Langven.com Forum

Full Version: Những Dịch Giả Vn
Quán nước đầu làng Ven > Sáng Tác - Thảo Luận - Phổ biến kiến thức > Văn Học & Ngôn Ngữ
Pages: [<<], [<], 1, 2, 3, [4], 5, 6, [>], [>>]
Thị Anh
QUOTE(Mr. Smith @ Oct 25 2007, 03:47 PM)
Kể ra với Báu vật của đời và Đàn Hương Hình mà anh đã đọc thì việc Mạc Ngôn được độc giả Trung Quốc bầu là tác giả hay nhất Trung Quốc cũng không phải là quá đáng. Bút lực ông này mạnh mẽ, dữ dội, cay nghiệt đến phát sợ. Vừa ngoa ngôn, vừa là sử thi nước Trung Hoa thế kỷ 20, cuốn sách này gợi nhớ tới Trăm năm cô đơn và Cái trống thiếc.



ừa, nghe nói có cơ Nobel. hì hì. Trước thì nghe Giả Bình Ao có cơ, giờ Giả Bình Ao yếu hẳn, và Mạc Ngôn vẫn được coi là có trọng lượng nhất Trung Quốc. Còn đến ngày hôm nay thì cũng ko có biết. Trung Quốc vốn lắm nhân tài thâm sâu lắm mà.

Hai cuốn Rừng xanh lá đỏ và Tửu Quốc, Cây tỏi nổi giận....nói nhiều đến chính trị, cách cái mạng thích hợp với bạn nào thích nghiên cứu các thể loại chế độ.

Vừa đọc được một đoạn bài của một nhà giáo về hưu trên blog của nhà văn Trần Thanh Giao: dry1.gif



Tôi thấy việc ta dịch một số tác phẩm của Mạc Ngôn là cần thiết, để đáp ứng sự tìm
hiểu của giới nghiên cứu trong tình hình giao lưu văn hóa, văn học ngày càng mở
rộng. Nhưng, có lẽ việc truyền bá thì không nên quá thoải mái và rộng rãi. Vì
lứa tuổi thanh thiếu niên mà “thưởng thức” loại văn chương “kích dục” như “Hồng
thụ lâm”, “Phong nhũ phì đồn” (được ta dịch thành “Rừng xanh lá đỏ” và “Báu vật
của đời”) e rằng sẽ rất có hại. Ngay ở Trung Quốc, không phải mọi độc giả đều
yêu thích và đề cao tác phẩm của Mạc Ngôn. Phát biểu trả lời phóng viên trên
mạng (xem mục “Mạc Ngôn – Phê bình tác phẩm” trên mạng), chính tác giả Mạc Ngôn
đã phải công khai nói rằng: “Độc giả có người cho tôi là “đại tác gia”, song
nhiều người lại bảo rằng văn chương tôi viết “cứt đái vung vãi” (nguyên văn:
“Thỉ niệu hoành phi”). Chỗ khác, ông lại nói: “Đối với “Đàn hương hình” của tôi,
có người xem là tiểu thuyết vĩ đại, song lại có người cho là “đống cứt chó thối”
(nguyên văn: nhất đôi xú cẩu thỉ). Còn cuốn “Bốn mốt trái pháo” thì ông nói: “Có
người bảo đó là tác phẩm tuyệt vời nhất của tôi, song lại có người nói rằng cuốn
này phải kề dao vào cổ mới có thể đọc tiếp, thậm chí có người nói dù có kề dao
vào cổ cũng không thể nào đọc được!”. “Lại có nhiều người kêu rằng đọc tác phẩm
của tôi họ cảm thấy buồn nôn!...”. Kể lại những phản cảm như vậy của độc giả,
Mạc Ngôn chỉ giải thích rằng do họ không hiểu được loại văn chương này.
TươngGiang
QUOTE(Thị Anh @ Oct 25 2007, 06:03 PM)
Hai cuốn Rừng xanh lá đỏ và Tửu Quốc, Cây tỏi nổi giận....nói nhiều đến chính trị, cách cái mạng thích hợp với bạn nào thích nghiên cứu các thể loại chế độ.



