Langven.com Forum

Full Version: Trên Giá Sách - Phần Il
Quán nước đầu làng Ven > Sáng Tác - Thảo Luận - Phổ biến kiến thức > Văn Học & Ngôn Ngữ
Pages: [<<], [<], 8, 9, 10, [11], 12, 13, 14, [>], [>>]
Thị Anh
Mua được ở hàng sách cũ NTMKhai:

80k cho 2 cuốn:

Là bóng hay là hình (Dos) - nxb Đất Sống
Đời tôi (Leon Tolstoi) - nxb Gió bốn phương
Thị Anh
Tối nay đến nghe tiếp buổi thứ 2, trời mưa to gió nhớn, nên đến L'Espace muộn. Lúc đến, thấy anh Tân đang hô mưa gọi gió . Mình đoán thầm đến đoạn cuối, thể nào chả có đoạn xình xịch, hế hế...

Đến lúc vỗ tay, thấy khách thưa thớt quá, xế là cả làng lại vỗ tay ầm lên một lúc nữa, động viên nghệ sĩ gặp zời mưa. Lần này, ít thấy khách bịt chặt hai lỗ tai, dưng khách bỏ về thì cũng kha khá.

--
Xong buổi, đứng nói chiện tí, thấy em nicochiphai thì thầm, thèm... highway4 quá, đi đê...
Dưng lát sau, thấy các nghệ sĩ đòi đi ... Bô Cu (bạn Khoai nhớ cuộc tranh luận Bô Cu ko , ha ha)....
Thế là thôi mình chuồn về.

Chả về, lại tạt qua hàng sách. Thôi, lại mua:

Nguời tình Sputnik - Vẫn là anh Murakami.

Tình trên non cao - C.V.Gheorghiu (Ối, thấy tác giả này, vớ như mèo vớ cá rán) Thấy hên khi đi mua sách trong tối mưa tối gió như này. Thấy bõ công nhịn Pocu.

-Sống, khó hơn là chết - Trung trung Đỉnh - (mua, vì hồi xưa đọc Lạc rừng của bác Đỉnh thấy cũng hay hay)

>>>


Mấy hôm nay, nhân cái kiểu cơn bão chán ập đến, và đã chống trả, bằng cách vùi đầu vào đọc sách. Quá lâu rồi, mới đọc.



Trước tiên, ưu tiên cho bạn Murakami, cho dù, sau một loạt các cuốn đã nhàn nhạt, nhưng vẫn có một sự ưu tiên cho bạn ấy. Đọc "người tình Sputnik", thấy giời ơi, vẫn thế, vẫn kiểu gái thế, zai thế, vẫn bệnh như thế, vẫn giếng, vẫn biến mất, vẫn cuộc sống có vô vàn điều ko giải thích được...

Tóm lại, cái cảm giác quý mến Rừng na uy nó còn có thể giữ nguyên, chứ Sau Nửa đêm, và Người tình Sputnik thì cũng chả mê được. Cuốn Phía tây biên giới/ phía nam mặt trời cũng còn ok được, chứ ở Người tình Sputnik, cái triết lý gì gì, của bạn bạc đầu nhân vật nhìn thấy một tôi thứ hai, nguyên thể bản thể, hai cái bóng, cái cái cái qué gì đấy đang trần truồng làm tình với một bạn tây theo đuổi mà cô hằng ghê tởm. Trong cái đêm bị treo lơ lửng ở đu quay ấy, khi nhìn về cửa sổ của mình, cô đã thấy những hình ảnh đó, và ... chỉ một đêm, tóc đã bạc phơ.

Cuốn này xuất bản năm 99, và là cuốn Murakami ưa thích nhất. Lạ nhỉ. Chắc là ở thời điểm đó thôi. À, cũng có một tình yêu đồng tính vô vọng trong đó / và chú ý cái tên Sputnik nhớ, nó có chú thích cả.
Bìa Việt Nam cũng sexi ko kém, nhưng xấu hơn nhiều.

