Langven.com Forum

Full Version: Bách Gia Chư Tử Của Đạo Hồi
Quán nước đầu làng Ven > Sáng Tác - Thảo Luận - Phổ biến kiến thức > CLB Văn Hoá - Lịch sử
Pages: [1], 2, [>], [>>]
NVT2002
Chào các bác !

Cách đây mấy năm, khi bác Phó viết chủ đề Hồi Giáo, tôi có thắc mắc là có phải tôn giáo là cứ tin vào thần linh và chẳng có lý luận gì không? Bác Phó lúc đó có đáp là Hồi Giáo cũng có nhiều nhà triết học không kém gì bách gia chư tử của Trung Quốc. Sau một thời gian tìm hiểu, tôi cũng thấy nhận xét đó đúng phần nào.

Triết học Hi Lạp cổ đại đã có nhiều thành tựu rất rực rỡ. Tuy nhiên, đến thời Trung Cổ, với sự thống trị của nhà thờ, các sách vở của các triết gia Hi Lạp đã bị đốt gần hết. May thay, trước đó đã có nhiều tư tưởng được truyền bá sang vùng đất thuộc phần cai quản của Hồi Giáo. Nhiều triết gia với những tên tuổi khó đọc (khó nhớ) đã có công bảo tồn và gìn giữ các tác phẩm quý giá này. Có lẽ họ chỉ làm công tác dịch thuật và tìm hiểu, chứ ít có phát minh gì mới nên chúng ta thường không biết tới những triết gia Hồi Giáo. Bài viết sau dịch từ http://www.rep.routledge.com/article/H057

Bác nào giỏi ngoại ngữ thì đọc bản gốc, còn bác nào không thích thì có thể xem bản dịch của tôi, dù cho chất lượng cũng chỉ ở mức tầm tầm scared.gif
NVT2002
Triết học đạo Hồi.

Triết học Hồi Giáo có thể được định nghĩa theo một số cách khác nhau, nhưng bài viết này sẽ giới thiệu về hình mẫu triết học được sinh ra trong nền văn hoá đạo Hồi. Sự mô tả này không có nghĩa là nó có liên quan đến các vấn đề tôn giáo, thậm chí cũng không chỉ được làm ra bởi các tín đồ đạo Hồi

1 Những năm đầu của triết học đạo Hồi

Triết học Hồi Giáo được kết nối mật thiết với triết học Hi Lạp, mặc dầu đó là một mối quan hệ có thể được phóng đại. Các câu hỏi lý thuyết được nêu lên chính từ sự bắt đầu của Hồi Giáo, những câu hỏi có thể có phạm vi chắc chắn được trả lời bằng cách tham khảo tới các văn bản Hồi Giáo như kinh Koran, các trường hợp thực tế của cộng đồng và các lời phát ngôn của Nhà tiên tri và các đồng sự. Trên nền cơ bản này, toàn bộ những lĩnh vực được biết tới như khoa học Hồi Giáo đã được sản sinh ra, và những cái này bao gồm một lượng lớn các luật tôn giáo, tiếng Ba Tư và các mẫu thần học diễn tả những hiểu biết khác về đạo Hồi.

Những cuộc xâm lược đầu tiên của người Hồi Giáo đã mang họ vào tiếp xúc gần với các trung tâm nền văn minh bị ảnh hưởng nặng nề bởi người Thiên Chúa và Do Thái giáo, và cũng là bởi nền văn hoá Hi Lạp. Nhiều người thống trị đã muốn hiểu và sử dụng hình mẫu Hi Lạp về sự hiểu biết, một số dự án thực hành, lý thuyết và dịch thuật đã được bắt đầu, chính thức hỗ trợ cho việc đồng hoá văn hoá Hi Lạp. Việc này có một ảnh hưởng mạnh mẽ đến tất cả các khu vực trong triết học Hồi Giáo. Thuyết Tân Plato hoàn toàn trở thành trường học thịnh hành của tư tưởng, theo sau một cách gần gũi cách giảng dạy của triết học Hi Lạp, cái mà ban đầu được truyền tới thế giới Hồi Giáo. Điều này đã nhấn mạnh sự giao ước giữa Plato và Aristotle trong một loạt các vấn đề, và kết hợp chặt chẽ với công việc của một số tác giả Tân Plato. Người dẫn đầu nhóm các nhà tư tưởng Tân Plato là Ikhwan al-Safa, đã giới thiệu một thứ triết học triết trung được thiết kế để làm thuận tiện cho việc giải phóng linh hồn thông qua triết lý hoàn hảo. Tuy nhiên, cũng có một hướng phát triển về trường phái Aristotle trong triết học Hồi Giáo, đặc biệt bởi những nhà tư tưởng bị ấn tượng bởi ý tưởng logic và siêu hình của Aristotle, và trường phái Plato được cảm hứng từ tính cách của Socrates và hiển nhiên là nhiều linh hồn tự nhiên của Plato hơn khi so sánh với Aristotle. Thậm chí có những nhà tư tưởng có vẻ như đã bị ảnh hưởng bởi chủ nghĩa hoài nghi Hi Lạp, cái mà họ đã điều chỉnh một cách to lớn chống lại tôn giáo, và Ibn ar-Rawandi, Muhammad ibn Zakariyya’ al-Razi đã trình bày một nghệ thuật phê bình triệt để đối với nhiều ý tưởng siêu nhiên chủ chốt của đạo Hồi.

