Langven.com Forum

Full Version: Nháp
Quán nước đầu làng Ven > Thư viện làng Ven > Thư viện bài viết
Pages: [1], 2, 3, [>], [>>]
phatastic
Toàn cầu hóa xuất hiện không lâu. Cùng với internet, nó đang làm thay đổi cuộc sống của ta từng ngày với một sức mạnh hầu như không gì cản được.

Khi gọi điện đến một công ty của Đức có niêm yết trên thị trừơng chứng khoán Mỹ để thắc mắc về một sản phẩm do công ty sản xuất tại một nhà máy ở Trung Quốc, với linh kiện nhập từ Thái Lan, người khách hàng từ Úc được cô điện thọai viên tại trung tâm chăm sóc khách hàng ở Ấn Độ tận tình giải đáp. Đối với anh ta, đấy là toàn cầu hóa.

Khi bác nông dân ở đồng bằng sông Cửu Long phát hiện ra giá quả trứng gà ở tận Trung Quốc, đã trải qua vài ngàn km đường bộ, hư hao, mất mát và qua tay mua bán của vài người, khi bán tại tp HCM vẫn chỉ bằng một nửa giá thành quả trứng gà của bác, đối với bác ta, đấy là tòan cầu hóa.

Khi một anh thanh niên tại Anh cầm tấm bằng tốt nghịệp kỹ sư ra trường, anh thấy là nhiều chỗ làm tiềm năng của mình đã có những kỹ sư Đông Âu lấy mất, cũng như nhiều chỗ làm khác đã được những công ty Anh "đóng gói và chuyển" đến thế giới thứ 3. Đối với anh, đấy là tòan cầu hóa.


Tòan cầu hóa mang lại những câu chuyện họăc vụn vặt, hoặc ảnh hưởng to lớn đến cuộc sống xung quanh ta, có khi thú vị, cũng có lúc mang lại nhiều âu lo mà nếu kể ra khoảng 10, 15 năm về trước, người ta sẽ thấy tức cười và không tin nổi.

Dưới con mắt của bạn, nó như thế nào?
phatastic
Em lan man 1 tý. Các bác thông cảm. sp_ike.gif

Một thế giới không thông cảm


Chưa bao giờ trong lịch sử, lòai người tiếp cận với thông tin dễ dàng, nhanh chóng và tràn ngập như bây giờ. Chỉ cách đây không lâu, người ta đã trố mắt lên khi nghe đến chuyện có thể gửi thư cho một người ở cách xa ta nửa vòng trái đất trong vòng vài phút. Thế mà bây giờ, bạn đã có thể nói chuyện, hội nghị, nghe, nhìn, làm việc, chia sẻ những thú vui trên mạng.

Cách ta sử dụng thông tin cũng không ngừng mới lạ. Bạn có thể nói chuyện với người đã khuất, hay gửi một bức thư cho chính mình trong tương lai. Một viễn cảnh mà trong đó mọi người có thể thỏai mái chia sẻ cho nhau thông tin một cách dễ dàng, không dây, ở bất kỳ nơi trên địa cầu xem ra không khó tưởng tượng mấy.

Truyền đạt (Communication) được xem như là một cứu cánh cho nhiều thứ. Hãy communicate đi cho vợ chồng thông hiểu nhau, cho công việc trôi chảy, cho những bất đồng bị san lấp. Ở kỷ nguyên thông tin, communicate giữa người với người sao mà dễ thế. Thông tin nhiều chiều , nhiều nguồn sẽ giúp cho người ta có cái nhìn tòan diện hơn, ít phiến diện hơn và thông hiểu nhau hơn.

(cont.)
phatastic
Có thật vậy không?

Không lâu sau khi dẹp bỏ chuyện nắn nót viết những dòng chữ chứa đựng bao nhiêu tình cảm trong cánh thư để thay bằng keyboard và email, người ta nhanh chóng hiểu rằng tình cảm của họ kô thể dạt dào mãi với tốc độ gửi mail và hồi âm như thế. Rồi những bức email dần dần chỉ có mục đích thông tin. Dài dòng tình cảm mà làm gì? Quá sến. Rồi khi ngẫm lại, ta thấy rằng hình như cả năm rồi mình chả nghe được đọc được cái gì đó “sến” nữa. Đâu như hồi xưa, cái thời có khi vài năm mới nhận được một bức thư của người cũ.

