Langven.com Forum

Full Version: Bùi Văn Nam Sơn
Quán nước đầu làng Ven > Sáng Tác - Thảo Luận - Phổ biến kiến thức > Văn Học & Ngôn Ngữ
Pages: [1], 2, 3, [>], [>>]
Thị Anh
BÙI VĂN NAM SƠN:
“MUỐN CÓ CHUẨN NGÔN NGỮ VIỆT TRONG TRIẾT HỌC”

Lan Anh




Ngày 9/1/2007, tại Trung Tâm Hội nghị Quốc Tế 11 Lê Hồng Phong- Hà Nội diễn ra Lễ trao Giải thưởng “Tinh Hoa Giáo Dục Quốc Tế” lần thứ Nhất thuộc Quỹ dịch thuật Phan Chu Trinh cho dịch giả Bùi Văn Nam Sơn với tác phẩm “Phê phán lý tính thuần túy” của Immanuel Kant.

Bắt đầu từ một ý tưởng của nhà văn Ngô Tự Lập cùng các đồng nghiệp đề xuất trong một bài viết trên báo Lao Động về sự cần thiết mang tính chiến lược xây dựng một tủ sách dịch các tác phẩm tinh hoa của thế giới khoảng 500-1000 cuốn sách nhằm cung cấp nền tảng kiến thức và các tư tưởng nhân loại cho các bạn đọc trẻ Việt Nam, đến nay, ý tưởng đó đang dần trở thành hiện thực với Dự án “Tủ sách Tinh hoa tri thức thế giới” do Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật VN phát động.

Hội đồng Giải thưởng gồm có GS.TS Nguyễn Trọng Chuẩn (Chủ tịch Hội đồng Khoa học Tủ sách Tinh hoa Thế giới), TS KH Nguyễn Trọng Do, (Chủ nhiệm Khoa Quốc tế, đồng Chủ tịch H Đ Giải thưởng), PGS TS Chu Hảo (Nguyên Thứ trưởng Bộ KHCN và MT, Giám đốc Nxb Tri thức), PGS TS Trương Đăng Dung, (Phó Viện trưởng Viện Văn Học), GS.TS dịch giả Thái Kim Lan (ĐH Muenchen, Đức), TS Nguyễn Thanh Hùng (Frankfurt, Đức), TS Ngô Tự Lập… đã thống nhất bình chọn tác phẩm “Phê bình lý tính thuần túy” của Immanuel Kant – một triết gia người Đức, dưới bản dịch tài hoa của Bùi Văn Nam Sơn đoạt Giải “Tinh hoa Giáo dục Quốc tế” 2006 của Quỹ dịch thuật Phan Chu Trinh.

Theo GS Tiến sĩ Thái Kim Lan (Thành viên của Hội đồng Giải thưởng), tác phẩm “Phê bình lý tính thuần túy” mang tư tưởng triết học của I.Kant với một cuộc phê phán như là “tiến trình phân biệt, biện biệt của lý trí thuần túy có đối tượng chính là “lý tính thuần túy” bằng phương pháp khảo sát và luận giải siêu nghiệm (Transzendentale Eroerterung). Phương pháp khảo sát siêu nghiệm truy tấm khả năng nhận thức của Lý tính trong điều kiện khả thế của nó: trả lời về “những điều kiện khả thể của phán đoán tổng hợp tiên thiên” mở ra khả thể chẩn định giá trị khách quan thực tại của các phạm trù tiên thiên đồng thời nêu lên được giới hạn của khả năng nhận thức trên lãnh vực siêu hình...”

Vượt qua những thắc mắc về các thuật ngữ như Vernunft là Lý tính, hay Lý trí, thuật ngữ Kritik là phê bình hay phê phán… bản dịch tâm huyết của Bùi Văn Nam Sơn là một công trình thực sự có giá trị rất lớn cho thế hệ trẻ mai sau. Theo GS Hoàng Ngọc Hiến, “đây là một công trình dịch thuật vĩ đại. Tự thân tác phẩm không hoàn toàn dễ đọc dễ hiểu ngay cả với người nước ngoài. Tuy nhiên, Bùi Văn Nam Sơn bằng những kiến thức, sự bền bỉ và trí thông minh của mình, ông đã chuyển ngữ sang tiếng Việt, sáng tạo thêm nhiều danh từ mới để chuyển tải được hết ý nghĩa của nguyên gốc. Đọc văn bản triết học bằng tiếng nước ngoài là một nên có, nhưng cao hơn nữa, đó là điều cần thiết của tiêu chuẩn ngôn ngữ Việt về triết học. Tác phẩm dịch của Bùi Văn Nam Sơn thực sự đáp ứng được ba yêu cầu của Giải thưởng đó là tầm quan trọng của tác phẩm, chất lượng bản dịch, và tác dụng của tác phẩm với Việt Nam.
tao_lao
Chị Thị Anh cho tui hỏi là quá trình bình bầu, chọn lựa của giải này ra làm sao thế? Người thắng giải được bao nhiêu tiền?
Thị Anh
QUOTE(tao_lao @ Jan 11 2007, 07:04 AM)
Chị Thị Anh cho tui hỏi là quá trình bình bầu, chọn lựa của giải này ra làm sao thế? Người thắng giải được bao nhiêu tiền?



