Langven.com Forum

Full Version: Internet Có Phải Là Thế Giới ảo?
Quán nước đầu làng Ven > Sáng Tác - Thảo Luận - Phổ biến kiến thức > CLB Thinkytail
tao_lao
Internet như 1 thế giới ảo là cách người VN hay nói. Giải nghĩa thêm về cái mệnh đề này như tui hiểu trước khi phê phán nó. Internet=inter-+net= 'lưới của lưới' là thế giới mà trong đó người ta 'chia sẻ', giao tiếp bằng viết lách, nói năng v.v. hay nói cách khác internet là 1 sản phẩm ý thức (mind) của con người cũng như sách vở, CD, v.v. Thế giới ảo (illusion world) được dùng theo nghĩa đối lập với thế giới thực (realtity world). Người ta dùng với hàm ý đó là 1 thế giới hư, không chân xác (tức là không truth), nói đúng hơn là đối lập với thế giới vật lí (physical world). Như vậy nếu hiểu internet và từ thế giới ảo (theo nghĩa ko truth) như trên thì internet ko phải là 1 thế giới ảo, tức là mọi chuyện diễn ra đều thực (reality) , cái thực của thế giới vật lí (physical world) hoàn toàn ko có gì hơn 'thế giới ảo internet' về địa vị chân xác.

Điểm xuyết 1 số ý về cách nhìn thực (reality) và hư (illusion), thân thể (body) và linh hồn (soul), hay vật chất và ý thức (material-ideal ,tui rất ko ưa cách dùng từ vật chất và ý thức sáo rỗng ở VN), 1 vấn đề lớn của triết học -body-mind problem (các tên gọi khác như thưc-hư, vật chất-ý thức, thân thể-linh hồn chỉ cùng 1 vấn đề triết học về cơ bản). Xin formulate cái vấn đề nó như sau:

1) mệnh đề: có thân thể và linh hồn
2) Câu hỏi: cái nào sinh ra cái nào? cái nào quyết định cái nào?

Câu hỏi mục 2 có thể là ko cần thiết và nhảy quá vội vàng. Có lí do đàng sau đó: khi đặt vấn đề mind-body người ta phần nào muốn giải quyết vấn đề bản thế luận (ontology), truy tầm cái thực tại tối hậu (ultimate truth) cấu tạo thế giới ( tức cosmology problem, có thể hiểu là subtance,laws v.v.), do đó rất tự nhiên người ta muốn đẩy thêm 1 bước nữa trong giải thích cấu trúc thế giới trong quá trình tổng quát hóa sau khi đã khu biệt hóa (để định danh, ám chỉ, phân tích v.v.)

Cao Xuân Huy đã phê phán lối nhìn chủ biệt này (trong tập tiểu luận Chủ toàn-chủ biệt 2 ngã rẽ trong triết học Đông Tây) và ông cho là người Tây đã làm 1 chuyện 'điên đảo thị phi'. Cụ thế ông cho: anh đã nói có thân thể và ý thức (mệnh đề 1) (theo ông là cách nhìn chủ biệt), giờ cớ làm sao anh cố gắng nói : hoặc thân thể là ý thức, hoặc ý thức là thân thể. Đó rõ ràng là điên đảo thị phi ('A là phi A' như cách ông vẫn nói). Ông gọi đó là cái bi kịch của lối nhìn chủ biệt ('cái bi kịch của đồng nhất hóa), cái bi kịch của đi từ nhị nguyên luận (dualism) sang nhất nguyên luận (monolism). Ông trích nhị nguyên luận của Descarte và nêu ra vấn đề interaction của thân thể và ý thức (cũng là điểm yếu thường bị phê bình trong cách nhìn 'cơ giới' của Desartes). Phê phán lối nhìn chủ biệt và đề xuất lối nhìn chủ toàn (chủ yếu là triết học Lão giáo, từ Đạo đức kinh của Lão Tử) là cách mà ông dùng để giải quyết cái bi kịch chủ biệt đó. Nhưng tui cho rằng nếu như ông dùng phương pháp chủ toàn của Lão Tử thì ông đã vướng vào chủ nghĩa thần bí (mysterism), phê phán chủ nghĩa thần bí sẽ dẫn tới đổ vỡ trong lí luận của Cao Xuân Huy. Quí vị có thể tham khảo Bertrand Russell trong Mysterism and logic về sự phê phán của Russell với chủ nghĩa thần bí.