Vấn đề không phải là nội dung nó đề cập đến, mà rõ ràng trong những tác phẩm này, cách viết của Mạc Ngôn đi xuống hẳn hoi, câu từ cẩu thả, dễ dãi, cốt truyện lỏng lẻo, nhiều chi tiết kích dục và phản cảm.
Nếu chỉ để nghiên cứu chính trị, chế độ,... thì các bạn đó hẳn đã tìm sách chuyên môn mà đọc, ko phải tìm tới những tác phẩm phản cảm để ngâm cứu leuleu.gif
5xu
Thông tin đầu tiên là cuốn Kafka on the shore đang in, sắp ra cửa hàng. Cuốn này bác Dương Tường dịch. Lúc đầu bác định dịch là Kafka bên bờ sóng thì phải, nhưng chắc sau sến quá nên bị đổi. Cái này nghe đồn thổi chứ ko biết thế nào. Tại nhiều lần chị em rủ đi gặp bác Tường với bác Lê Đạt tôi toàn trốn. Hehe, mình trẻ trung măng tơ thế này, ai lại trà dilhma đạo với các cụ. Vô lễ chết.

Thông tin thứ 2 là anh Thịnh dịch thế là hay bỏ mẹ đi rồi. "Chuyện" ngắn của anh Haruki (anh này là anh họ tôi, họ bên Nhật) khó đọc, khó cảm bỏ mẹ. Giống như một cảm xúc của tác giả chưa được khai triển hết, đang đọc hết cái phịch. Kiểu sắp khoái cảm xuất tinh đến nơi thì có đứa gõ cửa. Tất nhiên đây cũng chính là cái hay. Nhưng là cái mà khiến cho "chuyện" ngắn của Haruki kén độc giả. Anh Thịnh dịch thế là mả lắm rồi. Chỉ có điều việt kiều nên dùng từ (nhất là danh từ) và hành văn hơi xa lạ với tiếng Việt hiện đại.

Còn Mạc Ngôn có qué gì hay mà các bạn khen nhỉ. Khô cằn và ác độc. À, thực ra có cái Đàn Hương Hình Miêu Xoang thì gọi là khá hay. Kiểu Nguyễn Tuân phóng đại thành tiểu thuyết.

Bạn gì hỏi về Trịnh Lữ nhỉ. Cũng là ngôi sao ngoại ngữ đấy. Xuất sắc. Tuy nhiên dịch cũng bị sến bỏ mẹ. Con trai bác Lữ có khả năng là siêu sao tiếng Việt đấy. Nếu quan tâm có thể google cái tên Trịnh Hữu Tuệ. Tên có vẻ giống người, thuộc loại thanh niên xuất chúng. Chị em đừng mơ vội, hình như chàng đã có vợ. Đây là thông tin thứ 4.

Thông tin cuối cùng là Haruki sắp đến Việt Nam. Cụ thể là Saigon. Anh tính mở 1 quán bar cho phụ nữ có tên là Xa Cu Ra. Ý là muốn thành đạt, chị em phải gần cu lại. Tức là ở nhà, đừng có ra quán mà uống rượu. Kiểu ra Xa Lộ 4 cả ngày, bố thằng nào dám cưới.

Thị Anh
QUOTE(TươngGiang @ Oct 25 2007, 06:06 PM)
QUOTE(Thị Anh @ Oct 25 2007, 06:03 PM)
Hai cuốn Rừng xanh lá đỏ và Tửu Quốc, Cây tỏi nổi giận....nói nhiều đến chính trị, cách cái mạng thích hợp với bạn nào thích nghiên cứu các thể loại chế độ.



Vấn đề không phải là nội dung nó đề cập đến, mà rõ ràng trong những tác phẩm này, cách viết của Mạc Ngôn đi xuống hẳn hoi, câu từ cẩu thả, dễ dãi, cốt truyện lỏng lẻo, nhiều chi tiết kích dục và phản cảm.
Nếu chỉ để nghiên cứu chính trị, chế độ,... thì các bạn đó hẳn đã tìm sách chuyên môn mà đọc, ko phải tìm tới những tác phẩm phản cảm để ngâm cứu leuleu.gif
*




Hí hí, ừ thì bạn Zím nghĩ thế, đó là việc của bạn Zím, còn tớ đọc typ nào, tớ nương theo typ đó. Ông bà nào trong đời, mà chả có 1-2 tác phẩm đỉnh (của họ). Ông Mạc Ngôn thì cũng ko ngoại lệ. Dưng mà nặng nề như bạn Zím phê thì hãi nhở, he he.


