Langven.com Forum

Full Version: Nguồn Gốc Tên Gọi Việt Nam
Quán nước đầu làng Ven > Sáng Tác - Thảo Luận - Phổ biến kiến thức > CLB Văn Hoá - Lịch sử
Pages: [<<], [<], 1, 2, 3, [4], 5, 6, 7, [>], [>>]
Phó Thường Nhân
Cái tdna nhầm là lẫn lộn khái niệm dân tộc (nation) và sắc tộc (Ethnics).
Sắc tộc như người Kinh thì sự phát sinh và tồn tại của nó một phần nằm ngoài sự chi phối của nhà nước, pháp luật. Nó là văn hóa.

còn dân tộc thì có 2 khái niệm như tôi nói ở trên.
1. Của phương Tây: dân tộc được đại diện bởi nhà nước (bất chấp sắc tộc)
2. Kiểu Mác xít thì coi sắc tộc là dân tộc (đây cũng chính là điều mà tdna hiểu)

Dân tộc ngoài khái niệm văn hóa, nó còn có khái niệm chính trị, hành chính, pháp luật. Trong đó khái niệm văn hóa chỉ là cái phần chìm.

Ở VN do sắc tộc đa số là người Kinh, nên người ta hay lẫn nó với dân tộc. vì nó tương đương vói một nhà nước, một quốc gia
Phó Thường Nhân
@fedora,

Tên gọi một sắc tộc bắt đầu từ đâu. Nó có hai khả năng, huặc là từ bên ngoài áp đặt, qua ngôn ngữ của họ, huặc phiên âm cái tên tộc người đó tự xưng.
Ví dụ, người Eskimo, chữ Eskimo lkhông phải là tự họ gọi, mà là một cách gọi khinh miệt của một sắc tộc khác với họ (tôi không rõ đây là tiếng tộc nào) trước khi được phiên âm vào tiếng Anh. Ngược lại họ tự gọi họ là Nunawuk hay gì đó (có thể tôi nhầm với tên họ gọi vùng đât họ sống, nhưng chắc chắn tên họ tự đặt không phải là Eskimo).

Thường một sắc tộc không đặt tên cho mình, mà đó là danh từ chỉ con người. ví dụ người Mường tự gọi họ là MOL . Mol trong tiếng Mường chỉ có nghĩa là người thôi. Họ cũng gọi là Mường, vì đây chỉ quan hệ hành chính (mường).

Như vậy tên gọi của một sắc tộc ban đầu không có gì là ghê gớm, khủng khiêp cả. Nó chỉ là một đặc trưng. Đặc trưng đó có thể liên quan tới địa lý (trường hợp người Kinh), hay đơn giản đó là từ người (để phân biệt với các sinh vật khác), nói tới nhận thức con người.

Khi người ta xưng là Kinh là so sánh họ với các sắc tộc khác, trong cùng một nước, ví dụ với người Mường. Ngược lại nếu so nó với một nước khác, ví dụ TQ (sự khác biệt lớn hơn) thì nó sẽ là Nam, là Việt. Như vậy Kinh là một "tập hợp" bé hơn Việt, hơn Nam.




Phó Thường Nhân
Bổ xung một chút về sự phân loại của Trung quốc.

Từ xưa Trung quốc đã có truyền thống phân loại. Cái này thì cũng giống như ở phương Tây có Aristote.
Trong vấn đề sắc tộc, dân tộc , người Trung quốc thường đánh đồng sắc tộc không phải là Hán vào thành một họ. Điều này cũng có lý do của nó, vì khi những người ngoại tộc khôg phải là người Hán vào thống trị trong Trung nguyên, hay đơn giản chỉ là đi buôn bán (theo con đường tơ lụa chẳng hạn), thì nẩy sinh ra vấn đề dịch tên họ ra chữ Nho.

Chữ Nho là chữ tượng hình, không thể phiên âm. Người Hán cũng có một cách đặt tên gồm họ tên đệm và tên.
Nhưng những người không phải là người Hán, họ không có tên như thế. Kết quả người ta thường lấy tên sắc tộc làm họ. Ví dụ họ An (như An thế Cao) là người vùng Tân cương. Họ Khương, ví dụ Khương Tăng Hội, có gốc ở Trung Á.

