Langven.com Forum

Full Version: Xã Hội Nhật Bản
Quán nước đầu làng Ven > Sáng Tác - Thảo Luận - Phổ biến kiến thức > CLB Văn Hoá - Lịch sử
Pages: [1], 2, 3, 4, [>], [>>]
Minh Tí
Em rất say mê về đất nước và con người Nhật.

Hôm qua xem một phóng sự về chủ đề này của phụ nữ Nhật Bản, mới thấy phụ nữ Việt Nam còn may mắn hơn họ. Xã hội Nhật là một xã hội kì lạ, nơi mà kinh tế và mức độ văn minh xã hội phát triển cực cao nhưng nhận thức xã hội bao nhiêu năm vẫn không thay đổi. Người phụ nữ Nhật lập gia đình sinh con là một sự hy sinh cao cả, vì đồng nghĩa sẽ mất việc và chỉ còn ở nhà với con, đến mức trong xã hội Nhật có câu "Mama dragon". Tư tưởng Nho giáo về vị trí của đàn ông và đàn bà vẫn ngự trị ở đàn ông và phụ nữ Nhật đang tìm cách bật lại. Kết quả là những phụ nữ có công ăn việc làm ổn định ngày càng ngại lấy chồng và nhất là sinh con.

Xã hội Nhật công nhận kì dị, nhưng chính vì vậy mà mình lại càng say mê tìm hiểu. Hình ảnh nước Nhật mạnh nhất trong đầu là một buổi tối, tầm 10,11h đêm, trong một cửa hàng trò chơi điện tử, các cụ trung niên áo comle cặp da nghiêm túc ngồi chơi một cái khỉ tiều gì đó màu hồng hồng !!!

http://i21.photobucket.com/albums/b295/timovn/Japan/f9ebe59d.jpg

Chắc nhờ bác HRV vào bổ túc tiếp.
HRV
Trò này kô phải là điện tử đâu Tí ơi, đây là Pachinco (kô biết có viết đúng chính tả kô), là một loại đánh bạc, trong này có nhiều cụ già lĩnh lương hưu ngày ngày vào đây đánh bạc lắm laugh1.gif mấy người trong ảnh của Tí cũng kô có dáng vẻ công chức gì, chắc là mấy ông bà thất nghiệp ăn trợ cấp, hoặc là nghỉ hưu rồi, họ có thể ngồi đánh tối ngày baby.gif

Còn chuyện chị em phụ nữ, mấy em bạn Nhật của tớ ở trường thì nói vể chuyện chồng con thế này, tuổi thọ dân Nhật cao, bọn tớ thường sống đến 90 tuổi (các cụ ông thì thường 80-85 là tèo no.gif ) nên đến 30 tuổi thì mới là 1/3 quãng đời thôi, vội gì laugh1.gif

Còn cái nhận thức mà Tí nói thì không chỉ bọn Nhật lùn, mà mấy anh Hàn xẻng cũng thế, lập gia đỉnh rồi thì phụ nữ gần như hy sinh vì gia đình hết, chỉ một bộ phận giới trẻ và không có điều kiện tốt thì mới cả hai đi làm, nhưng bọn nó quan niệm đó cũng là sự sỉ nhục của thằng đàn ông, cảm giác của mấy thằng để vợ đi làm mình thấy giống kiểu các anh ở rể nhà mình ấy. Tớ nghĩ đây cũng là lý do khiến thằng đàn ông stress hơn và phải cống hiến hết mình hơn vì nếu không thành đạt được hoặc sẩy nhà ra thất nghiệp thì ko chỉ hắn teo mà cả mấy tàu há mồm đi theo cũng đắm cùng no.gif