Al-Kindi thường được gọi là nhà triết học đầu tiên của Ba Tư, và ông đại khái đã theo đường lối Tân Plato. Một trong những nhà triết học sớm nhất ở Bát Đa thực tế là một người Kito, Yahya Ibn ‘Adi, và học trò của ông al-Farabi đã tạo ra nhiều việc để làm trong 4 thế kỉ tiếp theo. Al-Farabi đã chỉ rõ là những công việc của Aristotle sinh ra nhiều vấn đề quan trọng đối với việc hiểu tự nhiên vũ trụ, đặc biệt là nguồn gốc của nó. Aristotle đã gợi ý là thế giới là bất tử, cái mà có vẻ như mâu thuẫn với ẩn dụ trong kinh Koran là Thượng Đế đã tạo ra thế giới từ chỗ không có gì cả. Al-Farabi đã sử dụng như nguyên lý sáng tạo quá trình của sự phát sinh, ý tưởng rằng vật chất chảy ra một cách liên tục từ nguồn của sự hoàn hảo, vậy nên thế giới đã không được tạo ra tại một thời điểm đặc biệt nào. Ông cũng làm một số công việc về logic Hi Lạp, chỉ ra rằng đằng sau ngôn ngữ tự nhiên là logic, vậy nên một sự hiểu biết về cái sau là sâu hơn và có ý nghĩa hoàn hảo hơn việc nắm lấy cái trước. Điều này cũng có vẻ như đe doạ đến ý nghĩa của ngôn ngữ, đặc biệt là ngôn ngữ Ba Tư, thứ tiếng mà Thượng Đế đã truyền kinh Koran cho Nhà tiên tri Muhammad. Một trường lớn các nhà tư tưởng bị ảnh hưởng mạnh mẽ bởi al-Farabi, bao gồm al-‘Amiri, al-Sijistani và al-Tawhidi và điều này chắc chắn đã đóng một vai trò quan trọng trong việc tạo cho các ý tưởng và phương pháp luận của ông có tính quyết định trong các thế kỉ sau về triết học đạo Hồi.

Ibn Sina tiếp tục phát triển khuôn mẫu này về các ý tưởng theo một các sáng tạo hơn nhiều, và ông đã trình bày một các nhìn về vũ trụ là bao gồm toàn bộ các sự kiện cần phải có, với một ngoại lệ là Thượng Đế. Điều này dẫn tới một sự phản ứng quyết liệt lại từ al-Ghazali, người mà trong bài phê bình của mình về triết học Tiêu Dao (tức là phái Aristotle) đã chỉ ra rằng nó vừa không tương thích với tôn giáo và cũng vừa vô hiệu trong chính các nguyên lý của nó. Ông đã sắp xếp để chỉ ra một số khó khăn chủ yếu với các sự phát triển của trường phái Tân Plato cái mà đã xảy ra trong triết học đạo Hồi, và ông đã kết luận rằng trong khi triết học phải bị vứt bỏ, logic như một công cụ khái niệm lại nên được giữ lại. Quan điểm này trở thành ảnh hưởng rất nhiều trong thế giới đạo Hồi, và triết học đã bị che phủ bởi một đám mây đến tận thế kỉ 19
NVT2002
2 Triết học ở Tây Ban Nha và Bắc Phi