Nói chung, Murakami ơi, hy vọng có cái gì hay hơn nữa đi...
>>>



- Nhưng, may thay, có một cuốn sách, mà đọc với cả niềm khâm phục, và một lần nữa, hay đã lâu lắm rồi, nỗi xót thương con người lại được khơi dậy, qua tình thương người nghèo, tình thương kiếp người lầm than, qua giọng văn cực kì bình dị của C. V. Gheorghiu - tác giả của Giờ thứ 25 bất hủ.



Thấy may mắn hôm zời mưa, đi nghe chương trình của Vũ Nhật tân về, và lang thang , mua được cuốn đó. Nó bị dịch với một cái tên rất sến: "Tình trên non cao". Ko rõ, đó là cái lách của các dịch giả, hoặc một kiểu giật title để bán sách. Nhưng may vì cũng đã biết đến tên tác giả, nên cuốn sách đó đã được mua một cách sung sướng.

Và khi đọc, lúc đầu, cứ ngẫm là một vụ án trinh thám, nhưng ko... có lẽ, nó là một dạng tương tự của Những người khốn khổ, nhưng khá súc tích và gần gũi, đọc ko bị lan man, noi chung, thuộc type văn học hiện thực.


Có khas nhiều đoạn, câu, phân tích tâm lí hay. Vẽ lên một thể chế thống trị, ách nô lệ, sự nhẫn nhục, kiếp lầm than... Cũng hay như Trại súc vật, và 1984, nhưng ko lạnh mà tràn ngập nỗi xót thương.




Trích một đoạn rất thích:
"
Trong khi đào muối dưới hầm sâu, Sava thường nghĩ rằng, trong cuộc sống của con người, sự trìu mến là như muối trong nhà bếp. Nếu thiếu muối trong các món ăn thì các món ăn ấy không còn ngon miệng. Nếu thiếu sự trìu mến trong cuộc đời, thì tất cả những gì con người thực hiện đều nhạt nhẽo, vô vị. Cũng như một món ăn không có muối. Một cái vuốt ve, một cái ôm ghì, một viên kẹo, đó là những cái cho cuộc đời một hương vị..."

Phó Thường Nhân
Dư luận nói rằng văn học VN bây giờ dở hơi không có tác phẩm hay (hay nói đúng hơn vì nó kông có những tác phẩm liên quan tới chính trị "đâm bị thóc chọc bị gạo", kiểu Nguyễn Huy Thiệp..) nhưng vừa rồi tình cờ tôi kiếm được một tác phẩm thật thú vị. "Chân dung cát" của nhà văn inasara (hay cái tên gì từa tựa thế).
Gọi là tản văn thì cũng không phải là tản văn, gọi là tiểu thuyết hiểu theo định nghĩa thông thường cũng không phải là tiểu thuyết, nhưng nó vẫn có vị tiểu thuyết với những chân dung con người thật là bi hài và hóm hỉnh.

Văn của ông ấy không được xuôi cho lắm, có phần trục trặc., nhưng có lẽ đó là cuốn tiểu thuyết VN kỳ lạ và thú vị nhất mà tôi được đọc thời hậu chiến tranh.

Tác giả miêu tả xã hội Chăm, với tất cả sự hoang tưởng của nó, nhưng người ta có thể tìm thấy sự hoang tương ấy trong chính mình (không bắt buộc phải là người Chăm) vì thế cuốn truyện rất hóm hỉnh và bi hài..
anhpt192
QUOTE(Thị Anh @ Mar 3 2007, 11:22 PM)
Tết đến giờ, mua sách gì nào?

1- Lịch Sử nội chiến Tây Sơn - Tạ Chí Đại Trường (mùng 6 tết)
2- Hứa Tam Quan bán máu- Dư Hoa (1 người bạn khuyến khích mình mua- nếu ko sẽ ko mua vì đang anti Tiểu thuyết)
3- Nhập môn Plato
4- Nhập môn Aristotle
5- Nhập môn Foucault (ko hiểu sao rất kết mấy loại sách thế này, mà thích mua một loạt theo bộ, thế mới buồn cười)
6- Tuyết Tháng 8- Cao Hành Kiện
7-Được tặng: Dòng Sông Mía- Đào Thắng.
*