Các em Nhật vào văn phòng thì đại bộ phận là làm công việc giống kiểu văn thư, trà thuốc ở nhà mình ấy, với mức lương thấp hơn khoảng 4 lần so với anh em làm về nghiệp vụ. Bọn nó cứ nói người Nhật cố tránh sự phân biệt nhưng thực tế thì nói lên tất cả, tớ thấy làm qué gì có sự công bằng dành cho chị em ở đây. Chỗ tớ là cty tài chính, dựa vào kiến thức và kinh nghiệm nhiều hơn là giới tính thì cũng có một số chị em được vào làm nghiệp vụ chứ không chỉ là chân tạp vụ. Hí...nhưng mà 99% các cô này hiện giờ ở tầm tuổi 33~40 mà vẫn chưa chống lầy, duy nhất có một cô laugh1.gif Các thanh niên ở đây thì rỉ tai tớ có hai loại các cô các chị ở đây, một loại yêu công việc và thích tự do nên hy sinh gia đình cho mục đích đó. Còn dạng hai là giống ở mục Tham luận gì đó của Thị Anh, cao không tới, thấp không được và các anh Nhật sợ các chị em đã đi làm này không theo mẫu mực truyền thống nên 'tránh', các anh thấp quá thì các chị lại chê. Anh em còn đồn là chị duy nhất đã lấy chồng là thuộc dạng 2, cố dùng công sức của mình để kiếm được một anh chồng, nghe đâu phải nuôi chồng hạng thấp, khổ thân, vừa vất và lại vừa bị anh em bàn tán no.gif

Hí...hí...tạm mô tả mấy hiện thực khách quan thế đã, mấy quả đao to búa lớn của bác Tí về Lời giải cho xã hội Nhật Bản không biết có đủ sức đóng góp không, để hôm nào rảnh hơn vào tiếp chuyện các bác tiếp cheers.gif

Fedora
Bác HRV đề cập trực tiếp tới một vấn đề khá phổ biến trong xã hội Nhật, đó là sự bất bình đẳng nam nữ trong thu nhập và cơ hội được cất nhắc lên những chức vụ cao trong nghề nghiệp. Một xã hội phát triển như xã hội Nhật Bản vẫn không tách rời được khỏi cái gốc gác của nó, rằng người Nhật vẫn là những người thuần Á Đông, rằng quá trình phát triển một xã hội văn minh theo kiểu Tây phương vẫn chưa gột bỏ được hết những dấu tích của một xã hội phong kiến có chiều dài lịch sử hàng ngàn năm.

Chuyện "trọng nam khinh nữ" trong xã hội Nhật có thể thấy ngay trong việc chọn người kế vị trong hoàng gia Nhật Bản, luật pháp của Nhật chỉ cho phép con trai có quyền nối ngôi vua, vì vậy công chúa Aiko sẽ không thể trở thành Nữ hoàng của nước Nhật, trừ khi người ta thay đổi điều khoản này trong bộ luật của Nhật Bản. Ông Koizumi (đương kim thủ tướng sắp mãn nhiệm) có vẻ là một người tức thời cả trong đối ngoại lẫn đối nội, về đối ngoại thì ông ta chủ trương ủng hộ phương Tây trong cuộc chiến chống khủng bố, vì thế nên quân đội Nhật đã có mặt ở Iraq. Ông ta cũng ủng hộ việc sửa đổi hiến pháp để công chúa Aiko có thể nối ngôi vua, tuy rằng hiện giờ việc này hiện có thể sẽ không còn cần thiết vì người em trai của Thái tử Naruhito là Akishino hiện sắp có con trai.

Tuy vậy, chính ông Koizumi lại là người gây ra nhiều scandal và là nguyên nhân của các xung đột ngoại giao với các nước láng giềng như Nam Hàn và Trung Quốc bằng việc đều đặn đi thăm đền Yasukuni là nơi thờ những người đã ngã xuống cho nước Nhật, mà trong đó có cả những người (hình như là 9 người thì phải) đã bị hành quyết vì bị kết tội là tội phạm chiến tranh.

