Langven.com Forum

Full Version: Các địa Chỉ Blog Hay đáng Quan Tâm
Quán nước đầu làng Ven > Thư viện làng Ven > Thư viện địa chỉ
Pages: [<<], [<], 3, 4, 5, [6], 7, 8, 9, [>], [>>]
SyncMaster
Yahoo! 360° là một dạng Blog amateur, nó chỉ phát huy tác dụng khi ta biết giới hạn phạm vi trao đổi với một số lượng đối tượng xác định, vừa phải. Mục đích chính của Yahoo khi họ mở dịch vụ Blog là để thu hút thêm người dùng cho các dịch vụ đi kèm như e-mail (Yahoo! Mail), photo (Flickr) và nhất là Instant Messenger (YIM) và tất nhiên là nhiều cái khác.

Trên thế giới thì đa số các Blogger chuyện nghiệp, tức là những người dùng Blog thay cho Website để truyền tải thông tin thường xuyên, có số lượng lớn mà họ không có thời gian để chăm sóc cho website thì thường họ hay dùng các phần mềm Blog chuyên nghiệp hơn do các nhà cung cấp Blog khác cung cấp, đây mới chính là "pure blog", nó có dạng gần giống như một nhật ký online hay một tờ báo điện tử thu nhỏ với nhiều chức năng riêng phong phú hơn. Những Blog loại này không có giới hạn về ngôn ngữ như Yahoo! 360° mà nó như bất cứ một trang web nào khác.
Xốt
Các bác nói đúng cả, tất nhiên chúng ta có thể nhìn và nhận định về Blog theo nhiều góc độ. Cái nằm sau tất cả mọi khả năng có thể sảy ra- và là cái thực ra em không thích, đó là những hình thức như Blog có thể làm thay đổi kết cấu xã hội thực sự. Điều này bài gì của bác Observer cũng có đề cập đến, nhưng không phân tích vào sâu một tí nào cả.

Mọi phong trào đều để lại một hậu quả nhất định nào đó (không nhất thiết theo nghĩa xấu). Phong trào hippie năm giải phóng tình dục và phản chiến những năm 60 là một cuộc cách mạng tốt cho thanh niên, nhưng xét cho cùng nó chỉ là hệ quả của một thứ đã có từ rất lâu: phong trào Khai sáng - và về phần mình, Khai sáng lại là sản phẩm của văn hóa tư bản- và thế kỷ 17-18 muốn giải phóng xã hội khỏi phong kiến độc tài. Phong trào đó tốt ở chỗ- thanh niên trở nên tự do hơn, độc lập hơn. Thế nhưng nó cũng mang lại một hậu quả rất cụ thể là gây ra cái gọi là xung đột thế hệ, và khái niệm Thế hệ trẻ. Bỗng dưng- tất cả thanh niên đều trở nên giống nhau - chúng có cùng một kiểu văn hóa, và a dua nhau làm tất cả mọi thứ mà thế hệ chúng làm- nhiều khi chỉ để chứng minh rằng chúng khác với thế hệ cũ, khác với bố mẹ chúng. Đó cũng là cách mà nhờ đó văn hóa Pop phát triển được.

