Langven.com Forum

Full Version: Hán ngữ vs La-tinh
Quán nước đầu làng Ven > Sáng Tác - Thảo Luận - Phổ biến kiến thức > CLB Văn Hoá - Lịch sử
Pages: [1], 2, 3, 4, [>], [>>]
yuyu
QUOTE
Nhân đây, bác nào có thể giải thích dùm tôi về cái "bộ" trong chữ Hán được không? Trước giờ tôi cứ nghĩ là "bộ" là một thành phần gốc cấu thành trong chữ, vd như chữ Phiệt có bộ môn, hoặc chữ Hùng cũngcó bộ Chuy. Nhưng mấy vd trên của bác yuyu chứng tỏ là cách hiểu đó không đúng/ kô đầy đủ ?!, tại vì

- Chữ Anh  có bộ Thảo .  --> tìm mãi vẫn kô thấy Thảo trong Anh đâu cả.


Vì Hán Tự là chữ tượng hình, lấy biểu Ý là chính, nên mỗi Từ biểu diễn một Ý và các Ý khác nhau thì viết cũng phải khác nhau. Nhưng nếu vậy thì sẽ rất phức tạp, vì có biết bao nhiêu ý tưởng khác nhau,làm sao mà biểu diễn được hết và nhớ được hết ( Hán Tự ngày nay có khoảng 50.000 từ khác nhau ).
Vậy là ngay từ xa xưa người Tàu đã rất giỏi trong tinh thần Tổng Hợp và Khái Quát, họ phân các ý nghĩa ra thành từng chủng loại gọi là Bộ. Từ đó mỗi chữ sẽ có một Bộ để làm chìa khóa đoán giải ý nghĩa.
Ví dụ phàm những từ nào liên quan đến Nói thì có bộ Ngôn, liên quan đến Tinh Thần thì có bộ Tâm, liên quan đến sâu bọ có bộ Trùng v.v...
Thành ra hễ cứ nhìn vào chữ có bộ nào thì đã có thể đoán biết ý nghĩa của nó liên quan đến lĩnh vực nào không sai trật.
Và việc chia bộ làm chữ Hán đơn giản hơn nhiều, chứ không phức tạp quá như nhiều người lầm tưởng. Tuy vậy cũng khá mệt để nhớ, vì thoạt kỳ thủy ( thời nhà Hán )chữ Hán được thống nhất cách viết lần đầu tiên ( chính vì vậy được gọi là chữ Hán ) có đến 540 bộ.... Vẫn nhiều quá. Rồi sau đó người ta cải tiến dần, thanh lọc dần, cho đến thời nhà Thanh ( Khang Hy ) Hán Tự được định hình như ngày nay và chỉ còn ....214 bộ !
Tuy vẫn còn nhiều, nhưng cũng không khó nhớ lắm.
Tuy nhiên vì chữ biểu Ý và có khi biểu Âm nữa, nên một từ có khi phải ghép từ nhiều chữ và vẫn phải có bộ làm chìa khoá, nên nhiều khi ....không đủ chỗ cho tất cả các chữ được viết đầy đủ nét như nó đứng một mình. Đấy chính là trường hợp chữ Anh có bộ Thảo nhưng vì không đủ chỗ, nên ta chú ý trên đầu chữ phải viết lược đi thành gần như ++
yuyu
Viết đến đây post xong mới thấy post của Feodora đã giải thích đơn giản và đúng về chữ Anh và bộ Thảo.
Nhân đây cũng nói vui thêm về bộ biếc.
Ví dụ trong Hán tự, các từ chỉ các dân tộc Nam Man, Bắc Địch, Tây Nhung, Đông Di v.v..., nghĩa là các dân tộc sống xung quanh Trung Nguyên, được người Hán tự phụ gọi là Trung Hoa, đều mang bộ Trùng !