Một 'phê phán' khác hay đúng hơn là 1 lời giải cho vấn đề mind-body tui muốn nói ở đây là của Karl Popper( trong mind-body problem hay trong Conjectures and Refutations của ông). Popper đã giải quyết 1 vấn đề interaction của boty and mind điên đầu thiên hạ đơn giản như đang giỡn: 1 cách nhìn pluralism- 3 thế giới. Cách nhìn nhất nguyên (monolism) đã bị Cao đưa lên bàn mổ và Cao cũng chê luôn nhị nguyên luận của Descarte (dualism). Nếu như Cao tiên sanh hồi sinh tiền đã biết tới Karl Popper, tui cũng muốn biết Cao tiên sanh sẽ dùng chiêu gì để phê phán tam nguyên luận của Popper.

Tam nguyên luận của Popper có thế nói gọn như sau: có 3 thế giới- thế giới 1=thân thể (physical world), thế giới 2 = linh hồn (mind world), và thế giới 3= interraction của thế giới 1 và thế giới 2.Mấu chốt là ở thế giới 3 (mà Popper gọi là world 3) là 1 thế giới vừa thuộc thế giới 1 vừa thuộc thế giới 2, nói đúng hơn nó là sự interraction của 2 thế giới. Nó là sản phẩm của cả 2 thế giới, cụ thể nó tồn tại dưới dạng sách vở, là CD,DVD v.v. Internet là 1 phần thế giới thứ 3, nơi con người interact. Internet ko phải là 1 thế giới ảo (theo hàm nghĩa thế giới 2 hoặc đối lập với thế giới 1), chỉ vì nó đơn giản là 1 phần của thế giới 3. Internet ko ảo như người ta vẫn nói.
summoner131
Cái ảo của internet là chữ virtual triết gia ạ. Virtual không phải là illusion , không phải là no truth.
tao_lao
Nếu thay chữ virtual cho chữ illusion thì những lí luận trên có gì thay đổi ko? Tui thấy ko. Virtual ko phải là ko truth thì nghe hơi lạ
Phó Thường Nhân
Virtual có nghĩa là phi vật chất. Phi vật chất thì vẫn có thể là sự thật (Truth) được. Thiếu gì giá trị của con người là phi vật chất, nhưng nó vẫn là thật, có phải là illusion đâu.
NguoiVN
mạng internet được tạo ra bởi khoa học, mà khoa học là mô phỏng tự nhiên chứ kô phải là tự nhiên. nguoivn thấy internet là một thứ mô phỏng cho trí tuệ bậc cao mà khi gắn nó vào một người thì làm cho người đó thông minh hơn ( tìm năng) ý là với điều kiện người đó phải khai thác.

vậy nếu có một loại người mà người ta có thể đi vào đầu của bạn mà đọc tất cả suy nghĩ , lịch sử quá khứ hiện tại .... người ta có thể làm công việc truy cập đó, và nếu những người đó giao tiếp với nhau qua cách đó ( kô cần trợ giúp của mạng internet) thì thế giới của họ là thế giới gì?

giả dụ làm nếu mà ngồi thiền một vài ngàn năm đi ( vídu loài người lúc đó đa số đắc đạo thành phật hêt, thì các thế hệ tiến hóa sau của loại người đó có thể liên lạc với nhau, chia sẽ thông tin và chân lý, sự thật ... bằng một cách siêu nhiên ( bỏ qua thời gian, kô gian, khoản cách địa lý và ngôn ngữ) vậy sự mô phỏng của khoa học bi giờ đang đứng ở đâu?

ông a và ông b cầm cái hộp iphone w00t.gif






NguoiVN
ở đây kô muốn bàn về chữ ảo trong hóa thân (anh Hùng lên nét thành cô Múp, xấu quắc sửa lại thành dễ thương...)

còn nói về chữ ảo theo nghĩa là đánh lừa, giả, kô thật thì thôi mệt rồi , chả biết
tao_lao
Chậc, tranh luận truth ,illusion,virtual , vật chất, ý thức, ảo,thực là gì chỉ tổ tốn công và chỉ là chuyện vặt. Không phải tui ngán chuyện nói vụ chữ nghĩa mà tui thấy chuyện đó nó vặt vãnh quá.

Thui dù sao thì tui cũng sắp về quê ăn tết, chắc là ko có thời giờ theo dõi tiếp cái topic này. Mod có thể làm phước xóa giùm (bài của tui), còn bà con nào muốn ở lại tiếp tục câu chuyện thì xin tự nhiên. Chúc bà con trong làng năm mới dzui dzẻ.
Skywalker
QUOTE(tao_lao @ Feb 7 2007, 07:23 AM)
Tam nguyên luận của Popper có thế nói gọn như sau: có 3 thế giới- thế giới 1=thân thể (physical world), thế giới 2 = linh hồn (mind world), và thế giới 3= interraction của thế giới 1 và thế giới 2.Mấu chốt là ở thế giới 3 (mà Popper gọi là world 3) là 1 thế giới vừa thuộc thế giới 1 vừa thuộc thế giới 2, nói đúng hơn nó là sự interraction của 2 thế giới. Nó là sản phẩm của cả 2 thế giới, cụ thể nó tồn tại dưới dạng sách vở, là CD,DVD v.v. Internet là 1 phần thế giới thứ 3, nơi con người interact. Internet ko phải là 1 thế giới ảo (theo hàm nghĩa thế giới 2 hoặc đối lập với thế giới 1), chỉ vì nó đơn giản là 1 phần của thế giới 3. Internet ko ảo như người ta vẫn nói.
*