Một sự pha trộn triết học đầy màu sắc đã xảy ra ở al-Andalus (phần Hồi Giáo ở Bồ Đào Nha) và ở Bắc Phi. Ibn Masarra đã phòng thủ một mẫu thuyết thần bí và kiểu suy nghĩ này quan trọng đối với cả Ibn Tufayl và Ibn Bajja, cho những người đối lập giữa cá nhân trong xã hội và cá nhân cơ bản liên quan tới Thượng Đế trở nên rất nhiều theo kịch bản này. Lý lẽ là thường là một cấp độ cao hơn của việc hiểu về thực tại có thể được đạt đến bởi những người đã chuẩn bị để phát triển ý thức tôn giáo của họ bên ngoài khung cơ bản của tôn giáo truyền thống, một quan điểm được hỗ trợ và trở thành phần của một giá trị tinh vi cao cấp của các mối liên hệ giữa tôn giáo và lý trí như được sáng tạo bởi Ibn Rushd. Ông sắp đặt để phòng thủ một cách quyết liệt cho triết học chống lại các cuộc tấn công của al-Ghazali, và cũng để trình bày một giá trị nhiều tính chất Aristotle hơn những thứ được tổ chức bởi Ibn Sina. Ông khẳng định rằng có nhiều con đường khác nhau để đến với Thượng Đế, tất cả đều có hiệu lực như nhau, và chính con đường mà nhà triết học có thể đi là cái mà tùy thuộc vào sự sử dụng độc lập của lý trí, trong khi thành viên bình thường của xã hội phải được thỏa mãn với tuyên thuyết và nghĩa vụ tôn giáo. . Ibn Sab‘in, ngược lại, khẳng định rằng triết học Aristotle và logic là vô ích trong việc cố gắng để hiểu thực tại bởi vì những ý tưởng đó thất bại khi phản ánh sự thống nhất ẩn trong thực tại, một sự thống nhất xuất phát từ tính duy nhất của Thượng Đế, và vậy là chúng ta yêu cầu một mẫu hoàn toàn mới về ý tưởng thỏa đáng đối với nhiệm vụ trình bày tính thống nhất của thế giới. Một nhà tư tưởng được biết tới có lẽ vì công việc của ông về lịch sử và xã hội học hơn là trong triết học, chính là Ibn Khaldun, người mà dù sao cũng đã là một nhà văn triết học đáng chú ý; ông ta trình bầy một tóm tắt xuất sắc về các biến động triết học đi trước bên trong thế giới đạo Hồi, dẫu rằng từ một quan điểm bảo thủ (Ash‘arite)


3 Triết học thần bí


Triết học thần bí trong đạo Hồi biểu hiện một truyền thống cố định về công việc một cách triết học trong thế giới Hồi Giáo. Một số triết gia đã sắp xếp để hợp nhất chủ nghĩa thần bí với tư tưởng Tiêu Dao (Aristotle), trong khi số khác lại quan niệm chủ nghĩa thần bí như đối lập với tư tưởng Tiêu Dao. Al-Ghazali đã có ảnh hưởng lớn trong việc tạo cho chủ nghĩa thần bí trong mẫu Sufi tính khả kính, nhưng chính ra thì các nhà tư tưởng khác như al-Suhrawardi và Ibn al-‘Arabi là người đã sản sinh ra tư tưởng thần bí có tính hệ thống thực sự. Họ đã sáng tạo ra, mặc dù theo những cách khác nhau, những giá trị của việc làm sao cho triết học hoà hợp với các giải pháp thần bí trở thành hiện thực, và lối nào để đi một cách tự giác theo các hướng đối lập tới chủ nghĩa Tiêu Dao. Ibn al-‘Arabi đã tập trung vào việc phân tích các mức độ khác nhau của hiện thực và các mối liên hệ tồn tại giữa chúng, trong khi đó al-Suhrawardi là tổ sư chính của triết học Ánh Sáng. Điều đó cố gắng thay thế logic và siêu hình Aristotle bằng một sự thay đổi dựa trên quan hệ giữa ánh sáng như nguyên lý chủ yếu của tạo hoá và hiểu biết, với chính cái mà đã được thắp sáng lên – sự còn lại của thực tại. Cái truyền thống này có nhiều bông hoa, bao gồm al-Tusi, Mulla Sadra, Mir Damad và al-Sabzawari và đã được phổ biến trong thế giới Ba Tư tới tận ngày nay. Shah Wali Allah đã mở rộng trường phái tư tưởng này tới tiểu lục địa Ấn Độ.
NVT2002
4 Triết học Hồi Giáo và khoa học Hồi Giáo

Triết học Hồi Giáo luôn có một quan hệ khá khó khăn với khoa học đạo Hồi, những kĩ thuật cho việc trả lời các câu hỏi lý thuyết mà đã được kết nối gần với tôn giáo Hồi Giáo, luật bao hàm, thần học, ngôn ngữ và sự nghiên cứu chính các văn bản tôn giáo. Nhiều nhà thần học như Ibn Hazm, al-Juwayni và Fakhr al-Din al-Razi đã trình bày giá trị của thần học Hồi Giáo cái mà đã khẳng định cho một lý thuyết đặc biệt về việc làm sao để dịch nghĩa các văn bản tôn giáo. Họ đã định bào chữa cho một giải pháp giới hạn đối với việc dịch thuật, chối bỏ sự ứng dụng của tính tương tự và ý tuởng triết học cũng là một hệ thống đối tượng của sự thẩm tra mà có thể được áp dụng với bất cứ thứ gì. Hầu hết các nhà thần học đều là Ash‘arites (xem Ash‘ariyya và Mu‘tazila), cái mà có nghĩa là họ ở phía đối lập với ý tưởng rằng các ý tưởng đạo đức và tôn giáo có thể đúng một cách khách quan. Cái tạo ra những ý tưởng như vậy đúng, Ash‘arites đã khẳng định, là cái mà Thượng Đế nói rằng chúng là đúng, và không có các nền tảng nào khác để chấp nhận chúng hơn là điều này. Cái này có một ảnh hưởng mạnh đặc biệt đối với đạo đức học, nơi mà đã có nhiều cuộc tranh luận giữa các nhà đối tượng học và chủ thể học, với việc khẳng định sau đó rằng một hành động nếu và chỉ nếu Thượng Đế nói nó chỉ là thế. Nhiều nhà tư tưởng đã viết về việc làm sao để đạo đức xã hội, cái mà liên quan tới việc là thành viên của một cộng đồng và theo các luật lệ tôn giáo, với đạo đức trí thức, cái mà hướng vào việc liên quan tới một cách sống đơn độc hơn. Ibn Miskawayh và Al-Tusi đã phát triển các giá trị phức tạp của xung đột bề ngoài giữa các tập hợp khác nhau của các quy tắc đạo đức.