Điều này có nghĩa là ngay từ xa xưa, người Hán tự coi mình là văn minh hơn và đã coi các dân tộc xung quanh nói trên là man rợ, hiểm độc như .... sâu bọ ! ( chữ Trùng còn có nghĩa là hiểm độc, hoang dại, man rợ ).
Tuy nhiên ngoài vài khuyết điểm có tính tự tôn dân tộc ( mà dân tộc nào cũng có, không đáng trách ) Hán tự nói chung rất có tính khoa học và do đó khá hiện đại.
Ngày nay, nếu nhân loại muốn tiến đến một quốc tế ngữ thực sự để thông cảm nhau, bất kể giọng nói khác nhau, thì Hán Ngữ chính là một mô hình tốt.
Bằng chứng ta có thể thấy những ký hiệu giao thông và nhiều ký hiệu trong toán học, tin học đã mang tinh thần quốc tế của Hán Tự là biểu Ý. Vì thế hầu như bất cứ dân tộc nào, dù nói tiếng gì, phàm đã nhìn các ký hiệu+, _, x, : =, đèn xanh, đèn đỏ hay biểu tuợng cấm đi ngược chiều hay đại loại các ký hiệu tương tự v.v...đều hiểu ý nghĩa của nó.
Đấy chính là tinh thần của Hán Tự mà nhờ đó người dân Trung Hoa, dù đông và tiếng nói khác nhau, lại sống trên một lãnh thổ rộng lớn mênh mông, có thể hiểu nhau và đoàn kết với nhau thành một quốc gia khổng lồ vào hạng nhất thế giới.
Không những thế Hán Tự còn giúp học sinh thông minh và học kiến thức nhanh hơn là lối viết Latin dựa trên chữ cái và nguyên tắc phiên âm.
Ví dụ chỉ cần học 3 tháng là thoát nạn mù chữ quốc ngữ, nhưng thoát nạn mù chữ thì chả nên cơm cháo gì, học thêm 3 năm vẫn chỉ là "lớp 3 trường làng", trong Hán Tự phải học ít nhất 3 năm mới tạm thuộc một số chữ thông dụng ( khoảng 3000 chữ ) nhưng vì khi học chữ là học đạo thánh hiền luôn, nên 3 năm "sôi kinh nấu sử " là đủ để đi thi Hương, và nếu đỗ là đủ làm ... quan huyện ! Nếu lại chịu khó mài dùi kinh sử thêm 3 năm nữa, vị chi là 6 năm là đủ sức đi thi Hội, thi Đình mà nếu đỗ 1 trong 3 bậc khoa bảng là Trạng Nguyên, Bảng Nhãn, Thám Hoa là đủ sức làm đến quan phủ hoặc được triệu vào Kinh làm thượng thư tức bộ trưởng !
Thực ra không phải vì kiến thức ngày xưa ít, vì cứ nhìn bộ Tứ Thư, Ngũ Kinh dày khoảng 10.000 trang mà học hết, không phải là ít, mà cái chính vì lối học chữ Hán súc tích, thâm thuý. Học một chữ biết được mười điều, nên học vài năm, kiến thức về chính trị, xã hội rất vững vàng, hơn hẳn học theo lối Tây. Tất nhiên Hán học kém Tây Học về khoa học, Kỹ thuật, nhưng đó không phải lỗi của Hán tự.
Fedora
QUOTE(yuyu @ Nov 21 2006, 12:51 AM)
Ngày nay, nếu nhân loại muốn tiến đến một quốc tế ngữ thực sự để thông cảm nhau, bất kể giọng nói khác nhau, thì Hán Ngữ chính là một mô hình tốt.


