy chống Việt Nam thời nhà Nguyễn ở Campuchia và các tỉnh Nam Bộ toàn do các sư sãi lãnh đạo cả.
Người Khmer là một dân tộc kỳ lạ, bình thường rất hiền lành và nhũn nhặn nhưng khi bị khích động, họ có thể trở nên tàn nhẫn tới mức khó tưởng. Những thảm kịch như thời Pol Pot hay những vụ thảm sát người Việt là hiện tượng thỉnh thoảng lại thấy trong lịch sử Campuchia. Không thể đổ lỗi này chỉ riêng cho tập đoàn Polpot hay cho cái chủ nghĩa mà họ mang tới, rõ ràng là có những vấn đề gì đó trong cái mentality (tâm thần?) của dân tộc này. Ngoài Campuchia, liệu có quốc gia nào mà trong đó việc diệt chủng được thực hiện đối với chính dân tộc mình không?
*



Thế trong quyển Brother Enemy bác có thấy nói gì đến thái độ của dư luận thế giới với vấn đề Campuchia không. Mỹ và Tầu thì khỏi bàn vì họ là người bị vướng vào cái vòng luẩn quẩn kia rồi. Nếu một thế giới suốt ngày kêu gọi loài người đừng lãng quên Holocaust, mà lại thờ ơ với nạn diệt chủng ở Campuchia thì thật không còn biết có nên tin tưởng vào loài người nữa hay không. no.gif
phatastic
QUOTE(Thiên Lang @ Apr 24 2007, 12:51 AM)
Nếu một thế giới suốt ngày kêu gọi loài người đừng lãng quên Holocaust, mà lại thờ ơ với nạn diệt chủng ở Campuchia thì thật không còn biết có nên tin tưởng vào loài người nữa hay không.  no.gif
*



Đó là hồi những năm 70-80, thông tin đâu có được như bây giờ. Ngay trong lúc người ta bàn về dân chủ và hòa bình ở Iraq, thảm họa Dafur đã diễn ra 4 năm, hơn 2 triệu người buộc phải rời bỏ nhà cửa mình, hơn 200 ngàn người bị chết, người ở trại tị nạn thường xuyên bị tấn công. Nhiều người gọi sự kiện này là "nạn diệt chủng". Thế mà nó vẫn bị thờ ơ, chả mấy ai ngó ngàng. Vậy bác Thiên Lang còn tin tưởng nữa kô? leuleu.gif
Dandelion
QUOTE(Thiên Lang @ Apr 23 2007, 11:51 PM)
Thế trong quyển Brother Enemy bác có thấy nói gì đến thái độ của dư luận thế giới với vấn đề Campuchia không
*



Thời kì đầu, dư luận thế giới (ngoài mấy nước Đông Âu theo đuôi LX ra) coi vấn đề diệt chủng ở Cam là một luận điệu tuyên truyền của VN, lên án và đòi VN phải rút quân về nước, ủng hộ Khmer Đỏ trở lại nắm chính quyền ...

Trong quyển đấy chỉ nói đến chuyện Anh cử các cố vấn đến huấn luyện Khmer Đỏ cách sử dụng vũ khí, gài mìn bẫy.
Phó Thường Nhân
Cái thuyết « viễn giao cận địch » này hoàn toàn không đúng, bởi vì nó đã đặt yếu tố địa lý (gần hay xa) làm điều kiện trung tâm để dẫn đến xung đột. Nếu yếu tố địa lý có ảnh hưởng tới quan hệ của hai nước làng giềng bất kỳ nào trên thế giới thì đó không phải là yếu tố chính. Cái dở hơi của bài này là đã dựa trên một nhận xét cảm giác để rồi tổng quát hoá nó lên.

Lấy ngay quan hệ của VN vào thế kỷ XX cũng đủ thấy rõ. VN phải trải qua một cuộc chiến tranh 30 năm với Pháp và Mỹ là hai nước ở xa, nói theo kiểu tác giả là « viễn địch », cũng trong thời gian đó TQ ủng hộ VN. Sự ủng hộ ấy không toàn phần như VN muốn, điều đó cũng dễ hiểu, vì họ có quyên lợi của họ, những nó vẫn là « cận giao ».
Sau này khi bùng nổ cuộc chiến với Cam pu chia, rồi TQ, nếu nó có yếu tố địa lý chiến lược có nghĩa là TQ sợ gọng kìm VN – Liên Xô, VN sợ gọng kìm Cam pu chia – TQ khởi đầu của nó cũng là bất đồng quyền lợi, bất đồng tư tưởng. TQ không muốn VN có thể kiềm chế Cam pu chia, vì lúc đó họ coi Cam pu chia là một bàn đạp quan trọng cho ảnh hưởng của họ ở ĐNA. Đấy là quyền lợi. VN vốn coi Đông Dương là sân nhà, lúc bấy giờ không kiềm chế được thì cay. Chế độ Pôn pốt vốn là một chế độ dân tộc cực đoan, lấy lịch sử dân tộc mình làm điều ..cú. Tất cả cũng là quyền lợi, hiểu một cách thực tế hay hoang tưởng. Chỉ do tình cờ mà nó gần hay xa mà thôi.

Hiện tại dân Cam pu chia vẫn là dân ấy, sao quan hệ giữa chính quyền Hun sen với VN vẫn bình thường. Thậm chí CPC cũng cần VN để làm đối trọng với Thái lan. Thế cái này gọi là gì « cận địch cận giao » tức là « lung tung luật » « hỗn chiến luật » à ???
leuleu.gif leuleu.gif leuleu.gif
Hiện tại TQ cũng ủng hộ chính quyền Su đăng ở châu Phi chống lại ảnh hưởng phương tây chủ yếu là Mỹ thế thì gọi nó là cái gì « viễn địch viễn giao » à ????
leuleu.gif leuleu.gif leuleu.gif

Như vậy tuỳ theo quyền lợi , an ninh, sự tương đồng về văn hoá, mà một nước này hay nước khác chống nhau hay hợp nhau. Thậm chí cùng một nước thái độ của nó cũng có thể vừa « giao vừa địch », ví dụ thái độ của Nga, TQ , Pháp, ...với I ran hiện tại.

Như vậy người ta không thể chỉ dựa vào vị trí địa lý để khẳng định hai nước sẽ thù địch nhau hay là bạn bè, đồng minh với nhau. Không kể khoảng cách địa lý với sự phát triển của công nghệ vũ trụ, vũ khí hàng không (tên lửa đạn đạo) đã khiến cho hầu như nước nào (trong số những nước có máu mặt) đều có tiềm năng là láng giềng « giao chiến » cả.
Pages: [1], 2, 3, 4, [>], [>>]
Quán nước đầu làng Ven > Sáng Tác - Thảo Luận - Phổ biến kiến thức > CLB Văn Hoá - Lịch sử
Invision Power Board © 2001-2024 Invision Power Services, Inc.