
Bến

Oct 13 2007, 02:50 AM
Kỳ này Bến ra HN là dứt khoát nàng LA phải tặng sách cho tớ đấy. Nhớ lại lần đầu mang sách tặng của nàng về SG, giở ra đọc trên máy bay xong lúc xuống cứ quanh quẩn trong đầu ý nghĩ muốn tự tử.
Tiếp nối cảm giác phục hồi cảm xúc lãng mạn, tớ mới vác về cuốn "Bốn câu chuyện tình hay nhất thế giới". Nhâm nhi đọc lại mấy câu chuyện cũ thấy mình cảm nhận khác hẳn đọc lần đầu lúc còn bé. Tại sao chuyện tình hay lại cứ phải kết thúc bằng cái chết nhỉ? Buồn quá!

Thị Anh

Oct 25 2007, 11:26 AM
QUOTE(Bến @ Oct 13 2007, 02:50 AM)
1-
Kỳ này Bến ra HN là dứt khoát nàng LA phải tặng sách cho tớ đấy. Nhớ lại lần đầu mang sách tặng của nàng về SG, giở ra đọc trên máy bay xong lúc xuống cứ quanh quẩn trong đầu ý nghĩ muốn tự tử.
2-
Tiếp nối cảm giác phục hồi cảm xúc lãng mạn, tớ mới vác về cuốn "Bốn câu chuyện tình hay nhất thế giới". Nhâm nhi đọc lại mấy câu chuyện cũ thấy mình cảm nhận khác hẳn đọc lần đầu lúc còn bé. Tại sao chuyện tình hay lại cứ phải kết thúc bằng cái chết nhỉ? Buồn quá!
Thị Bến: Hôm nay mới đọc được dững dòng này của Thị Bến. Hic, may mà có con bọ mùa đông nó níu, nó kéo, ko thì lấy đâu ra bạn Du Miên bây giờ, nhở... Ôi, hu hu hu. (Khóc thiệt đấy- đang lúc đầu óc bấn loạn mà - à, mới cắt tóc đấy, hehe) Ngẫm lại, sao thời gian trôi nhanh thế, thế mà người ta đã thêm con nữa rồi.
Cảm động hơn nữa là có bạn Bến can đảm đề nghị mình tặng sách. Bạn zím thấy chửa?
Để đền đáp ân tình của nhau, bạn Thị Anh đề nghị thế này: Bạn Bến tặng bạn Thị Anh 1 cuốn, bạn Thị Anh tặng lại một cuốn, đảm bảo sách của bạn Thị Anh tặng, sẽ làm bạn Bến ngất ngây con gà tây. Ấy là cuốn Rượu đông sắp ra của cô Zím. hê hê hê!

lantuvien_ttt

Oct 25 2007, 11:13 PM
QUOTE(Thị Anh @ Oct 25 2007, 12:26 PM)
Để đền đáp ân tình của nhau, bạn Thị Anh đề nghị thế này: Bạn Bến tặng bạn Thị Anh 1 cuốn, bạn Thị Anh tặng lại một cuốn, đảm bảo sách của bạn Thị Anh tặng, sẽ làm bạn Bến ngất ngây con gà tây. Ấy là cuốn Rượu đông sắp ra của cô Zím. hê hê hê!
Ôi, em chưa được đọc quyển sách nào của chị Zim. Chị Zim ui

Observer

Feb 10 2008, 11:37 PM
Có người bạn nhờ tớ mua hộ quyển Sự bí ẩn của vốn (tư bản) - THE MYSTERY OF CAPITAL của HERNANDO DE SOTO do Nguyễn Quang A dịch mà tớ tìm chưa thấy. Thi Anh hay bạn nào biết chỗ bán quyển này (Hà Nội) thì chỉ cho tớ với. Tks!