bác tao lao đọc thêm bài này nhé.

Dịch giả Bùi Văn Nam Sơn được giải trị giá 15 triệu VND. Nhưng trong tương lai, giá trị của giải sẽ cao hơn nữa. Thực ra, tiền là khuyến khích phần nào thôi ạ. Cơ bản lnhững cuốn sách đó là cả một công trình có giá trị rồi.

http://evan.com.vn/News/Tin-tuc/trong-nuoc/2006/12/3B9AD5CA/
Observer
Phan Châu Trinh hay là Phan Chu Trinh ạ? Confuse quá.
tanlangtu
Cuốn PPLTTT có một topic trong này rồi thì phải. Mình đã đọc cuốn này (tất nhiên là chưa thấm) và thật sự khâm phục sự uyên bác và lòng say mê học thuật của tác giả. Bùi Văn Nam Sơn nhận giải thương là xứng đáng.
Mong muốn có một chuẩn ngôn ngữ Việt trong triết học đã được bác Bùi nhắc đến trong một bài trên talawas rồi thì phải. Việc này thực ra đã được thực hiện từ thế hệ những người thầy của ông trước 75 (thế hệ của Trần Thái Đỉnh ...).

p/s: Có ai giới thiệu cho mình cuốn "Những đỉnh cao chỉ huy" trong Tủ sách Tinh hoa không nhỉ?
Hóa ra trong những tác phẩm tinh hoa thế giới, nhiều cuốn mình mới nghe tên lần đầu laugh1.gif
Thị Anh
QUOTE(Observer @ Jan 11 2007, 01:18 PM)
Phan Châu Trinh hay là Phan Chu Trinh ạ? Confuse quá.




Phan Chu Trinh. Xịn.
laugh.gif
tao_lao
Cảm ơn chị Thị Anh. Tui thấy trên talawas cũng có đăng bài phát biểu của Bùi Văn Nam Sơn khi nhận giải.

Bà con có thế nói thêm 1 chút về ông này được ko? Chẳng hạn ông sinh năm mấy, từng sống và học tập ở đâu... (tui nghe nói ông có họ hàng với Bùi Giáng)
Thị Anh
QUOTE(tao_lao @ Jan 12 2007, 06:09 AM)


  Bà con có thế nói thêm 1 chút về ông này được ko? Chẳng hạn ông sinh năm mấy, từng sống và học tập ở đâu... (tui nghe nói ông có họ hàng với Bùi Giáng)




thưa bác taolao, em chưa có dịp tiếp cận làm bài pv về bác BVNS, nên cũng ko biết gì nhiều. chỉ biết rằng, hình như Bùi Giáng phải gọi bác này là chú họ thì phải.
Cũng rất hy vọng khi nào có duyên được tiếp cận bác BVNS.
phuong25
QUOTE(Thị Anh @ Jan 11 2007, 10:18 PM)
QUOTE(Observer @ Jan 11 2007, 01:18 PM)
Phan Châu Trinh hay là Phan Chu Trinh ạ? Confuse quá.




Phan Chu Trinh. Xịn.
laugh.gif
*



Chả xịn 1 tý nào. Phan Châu Trinh nhé!
Thị Anh
Thế là sao? Tớ cứ theo văn bản chính thức mà ra. Cậu Phuong25 thử chứng minh đê.
Pages: [1], 2, 3, [>], [>>]
Quán nước đầu làng Ven > Sáng Tác - Thảo Luận - Phổ biến kiến thức > Văn Học & Ngôn Ngữ
Invision Power Board © 2001-2024 Invision Power Services, Inc.