Ngày nay người ta có thể đổ lỗi cho việc tầng lớp thanh niên ở phương Tây (tất nhiên cũng có ngoại lệ, nhưng chúng ta không nói tới ngoại lệ) bị mất cái tính cách tinh hoa của cha ông họ- đó là khả năng tập trung lao động cao độ, bền bỉ và có lý tưởng cụ thể (ví dụ trong Rừng Na-Uy Murakami đề cập tới vấn đề đó)- do việc đời sống ở phương Tây quá cao, quá sướng. Nhưng yếu tố song hành với đời sống dư thừa của cải vật chất ấy chính là văn hóa Pop. Khi mà Paris Hilton được tôn vinh lên thành thần tượng của lớp trẻ, trở thành ngôi sao của giới trẻ, thì đó cũng là lúc nền văn minh phương Tây bị báo động đỏ- sắp tái lập lại giai đoạn cuối của đế chế La Mã. Ngược lại, yếu tố làm cho châu Á (Đông và Nam Á) trở thành đối thủ duy nhất của Tây Âu-Bắc Mỹ, chính là ở chỗ người ta nhìn thấy rằng thanh niên châu Á đang có ý chí vươn lên rất mạnh mẽ- đặc biệt là thanh niên Trung Quốc (tất nhiên cũng có ngoại lệ). Cho dù về mặt sinh học mà nói- dân châu Á không thể có mật độ cũng như chất lượng những thanh niên có khả năng như dân Tây Âu được. Thế nhưng, ví dụ nhé: tỉ lệ những sinh viên ngồi ở những trường đại học ưu tú nhất trên thế giới này chẳng hạn- giữa dân da vàng và dân da trắng- đặc biệt là những ngành khoa học tự nhiên- đã tăng gần tới mức 50:50. Ở một nước có 1,3 tỉ dân- thì chỉ cần có khoảng 10 triệu thanh niên như vậy cũng đã đủ rồi. Còn ở một nước có 80 triệu dân- VN có lẽ cần khoảng 1 triệu thanh niên như vậy.

Cái nguy hiểm của Blog là ở chỗ- xét về cá thể- có thể chúng sẽ dẫn đến những hậu quả như em nói đối với người này, và như các bác nói, đối với người kia. Nhưng nhìn chung chúng sẽ tạo ra một cái Identity chung cho tất cả mọi người là- ví dụ: đã lên Blog là phải tâm sự. Thay vài mài sắc tinh thần, Blog giúp cho người ta giải tỏa tinh thần theo kiểu AQ- vừa vui, vừa tránh được đụng chạm. Một cách tù tội- người ta tự giam mình trong bốn bức tường để thủ dâm tinh thần, thi nhau khoe sắc nhưng chả có cái sắc đếch nào và tất cả đều lặp lại nhau. Mỗi người một Blog- giống như mỗi người một cái chuồng riêng- khi tao không muốn cho mày vào, tao sẽ chặn mày lại. Tao sẽ chỉ cho vào những gì làm tao vừa lòng. Dần dần cái identity nhờ nhờ của Bloggers sẽ được đóng dấu, và dễ dàng hơn bất cứ một việc khảo sát nào khác- một ông chủ chỉ cần đi một vòng các Blog để tìm ra người mà họ cần, và cũng chỉ đi một vòng các Blog, công an có thể kiểm soát được mọi điều- kể cả cách nghĩ của thanh niên. Người ta tưởng online là anom, nhưng thực ra làm quái gì có cái gọi là anom đấy- khi cần công an có thể tìm ra ngay lập tức ai là chủ của Blog này và ai là chủ của Blog kia.
Sự thay đổi cấu trúc xã hội do Internet gây ra tất nhiên là rất ghê gớm- có thể sau này người ta sẽ sống lưng chừng giữa hai thế giới và có những người sinh ra chỉ sống hoàn toàn trong 4 bức tường và không gặp bất kỳ một người nào khác ngoài đời thật từ khi đẻ ra cho đến lúc chết nhưng vẫn giữ được sự khác nhau nhất định giữa người này và người kia- do con người vẫn phải va chạm với một số lượng lớn những người khác- kể cả người họ yêu và ghét mà không tính toán được trước các tình huống sẽ xảy ra. Nhưng Blog tạo ra hiệu ứng kinh hơn- đó là mỗi người sẽ bị nhét vào một cái cũi và tiếc là thay vì khác nhau- một nhóm Blogger sẽ giống nhau như cùng được lập trình sẵn, cho dù họ có khác nhau về bề ngoài như người này được sơn màu xanh người kia màu đỏ- và nhóm Blogger này tưởng họ sẽ khác những nhóm khác- nhưng thực tế là mọi nhóm sẽ giống nhau.
lơ ngơ
QUOTE(Xốt @ Oct 27 2006, 04:45 PM)
Nhưng nhìn chung chúng sẽ tạo ra một cái Identity chung cho tất cả mọi người là- ví dụ: đã lên Blog là phải tâm sự. Thay vài mài sắc tinh thần, Blog giúp cho người ta giải tỏa tinh thần theo kiểu AQ- vừa vui, vừa tránh được đụng chạm. Một cách tù tội- người ta tự giam mình trong bốn bức tường để thủ dâm tinh thần, thi nhau khoe sắc nhưng chả có cái sắc đếch nào và tất cả đều lặp lại nhau. Mỗi người một Blog- giống như mỗi người một cái chuồng riêng- khi tao không muốn cho mày vào, tao sẽ chặn mày lại. Tao sẽ chỉ cho vào những gì làm tao vừa lòng. Dần dần cái identity nhờ nhờ của Bloggers sẽ được đóng dấu, và dễ dàng hơn bất cứ một việc khảo sát nào khác- một ông chủ chỉ cần đi một vòng các Blog để tìm ra người mà họ cần, và cũng chỉ đi một vòng các Blog, công an có thể kiểm soát được mọi điều- kể cả cách nghĩ của thanh niên. Người ta tưởng online là anom, nhưng thực ra làm quái gì có cái gọi là anom đấy- khi cần công an có thể tìm ra ngay lập tức ai là chủ của Blog này và ai là chủ của Blog kia.