Observer

Feb 12 2008, 02:08 PM
Trong lúc đợi TA cho tớ biết có thể tìm mua quyển sách "Bí ẩn của vốn" ở đâu, tớ đã tìm được lời giới thiệu về cuốn sách này. Tớ copy về đây cho bà con tham khảo nếu có quan tâm để khỏi lạc đề.
SỰ BÍ ẨN CỦA VỐN
Tác giả: Hernando de Soto.
Phạm Quang Diệu - biên dịch (2004)
Năm 1989, lần đầu tiên De Soto thu hút được sự chú ý của công chúng với cuốn Một con đường khác, cuốn sách ông viết về những trở ngại của doanh nhân. Là cố vấn cho Tổng thống Peru Alberto Fujimori, ông đã điều hành một dự án bảo đảm quyền sở hữu tài sản và xoá bỏ tệ quan liêu. Nhóm nghiên cứu của ông đã phát hiện phải mất 728 thủ tục hành chính để có được một ngôi nhà ở Thủ đô Lima, Peru. Viện nghiên cứu ILD của ông đặt tại Lima cũng đã phát hiện ra những điều tương tự ở Ai Cập, Indonesia và Haiti. Năm 2001, ông đã viết cuốn: Sự bí ẩn của vốn được giới học giả và các nhà chiến lược phát triển đánh giá cao đặc biệt. Hiện nay, De Soto đang làm cố vấn cho Tổng thống Mêhicô Vicent Fox. Chúng tôi xin giới thiệu tóm lược những chủ đề chính của cuốn sách cũng như những tư tưởng chính của ông qua cuộc phỏng vấn.
Hàng thế kỷ qua, đói nghèo luôn là vấn đề không thể tránh khỏi ở các nước đang phát triển. Tại sao phần lớn người dân vẫn bị ách lại trong cảnh nghèo khổ? Sự tồn tại song hành của nghèo đói với sung túc là câu hỏi hóc búa nhất trong tất cả các nền kinh tế, và nó chính là chủ đề một cuốn sách gây tranh cãi của nhà học giả người Peru, Hernando de Soto. Trong cuốn sách Sự bí ẩn của vốn, mặc dù Soto đã giản đơn hoá rất nhiều giải pháp cho vấn đề nghèo đói, bài viết của ông có giá trị lớn khi nhấn mạnh một vấn đề vẫn thường bị đánh giá thấp: Sự thất bại của hệ thống luật pháp trong việc công nhận và tôn trọng tài sản của người nghèo.
De Soto viết: Người dân ở những nước chậm phát triển cũng khôn khéo và có đầu óc kinh doanh như người dân ở những nước giàu có. Vấn đề khác biệt then chốt là vì phần lớn họ sống trong những ngôi nhà không phải là chủ sở hữu thực sự. Họ không có quyền pháp lý đối với đất đai, nhà cửa hoặc công việc kinh doanh. Họ không thể sử dụng chúng như những đồ ký quỹ hoặc vay mượn khi cần thiết. Họ cũng không thể sử dụng những dịch vụ thiết yếu như điện, nước. Và nếu họ có tích luỹ được tài sản, họ sẽ gặp rủi ro khi bị những rào cản từ phía Chính quyền.
Cuốn sách cho rằng, hệ thống luật pháp ở các nước đang phát triển hoạt động không tốt. Chính những thất bại đó đã làm những dãy nhà ổ chuột lụp xụp xuất hiện ngay ngoại ô những thành phố lớn của các nước đang phát triển. De Soto viết: “Điều mà các nhà lãnh đạo đất nước này đang bỏ qua chính là vấn đề người dân đang tự ý tách riêng thành những nhóm nhỏ ngoài luật pháp cho đến khi chính phủ đưa ra một hệ thống luật pháp mới cụ thể.”
De Soto và các đồng nghiệp đã tính toán rằng, ở các nước đang phát triển người dân nghèo sở hữu khoảng 9 nghìn tỷ $ tài sản một cách không chính thức , chủ yếu dưới dạng nhà cửa. Con số này vượt xa tất cả các khoản viện trợ quốc tế cho các nước đang phát triển. Nhưng điều quan trọng là số tài sản này của họ không được công nhận ở đâu cả, và họ không thể sử dụng chúng để vay mượn. De Soto lập luận rằng, cải cách hệ thống luật pháp sẽ giải phóng “nguồn vốn chết” đó, biến chúng thành động cơ tăng trưởng, như vốn ở các nước giàu có.