Em thì lại nghĩ ngược lại với bác Yuyu, sự thành công rất hạn chế của Esperanto đã chứng tỏ một điều rằng quốc tế hóa ngôn ngữ là một điều không tưởng, vì ngôn ngữ gắn liền và phản ảnh bản sắc của từng dân tộc, ngay trong một quốc gia còn có nhiều ngôn ngữ khác nhau, tỷ dụ như Việt Nam cũng có vài chục, tuy đại đa số các ngôn ngữ không chính thức của các nước đều ở dạng chỉ nói nhưng nó cũng phần nào phản ánh rất rõ về xu hướng về mô hình tiểu cộng đồng của con người. Chính vì ngôn ngữ gắn liền với từng nền văn hóa cho nên chỉ có thể tiêu diệt được một ngôn ngữ bằng cách tiêu diệt chính nền văn hóa đã hình thành nên ngôn ngữ đó.

Hán ngữ có nhiều bất lợi hơn ngôn ngữ hệ La-tinh như Anh, Pháp... ta thử làm một so sánh như sau nhé, trong Hán ngữ người ta dùng các "bộ" để có thể tạo nên các chữ, cứ cho là khoảng 15.000 chữ còn có thể tìm thấy trong sách vở hiện nay đi, vì bây giờ có đào xới cả nước TQ lên cũng khó mà tìm ra đủ sách vở chứa đủ 30.000 chữ chứ chưa nói tới 50.000 chữ, hiện nay có 214 bộ chính thức để tạo ra khoảng 5.000 chữ đủ cho người có trình độ đại học dùng hay 7-9.000 chữ cho những nhà nghiên cứu chuyên sâu trong một số lĩnh vực đặc biệt. Cao hơn nữa thì có khoảng 12-15.000 chữ được dùng cho việc chế bản điện tử trên máy tính. Trong khi đó chữ hệ La-tinh chỉ cần xấp xỉ 26 chữ cái từ A tới Z là có thể tạo ra hàng chục ngàn chữ khác nhau (các từ điển thông dụng hiện nay đều có khoảng 30.000 từ, nếu kể cả các câu phức thì có thể lên tới 40-50.000 từ). Cấu trúc ngữ pháp của tiếng Anh hay tiếng Pháp cũng rất chặt chẽ chứ đâu có phải là lung tung beng, các từ được chia ra làm động từ, tính từ, danh từ, phó từ... trong đó các động từ bất quy tắc chỉ chiếm một số lượng nhỏ, các danh từ, tính từ và động từ cũng có cùng chung một gốc là một nhóm chữ xác định. Những ngôn ngữ mà danh từ và tính từ được chia ra làm giống đực và giống cái như Pháp, Tây Ban Nha... người ta cũng có những nguyên tắc rất đơn giản để nhận biết.

Đó là những điểm yếu của Hán ngữ về mặt tiếp cận, về mặt áp dụng lại càng tệ hơn nữa, giả sử nếu đem Hán ngữ ra làm ngôn ngữ chung thì nó không chỉ được dùng để nói mà còn phải được dùng để viết nữa. Trong thời đại ngày nay mọi công việc viết lách, in ấn đều do máy tính thực hiện, con người ta chỉ cần gõ bàn phím, mà máy tính thì lại hoạt động theo hệ La-tinh chứ nó không biết chữ Tầu. Muốn máy tính nhận biết chữ Tầu thì người dùng lại phải học thêm một ngôn ngữ trung gian nữa để có thể viết được tiếng tầu trên máy tính. Hiện nay có hai loại hình ngôn ngữ trung gian người-máy là BoPoMoFo và Pinyin được dùng rộng rãi nhất, một cụ đồ Nho dù uyên thâm tiếng Hán tới đâu mà không biết thêm một trong hai cách viết này thì cụ chỉ có thể dùng bút lông viết trên giấy chứ không viết E-mail hay Word được trên máy tính. Mà không có máy tính và Internet thì còn quốc tế hóa ngôn ngữ cái gì nữa phỏng ạ ? Nói nôm na là hiện nay học chữ Hán tức là học "2 in 1" chứ không chỉ đơn thuần là học chữ Hán không nữa.

Với những vấn đề như trên tại sao ta không dùng luôn tiếng Anh hay tiếng Pháp cho tiện nhỉ, sao lại phải bắt người ta học tiếng Hán bằng cách viết trên giấy rồi lại phải học cách viết trên máy tính ? Tiếng Pháp khó và hơi văn vẻ ư, thế thì dùng tiếng Anh vậy, ngay tại những nước có đông dân gốc Tầu như Singapore, Malaysia, Hongkong... người ta vẫn dùng tiếng Anh làm ngôn ngữ hành chính chứ người ta đâu có dùng tiếng Tầu.