Triết học chính trị trong đạo Hồi nhìn vào các nhà tư tuởng Hi Lạp theo các phương pháp để hiểu bản chất của nhà nước, tuy cũng được kết nối một cách tổng quát các ý tưởng của Plato về nhà nước tới các ý niệm của kinh Koran, cái mà không khó khăn gì được đưa ra bản chất có thứ bậc một cách cơ bản về cả hai kiểu của giá trị. Thậm chí các nhà tư tưởng bị hấp dẫn bởi triết học Ánh Sáng như al-Dawani đã viết trong triết học chính trị, khẳng định rằng cấu trúc của nhà nước phải biểu hiện được các khía cạnh vật chất và tinh thần của các công dân. Thông qua một sự khác biệt về vai trò trong nhà nước, và thông qua bộ phận lãnh đạo bởi những người có hiểu biết về tôn giáo và triết học, mọi người sẽ tìm thấy một vị trí chấp nhận được trong xã hội và phạm vi để cho tinh thần hoàn hảo với một mức độ thích hợp.

Các vấn đề đặc biệt nảy sinh trong các cuộc thảo luận liên quan tới bản chất của linh hồn. Theo phiên bản của Aristotle mà đã được sử dụng một cách tổng quát bởi các nhà triết học đạo Hồi, linh hồn là một phần tích hợp ở con người như khuôn mẫu của nó, và ngay khi cá nhân chết linh hồn cũng sẽ biến mất. Điều này xuất hiện thành mâu thuẫn với ý niệm của một cuộc sống sau khi chết vốn là một thành phần rất quan trọng của đạo Hồi. Thận chí các quan điểm của Plato về linh hồn có vẻ như nhấn mạnh vào tính linh hồn của nó, như được so sánh với các giá trị rất vật lý của cuộc sống sau cái chết của đạo Hồi. Nhiều nhà triết học đã cố gắng để vòng qua điều này bằng cách khẳng định rằng ngôn ngữ tôn giáo thảo luận về linh hồn chỉ là nói bóng nói gió thôi, và nó hướng tới việc ấn tượng vào cộng đồng được tự do nơi mà có một ngữ cảnh rộng hơn bên trong cái mà cuộc sống của họ diễn ra, mở rộng xa hơn chính những cuộc sống đó. Họ có thể đã khẳng định theo cách này bởi vì các lí thuyết mà diễn đạt một quan điểm phức tạp về nhiều kiểu ý nghĩa khác nhau mà một lời phát biểu có thể có sức lôi cuốn đến nhiều thính giả khác nhau và thi hành một số chức năng khác nhau. Chỉ các nhà triết học thực sự có khả năng hiểu phạm vi ý nghĩa này, và những người đó làm việc trong khoa học Hồi Giáo không biết làm sao để xoay sở với những vấn đề phát sinh này, cái mà đi ra ngoài phạm vi chuyên môn của họ. Trong khi những người hữu trách với luật pháp sẽ không biết làm sao để phán xét giữa các bản án hợp pháp khác nhau, chúng ta cần một hiểu biết về triết học luật pháp trong đạo Hồi nếu chúng ta phải truy nhập vào cái mà có thể được gọi là cấu trúc sâu của chính luật pháp. Một cách tương tự, mặc dù kinh Koran khuyến khích các tín đồ của nó tìm ra sự thực về thế giới, nó hoàn toàn là triết học của khoa học mà chúng ta có thể hiểu các nguyên tắc lý thuyết nằm sau chính thực tại vật lý đó.