Đây là một việc làm đã làm cho nhiều nhà nghiên cứu, chính trị gia trên thế giới phải băn khoăn, điều gì đã khiến ông Koizumi làm một việc mà ở địa vị của ông ta, những người khác có thể sẽ không làm như vậy. Phải chăng đó là một cử chỉ mà thông qua đó, ông ta cho thấy rằng người Nhật hoàn toàn không bị lệ thuộc gì vào nước ngoài trong những giá trị văn hóa ? Rằng tâm linh vẫn là một giá trị chủ đạo trong truyền thống của người Nhật ?
soctettoc
QUOTE(HRV @ Aug 15 2006, 11:15 PM)
Còn cái nhận thức mà Tí nói thì không chỉ bọn Nhật lùn, mà mấy anh Hàn xẻng cũng thế, lập gia đỉnh rồi thì phụ nữ gần như hy sinh vì gia đình hết, chỉ một bộ phận giới trẻ và không có điều kiện tốt thì mới cả hai đi làm, nhưng bọn nó quan niệm đó cũng là sự sỉ nhục của thằng đàn ông, cảm giác của mấy thằng để vợ đi làm mình thấy giống kiểu các anh ở rể nhà mình ấy. Tớ nghĩ đây cũng là lý do khiến thằng đàn ông stress hơn và phải cống hiến hết mình hơn vì nếu không thành đạt được hoặc sẩy nhà ra thất nghiệp thì ko chỉ hắn teo mà cả mấy tàu há mồm đi theo cũng đắm cùng  no.gif
*



Đúng là Hàn quốc cũng thế ạ. Mà trách nhiệm đặt lên vai các anh không chỉ sau khi lấy vợ mà ngay từ trước khi có vợ, kẻo không thì không cô nào chịu lấy.

Xem phim Hàn quốc thấy tình yêu ôi sao mà "lãng mợn". Nhưng thực tế phũ phàng. Các anh Hàn phàn nàn cực kỳ về việc con gái Hàn quá thực dụng. Phụ nữ Hàn Quốc sau khi lấy chồng thường hy sinh sự nghiệp của mình, chỉ ở nhà chăm sóc gia đình, nên họ đòi hỏi rất cao. Các anh cứ là phải công việc ổn định, lương cao, mua nhà mua xe, thì các cô kha khá chút mới lấy.
Chitto
Sợ nhỉ ?

Không hiểu cỡ như em Sóc Tết Tóc thì các anh phải thế nào mới lấy nổi ?
soctettoc
QUOTE(chitto @ Aug 16 2006, 01:46 PM)
Sợ nhỉ ?

Không hiểu cỡ như em Sóc Tết Tóc thì các anh phải thế nào mới lấy nổi ?
*



Tớ không phải Hàn, cũng không phải Nhật. Việt Nam một trăm phần trăm ạ. Cho nên câu hỏi của anh Chitto không thích hợp trong topic này leuleu.gif leuleu.gif

Tớ thuộc thành phần "yêu bất tử" (@chị Anh) nên đơn giản cực kỳ.
Fedora
QUOTE(chitto @ Aug 16 2006, 01:46 PM)
Sợ nhỉ ?

Không hiểu cỡ như em Sóc Tết Tóc thì các anh phải thế nào mới lấy nổi ?
*



Không biết thầy Chít có gửi gắm tâm tư gì với em Sóc qua câu này không, nếu có thì e rằng muộn rồi laugh.gif laugh.gif laugh.gif
Fedora
Cách đây vài tuần tôi có tình cờ xem bộ phim Lost In Translation của nữ đạo diễn Sophia Coppola, một bộ phim hoàn toàn được quay tại Nhật Bản. Nói là tình cờ vì lúc đầu cũng chỉ do tò mò mà cầm cái đĩa DVD về, vì Sophia Coppola là con gái của đạo diễn nổi tiếng Francis Coppola, nhưng sau khi xem xong thì tôi hoàn toàn bị chinh phục bời bộ phim này.