Chưa kể là ngay chính tại Trung Quốc vào khoảng giữa thế kỷ trước xuýt nữa thì tiếng Hán đã bị dẹp bỏ vì có một số thành phần cấp tiến định áp dụng tiếng La-tinh cho Trung Quốc nhằm đẩy nhanh công cuộc xây dựng đất nước. May sao sau đó dự định này sau đó được dẹp sang một bên, thay vào đó là người ta đơn giản hóa lại chữ Hán để cho người dân có thể học nhanh hơn. Ngay tại Nhật Bản người ta cũng đã tiến hành giản thể hóa nhiều chữ gốc Hán quá phức tạp với quá nhiều nét, khi viết rất mất thời gian.
Fedora
QUOTE(yuyu @ Nov 21 2006, 12:51 AM)
Đấy chính là tinh thần của Hán Tự mà nhờ đó người dân Trung Hoa, dù đông và tiếng nói khác nhau, lại sống trên một lãnh thổ rộng lớn mênh mông, có thể hiểu nhau và đoàn kết với nhau thành một quốc gia khổng lồ vào hạng nhất thế giới.


Lãnh thổ Trung Hoa tuy rộng lớn nhưng có phải 100% người Trung Quốc biết chữ đâu ạ ? Các dân tộc thiểu số họ có tiếng nói riêng của họ và hầu như không biết chữ Hán. Ngay sau khi hết nội chiến thì Trung Quốc chỉ có khoảng 10% là biết đọc biết viết. Sự bành trướng của người Hán là do các cuộc xâm lăng, khai phá và chính phạt từ xa xưa chứ đâu phải do chữ Hán. Điều này cũng như người Anh, Pháp, Tây Ban Nha để lại dấu ấn ngôn ngữ của mình tại khắp nơi trên thế giới sau công cuộc đánh chiếm thuộc địa của họ. Hiện nay tiếng Anh và tiếng Pháp có cả một cộng đồng quốc tế gồm nhiều quốc gia trên khắp các Châu lục là thành viên, nước Tây Ban Nha tuy nhỏ là tiếng Tây Ban Nha được cả Nam Mỹ rộng lớn sử dụng, tất cả những điều đó đều là thành quả của công cuộc thuộc địa hóa từ những thế kỷ trước của các cựu cường quốc trên biển (trước đây người Châu Âu thống trị trên biển nhờ vào kỹ thuật hàng hải ưu việt và khả năng đóng tầu đi biển trọng tải lớn). Như vậy ngôn ngữ là hệ quả chứ không phải là nguyên nhân của việc bành trước lãnh thổ.

QUOTE(yuyu @ Nov 21 2006, 12:51 AM)
Không những thế Hán Tự còn giúp học sinh thông minh và học kiến thức nhanh hơn là lối viết Latin dựa trên chữ cái và nguyên tắc phiên âm.


Nhận định này của bác cũng không thuyết phục lắm, nhận định kiểu này cũng như trước đây có nhiều người cho rằng trẻ em bú tí mẹ thì thông minh hơn là bú từ bình sữa. Chữ viết chỉ là phương tiện để tiếp thu kiến thức chứ bản thân nó không quyết định trí thông minh của con người ta. Người ta hoàn toàn có thể tiếp thu văn hóa Trung Quốc qua tiếng Anh và ngược lại tiếp thu văn hóa Mỹ qua tiếng Tầu. Chưa kể là cùng một lượng kiến thức như nhau thì dùng tiếng Tầu mất nhiều thời gian hơn.
langtubachkhoa
QUOTE(Fedora @ Nov 22 2006, 10:37 AM)
Nhận định này của bác cũng không thuyết phục lắm, nhận định kiểu này cũng như trước đây có nhiều người cho rằng trẻ em bú tí mẹ thì thông minh hơn là bú từ bình sữa.
*



ĐỒng ý với những nhận định của Fed, nhưng riêng việc so sánh ở trên, giữa nhận định của bác ú ù về ngôn ngữ với nhận đinh về bú tí, là sự so sánh không đúng. Vấn đề bú tí nào tốt hơn là kết quả nghiên cứu khoa học của các ngành hóa, sinh, thực phẩm, còn bác ú ù nhận định về ngôn ngữ là do sự chủ quan của bác ấy, không giống nhau đuợc
thanh minh
QUOTE(Fedora @ Nov 22 2006, 05:35 PM)
QUOTE(yuyu @ Nov 21 2006, 12:51 AM)
Ngày nay, nếu nhân loại muốn tiến đến một quốc tế ngữ thực sự để thông cảm nhau, bất kể giọng nói khác nhau, thì Hán Ngữ chính là một mô hình tốt.


