Langven.com Forum

Full Version: Nhờ các cao thủ tí nhẩy!
Quán nước đầu làng Ven > Sáng Tác - Thảo Luận - Phổ biến kiến thức > CLB Văn Hoá - Lịch sử
Pages: [1], 2, [>], [>>]
Kieuphong
Kính chào các bác! Chả là em đây khi coi phim Bao Thanh Thiên, có nghe đến khái niệm tru di tam tộc mí lại tru di cửu tộc. Em kô hiểu rõ lắm tam với lại cửu tộc ở đây, chi tiết là thế nào? :-[ Hi vọng các bác giải đáp giùm. Mời các bác ạ! sp_ike.gif sp_ike.gif sp_ike.gif sp_ike.gif sp_ike.gif sp_ike.gif sp_ike.gif
Phó Thường Nhân
Không hiểu tôi biết có chính xác không, nhưng chữ Tộc có nghĩa là 1 đời, 1 thế hệ. Vậy "Tru di tam tộc" là giết 3 đời của người bị tội, "Tru di cửu tộc" là giết 9 đời người ta. Vì ở Đông Á (TQ,Việt Nam, Nhật Bản, Đại Hàn), tục thờ tổ tiên chỉ tới 9 đời là hết, Cụ tổ đời thứ 10 trở lên được coi chung là "Thuỷ Tổ", không còn có tên trên bàn thờ họ nữa. Cho nên giết tới cửu tộc là giết hết sạch một họ(tông tộc). Còn giết 3 họ là giết 1 gia đình.
Vấn đề ở đây là cách tính như thế nào thì tôi không rõ. Ví dụ: nếu người bị tội tuổi trẻ, chưa có gia đình, thì mọi chuyện khá rõ. Đời bị giết bắt đầu từ ông ta, ngược lên tới bố mẹ, rồi tới Ông Bà, như vậy là đủ 3 đời.
Nhưng nếu người đó đã già có cháu(đã làm ông), thì tính từ cháu lên hay tính từ người đó. Không rõ. laugh.gif
Nói chung "Tru di tam tộc", hay "Tru di Cửu tộc", cũng đều nhằm một mục đích là để trừ hậu hoạ, do người cầm quyền sợ bị trả thù. Tại sao cái tư duy này chỉ có ở Châu Á, mà không có ở Châu Âu. Bởi ở Châu Á, một cá nhân con người không có ý nghĩa, không có trách nhiệm. Tránh nhiệm của một người được quy đầu tiên về gia đình, rồi tới họ hàng, tông tộc. Dở hơi thật. laugh.gif
Cái bệnh này thật sự rất gần đây mới chết hẳn. Cách đây khoảng 10,15 năm. Ở ngay VN vẫn còn có cái lệ "xét lý lịch", "xét thành phần", nó chính là biến tướng của cái hủ tục này đấy (Theo ý riêng của tôi). :laugh.gif :P
Milou
Tam tộc: họ cha, họ mẹ, họ vợ
tam đại: đời mình đời cha đời ông
chưa nghe cửu tộc bao giờ.
Phó Thường Nhân
Bác Milou nói vậy hợp lý và đúng hơn tôi rồi. Thế mà tôi cứ nghĩ là theo thế hệ. Sorry sp_ike.gif
Kieuphong
Vâng, bác Milou có lẽ đã đúng rồi. 3 họ bao gồm cha, mẹ, vợ. Về vấn đề cửu tộc thì kô biết có phải là anh em chú bác cô dì chị em có gia đình thì có phải chém hết tất cả những họ hàng liên quan như vậy kô? :-[ (tộc ở đây có lẽ kô giống như cách bác Phó nói về tổ tiên đâu) Còn hình như nếu chém cửu tộc thì tất cả gia đinh trong nhà đều bị chém hết tất cả, vì hình như hồi xưa đã bán làm nô tì cho 1 gia tộc thì coi như mang họ của gia tộc đó luôn. Vì thế mà nếu chém cửu tộc thì có khi sẽ lên tới ngàn người.