Trung Quốc không bao giờ nói họ có nguồn gốc Việt cả. Nó chỉ là sự đồng hóa bách việt, tức là tất cả những sắc dân không phải là Hán nằm ở phía dưới sông Trường Giang.
Chữ Việt này (trong nghĩa Bách Việt) cũng không thật rõ ràng. Nó giống như từ da đỏ, chỉ tất cả mọi bộ tộc bản địa ở châu Mỹ, trong khi đó người A dơ tếch, hay người May a , hay người pueblo cùng là da đỏ nhưng khác nhau một trời một vực.

Nếu để nói chính xác cư dân bản địa ở Giao chỉ, Cửu Chân , tức là sau này thành Việt Nam, thì từ chính xác có lẽ là Âu Lạc. Vì đây thực sự là tên hai sắc tộc Tầy Âu và Lạc Việt. Trong đó Tây Âu là
"Việt bộ Mễ" (tức là thuộc nhóm Tầy - Thái), còn Lạc Việt (tức là nhóm Việt bộ tẩu).
Fedora
QUOTE(Mìn Trần @ Aug 17 2006, 06:11 PM)
Và chữ Kinh liệu có liên hệ gì với Kinh Dương Vương? Hiện nay ở VN vẫn có đường được đặt tên là Kinh Dương Vương ( ở SG). Theo huyền sử thì Kinh Dương Vương là cha của Lạc Long Quân.
*


Theo tôi nghĩ thì không có liên hệ gì với Kinh Dương Vương cả, vì tên của King Duong Vuong trong tiếng Hán là 泾阳王, tức là chữ Kinh này khác với chữ Kinh () trong Kinh Tộc. Nếu chữ Kinh có nguồn gốc từ tên của Kinh Dương Vương thì chữ Kinh Tộc ắt hẳn phải được viết là 泾族 chứ không thể chệch sang chữ Kinh kia được.

QUOTE(Mìn Trần @ Aug 17 2006, 07:24 PM)
Tớ nghĩ từ Kinh là chỉ đồng bằng, miền xuôi. Chứ mà chỉ kinh đô kinh thành thì hơi khiên cưỡng. Bởi vì kinh đô kinh thành chỉ tập trung ở 1 số vùng nơi tập trung bộ máy quyền lực vua chúa, trong khi VN qua các thời kỳ vẫn là 1 nền nông nghiệp lúa nước, dân cư phần đông không phải tập trung tại những chốn hoa lệ nói trên.
*


Thì đó chính là điều mà bác Phó đang tìm cách chứng mình còn gì laugh1.gif , nhưng vấn đề ở đây không phải là vặn nghĩa của từ Kinh sang nghĩa của đồng bằng được, vì hai chữ đó khác nhau, mà ở đây phải hiểu nó một cách hình tượng. Kinh thành là biểu tượng của đồng bằng, chỉ có ở nơi đồng bằng, xuống núi một cái là xuống đồng bằng, đi về nơi kinh thành phồn hoa đô hội.
Fedora
QUOTE(Phó Thường Nhân @ Aug 17 2006, 08:57 PM)
Trung Quốc không bao giờ nói họ có nguồn gốc Việt cả. Nó chỉ là sự đồng hóa bách việt, tức là tất cả những sắc dân không phải là Hán nằm ở phía dưới sông Trường Giang.

Chữ Việt này (trong nghĩa Bách Việt) cũng không thật rõ ràng. Nó giống như từ da đỏ, chỉ tất cả mọi bộ tộc bản địa ở châu Mỹ, trong khi đó người A dơ tếch, hay người May a , hay người pueblo cùng là da đỏ nhưng khác nhau một trời một vực.

Nếu để nói chính xác cư dân bản địa ở Giao chỉ, Cửu Chân , tức là sau này thành Việt Nam, thì từ chính xác có lẽ là Âu Lạc. Vì đây thực sự là tên hai sắc tộc Tầy Âu và Lạc Việt. Trong đó Tây Âu là
"Việt bộ Mễ" (tức là thuộc nhóm Tầy - Thái), còn Lạc Việt (tức là nhóm Việt bộ tẩu).