Nhiều vấn đề về tôn giáo xung đột với triết học phát sinh trong nội dung của mĩ học. Các luật lệ của thơ ca đã tồn tại trong truyền thống Ba Tư được nêu ra chống lại ứng dụng của thi ca Aristotle đối với thơ. Một trong những khía cạnh thú vị của mĩ học Hồi giáo là nó đã đối xử với thi ca như một mẫu logic, dẫu rằng giá trị biểu cảm thấp, dọc theo tính liên tục của các mẫu logic nằm đằng sau tất cả các ngôn ngữ và hành động của chúng ta. Điều này được giải thích theo các nghiên cứu của cả tri thức và logic học. Logic đã đóng một vai trò chủ chốt trong triết học đạo Hồi và ý tưởng mà logic diễn tả một tập hợp cơ bản của các kĩ thuật nằm sau cái mà chúng ta nghĩ và cái mà chúng ta làm được cảm thấy rất hứng thú và kích động. Nhiều nhà lý thuyết mà đã tấn công triết học đều là những người bảo vệ trung thành của logic như một công cụ để tranh luận, và Ibn Taymiyya thật phi thường trong bài phê bình mà ông đã cung cấp cho logic Aristotle. Ông khẳng định rằng logic kế thừa siêu hình học Aristotle và vậy cũng phải bị vứt bỏ bởi bất cứ ai muốn chống lại sự tiêm nhiễm triết học.

Tuy nhiên, sự coi trọng nói chung đối với logic cung cấp khuôn mẫu cho ý niệm có một phạm vi các giải pháp logic sẵn sàng đối với mọi người khác nhau, mỗi trong số đó là thích hợp với những cấp độ khác nhau của xã hội. Đối với các lý thuyết gia và luật gia, chẳng hạn, biện chứng là thích hợp, bởi vì cái này làm việc một cách logic từ các đề xuất được chấp nhận một cách tổng thể tới các kết luận được thiết lập thành có hiệu lực, nhưng chỉ trong các giới hạn được lập ra bởi những tiên đề. Điều này nghĩa là bên trong ngữ cảnh của lý thuyết, thí dụ như vậy, nếu chúng ta chấp nhận chân lý của kinh Koran, thì các kết luận cụ thể theo sau nếu chúng ta dùng các nguyên tắc lý thuyết; nhưng nếu chúng ta không chấp nhận chân lý của kinh Koran, thì tính chấp nhận được của các kết luận đó là mơ hồ. Các nhà triết học được phân biệt so với mọi người khác ở chỗ họ là những người mà chỉ sử dụng toàn các tiên đề cụ thể và vạn năng, vậy nên những kết luận của họ có tính tổng quát cao cũng như có hiệu lực. Khi nó trở thành kiến thức chúng ta tìm thấy một sự tương phản tương tự. Người bình thường có thể biết một số thứ về cái bao quanh họ và cũng về bản chất của tinh thần của thực tại, nhưng họ bị giới hạn bởi các hình ảnh và các biểu tượng của tôn giáo và phạm vi của cảm giác của họ. Các nhà triết học ngược lại, có thể đạt tới các mức độ hiểu biết cao hơn nhiều thông qua các ứng dụng của họ về logic và thông qua khả năng đối với việc hiểu biết và thiết lập liên hệ với các nguyên lý nằm dưới toàn bộ thực tại
NVT2002
5 Triết học Hồi Giáo trong thế giới hiện đại