Ngoài những cảnh phim về tình bạn (hay một cuộc tình hụt, theo cảm nhận của cá nhân tôi) giữa hai nhân vật Bob và Charlotte, thì bộ phim này hoàn toàn phản ánh bối cảnh xã hội Nhật Bản đương thời dưới con mắt của người nước ngoài, cụ thể là người Mỹ, tức là hai nhân vật chính trong phim. Hai con người bị lạc lõng giữa một thế giới xa lạ, bên kia bờ Thái Bình Dương, bị ngăn cách bởi một rào cản ngôn ngữ vô hình. Cách duy nhất để họ cảm nhận về thế giới xung quanh mình là nhìn ngắm và suy tưởng. Ai đã xem bộ phim này chắc hẳn còn nhớ hình ảnh cô gái ngồi lặng lẽ bên khung cửa sổ khách sạn để ngắm nhìn thành phố dưới chân mình, hay lặng lẽ bắt tầu cao tốc từ Tokyo đi Kyoto, cũng chỉ để thăm một ngôi đền một cách lặng lẽ rồi lại quay về.

Xã hội Nhật Bản trong phim là một xã hội hiện đại với những xe cộ, cao ốc, văn phòng, tầu điện ngầm... nhưng xen lẫn với sự cổ kính, thâm nghiêm và tĩnh mịch của những ngôi chùa. Cảnh hát Karaoke trong phim gây cảm giác ngờ ngợ, vừa lạ vừa quen, cho tới khi ta chợt "à" lên một tiếng, sực nhớ ra rằng Nhật Bản chính là nơi sinh ra Karaoke, một hình thức giải trí tập thể đã trở nên phổ biến trên thế giới mà ít ai còn nhớ rằng nó được sinh ra tại Nhật Bản.

Với con mắt tinh đời và sự quan sát tinh tế của một người phụ nữ, Sophia Coppola đã không bỏ qua những nét rất đặc trưng trong xã hội Nhật Bản. Bên cạnh những Karaoke, Bar, sàn nhẩy, câu lạc bộ đêm với những cô gái khỏa thân múa trên một cái bàn, các thanh niên nam nữ đầu tóc nhuộm xanh đỏ, áo quần lua tua le te, thì người xem còn được thấy trong phim cảnh lớp dạy cắm hoa với những người đàn bà Nhật trong bộ Kimono truyền thống, một hình thức văn hóa rất lâu đời của Nhật Bản, tương tự như nghệ thuật pha trà vậy. Rồi hình ảnh cô gái tới một cái cây khô để thắt lên đó một cái ruy-băng làn bằng một tờ giấy gấp lại, có lẽ trên tờ giấy đó là những dòng chữ mà người ta gửi gắm những ước mơ, hay một lời cầu nguyện chăng, cái này tôi không chắc lắm, chỉ đoán mò như vậy, có lẽ phải nhờ bác HRV giải thích hộ leuleu.gif

(cont)
Minh Tí
QUOTE(Fedora @ Aug 16 2006, 10:11 AM)
Tuy vậy, chính ông Koizumi lại là người gây ra nhiều scandal và là nguyên nhân của các xung đột ngoại giao với các nước láng giềng như Nam Hàn và Trung Quốc bằng việc đều đặn đi thăm đền Yasukuni là nơi thờ những người đã ngã xuống cho nước Nhật, mà trong đó có cả những người (hình như là 9 người thì phải) đã bị hành quyết vì bị kết tội là tội phạm chiến tranh.