Bách Việt đúng là tên gọi mà người Hán văn minh thời ấy dùng để gọi một tập hợp các sắc tộc thiểu số (người Vượt) mà trước thời Xuân-Thu còn là những tộc người ô hợp, dã man. Số lượng các tộc người này khá nhiều, không thể thống kê chính xác nên họ gọi chung chung là Bách Việt, chứ nó cũng không nhất thiết phải là trên hay dưới 100 bộ tộc.

Như vậy nhóm người Việt sau này thành lập ra nước Âu Lạc là nhóm nào, và trong hoàn cảnh lịch sử nào ?
Mìn Trần
Em thấy Pháp chia VN ra thành 3 khu hành chính là theo địa lý -chia để trị - chứ sắc dân sắc thuốc, dân tộc dân chủ gì. Chẳng lẽ các anh Kinh ở Bắc Kỳ với các anh Mường Mán có gì chung sắc dân,dân tộc? Tương tự cho các anh Kinh và Kh me ở miền Trung và cũng tương tự cho các anh Kinh với Thượng ở miền Nam, Tây Nguyên. Còn Kinh ở 3 miền cơ bản là giống nhau, nếu xét trên quan điểm tây ta gì thì cũng không có bao nhiêu phân biệt.

Mà bác Fedora viết chữ Hán à?
Phó Thường Nhân
Tất cả những thông tin bằng chữ viết về Việt Nam đều trong sách vở Trung Quốc và viết bằng chữ Nho. Như vậy những danh từ trong đó người ta dùng để chỉ người Việt nam (tôi hiểu theo nghĩa cư dân trên lãnh thổ VN hiện tại) đều là mắt người ngoài nhìn vào. Tựa như nói về người Pháp, nhưng lại thông qua các tác giả Anh, ý của người Anh, chứ không phải người Pháp tự họ nhìn họ thế nào.
Ngoài cái phụ thuôc vào nhận thức ấy, chữ Nho còn là chữ tượng hình. Điều đó càng tăng thêm sự xa lạ của ngữ nghĩa.
Ngoài các sách vở của Trung quốc viết bằng chữ Nho, sau này có thêm khảo cổ. Khảo cổ bắt đầu từ thời Pháp thuộc, và được tìm hiểu theo lô gíc của phương Tây. Lô gíc này « khoa học » hơn cách nhìn nhận trực giác của sách vở Trung quốc cũ. Mặc dù vậy, khảo cổ vẫn là một khoa học câm lặng. Và để chuyển nó thành sử, thành nhận thức tất nhiên người ta phải suy diễn.

Do nó là khoa học phương Tây, sự suy diễn của nó cũng tất nhiên là Tây. Và sự suy diễn này có nhiều điểm bất cập so với văn hoá truyền thống, ví dụ khái niệm dân tộc, ví dụ khái niệm tôn giáo, ví dụ khái niệm quốc gia. Dân tộc như tôi nói ở trên , nó là một quan niệm chỉ có từ các cuộc cách mạng tư sản phương Tây. Tôn giáo, là vì tôn giáo ở phương Tây vốn là nhất thần, khác hẳn quan niệm bản địa, vốn coi là một môn học làm người. Nhà nước hiện đại với hình thức cộng hoà cũng khác với hình thức triều đại, và qua đó quan niệm hành chính, pháp luật, sắc tộc.
Kết quả, người ta có những tài liệu không đầy đủ theo kiểu Trung hoa, lô gíc Trung hoa, đồng thời có những tài liệu cũng không đầy đủ theo nhận thức hiện đại, theo lô gíc phương Tây.Tất cả đều cập kênh lẫn nhau.

Về mặt tổng quát thì có lẽ nhận thức về VN (tức là những gì xẩy ra trên lãnh thổ VN hiện tại), có lẽ không thay đổi. Lần lượt thì nó có một nhà nước Văn Lang (Vua Hùng), Âu Lạc (An dương vương),
Nam Việt (Triệu Đà), Bắc thuộc(trong Bắc thuộc có nhà nước Vạn Xuân), Đại Cồ Việt (Đinh, Tiền Lê), Đại Việt (Lý, Trần, Lê), Đại Nam (Nguyễn), Việt Nam (sử hiện đại).