De Soto ủng hộ quan điểm cho rằng, biến những mảnh đất nhảy dù thành những khoản vốn- dù nhỏ- bằng cách trao cho người dân quyền sở hữu. De Soto đã giải thích, vào thế kỷ 19, Hoa Kỳ đã thực hiện điều đó chính xác như thế nào, khi Quốc hội và Toà án Tối cao trao quyền sở hữu tài sản cho những người đến sống định cư trong những khu nhà ổ chuột và những người tìm vàng.
Chương trình cải cách kinh tế vĩ mô của các nước đang phát triển thường không quan tâm đến người nghèo. Nghiên cứu của Viện ILD nơi De Soto công tác về nền kinh tế ngầm ở Thế giới thứ ba đã chứng minh rằng, người nghèo thực ra không đến mức quá nghèo khổ. ở Peru, riêng tài sản của người nghèo đã có giá trị khoảng 315 tỷ $ - gấp 7 lần giá trị tài sản của công ty dầu mỏ quốc gia Pemex. Cũng tương tự, tổng cộng tài sản thuộc sở hữu của người nghèo ở Ai Cập là 240 tỷ $, bằng 55 lần đầu tư trực tiếp nước ngoài trong quãng thời gian hơn 200 năm, bao gồm cả chi phí xây dựng kênh đào Suez và Đập Aswan.
Các nước nghèo cũng đã chứng minh được rằng, họ có thể cải thiện tình trạng không rõ ràng trong sở hữu tài sản. Ví dụ, năm 1990, Công ty Điện thoại Peru (CPT) đã ghi tên vào thị trường chứng khoán Lima với giá trị ban đầu là 53 triệu USD. Nhưng sau đó, chính phủ Peru đã không thể nhượng bán CPT cho các nhà đầu tư nước ngoài với lý do: rất khó xác định quyền sở hữu của CPT với tài sản của họ. Ngay lập tức, chính phủ Peru đã đề ra các quy phạm pháp luật, quy định tài sản được tiêu chuẩn hoá theo chuẩn mực kinh tế toàn cầu. Kết quả là tài sản của CPT đã dễ dàng chuyển thành cổ phần. Những quy phạm tiêu chuẩn đó được ghi lại thành văn bản luật để đảm bảo quyền lợi cho phía thứ ba, đồng thời tạo lòng tin vào các nhà đầu tư cũng như hình thức tài chính tín dụng. Hệ thống văn bản pháp luật mới này cũng đề ra quy định rõ ràng, giải quyết tranh chấp tài sản có liên quan đến cả vấn đề tham nhũng. Ba năm sau, vốn luân chuyển của CPT đã là 2 tỷ $ - bằng 37 lần giá thị trường ban đầu. Tài sản của người nghèo cũng có thể được thừa nhận hợp pháp và chính nguồn đó sẽ hình thành vốn tiềm năng.
Đối với các nước giàu có, lịch sử phát triển là một câu chuyện về chính phủ đã lắng nghe và biến “luật của dân chúng” thành những quy tắc chung như thế nào để mọi người dân đều hiểu và tôn trọng. Tầng lớp những người giàu có kiểm soát được quyền sở hữu nhà cửa, tài sản… của riêng mình, họ đã có được những lợi thế cực kỳ to lớn so với 5/6 dân số nghèo khổ còn lại. Với quyền sở hữu tài sản, cổ phần và luật tài sản như vậy, họ đã có thể tiến xa hơn rất nhiều bằng cách vừa coi tài sản của họ như một vật hiện hữu có giá trị sử dụng (nhà cửa làm nơi cư ngụ), vừa có giá trị (dùng làm tín dụng thế chấp hoặc mở rộng kinh doanh). Bằng một hệ thống sở hữu tài sản hội nhập và mở rộng, các quốc gia phát triển đã tạo giúp người dân của họ thoát khỏi tầng hầm bụi bặm của thế giới cũ, giúp họ bước sang một vương quốc mới, nơi mà tài sản biến thành đồng vốn và sinh ra lợi nhuận.
Vấn đề của người dân nghèo thực ra không phải như chúng ta vẫn thường nghĩ mà nằm ở giải pháp đưa họ thoát khỏi cảnh khó khăn. Đã đến lúc đưa định nghĩa nghèo đói ra ngoài hệ thống luật pháp bảo thủ, vẫn thường coi quy định pháp luật là dinh thự kiên cố không thể di chuyển, và trao vấn đề đó vào tay các chính trị gia, những người hiểu rõ hơn ai hết luật pháp là một sự đồng thuận xã hội.