Em thì lại nghĩ ngược lại với bác Yuyu...
*



Tôi nghĩ bác Fedora đã triển khai khái quát nhận định của bác Yuyu quá ngữ cảnh của nó nên lập luận như vậy đúng nhưng trong một tiền đề khác. Một quốc tế ngữ không thể thay cho mọi ngôn ngữ trong mọi lĩnh vực được. Nó chỉ có thể có một số ứng dụng hữu hiệu nổi bật thôi.

Tôi nghĩ ưu điểm căn bản của Hán Ngữ chính là vì nó thuộc về một truyền thống văn hóa có phương thức tư duy khác hẳn phương Tây (nói chung), nặng về cảm nhận trực giác nên "để thông cảm nhau" thì rất tốt. Còn các khía cạnh khác thì còn phải xét các điều kiện khác, đôi khi thuần túy là vấn đề kỹ thuật (tức là có thể sẽ khắc phục được theo thời gian). Hình thức của ngôn ngữ quan hệ chặt chẽ với cách người ta tư duy. Ngay như tiếng Pháp cũng đã rất khác tiếng Anh, nó duy lý hình thức rất cao. Điểm chung là trong ngôn ngữ phương Tây "động từ - hành động" gần như là cái đầu tiên của ngôn ngữ, là hạt nhân căn bản của tư duy. Hán Ngữ lại khác hẳn. (Khác - chứ không phải hơn hay kém).

Cá nhân tôi đồng ý nên có biện pháp khuyến khích việc tìm hiểu Hán Ngữ hay Hán Nôm trong xã hội Việt Nam như một cách để bảo tồn và khai thác một phương thức tư duy khác, một cách khác để tiến tới một sự hiểu biết sáng suốt. (Và) Các giải thích của bác Yuyu về các từ là đúng và đầy đủ - tất nhiên là chúng ta cũng sẽ thừa nhận rằng nghĩa của từ biến đổi sinh động theo thời gian và do những người sử dụng nó trong mỗi thời kỳ. Nó võ đoán.
Fedora
@Thanh Minh : sở dĩ tôi nói tôi nghĩ ngược lại với bác Yuyu bởi vì là bác Yuyu nói là "nếu nhân loại...", tức là hàm ý muốn Hán ngữ trở thành một quốc tế ngữ, sự bất khả thi chính là ở chỗ đó. Bắt người phương Tây, người A Rập hay người Nam Mỹ phải tư duy như người Hán là một điều hão huyền, cư dân của mỗi khu vực địa lý có xuất phát điểm văn hóa khác nhau nên ngôn ngữ và cách tư duy của họ khác nhau, người phương Tây có "Thánh Hiền" của người phương Tây, người A Rập cũng đã từng có những "Thánh Hiền" của riêng họ, không thể bắt họ theo "Thánh Hiền" của người Á Đông được.

Người A Rập cũng có một hệ chữ cái rất giống với chữ tượng hình do cách viết đặc trưng của nó (nhìn giống như con rắn bò), hệ chữ cái của họ chỉ gồm có chưa tới 30 chữ. Qua đó để thấy rằng so với nhiều hệ ngôn ngữ khác trên thế giới thì Hán ngữ còn quá cồng kềnh và phức tạp. Sự phức tạp của Hán ngữ không chứng minh được tính ưu việt của nó, những gì nền văn minh của người Hán làm được thì người A Rập cũng từng làm được trong lịch sử, sự thịnh hành của đạo Hồi hiện nay trên thế giới là một trong những minh chứng khá rõ ràng.