Còn cái câu này í mà: "Nếu chỉ để nghiên cứu chính trị, chế độ,... thì các bạn đó hẳn đã tìm sách chuyên môn mà đọc, ko phải tìm tới những tác phẩm phản cảm để ngâm cứu " ------> bạn Zím chỉ được nói cái chí phải thôi, dưng bạn cũng quên đi văn học có chức năng và nhiệm vụ phản ánh cái gì, và tại sao các nhà văn hay bị đi tù. (à, nói đúng hơn là phải tha hương, bị đe dọa, bị kiểm duyệt chặt chẽ, bị học tư tưởng....cho dù ở phía nào....)
TươngGiang
QUOTE(Thị Anh @ Oct 25 2007, 07:25 PM)
Còn cái câu này í mà: "Nếu chỉ để nghiên cứu chính trị, chế độ,... thì các bạn đó hẳn đã tìm sách chuyên môn mà đọc, ko phải tìm tới những tác phẩm phản cảm để ngâm cứu  " ------> bạn Zím chỉ  được nói cái chí phải thôi, dưng bạn cũng quên đi văn học có chức năng và nhiệm vụ phản ánh cái gì, và tại sao các nhà văn hay bị đi tù. he he.
*


đúng là bản chất của văn học là phản ánh cuộc sống, nhưng văn học thường phản ánh tính biểu tượng, những gì được coi là hiện tượng nổi bật trong xã hội, mang tính số đông, hoặc được đông đảo thừa nhận. Okie ví dụ có chuyện tình dục abc này nọ trong cuộc sống nhưng nếu nó không phải là một hiện tượng mang tính phổ biến trong xã hội mà chỉ là nhà văn phóng đại, nói quá lên thì câu chuyện, vấn đề đó đã không được văn học phản ánh đúng (trong khi chưa chắc nó đã phản ánh tính cách nhân vật mà nhà văn cố gây dựng, tuy rằng ranh giới giữa hai cái này mong manh và nhà văn có thể bám vào đó để tự vệ, giống như trong nhiều tác phẩm điện ảnh cảnh nude chưa chắc đã cần thiết nhưng đạo diễn vẫn thích bắt các cô diễn viên đẹp cởi quần áo chẳng hạn (cái này thì có thể là độc giả lại thích :P).

Lấy ví dụ, có gia đình Tây học, sáng sớm con ra cửa bố mẹ bắt phải chào là "Bye bye papa" (tạm dịch: Tạm biệt bố), nhưng trong một câu chuyện khó có thể nào nói là cứ con ra khỏi cửa là phải quay vào nói "Tạm biệt bố" được, trừ phi, chi tiết đó được dùng để thể hiện sự khác người trong cách giáo dục của nhân vật. Thường thì, trong thực tế cuộc sống, con cái có thể nói là "Chào bố" thôi chẳng hạn.

Còn chuyện các nhà văn bị đi tù thì điều đó chỉ xảy ra ở những nền văn học phụ thuộc nặng nề vào chính trị (tuy rằng văn học cũng được dùng như một công cụ bảo vệ và tuyên truyền cho giai cấp thống trị trong xã hội). Không thể lấy từ chuyện Văn học phản ánh sự thật mà các nhà văn đều bị đi tù cả.
TươngGiang
QUOTE(Thị Anh @ Oct 25 2007, 07:25 PM)


Hí hí, ừ thì bạn Zím nghĩ thế, đó là việc của bạn Zím, còn tớ đọc typ nào, tớ nương theo typ đó. Ông bà nào trong đời, mà chả có 1-2 tác phẩm đỉnh  (của họ). Ông Mạc Ngôn thì cũng ko ngoại lệ. Dưng mà nặng nề như bạn  Zím phê thì hãi nhở, he he.



à mà tớ không vơ đũa cả nắm. không cứ phải ông A viết hay thì cái gì ông ta viết ra cũng hay cả, cho dù bạn có quý mến ông ấy tới đâu đi chăng nữa. Chính vì thế tớ ít khi yêu thích tác giả, chủ yếu là thích tác phẩm vì tớ coi trọng tác phẩm hơn tác giả. Tớ cũng ít liên hệ đời tư của tác giả vào tác phẩm, tuy nhiều khi nó cần thiết để hiểu hơn về tác phẩm vì tớ nghĩ tác phẩm sống được là thứ mà tách nó ra khỏi môi trường, khỏi những mối quan hệ, nó vẫn duy trì được các giá trị, đó mới là một tác phẩm đích thực (theo ý tớ).