Về chi tiết có lẽ nó thiếu hai điều.

1- bản chất nhà nước của từng giai đoạn là gì, ngôn ngữ, sắc tộc, quản lý điều này đặc biệt khó hiểu với giai đoạn đầu. Tức là từ nhà nước Văn Lang đến hết Bắc thuộc. Tức là 2/3 lịch sử VN (nếu coi nó có 4000 năm), hơn 50% lịch sử VN (nếu coi nó có chứng cứ khoảng từ 2000). Cái thiếu của việc nhìn nhận giai đoạn này hiện tại là coi sắc tộc Kinh, chủ nhân của các nhà nước kia là bất biến. Nó giống như một gia đình chỉ nhân ra đông thêm, chứ bất biến về văn hoá, về sinh học. Trong khi trong thực tế nó có quá trình phát triển, thay đổi, biến hoá. Thậm chí tôi không tin rằng, Vua Hùng là người Kinh, vì người Kinh lúc đó chưa tồn tại.

2- Coi lịch sử VN là một lịch sử một bộ tộc (vẫn người Kinh), mà không phải là lịch sử một vùng địa lý. Nước VN hiện tại về mặt địa lý thực ra có 3 nền văn hoá tạo ra nó : Đại Việt (vẫn được dậy trong sử hiện tại), Cham pa, và Phù Nam. Tại sao lại thế, vì người ta hiểu rằng người Việt (hiểu theo nghĩa người Kinh) đã dần dần đông hoá, lấn chiếm vùng đất phía Nam, và lịch sử như vậy chỉ thu gọn vào lịch sử tộc người này. Theo tôi nghĩ điều đó cũng không đúng hoàn toàn.