Xốt nói đúng quá, thực ra ngớ rất muốn bênh vực cho các bloggers, nhưng khó tìm được lời cãi lại Xốt ở cái điểm này. Sáng nay tình cờ vào xem blog của một cô gái kia, dân giỏi giang, làm báo chí hay truyền hình gì đó ở Hà Nội. Cô đó la làng lên là cô đơn quá, không tâm sự với blog của mình được nữa, vì cô đã rất popular, blog quá nhiều người xem quá, cô không dám đem niềm riêng của mình vào blog. Và khổ quá khổ quá cô đơn quá không còn chỗ nào để viết. Ngớ mắc cười muốn chết, định viết vào comment này em, thế nhà em không có tờ giấy và cây bút chì nào à? (Nhưng ko viết vì YOU MUST BE A MEMBER TO COMMENT blah blah blah).

Bloggers ở trong những cái chuồng, và những cái chuồng đó public cho nên trong suốt. Đến nỗi lúc cần che dấu mình cũng không biết chui ra khỏi cái chuồng, bùn cười mún chít thui.

Bảo rằng chỉ viết cho mình, thì một quyển vở, một cây bút, hoặc tân tiến hơn, một chương trình Word, có gì là sai? Một khi đã upload lên mạng thứ gì, thì thứ đó bày trải cho mọi người, đó là chuyện đương nhiên, đừng có giả vờ của tôi, cho riêng tôi gì gì cả.

Người ta bây giờ sống quá thiếu khoảng cách. Một khoảng không gian riêng cho mình: không có nó thì không có mình. Thế mà cái gì cũng bày ra, tự làm cho mình transparent, rồi thì không dám có ý nghĩ, có lầm lẫn nào mà fans của mình có thể không thích, không approve...

Sáng qua đọc một bài trên tờ Telegraph, lại có người than thở về ngôn ngữ, bài dài lắm, tóm tắt không nổi. Có một đoạn ngớ muốn đem vào đây, là cái ngôn ngữ formal trong cách xưng hô, thưa ông, thưa bà vân vân, nó cũng hay vì nó tạo khoảng cách. Còn người cần tình yêu, sự gần gũi, cái đó ai cũng biết rồi và cũng nói hoài. Nhưng có ai nghĩ rằng con người cũng cần khoảng cách không nhỉ?

Ngớ không chống blog. Lát nữa ngớ sẽ viết bài dài bênh vực blog he he, đồ ba phải.
Mr. Smith
Chú Xốt nói cứ như tiên tri ấy nhỉ :P.
Đùa thôi, chứ tớ nghĩ ngược lại với Xốt, blog không phải tạo ra cái chuồng cho mỗi người mà là tạo ra một khoảng không gian ảo riêng cho mỗi người. Nó cũng không dẫn tới sự đồng dạng (conformity) mà là sự đa dạng. Chẳng có nguyên tắc nào chung như đã có blog thì phải tâm sự cả. Ví dụ có thể tham khảo ở rất nhiều blog của bọn Tây nơi bọn chúng thể hiện những sự quan tâm, trao đổi về các vấn đề chính trị/văn hóa/nghệ thuật/khoa học...