Khà khà laugh.gif đọc đoạn trên của bác Tao_lao ... muốn lăn ra cười sp_ike.gif sp_ike.gif sp_ike.gif thế nào là "interraction giữa 2 thế giới" nhỉ??? sp_ike.gif

Tình hình chung là nói chữ chẳng ăn thua gì, một khi con người ta chỉ chăm chăm nhìn sự vật teo lối "chủ biệt" mà không xem xét đến vai trò "nhãn quan" của chính mình . Bác Tao_lao
tưởng rằng có đến 2 rồi 3 thế giới, nhưng đó chỉ là bác thấy thế thôi. Kinh Phật nói 12 nhân duyên, bác đã thấy nhân duyên của internet chưa? laugh.gif


tao_lao
QUOTE(Skywalker @ Feb 8 2007, 03:55 PM)


Khà khà laugh.gif đọc đoạn trên của bác Tao_lao ... muốn lăn ra cười sp_ike.gif sp_ike.gif sp_ike.gif thế nào là "interraction giữa 2 thế giới" nhỉ??? sp_ike.gif

Tình hình chung là nói chữ chẳng ăn thua gì, một khi con người ta chỉ chăm chăm nhìn sự vật teo lối "chủ biệt" mà không xem xét đến vai trò "nhãn quan" của chính mình . Bác Tao_lao
tưởng rằng có đến 2 rồi 3 thế giới, nhưng đó chỉ là bác thấy thế thôi. Kinh Phật nói 12 nhân duyên, bác đã thấy nhân duyên của internet chưa? laugh.gif
*



Interraction giữa 2 thế giới vật chất và ý thức là vấn đề ko thể giải quyết được của nhị nguyên luận của Descartes.

Nhãn quan (=intuitute thinking?) của Đạo học /Phật học? Bác sky lại dùng kinh Phật để biện bác.

Phật (hay cha nội nào đó đã dạy): mở miệng ra nói đã là 1 lỗi lầm, nói ít sai ít, nói nhiều sai nhiều, hổng nói hổng sai. Không nói hay những mệnh đề 'nói ít' thì ko có gì 'thú vị' và ko có giá trị gì.

Đạo Phật là 1 thứ chủ nghĩa thần bí hay chủ nghĩa hư vô. Phật tử có thể bắt bẽ: anh gán cái nhãn (định danh) là anh đã mắc lỗi lầm (nhị nguyên, vẫn còn chấp, còn tưởng) vì vạn vật là ko còn xa lắm mới được 'phi tưởng' rồi 'phi tưởng phi phi tưởng' rồi 'phi tưởng phi tưởng phi phi tưởng'. Chậc, đấy là cái vòng kim cô mà Phật đã dựng nên. Đạo Phật là 1 thứ bất khả đánh sai, nhưng ko có nghĩa là nó đúng (ko sai là đúng chứ gì, ậy vậy mà ko phải vậy). Còn vô số thứ tương tự bất khả đánh sai: chủ nghĩa Marx, phân tâm học, hành vi luận, định mệnh luận, chủ nghĩa hư vô v.v. vậy mà nó đâu hẳn đã đúng (truth).

Nói nhân duyên mà hỏi có ai đã 'thấy' nhân duyên? Thấy tức là đã kinh nghiệm, đã quan sát được nhân duyên ... nhưng cho dù ko thấy đi nữa thì cũng ko thể kết luận nó ko tồn tại và cũng ko thể kết luận nó tồn tại. Có ai đã 'thấy' electron, thấy quark, thấy ko gian tuyệt đối, thấy thời gian, thấy 'lực' (trong cơ học Newton)? Tất cả đều ko phải là thứ bất khả quan sát hay vô nghĩa sao? Vậy mà con người vẫn tin vào cơ học Newton hay mới hơn là Eistein hay các lí thuyết mới hiện đại. Tất cả những cái đó ko phải là đều có chứa lỗi lầm?


Quán nước đầu làng Ven > Sáng Tác - Thảo Luận - Phổ biến kiến thức > CLB Thinkytail
Invision Power Board © 2001-2024 Invision Power Services, Inc.