Cái quan niệm này được tăng cường bởi hai nhận thức. Nhận thức đầu tiên là nhân thức nho giáo, coi xã hội là một gia đình lớn, sắc tộc là một gia đình lớn. Từ đó dẫn đến việc ví dụ ở TQ, người ta đánh đồng tộc (gia đình) là sắc tộc, như tôi nói tới những ví dụ dịch tên người nước ngoài của họ. Nhận thức lịch sử này ở VN chỉ bắt đầu từ thời nhà Lê, khi truyền thuyết vua Hùng được đưa vào lịch sử, chứ trước đó đời Lý Trần do ảnh hưởng của Phật giáo, không có.
Nhận thức thứ hai là nhận thức về dân tộc hiện đại từ phương tây (trong cái Version Mác xít). Sắc tộc Kinh trở thành dân tộc Kinh, dân tộc Kinh bất biến (từ cái nhận thức 1), là chủ nhân của nhà nước VN. Trong thực tế, ngày xưa người ta phân biệt theo triều đại, chủ quyền lãnh thổ, địa lý, dựa trên một cái nền ngầm văn hoá (nhưng không có ngôn ngữ). Chính vì thế tôi hiểu rằng, đời Trần người ta nghĩ mình là dân nhà Trần, ở đồng bằng là Kinh, ở trên núi là Thổ, dùng chữ Nho để quản lý hành chính.
Tất cả những quan niệm mới về dân tộc là sau này đưa vào, từ thời Pháp, rồi sau đó được đóng khung bằng chủ nghĩa Mác. Tóm lại lịch sử VN đã được nhận thức lại với suy nghĩ hiện đại, cụ thể là nhận thức Mác xít. Chủ nghĩa Mác đã thay đạo Nho hay Phật để nhận thức lịch sử, chứ không lột tả được, vào thời điểm đó, không gian đó, ta tự coi ta là gì.
Phó Thường Nhân
Nhìn vào bản đồ sắc tộc ĐNA và Nam Trung hoa hiện tại, tôi thấy có một điều rất đặc biệt.
Về cơ bản, nếu bỏ ngoài sắc tộc Hán, thì toàn bộ vùng này trải dài trên một địa bàn rất rộng từ Nam Trung Hoa, qua Miến, Thái, Lào , Tây bắc VN, Đông bắc VN là các nhóm người Thái (Choang, Lý ở TQ, Laos ở Lào, Thái ở Thái lan, Sơn ở Miến điện). Vùng phía Nam đa đảo là nhóm Mã Lai (Inđo nesia, Malaysia, Tây nguyên VN). Vùng trung ĐNA là nhóm Môn – Khơ Me (Cam pu chia, Tây nguyên VN, Nam Miến điện). Nhóm Mường – Kinh (hay Việt – Mường) ở VN
điều đang lưu ý là chỉ có nhóm người Kinh-Mường là tồn tại trong một nước. Tiếng Việt (hiểu là Kinh) không có một nhóm nào khác nói cả. Tiếng Việt(Kinh) là một thứ tiếng độc nhất vô nhị ở ĐNA, không có bà con họ hàng với ai. Họ hàng duy nhất là tiếng Mường. Nhưng tiếng Mường, tiếng Kinh chỉ tách nhau ra từ cuối thời Bắc thuộc.
Từ nhận xét trên, khiến tôi nghĩ rằng người Kinh là một tộc người hỗn hợp. Một thứ người lai, ở trên một mảnh đất do giao thoa các cuộc di dân từ bên ngoài tới. Trong các cuộc di dân ấy, có thể thấy có việc di dân của nhóm Tầy Thái (Nùng, Tầy, Thái..), mà điển hình của nó là nhà nước Âu Lạc của An dương Vương. Nhóm di dân thứ 2 là người Hán, trong thời Bắc thuộc. Nhưng có lẽ ảnh hưởng của việc di dân Hán không lớn, mà ảnh hưởng lớn từ người Hán là văn hoá. Trong suốt lịch sử VN về sau, vẫn luôn luôn có việc người Trung quốc di xuống VN, nhưng không nhiều, và họ bị Việt hoá (hiểu là Kinh hoá);
Vậy nhóm dân bản địa, tồn tại trước khi có làn sóng Tầy – Thái, và thời kỳ Bắc thuộc là gì. Nếu theo dấu vết ngôn ngữ, thì có thể hiểu đó là nhóm Môn – Khơ Me.
Nhưng việc khảo cổ, đặc biệt là trống đồng của văn hoá Đông sơn lại đưa cho người ta một nhận xét khác. Trống đồng được phổ biến rộng rãi từ đa đảo đến Vân Nam TQ. Vậy người « tiền Việt » (trước người Kinh) có ít nhiều liên quan tới đa đảo tức là với người Chàm. Một điều đặc biệt là ở người Kinh, dấu vết Mẫu hệ còn rất lớn, so với các dân tộc tiếp nhận Nho giáo khác (Nhật, Hàn, Hán).
Như vậy phải hiểu như thế nào ?
Theo tôi thì có 2 khả năng
1- Miền núi và Trung du ở Bắc bộ và Bắc Trung bộ (Tương đương với Giao chỉ, Cửu chân) là các bộ tộc Môn – Khơ Me (mà người Vân Kiều là một ví dụ). Nhưng vùng đồng bằng, sông nước là những sắc dân Malay đa đảo (giống như người Chàm). Trong trường hợp đó thoại Âu Cơ – Lạc Long quân là sự thần thoại hoá việc giao thoa đầu tiên này.

2- Có thể Bắc bộ và Bắc Trung bộ không phải là một tộc người. Bắc bộ liên quan nhiều tới Môn – Khơ me. Bắc Trung bộ liên quan tới Đa đảo. Điều này cũng không phải không có lý, vì nếu là một tộc thì tại sao nhà Hán lại chia thành hai quận. Trong đó quận Cửu chân rất nhỏ so với Giao Chỉ. Nếu trung tâm ở Cửu chân theo khảo cổ là vùng Đông sơn (gần thị xã Thanh hoá bây giờ), thì ở Giao chỉ, đất vua Hùng vẫn được coi là xuất phát từ Việt Trì (tức là vùng Trung du ở Phú thọ hiện tại). Đông sơn là vùng văn hoá biển, trong đó Việt Trì, tức là vùng trung du là văn hoá nội địa, đất đai. Điều này cũng phù hợp với cách sống của người Môn – Khơ me (hướng về đất). Còn Đông sơn như người chàm, thì hướng ra biển (Đa đảo).