Apomethe
Bác Xe có lẽ mới chỉ thăm dò quanh cái blog của Yahoo! 360° hiện còn ở dạng sơ khai và là bản beta. Dùng blog làm việc gì là do mỗi người, riêng em không coi đó là nhật ký vì nếu là nhật ký thì người ta đã không gọi nó là blog mà là diary online rồi. Viết nhật ký là viết cho riêng bản thân mình, chỉ có mình đọc và hiểu. Nếu nhật ký mà cho người khác xem thì nó đã hoàn toàn khác rồi. Giữa cái nhật ký cho mình đọc và nhật ký cho người khác đọc là một khoảng cách rất lớn một trời một vực. Cho nên với những người coi blog là một dạng nhật ký thì khi muốn viết một cái gì riêng tư thì lại cảm thấy bối rối vì blog nó không phải một chốn riêng tư, cái gì trên Net thì coi như là public rồi.

Nếu bác Xe chịu khó lượn rộng hơn một tí nữa qua các blog của bọn Tây mà không phải là của Yahoo! thì sẽ thấy nó rất đa dạng. Một ông giáo sư dùng blog của mình làm nơi chứa các bài giảng và bài tập về nhà cho các sinh viên, học trò của ông ai muốn tìm thông tin thì chỉ cần lên đấy. Một lập trình viên dùng blog của mình để cập nhật các thông tin và hướng dẫn phần mềm của mình,... Nói chung mỗi người có cách sử dụng riêng cho mình.

Tuy nhiên đa số mọi người vẫn chọn blog làm nơi chia sẻ cảm xúc của mình. Blog là một dạng phát triển cao hơn trong quá trình communication của con người trên mạng. Đầu tiên là email, dạng sơ khai nhất quá trình giao tiếp trên mạng. Sau một thời gian thì xuất hiện những room chat, sẽ là một mớ hỗn độn các loại người trong đó đủ mọi thành phần, sau đó phát triển thành các chương trình IM để mọi người có thể add cho mình các buddy và mình muốn, tuy nhiên nó vẫn giới hạn trong số những người mình quen biết. Sau này Forum ra đời, việc giao lưu rộng rãi hơn và mọi người có thể chọn kết kết bạn với những người mình cảm thấy thích qua các bài viết. Khi blog ra đời nó còn làm cho con người ngày càng tự do và tạo mối quan hệ rộng rãi hơn. Nhiều người tham gia forum nhưng chỉ dám đọc bài mà không dám viết, nay có thể tự nói chính kiến và suy nghĩ của mình thoải mái. Việc giao lưu kết bạn cũng rộng rãi hơn các forum vốn chỉ gói gọn quanh một số lĩnh vực nhất định thì nay khi dạo qua các blog ta có thể để lại vài comment hoặc gửi tin nhắn làm quen với bất cứ ai. Nhưng IM, forum và blog vẫn hoàn toàn độc lập và khác nhau về tính chất không cái nào có thể thay thế cái khác. Ngày nay dân tình vẫn chat ầm ầm, forum vẫn mọc ra như nấm cùng với hàng ngàn số người tạo cho mình một blog riêng. Những thứ đó vẫn tồn tại song song.

Quay lại với ý kiến của bác Xe. Khi thanh niên Việt Nam phát hiện ra cái gọi là blog, mà chủ yếu mọi người vẫn dùng blog của 360 thì đa số coi đó là phương tiện để có thể khẳng định cái tôi và bản thân. Họ sẽ đưa lên đó những cái tâm đắc nhất, những thứ mà mọi người sẽ phải thích thú và theo dõi. Và như vậy họ sẽ tìm cách làm cho càng nhiều người vào xem trang web của mình càng tốt, như vậy sẽ phải tạo cho trang web một nội dung thật phong phú và hấp dẫn, lâu dần tạo ra cái tính AQ mà bác Xe nói. Với những người viết theo dạng nhật ký thì họ cũng sẽ chỉ kể ra những cái hay cái tốt, che đậy đi một ít cảm xúc để người khác khỏi nhận ra, khỏi thấy phần yếu kém của mình. Nói chung phần này em đồng ý với bác Xe, nhưng chắc bác cũng chưa xem xét rộng hơn các loại blog khác.