Sau cái chết của Ibn Rushd, triết học Hồi Giáo theo phái Tiêu Dao đã đi ra khỏi hình mẫu trong thế giới Arap, mặc dầu sự truyền bá triết học Hồi Giáo vào Tây Âu đã bắt đầu tại thời gian này và đã có một ảnh hưởng quan trong đến đường lối thời Trung Cổ và Phục Hưng ở Châu Âu phải theo. Theo cách nói Ba Tư, triết học Hồi Giáo đã tiếp tục theo sau một bản lý lịch chủ nghĩa Ánh Sáng lớn mạnh kéo dài đến tận ngày nay; song trong thế giới Arap nó trở thành một cái gì đó suy tàn, ít nhất là trong khuân mẫu Tiêu Dao, đến tận thế kỉ 19. Triết học thần bí, ngược lại, đã tiếp tục được ủng hộ, mặc dầu không nhà tư tưởng nào phù hợp với tính sáng tạo của Ibn al-‘Arabi hay Ibn Sab‘in. Al-Afghani và Muhammad ‘Abduh đã theo đuổi để tìm ra các nguyên tắc có lý cái mà thiết lập một mẫu tư tưởng một cách đặc biệt có tính Hồi Giáo lẫn thích hợp cho cuộc sống trong các xã hội khoa học hiện đại, một cuộc tranh luận mà tiếp tục bên trong triết học Hồi Giáo ngày nay. Iqbal đã cung cấp một sự hoà trộn triết chung hơn của triết học Hồi Giáo và Châu Âu, và một số nhà tư tưởng đã phản ứng lại với hiện tượng của tính hiện đại bằng việc phát triển trào lưu chính thống Hồi Giáo. Điều này đã đánh thức lại sự phản đối ban đầu với triết học bằng cách khẳng định cho một sự trở lại với các nguyên tắc gốc của đạo Hồi và tẩy chay tính hiện đại như một sự dạy bảo của đế quốc Phương Tây. Ảnh hưởng của sự thông thái Phương Tây vào triết học Hồi Giáo không phải luôn là có ích, và phong cách Phương Đông đôi khi dẫn tới một sự đánh giá quá cao về tính độc lập của triết học Hồi Giáo trên tư tưởng Hi Lạp, và đối với một sự khước từ rằng triết học Hồi Giáo là triết học thực sự. Đó là, theo nhiều tác phẩm bình luận có quá nhiều việc dính líu với các điều kiện lịch sử mà triết học đã sản sinh ra như được so sánh với trạng thái của chính các ý tưởng. Trong khi vẫn có nhiều cuộc tranh luận về các phương pháp mà triết học Hồi Giáo nên được tiếp cận, như trong trường hợp với tất cả các loại triết học, có thể có một số nghi ngờ về thành tựu chính và việc tiếp tục có ý nghĩa của nó.
Phó Thường Nhân
Chẹp chẹp, quả là vậy. Rất thú vị là NVT2002 đã có những bài dịch nhằm giói thiệu triết học hồi giáo. Thực ra Hồi giáo về mặt địa lý không xa lạ với VN, vì bản thân ½ ĐNA là các nước Hồi giáo. Ngược lại nó lại rất xa lạ về tư duy văn hoá, do VN chịu ảnh hưởng của vùng văn hoá Đông Á(Trung quốc, và Ấn độ thông qua TQ) rồi thời cận đại là ảnh hưởng phương tây (Pháp, Mỹ). Nhưng xa lạ không có nghĩa là thế giới Hồi giáo là một thế giới tối tăm, mù mịt, lạc hậu, mà ngược lại nó cũng là một cái nôi văn hoá thế giới.
Tôi thường có một cái nhìn không phân biệt về văn hoá, trong đó triết học là một bộ phận thì tôi coi có 6 vùng triết học mà tư duy tương đối khác nhau.
1.Triết học Anh-Mỹ
2.Triết học lục địa Tây Âu (Pháp, Đức)
3.Triết học Slave
4.Triết học Hồi giáo
5.Triết học Ấn độ
6.Triết học Đông Á

Đấy là hiện tại, còn trong thời cổ đại thì có thể coi có
1.Triết học Hi lạp
2.Triết học Ấn độ
3.Triết học Đông Á cổ đại.

Nếu xét về kế thừa thì
Triết học Anh-Mỹ, Tây Âu, Hồi giáo, Slave là những tông kế thừa triết học Hi lạp.
Triết học Đông Á là kế thừa của Triết học Ấn độ và Đông Á cổ đại

Sự kế thừa này không đơn giản là học lại, mà mỗi nhánh kia còn phát triển do điều kiện văn hoá, lịch sử, tôn giáo, ngôn ngữ, kinh tế nữa.
Như triết học Đông Á là sự phát triển của tư duy nông nghiệp (tư duy sinh học), với chữ Nho, ảnh hưởng (hay là cái lõi của Đạo Nho,đạo Phật).
Triết học Hồi giáo chính là triết học hậu Hi lạp phát triển ra trong một bối cảnh văn hoá, tôn giáo đạo Hồi, chữ Ả rập (hay chữ Ba tư), kinh tế thương mại, tư duy thương mại.

Hiện tại mâu thuẫn về chính trị giữa một số nước phương Tây và Hồi giáo, cũng như 500 năm « phương Tây là rốn vũ trụ » đã che lấp đi cái gốc chung này. Nhưng triết học hồi giáo và triết học phương Tây thực ra là hai anh em họ và đều là hậu duệ của triết học Hi lạp cả.
Cũng phải nói thêm là khi nói tới triết học Hi lạp ở đây, tôi nói tới Platon và Aristote. Triết học Hồi giáo không kế thừa các « bách gia chư tử » khác của Hi lạp trước Socrate, hay của La Mã (Stoicien, Epicure, Democrite, Pithagore,...). Với một điều đặc biệt, họ kế thừa cả Plotin (một triết gia La Mã, nhưng người Ả rập quy nhầm đó là Aristote).
Nguyên nhân: nó có 2 lý do.
1- Vì đế quốc Hồi giáo Ả rập nằm trên một vùng đất lớn từng thuộc về Hi Lạp, La Mã thời trước.Ví dụ Ai cập, trước khi trở thành một tỉnh Hồi giáo, thuộc vào đế quốc La Mã, trước đó nữa suốt 500 năm nằm dưới vương triều Hi lạp của Ptoleme.
2- Đạo Hồi trong thực tế « hiện đại hơn » đạo Thiên chúa. Nó chỉ quan tâm trực tiếp vào lĩnh vực pháp luật và thần học, tức là những phần liên quan tới quản lý xã hội. Ngược lại nó không bị giáo điều trong những vấn đề liên quan tới khoa học thực nghiệm. Đạo Hồi cũng không tải theo một nền văn hoá hoàn chỉnh, kết quả đi đến đâu nó chỉ ấn định một cái khung « quy luật xã hội » cho những vùng đất bị chinh phục, nhưng lại chấp nhận, tiếp thu những nền văn hoá trước nó, tức là Hi lạp hay bản địa. Kết quả chính đế quốc Ả rập đã trở thành « ông từ giữ đền» giữ lại những thành quả của triết học Hi lạp cho phương Tây. Cho đến nay, các tác phẩm của triết học Hi – La được giữ lại đầy đủ nhất, toàn vẹn nhất chính là của Platon, Aristote, Plotin. Còn những triết gia còn lại, phương Tây chỉ giữ được những mảnh vụn. Như vậy công của các nhà triết học hồi giáo không nhỏ. Không kể họ cũng phát triển nó lên nữa, nhưng cái version Hi -La theo Hồi giáo này, không được truyền bá rộng rãi, do vị thế thấp kém của các nước Hồi giáo từ 500 lại đây.