Có một tác giả tớ, có thể coi là, yêu nhất là Remarque nhưng ngay cả ông thì trong số khoảng gần 10 tiểu thuyết của ông mà tớ đọc cũng có 1,2 cuốn khiến tớ hơi thất vọng tí xíu. Nhưng thế là quá ổn rồi! (Còn mong chờ gì hơn ở 1 CD 12 bài hát và 1 bài đã là hit, nhỉ? leuleu.gif )
tao_lao
Thấy bà con giới thiệu sách văn học dịch thấy ham quá, có sách nào hay mừ giá rẽ các bạn giới thiệu giùm tui dzoi (tui xin thề là sách mắc/ko giảm giá tui ko bao giờ mua dù cho có hay cỡ nào !)

Bác nào biết sách nào được dịch thì giới thiệu giùm nhe: lịch sử văn học Anh/Mỹ/Pháp/Nhật/Hàn/Ấn Độ/Nga, triết học Ấn Độ, Hồi giáo. Triết học Tây thấy có Lê Tuấn Huy cũng dịch, bạn nào đọc rùi cho ý kiến giùm với. Hay sách dịch cũ của miền Nam trước cũng ok (tứt nhiên lè làm ơn chỉ giùm tui chỗ nào có thể mua/đọc được. Thấy trên talwas có đăng 1 lô sách miền Nam trước 75, bạn nào đọc rùi comment về sách/dịch giả giùm được hôn?

Bữa thấy trên báo Tuổi trẻ có quảng cáo vụ dịch toàn bộ kinh văn Hán tạng. Ai biết vụ này , và biết mấy ông này ra được cuốn nào rùi thì hú tui hén. Cảm ơn nhiều.
lantuvien_ttt
QUOTE(TươngGiang @ Oct 25 2007, 05:09 PM)


Dịch giả dịch văn học TQ dở nhất mà em từng biết có lẽ là Sơn Lê.
*



Khi em đọc Điên cuồng như Vệ Tuệ, của Sơn Lê dịch, em lại thích chị ah^^

Văn học TQ em mới đọc ít, nhưng bây giờ em thích chị Anni Bảo Bối.

À, công nhận cái bản dịch Truyện ngắn của Murakami, chú Thịnh dịch công thức thật.
Mr. Smith
@5xu: Bạn Tuệ thì em có gặp ở Berlin, rất thông minh, sắc sảo, có vẻ của một ông đồ Nho cổ, với nụ cười nửa giễu cợt. Tất nhiên là nghiên cứu sinh ở MIT, học trò Chomsky thì không phải là thường rồi. Bố bạn ấy dịch sách thì siêu sến.

@zim: Anh cũng thích Remarque, nhưng Remarque không phải là một tác giả thực sự đặc sắc, đọc để thưởng thức văn ông ấy là chính thôi. Văn ông ngọt ngào, giàu hình ảnh, giàu tình cảm và có gì đó hơi nữ tính. Cốt truyện của ông cũng hơi na ná nhau. Anh cũng chưa đọc nhiều sách của ông này (4-5 cuốn gì đó) nhưng thích Khải hoàn môn và Phía Tây không có gì lạ. Khải hoàn môn là do cụ Cao Xuân Hạo dịch.
TươngGiang
QUOTE(Mr. Smith @ Oct 26 2007, 12:50 AM)
@zim: Anh cũng thích Remarque, nhưng Remarque không phải là một tác giả thực sự đặc sắc, đọc để thưởng thức văn ông ấy là chính thôi. Văn ông ngọt ngào, giàu hình ảnh, giàu tình cảm và có gì đó hơi nữ tính. Cốt truyện của ông cũng hơi na ná nhau. Anh cũng chưa đọc nhiều sách của ông này (4-5 cuốn gì đó) nhưng thích Khải hoàn môn và Phía Tây không có gì lạ. Khải hoàn môn là do cụ Cao Xuân Hạo dịch.
*



hihi, em cũng thích Remarque chỉ vì văn ông ngọt ngào, nhiều tình cảm và lãng mạn thôi. Một điều thích nữa là trong tác phẩm nào Remarque cũng nói về một loại rượu leuleu.gif , viết rất hay và thú nhận là nó ảnh hưởng ít nhiều tới gout rượu của em. Trong các tác phẩm của ông đã đọc thì em thích nhất là Ba người bạn, sau đó tới Khải hoàn môn, Một thời để yêu, một thời để sống,... Phía Tây không có gì lạ thì có lẽ là các bạn nam đọc thích hơn.
Pages: [<<], [<], 1, 2, 3, [4], 5, 6, [>], [>>]
Quán nước đầu làng Ven > Sáng Tác - Thảo Luận - Phổ biến kiến thức > Văn Học & Ngôn Ngữ
Invision Power Board © 2001-2024 Invision Power Services, Inc.