Blog theo em là nơi rất tốt để chia sẻ cảm xúc và ý kiến. Một người có thể đưa lên đấy suy nghĩ và ý kiến hoặc những gì mình trải nghiệm qua. Những người khác vào đấy sẽ comment bình luận hoặc tranh luận với chủ của blog, nó gần giống như một forum nhưng người chủ blog sẽ chủ động nêu ra vấn đề hơn, không bị e ngại như trong diễn đàn. Blog còn có thể dùng làm nhiều việc khác như em đã nói ở trên, với người thích đi du lịch có thể dùng nó để ghi lại hành trình các chuyến đi, với một nhà toán học có thể đưa lên các bài toán hoặc vấn đề mình đang quan tâm, những người sáng tác nghệ thuật có thể đưa ý tưởng của mình ra cho mọi người đóng góp. Vô số những lợi ích mà blog có thể đem lại. Còn ai muốn viết nhật ký thì tốt nhất là sắm một quyển sổ và cây bút là xong.

Blog tóm lại là một dạng homepage, ai muốn làm gì với nó thì làm, chỉnh sửa thế nào thì tùy mỗi người.
Xốt
Em đùa các bác thôi, chứ còn cuộc đời của các bác hay của em sẽ dẫn đến việc các bác làm những gì và em làm những gì, thì đối với em, đã được tái định trước bởi Gene rồi, hiếm có trường hợp ngoại lệ, và cũng hiếm có các hành động ngoại lệ. Bác nào là Blogger thì cứ tiếp tục làm Blogger, bác nào nghĩ là mình có thể trở thành ngôi sao, thì có lẽ nếu đang là Blogger nên bỏ Blog ngay (để rút ngắn thời gian thôi, chứ đã có tư chất để trở thành sao, thì kiểu gì cũng đến lúc tự bỏ Blog).

Chú Apo: nếu mọi người làm Website cá nhân kiểu các bác giáo sư đưa bài và thông tin liên lạc lên cho tiện (và cũng làm Blog vì thế) thì lại là chuyện khác. Có điều tất cả những Blog của người Việt mà tớ mò vào được cho tới bây giờ đều chỉ là một dạng ẩm ương tâm sự tâm tình lứơt sứơt mướt chưa cái nào thoát (còn nhiều website cá nhân của người VN thì có những thứ khác nữa nên còn được).
NguoiVN
bạn sốt, người mỹ cũng phí phạm thời gian rất nhiều vào blog ( người đi làm) và myspace, facebook, youtube, xanga, ... kô kể hết được đấy. chúng nó cũng mang tư tình vớ vẫn trưng bày cho thiên hạ ngó, chúng nó giàu còn ta thì nghèo mạt nên phải lo kiếm cơm bỏ bụng, khác là khác ở đó

nhìn theo hướng của một nhà tập sự truyền tín học ( communication? laugh1.gif ) lấy sách vở ra che chở, em thấy xét trên phạm vi các nước phát triển cao, mỹ nhật đức, anh pháp ... khoản cách xã hội thật đang ngày một nới rộng và khoản cách xã hội ảo đanng ngày một thu nhỏ

mấy chục năm trước có một ông canada (marshall mcluhan) đồng hương với ông tây nguyễn văn dậu ( Joe, yahoo 360)
có chế ra một cụm từ global village, có lẽ đa số dân làng còn hiểu mập mờ về từ này.
Hiểu đơn giản là ổng tiên đoán về một tương gần, con người sẽ gắng kết với nhau qua một mạng không gian ảo và xa rời nhau qua các hình thức giao tiếp xã hội thực ( đối thoại, mặt đối mặt ...)
các blog là ví dụ minh chứng cho tiên đoán đó trong muôn ngàn các vị dụ khác, blog xây dựng nên các môi quan hệ lạnh ( cold connection) tương tự với forum... con người sẽ gặp khó khăn trong việc biểu hiện cảm xúc trong mối quan hệ nóng ( hot conenction) như nói tao ghét mày, đứng trước đám đông phát biểu cảm nghĩ ... và dễ dàng biểu lổ cảm xúc qua các hình thức giao tiếp lạnh