Còn về việc bác nó là khuyến khích người VN học chữ Hán - Nôm thì tôi nhất trí với bác, người VN ta đang dùng Hán ngữ một cách vô thức vì nó đã trở thành một phần của tiếng Việt, cụ thể là những từ Hán - Việt. Vì vậy người VN có rất nhiều lợi thế trong việc tiếp cận với Hán ngữ so với các dân tộc khác.
NguoiVN
em nghĩ nếu bắt đa số học một thứ gì đó thì mục tiêu phải là để lấy và tiếp cận thông tin, thành tựu...
thông tin, thành tựu được phát đi chính từ những nước giàu, nó tạo thành dòng chảy từ giàu xuống nghèo, bởi vậy nếu tàu giàu nhất thế giới, có vị thế tạo được đài thông tin riêng thì người ta sẽ học tiếng của nó, bất kể tiếng nó có dễ hay kô
Những thứ phát đi từ những nước giàu luôn được các nước nghèo bắt đài và nghe, ít có chuyện ngược lại, nên nhà thiên tài Hoàng Linh khó có cơ hội nổi đình đám trên thế giới trong tình thế hiện nay, nước chảy từ chổ thấp lên cao là khó khăn, trừ khi có bàn tay kô tự nhiên, mà điều này khá tốn kém
yuyu
Nếu chúng ta nghĩa rằng hệ chữ Latin chỉ có 26 hoặc 29 chữ cái nên tiện lợi hơn chữ Hán, vốn có đến 214 bộ là nhầm ! Bởi vì tuy trông chữ Hán rắm rối như vậy, kỳ thực nó chỉ cấu tạo bởi ...7 nét cơ bản. Đó là hệ thống ký hiệu đơn giản nhất trong các văn tự !
Chẳng những thế, do Hán ngữ xuất phát từ một tiếng nói Đơn Âm ( mono silabic), mỗi chữ là một từ, nên ngôn ngữ Hán trở nên cực kỳ súc tích, ngắn gọn. Bằng chứng là ở LHQ, mỗi văn bản quốc tế thường được in ra làm 7 thứ tiếng thông dụng nhất là Anh, Hoa, Pháp, Tây Ban Nha, Nga, Arab...thì bản Hán Văn bao giờ cũng ngắn nhất ( trong khi bản Tây văn dài nhất ) ví dụ đại khái nếu bản tiếng Pháp phải in 10 trang thì tiếng Tây Ban Nha phải tốn 11 trang, tiếng Anh 9,5 trang. Các tiếng khác cũng khoảng 10 trang, thì tiếng Hán chỉ có 6 trang !
Tất nhiên chúng ta công nhận rằng ngữ pháp các thứ tiếng Tây phương , nhất là tiếng Pháp rất chặt chẽ, chính xác, hơn tiếng Hán . Vì thế các văn bản Luật Pháp Quốc Tế bất kể của nước nào, sau khi dùng tiếng bản điạ, thường có thêm một bản Pháp văn để làm tiêu chuẩn đối chứng, tránh chuyện hiểu sai, diễn đạt sai do vô tình hay cố ý dựa vào sự mập mờ của ngôn ngữ.
Tuy nhiên sự chính xác của ngôn ngữ Pháp cũng là con dao 2 lưỡi. Nguyên do là người Pháp có đầu óc quá thiên về phân tích nên nhiều khi sự chính xác đến mức lẩm cẩm, thậm chí thành vô lý, phản khoa học ( ví dụ ngay người vỡ lòng tiếng Pháp cũng nhận thấy tư duy phản khoa học, vô lý trong việc định giới tính cho danh từ cũng như tư duy lộn xộn trong số đếm ). Ấy là chưa kể vì thiếu óc tổng hợp, danh từ Pháp trở thành chính xác một cách lẩm cẩm. Ví dụ mấy năm trước có bệnh bò điên, Tây gọi là "La Vache folle", nghĩa là " con bò cái điên ". Nhiều người nói đùa chả nhẽ con bò đực không bị điên à ? Tất nhiên là cái đực gì cũng có nguy cơ bị mắc bệnh dại hết, nhưng trong tiếng Pháp, vì thiếu tính tổng hợp, nên không có danh từ chỉ con bò nói chung mà hễ cứ nói đến bò hay bất cứ con vật nào, thậm chí danh từ nào, cũng phải chia rạch ròi đực cái.
Trong lúc đó tinh thần tổng hợp của tiếng Hán cao hơn các thứ tiếng phương Tây. Điều này cũng có trong tiếng Việt.
Trong ví dụ trên các thứ tiếng này đều có một từ chung chỉ loài bò và bất cứ loài nào. Sau đó chỉ cần thêm tính từ đực cái, hay bất cứ tính từ nào để phân loại.
Kết quả là để thiết kế máy tính, tiếng Pháp phải tốn bộ nhớ nhiều hơn để đưa hết các danh từ đực cái vào, trong khi tiếng Hán chỉ cần 1 nửa chỗ đó và thêm 2 tính tính đực, cái để làm việc tương đương...