Đây là một việc làm đã làm cho nhiều nhà nghiên cứu, chính trị gia trên thế giới phải băn khoăn, điều gì đã khiến ông Koizumi làm một việc mà ở địa vị của ông ta, những người khác có thể sẽ không làm như vậy. Phải chăng đó là một cử chỉ mà thông qua đó, ông ta cho thấy rằng người Nhật  hoàn toàn không bị lệ thuộc gì vào nước ngoài trong những giá trị văn hóa ? Rằng tâm linh vẫn là một giá trị chủ đạo trong truyền thống của người Nhật ?
*



Về việc này thì cần công bằng hơn một chút. Đền thờ đó tưởng niệm hàng chục nghìn lính Nhật đã chết trong chiến tranh, và có 11 đồng chí bị liệt trong danh sách tội phạm chiến tranh. Chỉ có Tầu và Hàn cực lực phản đối chuyện này. Tớ thấy việc này thực sự không nghiêm trọng như cách mà chính phủ và media Tầu và Hàn thổi vào. Nhìn kĩ lại thì thằng nào làm việc thằng đấy thôi. Anh Nhật thì vẫn đi để duy trì tiếp tính dân tộc và bào chữa rằng đấy là đền thờ của người Nhật nói chung đã hy sinh trong chiến tranh và chớ nên interpreter việc này là đi thăm mộ 11 ông tội phạm chiến tranh. Các bạn Tầu và Hàn thì cố mà thổi bùng chuyện này lên cũng là để củng cố tinh thần dân tộc của mình. Khi tinh thần dân tộc này càng mạnh và hướng nó ra một đối tượng bên ngoài thì những vấn đề nội tại của nó sẽ được giảm đi. Kĩ thuật này nhiều chính trị gia áp dụng lắm. Ở Pháp thì đánh lên đối tượng dân nhập cư, kết tội dân nhập cư chiếm đoạt công việc của người bản địa (mà thực ra hoàn toàn vô lí nếu nhìn vào biểu đồ dân nhập cư của Pháp từ trước đến nay).


Em Sóc tết tóc bảo các bạn Hàn là phải có công việc nhà cửa ổn định thì gái mới thèm có lẽ không đúng trong trường hợp của Nhật. Trước có đọc một quyển sách về xã hội Nhật của các bạn Pháp làm việc ở đó từ lâu, thấy nó có một thống kê số lượng thanh niên tầm 30 đi làm từ lâu nhưng vẫn ở nhà bố mẹ rất cao. Đơn giản vì giá nhà ở đó quá đắt, đâu như đi làm cả đời cũng không trả hết credits. Nhưng quyển sách đó viết trước khi thị trường bất động sản Nhật sụp (đầu những năm 90) nên có thể bây giờ đã khác. Bác HRV thử check các đồng đội xem một căn nhà trung bình (tính 20m2/người) thì một đôi vợ chồng phải trả credits trong bao nhiêu năm xem ???

Thanh thiếu niên và có lẽ cả trung niên nhật rất ham me games điện tử. Suốt ngày chúi đầu vào game. Xem phóng sự phỏng vấn một kĩ sư tin học, anh này thú nhật sống chủ yếu virtual và mới đăng kí tham gia hiệp hội các chàng trai còn trinh (nhìn mặt thì anh này phải trên 30 rồi). Theo như quyển sách kia nói, xã hội nhật quá nhiều sức ép, từ nhỏ học hành cực nhọc đến khi đi làm. Và đấy là nguyên nhân lớn dẫn đến nhiều người lao vào games,.. để quên đi thực tế khắc nghiệt.

Cũng theo sách đó, thuật ngữ "mama dragon" được giải thích như sau : Trước tiên chữ "dragon" trong tiếp Pháp là một nghĩa xấu, con rồng là một con vật xấu và coi như một đại diện cái ác. Một gia đình Nhật 2 vợ chồng và con thì chồng đi làm cả ngày, vợ ở nhà trông con. Người Nhật làm việc như con trâu điên, sếp chưa về ko ai dám cắp cặp đi về cả. Hết việc thì chồng ra quán bar nhậu nhẹt với bạn bè. Tối mịt mới về đến nhà và vợ chỉ có việc dìu và giường. Sáng hôm sau cũng như vậy. Cộng thêm các yếu tố khác, người vợ ở nhà stress kinh khủng, hệ quả giáng xuống đứa con , gây cho con trẻ cảm giác sợ sệt mẹ của nó. "Mama dragon" là vậy.

