Langven.com Forum

Full Version: "văn Hoá Thương Mại "
Quán nước đầu làng Ven > Sáng Tác - Thảo Luận - Phổ biến kiến thức > CLB Văn Hoá - Lịch sử
Mìn Trần
Cảm thương “thượng đế” Hà thành

Đó là một tàn dư cần xóa bỏ

Hãy tôn trọng quyền tiêu dùng của người dân

Em thấy loạt bài này rất hay, nhất là những day dứt về văn hoá của những người như Vương Trí Nhàn, Nguyên Ngọc. Và có vẻ như cụm từ "văn hoá thương mại" vẫn là 1 cái gì đó rất khó khăn đối với người VN sau bao cấp, nhất là ở miền Bắc với miền Trung. Thế mới biết tàn dư của thời bao cấp nặng nề đến mức nào, nó ăn sâu vào thói quen và nếp nghĩ của con người ta.

Đi ăn uống chổ nào mà thái độ phục vụ chỉ cần có vẻ hờ hững khó chịu là lần sau em cạch, ko muốn đến. Nhưng chổ nào tận tình lịch sự thì rất vui lòng mò tới, dù có khi chổ đó đắt hơn những nơi khác, và còn giới thiệu cho bạn bè người quen nữa ...

Nhưng thấy quái nhất là chuyện nhiều người vẫn cam tâm, thậm chí còn thích bị quát mắng để ăn cho được bát phở. Trong tình dục có chuyện "khổ dâm", cứ muốn bị đánh chửi hành hạ thì làm tình mới thích. Chẳng lẽ cũng có cái tạm gọi là "khổ thực" ?
Evil
Tớ hiếu kỳ, thấy chỗ nào quảng cáo là ăn uống ngon thì cũng mò đến ăn, bị chửi thì cũng... cố chịu nhưng chỉ được một lần đến lần thứ hai thôi. Mình bị mắng là không chịu được, đi ăn uống để thư giãn nên hàng nào bẩn bẩn, đông quá, thái độ này nọ là cũng 'cạch' luôn. Mình nghĩ thái độ của nhà hàng cũng là tại người tiêu dùng thôi. Chắc trên thế giới chả ở đâu người tiêu dùng bị hãm hại và hành hạ hàng ngày hàng giờ như ở VN cả.

Loạt bài Nước VN ta nhỏ hay không nhỏ trên báo cũng có đề cập đến cái tính 'chặc lưỡi' và 'chung sống', 'chịu đựng' của dân VN đấy.
Evil
Hôm qua mình vừa bị Ngân hàng Công thương hành hạ xong. Rút tiền ở Quỹ Tiết kiệm của Incombank, vừa nhận tiền qua quầy còn chưa kiểm xong thì thấy thiếu một tờ 500.000 (vì đáng lẽ phải có 02 tờ lẻ ngoài bó mà chỉ còn một tờ). Mình bảo là chắc nó lẫn vào bó tiền chẵn vì lúc nhận mình có làm tuột chun ra, mình kiểm lại bó đấy thì thấy đủ, không thừa tờ nào. Chưa kịp nói câu gì, và vẫn đang định tháo chun bó tiền tiếp theo để kiểm xem có thừa 01 tờ thiếu kia không thì các bà các chị ở trong quầy đã mồm năm miệng mười bảo là đưa đủ cho mình rồi, mình nhận đủ rồi nhá, mất là tại mình.vv và vv.. Mình choáng váng luôn. Vì tiền đưa qua cửa quầy, mình nhận chứ đã kiểm đâu mà các bà các chị bù lu bù loa lên là mình nhận... đủ rồi.

Mình ức nhưng mà cứ tiếp tục kiểm tiền vì nghĩ cũng không mất đi đâu được. Tiền chỉ ở trên mặt quầy đấy thôi, lúc đấy lại có mỗi mình là khách. Với lại thâm tâm mình không nghĩ là các chị ý đưa thiếu mà vẫn nghĩ là lẫn tiền thôi. May mà về sau kiểm ra được. Không biết nếu thiếu thì các bà ý sẽ đổ riệt cho mình thế nào. Sợ quá đi cơ. Không ngờ ngân hàng ở giữa thế kỷ 21 rồi mà còn cái phong cách phục vụ đấy no.gif

Bà con ạ, từ kinh nghiệm của evil mà rút ra, khi đi rút tiền ở ngân hàng đừng có ký mấy cái giấy nhận tiền vội. Vì thường thì để cho nhanh, bao giờ nhân viên quầy cũng đưa các thứ giấy tờ cho mình ký một lần rồi giao tiền cho mình sau cùng. Nếu đi rút tiền thì nên chừa cái giấy nhận tiền lại đừng ký vội, kiểm xong đủ rồi hẵng ký. Không là như trường hợp của mình nếu thiếu mà người ta lại cố tình đổ cho mình thì về lý là mình không cãi được đâu vì giấy nhận tiền đã ký rồi mà.
ngautuan
Cty tớ có khá nhiều kinh nghiệm thương đau với Incombank.
Hài nhất là ở dưới bàn văn thư có 1 cái brochure quảng cáo của nó, ghi là dịch vụ hoàn hảo hay cái của khỉ gì đại loại thế.