Observer

Feb 12 2008, 02:08 PM
Làm sao để chuyển tài sản thành vốn
Đã qua ba thế kỷ, vốn vẫn là nguồn tạo cảm hứng cho các nhà tư tưởng. “theo Marx, bạn cần phải vượt qua khỏi phạm vi vật lý để đụng đến ‘con gà đẻ trứng vàng’; Adam Smith thì cho rằng bạn phải tạo ra ‘một chuyến xe bay trên không trung để đến được chú gà đó. Nhưng không ai cho chúng ta biết chú gà này ẩn nấp ở đâu. Vốn là gì, nó được tạo ra như thế nào và liên quan đến tiền ra sao?”. De Soto tóm tắt chìa khóa đi đến bí ẩn này như sau:
- Tập trung vào tiềm năng kinh tế của tài sản: vốn sẽ được sinh ra trong một cơ chế theo đó người sở hữu được phép tách nguồn lực khỏi giới hạn vật chất của nó và tập trung nhiều hơn vào tiềm năng sinh lời.
- Hợp nhất thông tin phân tán thành một hệ thống: Lý do các nền kinh tế thị trường hoạt động hiệu quả ở các nước phát triển và không hiệu quả ở các nước đang phát triển là đa số tài sản ở các nước giàu đều đã được hợp nhất vào một hệ thống đặc trưng chính thức.
- Làm cho mọi người có trách nhiệm: làm cho người sở hữu và có thu nhập từ tài sản phải có trách nhiệm tạo ra cảm giác an toàn và đảm bảo cho các nhà đầu tư.
- Sử dụng tài sản cho nhiều mục đích: chuyển đổi tài sản trong điều kiện khó tiếp cận sang điều kiện dễ tiếp cận hơn.
- Nối kết người dân: làm cho tài sản dễ chuyển đổi mục đích, thực thi quyền sở hữu và làm cho thông tin dễ tiếp cận hơn; khi đó tài sản sẽ di chuyển một cách tự do giữa người dân.
- Bảo vệ các giao dịch: thông qua luật pháp, bằng khoán, hợp đồng, v.v. bằng cách tập trung vào sự an toàn của các giao dịch, các nước giàu cho phép công dân di chuyển một lượng lớn tài sản với số lượng giao dịch rất ít.

Thị Anh

Feb 12 2008, 04:03 PM
QUOTE(Observer @ Feb 12 2008, 02:08 PM)
Trong lúc đợi TA cho tớ biết có thể tìm mua quyển sách "Bí ẩn của vốn" ở đâu, tớ đã tìm được lời giới thiệu về cuốn sách này. Tớ copy về đây cho bà con tham khảo nếu có quan tâm để khỏi lạc đề.
SỰ BÍ ẨN CỦA VỐNTác giả: Hernando de Soto.
Phạm Quang Diệu - biên dịch (2004)
Cái này làm tôi nhớ đến hồi xửa Tia Sáng có một cuộc hội thảo về Vốn. Mặc dù tôi làm phần khoa học công nghệ nhưng vẫn phải dịch một số tài liệu liên quan đến Vốn. Nó gọi là gì nhỉ? Trời ơi, quên tiệt rồi. Nhưng nghĩ cũng buồn cười...
ko hiểu cuốn này nxb nào, có liên kết với nhà nào ko ? nếu biết thì phone cho nhà liên kết, có khi ngta gửi đến tận nơi.

Observer

Feb 13 2008, 12:30 AM
QUOTE(Thị Anh @ Feb 12 2008, 04:03 PM)
Cái này làm tôi nhớ đến hồi xửa Tia Sáng có một cuộc hội thảo về Vốn. Mặc dù tôi làm phần khoa học công nghệ nhưng vẫn phải dịch một số tài liệu liên quan đến Vốn. Nó gọi là gì nhỉ? Trời ơi, quên tiệt rồi. Nhưng nghĩ cũng buồn cười...
ko hiểu cuốn này nxb nào, có liên kết với nhà nào ko ? nếu biết thì phone cho nhà liên kết, có khi ngta gửi đến tận nơi.
Nếu Ob nhớ không nhầm thì là về Vốn xã hội (Social capital)
------------------
Vốn xã hội: social asset đúng hơn là social capital?

Sóng

Feb 13 2008, 12:48 AM
Có bác nào có sách tập yoga cơ bản ko, em mới chập chững vào học nên muốn đọc quyển nào cơ bản.