đây là một trong những trào lưu về thông tin liên lạc và giao tiếp của người trẻ, text message qua cellphone, YIM, AOL, email etc

gặp khó khăn trong việc biểu lộ cảm xúc và bị tác động bởi chủ nghĩa cá nhân, khoản không gian riêng, người ở các nước phát triển rất khó bắt chuyện nhau, tâm sự về các vấn để riêng,
blog là lời giải

bây giờ trong các ngành xã hội học, ta có thể kiếm đựơc vô số các nghiên cứu sách vở về đề tài quan hệ ảo này, các quan hệ xã hội và avatars, các videos cá nhân và quan điểm cá nhân,

đã bắt đầu ló dạng cho một cái gọi là Lonelygirl15's Online Diary Is the Birth of a New Art Form
trong làng trademark là một vídu.
con người kết bạn với các nhân vật hoạt hình, nhận vật siêu sao trong film ảnh như batman, superman, etc

mỗi người sẽ xây dựng riêng cho mình một thế giới nhỏ trong đó mình la siêu sao, nhiệm vụ của các công ty kinh doanh là phải tạo ra các sản phẩm đáp ứng được nhu cầu đó "tôi không muốn một chiếc máy tính thônng thường, tôi muốn một chiếc máy tính làm riêng cho tôi"
tôi không muốn một chiếc áo may sẵn, tôi muốn một chiếc áo may riêng cho tôi, có dấu ấn của tôi"
NguoiVN
(@click here)

cái clip trên nói về chuyện con bé lonely girl 15, là một nhân vật ảo trên youtube, tiêu biểu cho hiện tượng hành văn sống mà nguoivn muốn nói tới.
sau khi cộng đồng youtube phát hiện ra lonely girl là giả, có 2 cách lựa chọn, 1 tiếp tục theo dõi câu chuyện, 2 quay sang chửi bới. 2 cách đều song song tồn tại cho tới hiện nay, nhân vật vẫn sống và vẫn online kể chuyện cuộc đời mình, và người người vẫn coi, vẫn chửi, vẫn bênh...

một kiểu hành văn mới nữa, kô nhớ phải lấy vídu. nào, đại khái là tác giả tưởng tượng harry porter cưới hàng xóm của nó, rồi viết chuyện tả hàng ngày potter đi chợ mua đồ, thay tả cho con thế nào. hai vợ chồng cãi lộn đánh nhau làm sao etc...
bà con bu đông như kiến xem, kết quả là hợp đồng béo bở với nhà xuất bản ( thường các hình thức fan art với fiction kô bị kiện)

hay chuyện blog thành sách ...

điểm chung của chúng là khán giả được quyền phát biểu cảm nghĩ 2 xu của mình, và tham gia vào diễn biến của câu chuyện. Nếu thõa mãn được điều này, tạo được gắn kết thì không vấn đề gì ( ít nhất là đối với nguoivn)
và kịch bản linh hoạt đi theo xu hướng của đại đa số ngừơi xem, người đọc, làm họ hài lòng
xalacxalo
Thấy có người bạn quẳng em cái link, bảo là blog của em Mi Vân, thần tượng của nhiều bác trong này (bác Lãng nhỉ? sp_ike.gif)

Đây, em nó đây ạ

(@click here)
SyncMaster
QUOTE(Thị Anh @ Sep 20 2006, 10:05 AM)
Blog quá nổi tiếng- đã lên báo LĐ

http://blog.360.yahoo.com/blog-ZMOTQG87dKNqpNerKypCkL2a
*




Hôm nay đọc báo thấy nói anh Dâu đi làm MC cho APEC :

http://vnexpress.net/Vietnam/Xa-hoi/2006/11/3B9F06D8/
Pages: [<<], [<], 3, 4, 5, [6], 7, 8, 9, [>], [>>]
Quán nước đầu làng Ven > Thư viện làng Ven > Thư viện địa chỉ
Invision Power Board © 2001-2024 Invision Power Services, Inc.