Nhân tiện thử thống kê từ đầu năm mình đọc những gì?
1. Truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, mới xuất bản. Bìa và giấy in đẹp, có các hình minh họa. Q này mua tự tặng mình nhân ngày SN
2. Trăm năm cô đơn, bgiờ mới đọc - thấy cũng tàm tạm chứ không hay lắm
3. Cô gái đánh đàn dương cầm - quyển này sao thấy khó đọc quá, chỉ đọc 1/3 rồi để đâu đó
4. Hồ Xuân Hương - Thơ và đời, đọc xong nhớ nhất là câu "Biết chàng còn chút sương siu mấy?"
5. Cuộc đời dài lắm. Mình thích ông Chu Lai nói chuyện trên truyền hình chứ không thích chuyện của ông lắm. Sau sự cố Vàng Anh có người khuyên cô này nên đọc, do vậy mình cũng đọc xem nó ra sao thì thấy cũng thường thôi, có vài chi tiết cường điệu quá.
...
thế ra đọc cũng không nhiều nhỉ!
Evil
QUOTE(Thị Anh @ Jul 1 2008, 10:25 PM)
Trích một đoạn rất thích:
"
Trong khi đào muối dưới hầm sâu, Sava thường nghĩ rằng, trong cuộc sống của con người, sự trìu mến là như muối trong nhà bếp. Nếu thiếu muối trong các món ăn thì các món ăn ấy không còn ngon miệng. Nếu thiếu sự trìu mến trong cuộc đời, thì tất cả những gì con người thực hiện đều nhạt nhẽo, vô vị. Cũng như một món ăn không có muối. Một cái vuốt ve, một cái ôm ghì, một viên kẹo, đó là những cái cho cuộc đời một hương vị..."
*



Hay quá. Hồi này mình hay cáu gắt sad1.gif , chắc phải tự chỉnh lý một chút blushing.gif
nicochiphai
QUOTE(Thị Anh @ Jul 1 2008, 10:25 PM)

Trước tiên, ưu tiên cho bạn Murakami, cho dù, sau một loạt các cuốn đã nhàn nhạt, nhưng vẫn có một sự ưu tiên cho bạn ấy. Đọc "người tình Sputnik", thấy giời ơi, vẫn thế, vẫn kiểu gái thế, zai thế, vẫn bệnh như thế, vẫn giếng, vẫn biến mất, vẫn cuộc sống có vô vàn điều ko giải thích được...

Tóm lại, cái cảm giác quý mến Rừng na uy nó còn có thể giữ nguyên, chứ Sau Nửa đêm, và Người tình Sputnik thì cũng chả mê được. Cuốn Phía tây biên giới/ phía nam mặt trời cũng còn ok được, chứ ở Người tình Sputnik, cái triết lý gì gì, của bạn bạc đầu nhân vật nhìn thấy một tôi thứ hai, nguyên thể bản thể, hai cái bóng, cái cái cái qué gì đấy đang trần truồng làm tình với một bạn tây theo đuổi mà cô hằng ghê tởm. Trong cái đêm bị treo lơ lửng ở đu quay ấy, khi nhìn về cửa sổ của mình, cô đã thấy những hình ảnh đó, và ... chỉ một đêm, tóc đã bạc phơ.

Cuốn này xuất bản năm 99, và là cuốn Murakami ưa thích nhất. Lạ nhỉ. Chắc là ở thời điểm đó thôi. À, cũng có một tình yêu đồng tính vô vọng trong đó / và chú ý cái tên Sputnik nhớ, nó có chú thích cả.
Bìa Việt Nam cũng sexi ko kém, nhưng xấu hơn nhiều.

Nói chung, Murakami ơi, hy vọng có cái gì hay hơn nữa đi...





Những cuốn sách của Murakami đã đọc (theo thứ tự trước sau) và cảm giác :

1. Rừng Nauy (của bạn Codet tặng cách đây vài năm, đi nhậu xỉn về làm rơi mất, mua lại 1 cuốn khác, bản dịch cũ luộm thuộm nhưng tự nhiên) : Có lẽ đọc đúng thời điểm nên cảm thấy được sự cô đơn kinh khủng trong cuốn sách, có thể hiểu và lý giải nhưng không thể đồng cảm.