Nói chung vẫn còn đậm nét quốc doanh lắm.
bigdoremon
Meọ vặt cuả chúng tớ khi muốn ăn phở Bát Đàn là ghé vaò 1 trong mấy quán cafe bên cạnh đó, gọi cafe và phở, thế là vưà có phở ăn - vẫn mát mẻ & cũng đỡ phải chạy đi xếp hàng. Cũng có thể gọi 1 chú bé bán baó vaò; mua bán + thưởng thêm chút tiền => trốn được khoản xếp hàng.

Quan điểm cuả tớ Incombank là ngân hàng chuối nhất - thiêú tiền họăc tiền giả có lẫn trong cọc là chuyện thường xuyên. Thái độ phục vụ cực khó chiụ. Sau khi dính 2 vụ ở Incombank là tớ bb luôn ohnono.gif Bây zờ chỉ có VCB; ACB và Ngân hàng TM CP Quân Đội ( sướng nhất là các em ở Quân đội Điện Biên Phủ có thái độ siêu tốt, giọng cứ mát lịm clap.gif )
Dân làng Ven
QUOTE(bigdoremon @ Jul 24 2006, 04:04 PM)
Meọ vặt cuả chúng tớ khi muốn ăn phở Bát Đàn là ghé vaò 1 trong mấy quán cafe bên cạnh đó, gọi cafe và phở, thế là vưà có phở ăn - vẫn mát mẻ & cũng đỡ phải chạy đi xếp hàng. Cũng có thể gọi 1 chú bé bán baó vaò; mua bán + thưởng thêm chút tiền => trốn được khoản xếp hàng.


Cafe Thạch Thảo laugh1.gif
Observer
QUOTE(Evil @ Jun 26 2006, 09:19 AM)
Loạt bài Nước VN ta nhỏ hay không nhỏ trên báo cũng có đề cập đến cái tính 'chặc lưỡi' và 'chung sống', 'chịu đựng' của dân VN đấy.
*



Ôi cũng chẳng "tặc lưỡi" hay "chung sống" hay "chịu đựng" gì đâu. Chẳng qua là "Sơn ăn tùy mặt, ma bắt tùy người" thôi. Có cái loại người chỉ giỏi bắt nạt những người ở nông thôn ra thành phố bán rong nhưng đến lúc vào các cửa hàng, nhà hàng thì nhũn ra, nó có phục vụ không ra gì thì cũng im thít. Sợ rằng nếu có ý kiến này nọ thì mang tiếng là ghê gớm.
Mà có khi cũng chẳng biết là mình đang bị phục vụ tệ vì đã đến chỗ hơn thế bao giờ đâu để mà so sánh.
Bỏ đồng tiền ra thì cũng đừng để chúng nó chửi cho là ngu
NguoiVN
ở xã hội mà cung vượt cao cầu, con người có tha hồ cơ hội chọn lựa dịch vụ, hàng hóa thì sẽ khác

buôn bán sẽ kô bị coi là con hàng mắm, bà hàng tôm nữa mà trở thành khoa học, nghệ thuật
phD bán cá, phD bán mắm tôm, phD bán bao cao su, phD bán vé xe lửa vv
NguoiVN
các anh bán hàng sẽ phải học 10 năm
4 năm về tâm lý học
4 năm về thống kê học, tính toán học
2 năm về mỹ thuật học

sau này em mở Dh sẽ có khóa học như vậy

con cháu làng ven có cơ hội chọn lựa đi bán mắm hay là tàu bay xe lửa, lựu đạn hay là bánh mỳ
lơ ngơ
QUOTE(NguoiVN @ Sep 17 2006, 09:47 AM)
con cháu làng ven có cơ hội chọn lựa đi bán mắm hay là tàu bay xe lửa, lựu đạn hay là bánh mỳ
*



Airbus bán hơi ế, còn bán lựu đạn thì rất khó xin giấy phép kinh doanh và mã số thuế.
Quán nước đầu làng Ven > Sáng Tác - Thảo Luận - Phổ biến kiến thức > CLB Văn Hoá - Lịch sử
Invision Power Board © 2001-2024 Invision Power Services, Inc.