Tôi cũng không đọc được trực tiếp tiếng Ả rập, cũng như không thể có điều kiện tiếp xúc trực tiếp với các tác phẩm của người Hồi giáo. Những gì tôi đọc được cũng chủ yếu thông qua các tác phẩm của các học giả phương Tây. Nhưng trong điều kiện đó, tôi vẫn cố gắng, nếu có thể tìm đọc các tác giả phương Tây gốc Hồi giáo. Nhưng ngay cả điều này cũng không dễ dàng.
Theo sự nghiên cứu của các học giả phương Tây, họ thường coi triết học Hồi giáo nở rộ vào thời kỳ thế kỷ thứ 8,9 đến thế kỷ XIV. Thời kỳ này tương đương với việc hình thành đế quốc Hồi giáo Ả rập, trải từ vùng Lưỡng Hà tới miền nam Tây ban nha. Không phải ngẫu nhiên mà người ta cho nó kết thúc vào thế kỷ XIV, vì sau đó, vùng đất Hồi giáo được thống nhất bởi đế quốc Thổ nhĩ Kỳ. Đế quốc Thổ tan rã vào đầu thế kỷ XX. Nhưng có lẽ Hồi giáo còn có các triết gia gốc Ba tư (I ran ngày nay), gốc Trung Á (vùng Trung Á của Liên Xô cũ), và ngoài tiếng Ả rập, các triết gia hồi giáo còn dùng tiếng Ba Tư nữa.
Các học giả phương tây cũng đánh giá cao Avincenne, và thường họ lấy đó làm cái mốc để phân thời kỳ lịch sử triết học Hồi giáo. Sự phân định này chưa chắc đã đúng, vì Avincenne nổi tiếng do đã « trả lại » Aristote, và Platone cho phương tây (thế giới phương Tây biết lại Plantone và Aristote thông qua các tác phẩm được dịch từ tiếng Ả rập ra la tinh) cũng như Avincenne sống ở Nam Tây ban Nha, vùng đất sau đó bị Tây ban Nha lấy lại được, đúng vào ...thế kỷ XIV.
Tóm lại tôi « nghi ngờ » việc phân định này có ảnh hưởng của chủ nghĩa « châu Âu là trung tâm ».
Hiện tại tôi tìm được một cuốn sách khá hay về triết học Hồi giáo, tác giả là một học giả Pháp chuyên nghiên cứu về I ran. Nhưng chưa kịp đọc. Nhưng trong bài dịch của NVT2002 cũng đã đề cập tới một số triết gia « cơ bản » của thế giới đạo Hồi : Al Ghazili, Al – Arabi, Avincenne (tieng A rap la Abou al-Walid Muhammad ibn Ahmad ibn Muhammad ibn Ruchd, 1126-1198) ...
Có lẽ phải nói thêm là bản thân việc nghiên cứu kinh Coran cũng hình thành lên 4 trường phái, tương đương với 4 phương pháp nghiên cứu kinh này nữa, và do đó cũng phải coi đó là những trường phái triết học.

@NVT2002,
Người Ả rập có tên và họ. Tên thường là những tên nhân vật trong kinh Coran (Mohamed, Ali, Omar) hay là một đức tính như Karim (nghĩa là dũng cảm).
Còn họ thì nó chỉ nguồn gốc theo một vùng đất học theo tên bố. Trong đó Abou có nghĩa là bố
Ibn có nghĩa là con.
Lấy ví dụ của nhà triết học Avincenne mà tôi viết ở trên. Họ ông ta nếu dịch nghĩa thì sẽ là
« Bố của Walid Muhammad con của Âhmad (rồi ông này lại là) con của Muhâmmad ibn Ruchd »
Mỗi người Ả rập như vậy đều mang cả cái gia phả theo người.