Dù thế nào đi nữa, thì sau này cũng tồn tại 2 cuộc giao thoa khác, quyết định hơn. Đó là giao thoa của dân bản địa với Tầy – Thái, và giao thoa bản địa với văn minh TQ. Hai cuộc giao thoa này được tiến hành khác nhau. Giao thoa Tầy Thái là di dân. Giao thoa với Trung quốc là hành chính, quản lý, cai trị. Giao thoa với văn hoá Tày – Thái tạo ra người Mường. Giao thoa với văn hoá TQ thì tạo ra người Kinh.

Hai cuộc giao thoa này được tiến hanh song song với nhau, cho tới cuối thời Bắc thuộc. Ảnh hưởng của TQ thực ra chỉ ở các đô thị và đồng bằng. Vì trên vùng cao, họ thực hành chính sách thổ ty, lang đạo, không trực trị. Vì thế dưới đồng bằng là quận huyện, nhưng trên vùng núi thì nó vẫn là các mường bản, giống như các tiểu quốc người Thái ở khắp vùng ĐNA.

Theo tôi, vì có sự khác biệt này mà có sự phân biệt Kinh Mường, Kinh – Thổ, Kinh -Thượng vì nó là hai đặc trưng rõ rệt nhất cả về cách thức quản lý lẫn môi trường văn hoá. Tên có ý nghĩa địa lý chuyển thành tên sắc tộc theo cái lô gíc như thế.

Như vậy Vua Hùng là thuỷ tổ người Kinh , nhưng không phải người Kinh (có lẽ ông giống người Vân kiều, hay người Tây nguyên hơn).
Người Kinh là anh em họ về sắc tộc với người Mường.

Việt là danh từ chỉ tất cả các sắc tộc ở VN, trong đó người Kinh chỉ là một nhóm, dù là đa số dân.
Có lẽ chính vì thế mà các nhà nước độc lập của các triều đại ở VN, có chữ Việt ở trong. Chữ Việt chỉ có ý nghĩa phân biệt với TQ, đối nghịch với Hoa hay Hán

Cũng chính vì thế mà lãnh thổ của các quốc gia VN không trùng với biên giới của sắc tộc Kinh, vì người Kinh chỉ ở vùng đồng bằng, tức là khoảng 1/3 lãnh thổ. Việc người Kinh lên núi chỉ có khoảng 100 năm trở lại đây (ngoại trừ một cuộc thiên di duy nhất của nhà Mạc vào thế kỷ XVI lên Cao bằng, khi bị nhà Trịnh đánh bại). Người ta cũng không thể giải thích bằng sự thống trị của người Kinh, vì trong các cuộc kháng chiến chống các triều đại Trung quốc, các sắc tộc khác ở VN, đặc biệt là các sắc tộc ở vùng Việt Bắc, có thể theo TQ. Nhưng chuyện đấy không xẩy ra.
Phó Thường Nhân
Phải bổ xung một chút cho nó rõ. Khi tôi nói Vua Hùng chắc giống người Vân Kiều hay người Tây nguyên , thì trong đó không có một chút ý tưởng chê trách hay khinh thường gì cả; Tôi chỉ muốn nói lên 2 điều:
1- Qua các tập tục cổ truyền ở Tây Nguyên, Vân Kiều có thể người ta tìm lại được một cái gì đó mờ nhạt của Vua Hùng.
2- Sự xa cách về thời gian dẫn tới sự khác lạ về văn hoá. Sự khác lạ này chính là sự phát triển của văn hóa Việt Nam.
Mr. Smith
Tiếng Việt thuộc nhóm Mon-Khmer, bác Phó ạ, chứ không phải là đứng một mình. Chính vì thế mà mới có nhiều rắc rối liên quan tới việc lý giải nguồn gốc người Việt.