2. Biên niên ký chim vặn dây cót : Cảm giác khô khan, chủ nghĩa bí hiểm toàn tập cho nên không hiểu mấy, khoảng nửa cuốn thì thấy chán nhưng vẫn cố đọc hết. Bắt đầu thấy cái nhân vật “tôi” của Murakami có lẽ là chính ông hoặc là 1 người mà ông đôi khi muốn trở thành, mang những suy tư về đời sống mà ông không thể giải bày trong hiện thực.

3. Vài cuốn truyện ngắn + truyện ngắn lẻ tẻ : Chẳng ra đầu ra đũa nhưng lại thích. Đôi khi một câu chuyện không nhất thiết phải có bắt đầu hay kết thúc. Ấn tượng nhất với cái truyện ngắn gì kể chuyện 1 anh chàng doanh nhân thành đạt cứ cuối tuần rảnh rỗi lại ra ngoại ô kiếm nhà kho để đốt, chẳng vì mục đích gì cả.

4. Người tình Sputnik (mới đọc chiều nay) : Có lẽ là thích nhất trong tất cả những gì từng đọc của ông, vì có rất rất nhiều cảm giác mình đã từng trải qua, những suy nghĩ mình đã từng nghĩ, những con đường và lối thoát mà trong một trạng thái kỳ quặc nào đó mình đã từng cảm nhận được vô cùng rõ ràng.

Bonus : Đọc Murakami có lẽ nhiều người (như codet) sẽ ko thích vì sự lặp lại khá đều đặn của các nhân vật lúc nào cũng thấy nghe nhạc cổ điển và đọc sách văn học, cộng với nỗi cô đơn thường trực và những mối quan hệ kỳ lạ không thể đặt tên, những vụ mất tích bí ẩn… Mình thì nhận thấy qua sự lặp lại đến nhàm chán ấy thì Murakami dường như đang tìm nhiều cách khác nhau để mô tả, diễn giải về một vấn đề duy nhất, một điều gì đó ám ảnh ông thường trực. Và có lẽ là chưa tìm ra.
nicochiphai
Bổ sung cái. Vừa đọc xong cuốn "Phía Nam biên giới, phía Tây mặt trời", cũng của Murakami, không thích và không ấn tượng gì cả, trừ chi tiết anh chàng nhân vật chính gặp lại Izumi - cô bạn gái thời cấp 3 trên đường. Cô ta - với một khuôn mặt vô cảm hoàn toàn, ngồi trên taxi và lướt qua anh chàng này. Chỉ vậy thôi nhưng đã tháo gỡ được tất cả những ám ảnh nhục thể và tự kỷ mà anh ta đang có.

Một ẩn dụ hay.

Và có lẽ đẹp nhất là cái suy nghĩ Izumi đang đợi anh đâu đó, phía trên trời cao kia, khi anh đi ngang qua nghĩa trang.
khoaitayran
Một ngày nào đó anh M. đói, cầu trời cho điều đó xảy ra, anh sẽ hiểu rằng tất cả những thứ anh nghĩ là bị ám ảnh, và thực sự đi tìm một cách ám ảnh cùng tất cả những sự cố gắng tiếp cận từ các góc cạnh khác nhau của cái mà ảnh tìm, xét cho cùng chỉ là sản phẩm của sự thừa cơm và thời gian cùng với máu điên rồ + ưa experiment của anh và những người từa tựa như anh. Ám ảnh vô nghĩa quá lớn tạo nên nhu cầu phải cắt nghĩa một tích tắc sao cho nó có nghĩa, kẻo tích tắc nào cũng như tích tắc nào. Để ngẫm và nghiền 1 tích tắc, khoảng thời gian của một tiếng hắt xì, anh M cần vài năm chiêm nghiệm, dăm bảy quả sex tức bối ám ảnh ko thỏa mãn cùng với một cái máy tính và lô giấy, mực in. Những người bận rộn hoặc nhàn rỗi khác chống cằm lên nghiên cứu quá trình chiêm nghiệm tích tắc của anh M. Anh M đột nhiên nổi tiếng. Phàm khi nổi tiếng, có ko ít người muốn được như anh M. Thế là một năm có tận vài thậm chí vài chục cái tích tắc trở nên vĩ đại và nổi tiếng. Thở... dài. Dài hơn một tích tắc.