Mohamed hay Mohammad, Ahmed hay Âhmad là một. Ở đây , người ta sẽ gặp một khó khăn nữa trong khi đọc về văn hoá Hồi giáo qua sách vở phương tây, đó là sự rối loạn về phiên âm tên gọi. Tương tự như họ viết về Trung quốc hay Ấn độ.
SyncMaster
Các bác cho em hỏi ké một câu, tại sao người Hồi giáo cũng có thói quen lần tràng hạt như người theo Phật giáo ???

Có mối liên hệ nào giữa Hồi giáo và Phật giáo thông qua việc này không ạ ?
Phó Thường Nhân
@Sync,
Không có liên quan gì về mặt tín ngưỡng, nhưng có sự liên quan về tập tục và địa lý. Trong đạo Phật người ta đã dùng tràng hạt và hương hoa từ lâu, còn trước cả khi có việc thờ tượng phật.
Còn việc đạo Hồi cũng dùng tràng hạt thì có lẽ bởi một phần lớn đất của đạo Hồi, ở Trung Á, ở Ấn độ trước đây đã là vùng theo phật giáo. Đạo Phật ở Ấn độ bị tiêu diệt cũng bởi vì hồi giáo. Đạo bị tiêu diệt, nhưng người thì vẫn còn, vì chính những người đó cải đạo theo Hồi giáo. Trong trường hợp ấy họ vẫn giữ những tập tục cũ, nếu nó không bị tôn giáo mới cấm.
Không phải chỉ có Hồi giáo và Phật giáo mới dùng tràng hạt, hiện tại ở Hi lạp, người ta vẫn lần tràng hạt, nhưng nó không có một ý nghĩa tôn giáo nào cả, mà chỉ là một thứ trò tiêu khiển cho cánh đàn ông lê la ở các quán cà phê. Họ nói xuất xứ của nó là từ Trung Á. Vậy không hiểu nó theo chân người Hồi giáo vào đây (Hi lạp có lịch sử 500 năm thuộc đế quốc Thổ), hay là có tục lệ này từ trước đó.
SyncMaster
Cảm ơn bác Phó cheers.gif

Em còn một câu nữa, nhân tiện hỏi luôn kẻo cứ áy náy, người ta thường nói "Tôn giáo chia rẽ con người ta. Chỉ có lòng tin mới hòa hợp họ lại" (Nguyên văn : Religions divided people. Faith united them).

Phải hiểu câu này như thế nào đây hả bác ?
Phó Thường Nhân
@Sync,
Không cái câu đó sai chứ, đúng thế nào được. Bởi vì chính cái lòng tin (Faith) sẽ chia rẽ con người ta. Sở dĩ tôn giáo chia rẽ con người là vì ngoài những yếu tố khác ẩn chứa trong đó (tâm lý, tập tục, văn hoá, ngôn ngữ..), nó còn chứa cái lòng tin này. Bởi mỗi lòng tin của mỗi tôn giáo lại khác nhau.
Cái câu đó có 2 mệnh đề, thì cái sau (niềm tin) đã là hệ quả của cái trước (tôn giáo) rồi. Cho nên càng có lòng tin vào tôn giáo của mình thì càng phân liệt chia rẽ, thậm chí niềm tin tôn giáo thái quá còn làm cho người ta tàn bạo hơn.
Theo tôi cái câu đó chỉ có thể đúng nếu thay lòng tin bằng tình thương (compassion).

Sync nghe thấy câu nói đó ở đâu. Tôi thì nghi nó được phát xuất từ đạo tin lành hay một cái giáo phái gì đó liên quan tới đạo tin lành. Kiểu như đạo « làm chứng cho Jehova »(Temoins de Jehova) vậy.
Câu nói đó cũng có thể đúng cho những người theo Nhất thần giáo (Monotheisme), như Công giáo, tin lành, Do thái và Hồi giáo. Vì niềm tin của họ lúc đó đều đặt vào một người là Thượng đế. Nhưng đó chỉ là trên lý thuyết, chứ chính các đạo này vẫn đánh nhau rầm rầm từ khi ra đời, bởi vì niềm tin của họ vẫn vào những ông khác nhau, không kể do là Nhất thần giáo, họ không thể chấp nhận có ông thần thứ 2 « to béo » như ông của mình được. Cho nên càng tin thì càng đánh nhau tàn bạo, càng chia rẽ.
Pages: [1], 2, [>], [>>]
Quán nước đầu làng Ven > Sáng Tác - Thảo Luận - Phổ biến kiến thức > CLB Văn Hoá - Lịch sử
Invision Power Board © 2001-2024 Invision Power Services, Inc.