Trong phóng sự đã kể, một chị Nhật xinh đẹp hồn nhiên kể là nhiều khi muốn giết chết chính đứa con của mình. Kể với một vẻ mặt ngây thơ. Một cảnh khác phỏng vấn một em gái phục vụ bar. Em này bẻn lẻn kể là em chưa đi ngủ với khách nào, nhưng nếu có proposition thì em OK ngay. Vẫn bằng một giọng hồn nhiên ngây thơ ngoan ngoãn, vừa nói vừa gục gặc gật đầu rất Nhật. Cái tinh thần ngoan ngoãn ngây thơ của gái Nhật này rất đặc trưng, có thể thấy thường xuyên qua phim ảnh. Có lẽ giáo dục của Nhật quá tốt, nên đã tạo ra những con người luôn trong sáng, trung thực và kết quả là một vẻ mặt ngây thơ, ngay cả khi nói đến các chủ đề nhạy cảm. Nền giáo dục cực tốt của Nhật cũng đem lại một an ninh tuyệt đối ở Nhật, nơi rất ít các vụ án hình sự và bạn có thể thoải mái lượn lờ buổi tối mà ko sợ ăn một cái chai vào đầu hay bị giằng mất cái máy ánh số.

Để minh họa cho sự văn minh của người Nhật :

http://i21.photobucket.com/albums/b295/timovn/Japan/f9ebe326.jpg
Chờ Metro
HRV
QUOTE(Fedora @ Aug 16 2006, 04:20 PM)
Rồi hình ảnh cô gái tới một cái cây khô để thắt lên đó một cái ruy-băng làn bằng một tờ giấy gấp lại, có lẽ trên tờ giấy đó là những dòng chữ mà người ta gửi gắm những ước mơ, hay một lời cầu nguyện chăng, cái này tôi không chắc lắm, chỉ đoán mò như vậy, có lẽ phải nhờ bác HRV giải thích hộ  leuleu.gif

(cont)
*



Tớ chưa xem phim này nên kô rõ hoàn cảnh cụ thể. Bác nào có bản Lost in Translation mà bác Fedora để cập thì share cho tớ với cheers.gif

Về mấy cái văn hóa ước nguyện, gửi gắm thì theo tớ biết có hai loại sau:

Loại thứ nhất là những mẩu gỗ xinh xắn ở các Shrine (tự dưng quên tiếng Việt là gì cry1.gif ) mà mọi người có thể viết lên đó những ước nguyện của mình rồi để lại trong shrine, thường là treo trên cây hoặc là những giàn treo gỗ xung quanh cái holy tree. Theo quan sát của tớ thì thường những lời trên đó là cầu mong vể sức khỏe, thành đạt, tiền tài, hi...hi...có cả những lời nguyện cầu về thi đỗ đại học hoặc điểm cao, cũng có nhiều lời nguyện ước về tình yêu nữa wub.gif

Loại thứ hai thì giống kiểu gieo quẻ nhà mình ấy, khi mọi người đến chùa thỉ xin quẻ, rút quẻ là một tờ/dải giấy. Sau khi nhận quẻ và đọc giải nghĩa xong, người ta thường thắt lên cây, quẻ may thì thắt lên đó để điểu may thành hiện thực, điểm gở thì treo lên đó để thánh thần phù hộ ngăn cản điềm gở kô đến hoặc hóa giải điềm gở laugh1.gif

Chắc cái bác Fedora nói đến là loại này smartass.gif
Pages: [1], 2, 3, 4, [>], [>>]
Quán nước đầu làng Ven > Sáng Tác - Thảo Luận - Phổ biến kiến thức > CLB Văn Hoá - Lịch sử
Invision Power Board © 2001-2024 Invision Power Services, Inc.