Theo em, người Việt là do hỗn chủng giữa di dân Bách Việt-chủ yếu từ nhóm Tày-Thái- với cư dân bản địa Mon-Khmer có từ trước. Người Đa đảo có thể từng sinh sống ở bán đảo Đông Dương từ trước người Mon-Khmer nhưng sau đó bị đồng hóa bởi cư dân Mon-Khmer đến sau (nhóm này chủ yếu ở đồng bằng còn ở miền núi như Tây Nguyên vẫn còn nhóm đa đảo khá thuần chủng), và đến lượt mình nhóm này lại bị nhóm Tày- Thái từ nam Trung Quốc tràn xuống hấp thụ, hình thành nên nhà nước Âu Lạc.
Huyền sử thời vua Hùng về chuyện Kinh Dương Vương ở hồ Động Đình, Lạc Long Quân đưa con xuống biển chính là lý giải về nguồn gốc của nhóm Lạc Việt, một nhóm người Việt cổ, có thể ban đầu thuộc nhóm Tày- Thái nhưng sau đó hòa nhập vào cư dân bản xứ người Mon, sống ở cực nam ven biển của quần thể Bách Việt. Nó cũng như truyện Ramayana là kể về cuộc chinh phục của người Aryan da sáng với người bản xứ da sẫm ở Ấn Độ thời cổ, khác cái là người Aryan phải dùng chiến tranh còn người Lạc Việt thì có vẻ khá hòa bình trong chuyến di cư đó. Sau đó người Lạc Việt lại bị hấp thụ bởi một tộc người Tày-Thái cư trú ở Quảng Tây- Cao Bằng là người Âu Việt di cư xuống đồng bằng (có thể do việc Tần Thủy Hoàng mở đất, đẩy các bộ tộc bản địa lùi xa hơn) hấp thụ, dẫn tới sự ra đời của nhà nước Âu Lạc.

Như vậy, về mặt chủng tộc thì theo em, người Việt là hợp chủng giữa hai đại chủng: Úc- Phi (Austro-Negroid) và Mongloid, trong đó về genes chủ yếu là Mongloid. Cụ thể hơn đó là sự kết hợp giữa một ít người đa đảo và đa số là người Mon và người Tày-Thái. Ảnh hưởng của người Tày- Thái mạnh hơn ở phía Bắc và của người Đa đảo và người Mon-Khmer mạnh hơn ở phía Nam (các quốc gia Cham-pa của người Chàm gốc đa đảo, Phù Nam của người Mon, Chân Lạp của người Khmer). Ảnh hưởng của người Hán chỉ xuất hiện mãi sau này, trong thời Bắc thuộc và như bác Phó nói, có ý nghĩa về văn hóa nhiều hơn là về mặt di truyền.

Nói về ngôn ngữ thì ngoài người Mường còn có người Thổ và người Rục cũng có họ ngôn ngữ Việt- Mường giống người Việt. Trong đó có người Rục với số dân rất ít, chỉ vài ngàn người, sống biệt lập trong rừng, được coi là bảo tàng ngôn ngữ Việt cổ và rất lý thú với những người muốn tìm hiểu về ngôn ngữ Việt cổ. Tiếng Mường có tỷ lệ giống tiếng Việt khá cao, em không biết bao nhiêu nhưng hôm trước nghe một đoạn băng giảng đạo bằng tiếng Mường thấy âm sắc rất giống tiếng Việt, ban đầu cứ tưởng là người miền trong (Thừa Thiên, Quảng Nam) nói tiếng Việt. Về mặt truyền thống, tổ chức, tập tục, truyền thuyết... thì em nghĩ có thể tìm hiểu về người Việt cổ từ người Mường mặc dù đúng là người Mường cũng chịu ảnh hưởng nhiều bởi các dân tộc khác, nhất là người Kinh và người Thái nhưng tìm hiểu người Việt cổ qua người Tây Nguyên- gần như chưa bao giờ có sự giao thoa văn hóa cho tới mãi rất gần đây- thì em thấy hơi lạ lùng.
Pages: [<<], [<], 1, 2, 3, [4], 5, 6, 7, [>], [>>]
Quán nước đầu làng Ven > Sáng Tác - Thảo Luận - Phổ biến kiến thức > CLB Văn Hoá - Lịch sử
Invision Power Board © 2001-2024 Invision Power Services, Inc.