Văn mí chả chương. Đọc xong cẩn thận bí đái. Mất vài chục tích tắc.
Bến
QUOTE(nicochiphai @ Aug 16 2008, 11:24 PM)
Bổ sung cái. Vừa đọc xong cuốn "Phía Nam biên giới, phía Tây mặt trời", cũng của Murakami, không thích và không ấn tượng gì cả, trừ chi tiết anh chàng nhân vật chính gặp lại Izumi - cô bạn gái thời cấp 3 trên đường. Cô ta - với một khuôn mặt vô cảm hoàn toàn, ngồi trên taxi và lướt qua anh chàng này. Chỉ vậy thôi nhưng đã tháo gỡ được tất cả những ám ảnh nhục thể và tự kỷ mà anh ta đang có.

Một ẩn dụ hay.

Và có lẽ đẹp nhất là cái suy nghĩ Izumi đang đợi anh đâu đó, phía trên trời cao kia, khi anh đi ngang qua nghĩa trang.
*



Mình không phải dân đọc sách chuyên nghiệp. Đọc đơn thuần chỉ để giải trí chứ ít khi biết phân tích, nhận xét, chiêm nghiệm... blushing.gif . Thành thử ra rất ngại khi thấy có những truyện mọi người chê mà mình lại cứ khoái chí ôm đọc nghiến ngấu.
Cuốn này của Murakami không hiểu sao mình lại rất thích, chắc là do viết có vẻ dễ đọc hơn, gần gũi hơn các cuốn khác. Thậm chí lại còn rất ấn tượng nữa. Có lẽ do nhân vật chính đã đạt được sự chín và tinh tế trong sự nghiệp, một gia đình bề ngoài có vẻ hoàn hảo và hạnh phúc nhưng chưa bao giờ anh ta thực sự hài lòng. Ngay từ đầu mình đã phải hồi hộp chờ đợi các lúc anh ta sẽ bỏ hết để ra đi.
Dạo này hay buồn quá. Hôm qua tự nhiên vớ được cuốn "Đâu mái nhà xưa" của Hermann Hesse, bản dịch của Hoài Khanh. Đọc xong nhìn chồng rồi chạy sang nhìn con đang ngủ mà thấy hoảng sợ khủng khiếp. Bi kịch của gia đình ấy có thể đến với mình bất cứ lúc nào.
Tóm lại là từ nay sẽ chỉ đọc chuyện vui và kết thúc có hậu thôi.
nicochiphai
QUOTE(Bến @ Aug 19 2008, 08:56 AM)

Dạo này hay buồn quá. Hôm qua tự nhiên vớ được cuốn "Đâu mái nhà xưa" của Hermann Hesse, bản dịch của Hoài Khanh. Đọc xong nhìn chồng rồi chạy sang nhìn con đang ngủ mà thấy hoảng sợ khủng khiếp. Bi kịch của gia đình ấy có thể đến với mình bất cứ lúc nào.
Tóm lại là từ nay sẽ chỉ đọc chuyện vui và kết thúc có hậu thôi.
*



Em cũng mới mua cuốn đó. Đọc cách đây 4 năm rồi, mượn của S. Bây giờ thấy tái bản lại, mừng quá mang về liền. Nhưng mua thì cũng chỉ để mà mua vậy, không chắc mình có dám đọc lại hay không.

Cuốn Đâu mái nhà xưa và cuốn Sói đồng hoang là 2 cuốn khó tìm nhất của Hesse. Giờ đã tái bản 1, ko biết cuốn Sđh đến khi nào mới ra lại.

Buồn Nôn của Sartre cũng đã in lại, lịch sự, trang nhã. Vui. Hôm nhìn thấy cuốn này, chiều về tự dưng nhắn tin cảm ơn anh bạn mình, vì biết anh đã đấu tranh ròng rã mấy năm trời để những cuốn sách hay như vậy được tái bản lại.
Pages: [<<], [<], 8, 9, 10, [11], 12, 13, 14, [>], [>>]
Quán nước đầu làng Ven > Sáng Tác - Thảo Luận - Phổ biến kiến thức > Văn Học & Ngôn Ngữ
Invision Power Board © 2001-2024 Invision Power Services, Inc.