Đại khái như vậy, với ký nguyên máy tính, khi nhiều người tưởng nhầm rằng chữ tượng hình hết thời, kỳ thực lúc đó mới thấy rằng Hán tự hiện đại nhất, thích hợp nhất với máy điện toán vì nó ngắn gọn, đơn giản nhất và theo đúng tinh thần tổng hợp và nhị phân, nguyên tắc nền tảng của máy tính.
Fedora
QUOTE(yuyu @ Nov 26 2006, 11:05 AM)
Nếu chúng ta nghĩa rằng hệ chữ Latin chỉ có 26 hoặc 29 chữ cái nên tiện lợi hơn chữ Hán, vốn có đến 214 bộ là nhầm ! Bởi vì tuy trông chữ Hán rắm rối như vậy, kỳ thực nó chỉ cấu tạo bởi ...7 nét cơ bản. Đó là hệ thống ký hiệu đơn giản nhất trong các văn tự !


Nếu tính theo "nét" thì bất kể chữ cái nào trong hệ La-tinh, cụ thể là tiếng Anh, Pháp... cũng chỉ có tối đa 2 nét (nên hiểu cách so sánh này một cách hình tượng chứ không nên hiểu theo kiểu "vạch lá tìm sâu" vì cấu trúc của chữ tượng hình và chữ tượng thanh khác nhau, không thể có một so sánh chính xác 100% được, vậy nên ta lấy sự tiện lợi và thời gian để làm mốc so sánh). Như vậy không thể nói như bác Yuyu rằng Hán tự đơn giản hơn được. Chưa kể cấu trúc của các từ trong hệ La-tinh chỉ theo chiều ngang trên cùng một dòng dễ viết và dễ đọc hơn các chữ trong Hán tự.

Một đặc điểm nữa rất hay của tiếng hệ La-tinh là tên riêng và danh từ chung được viết hoa ở chữ cái đầu tiên nên rất dễ nhận biết, không mất nhiều thời gian vì nó không lẫn với các chữ khác.

QUOTE(yuyu @ Nov 26 2006, 11:05 AM)
Đại khái như vậy, với ký nguyên máy tính, khi nhiều người tưởng nhầm rằng chữ tượng hình hết thời, kỳ thực lúc đó mới thấy rằng Hán tự hiện đại nhất, thích hợp nhất với máy điện toán vì nó ngắn gọn, đơn giản nhất và theo đúng tinh thần tổng hợp và nhị phân, nguyên tắc nền tảng của máy tính.


Máy tính hoạt động theo hệ nhị phân (Binary) tức là chỉ có 2 số 0 và 1, vì thế không liên quan gì tới Hán tự cả, thậm chí ta còn có thể nói rằng nếu không có hệ chữ La-tinh A, B, C... thì khó có thể dùng Hán tự để in ấn hay soạn thảo văn bản như ngày nay ta đang dùng => nhận định của bác Yuyu cho rằng Hán tự là nền tảng của máy tính là đi ngược lại với thực tế hiển nhiên. Nói tóm lại là các hệ chữ tượng hình trong đó có Hán tự sở dĩ tồn tại được trong kỷ nguyên tin học là nhờ vào hệ chữ La-tinh. Đó là về computer, về Internet cũng vậy, người TQ muốn lướt Web thì vẫn phải gõ vào Address bar tên miền (domain name) bằng chữ La-tinh, bằng không thì nghỉ cho khỏe laugh1.gif

Trên đây chỉ là hai cái ngộ nhận dễ thấy nhất trong bài viết của bác, còn một số điểm ngộ nhận khác lúc nào rảnh em sẽ phân tích sâu hơn.
Pages: [1], 2, 3, 4, [>], [>>]
Quán nước đầu làng Ven > Sáng Tác - Thảo Luận - Phổ biến kiến thức > CLB Văn Hoá - Lịch sử
Invision Power Board © 2001-2024 Invision Power Services, Inc.