Còn về vấn đề sợ trả thù thì có lẽ đúng như thế thật. Nhưng còn về lí luận của bác Phó về vai trò của cá nhân thì em chưa được thông lắm. Theo em cái đó cũng là 1 hình thức răn đe, buộc cả họ hàng gia tộc khống chế từng thành viên kô cho họ nổi loạn. Theo em luận điểm sợ trả thù thì có lí hơn. Bởi vì thông thường tội chém 3 họ hoặc chu di cửu tộc thuộc về các tội lớn như phản nghịch, khi quân phạm thượng mà thôi, và nạn nhân thông thường là những đại gia tộc có danh tiếng thôi (Vd như vụ Văn ngục đầu đời Thanh chẳng hạn).
Phó Thường Nhân
Sự răn đe thì ở xã hội nào cũng cần cả. Đó cũng là một trong nhưng vai trò của Pháp Luật. Nhưng sao Pháp luật Đông Á cổ, không răn đe trực tiếp một cá nhân con người, mà phải gián tiếp thông qua gia đình ,họ, tộc ???. Như thế mặc nhiên thừa nhận lỗi của một người = lỗi của một nhà còn gì. Nói theo ngôn ngữ hiện đại thì một con người không có tính Pháp Nhân(có tránh nhiệm + Nghĩa vụ), mà tính Pháp Nhân lại quy cho gia đình. Cái tôi muốn nói là về điều đó laugh.gif
nxt.ptc
Em cũng có câu hỏi muốn nhờ các bác quá. Câu thành ngữ : Con ông, cháu cha chắc ai cũng biết? nhưng em cứ thắc mắc tải sao không phai là con cha, cháu ông nhỉ?
Kieuphong
laugh.gifVâng, về vấn đề Pháp Nhân thì em chưa hiểu rõ lắm, thôi thì xin nghe bác Phó nói vậy. À, mà kô biết Việt Nam mình có vụ án nào mà tru di 3 họ hay cửu tộc kô? :-[

Bác nxt.ptc có phải là khongquen25 kô? Câu hỏi của bác thì phải hỏi cô Lissette mới được. ;)
nxt.ptc
Dạ vẫn em đây ạ! Theo em biết thì có vụ Lệ Chi Viên đó bác.
Toi
Sao các bác lại hiểu nhầm tai hại thế nhể, theo em nghĩ thì tam tộc hay cửu tộc là tính theo đời đấy chứ, không phải thế thì sao không bảo là tru di 3 họ cho rồi ? Vì khái niệm tộc có thể ở đây không đơn giản là "Dòng Tộc " .
Còn một điều nữa, đoạn này "Vì ở Đông Á (TQ,Việt Nam, Nhật Bản, Đại Hàn), tục thờ tổ tiên chỉ tới 9 đời là hết, Cụ tổ đời thứ 10 trở lên được coi chung là "Thuỷ Tổ", không còn có tên trên bàn thờ họ nữa" của bác Phó Thường Dân có điều phải tính lại, để tiện em xin giới thiệu bài "Thân Thuộc" trong kinh sách để các bác nghiên cứu :
Thân Thuộc
Sinh ngã giả vi phu
Sinh phu giả vi tổ
Sinh Tổ giả vi tằng tổ
Sinh tằng tổ giả vi Cao tổ
Ngã sinh giả vi tử
Tử sinh giả vi tôn
Tôn sinh giả vi tằng tôn
Tằng tôn giả vi Huyền tôn

10 đời tính theo Ngã ( là bản thân, ta ) là 5 đời trước và năm đời sau .Có thể thời trước khi con cháu đông đàn thì khả năng có những nhà con cháu 8-9 đời cùng chung sống là không phải hoàn toàn vô lý, nhiều đời còn lấy chuyện đánh vào bài vị, vào mộ người đã chết để tính tội sống cơ mà. Còn dân Việt theo tôn giáo thờ tổ thì chỉ thờ đến đời thứ 5 thôi, ngoài ra phải tính theo Tông, Chi, hoặc là không thờ nữa.
Pages: [1], 2, [>], [>>]
Quán nước đầu làng Ven > Sáng Tác - Thảo Luận - Phổ biến kiến thức > CLB Văn Hoá - Lịch sử
Invision Power Board © 2001-2024 Invision Power Services, Inc.