Bạn có điện thọai di đông ư? Thế thì có gì để nói? Cái đó bây giờ là một nhu yếu phẩm, bình thường đến mức một anh xe ôm cũng có thể có. Người ta nói rằng, ở Ấn Độ nơi cơ sở hạ tầng kém phát triển, chỉ trong vòng khỏang trên 10 năm từ khi xuất hiện mobile phone, số thuê bao của nó đã vượt cả số thuê bao điện thọai land-line. Ở nơi nào, bạn cũng có thể communicate được rồi. Thế nhưng thật thú vị khi ta biết rằng chính sms mới là dịch vụ di động phát triển nhanh nhất, và bất ngờ nhất. Người ta ngay lập tức yêu thích việc gửi cho nhau những dòng ngắn ngắn, gọn. Họ gửi những dòng quan tâm đến nhau trong khi không muốn nghe giọng nói của nhau. Cũng không có gì ngạc nhiên nếu như những chiếc điện thọai cho phép nghe/nhìn đồng thời không phát triển được dù yếu tố công nghệ kô phải là vấn đề. Trời ạ, tôi phải nhìn vào mắt bạn để nói những dòng này hay sao?

(cont.)
phatastic
Bịa đặt và thiên vị
Bật tivi lên, ở chỗ tôi ở bây giờ có gần cả trăm kênh truyền hình khác nhau. Từ những kênh tin tức cho đến giải trí, phim ảnh, thể thao. Tạp chí bùng nổ đến mức người ta không còn cảm thấy cần thiết phải mua đủ các số. Những nguồn tin đến từ Anh Mỹ, Pháp, Nhật, Hàn,… Ở trên mạng internet, thông tin còn đa dạng và phong phú hơn nữa. Những tưởng như thế thì sẽ không có chỗ cho những nguồn tin bịa đặt, tuyên truyền họăc thiếu công tâm. Làm sao một tờ báo có thể bịa đặt giấy trắng mực đen được khi mà ở nơi khác trên mạng người ta có thể tìm được thông tin kiểm chứng? Làm sao độc giả, khán giả truyền hình bỏ tiền ra theo dõi bài của tôi nếu như họ biết là tôi đưa tin thiên vị?

Thế nhưng thực tế có nhiều câu trả lời thú vị cho những lập luận tưởng như có vẻ đương nhiên đúng ấy. Thực tế là sự bịa đặt càng được khuyến khích và sự thiên vị mang lại niềm tin cậy.

Một tờ báo lá cải chạy một cái tít giật gân, một scandal tầm cỡ, một câu chuyện đời tư cá nhân của ngôi sao. Nguồn tin chưa được kiểm chứng đầy đủ? Không có gì phải lo. Cứ đưa tin lên đã, viết thế nào để lách được khỏi bị kiện là xong. Thiên hạ sẽ thi nhau mua mà đọc, mà bàn, mà quan tâm lo lắng. Người ta dọa kiện tờ báo ư? Không sao, đăng tin ấy lên trang bìa, nhân tiện viết thêm vài bài báo “đối thọai, đào sâu, bên lề” về đề tài ấy. Lại có cả khối người quan tâm. Nhưng rủi cái tin ấy là sai? Ối dào, mấy đời ai mà rảnh đi chứng minh được điều đó. Mà nếu sự đã rõ rành rành thì cứ chạy tít xin lỗi vào. Độc giả đâu có chấp nhất gì chuyện đó, bởi họ đã bị lôi vào những scandal mới, nóng, sốt rồi. Nền công nghiệp báo lá cải sống bằng cách tạo ra những quan tâm ảo, những nhu cầu ảo và khóac những cái quan tâm ấy một sự cấp bách, quan trọng cũng ảo hết vào một lượng lớn người thật. Lương tâm của người đưa tin khách quan, thận trọng đi ngược lại với quyền lợi vật chất của tờ báo. Mà đồng tiền, chứ không phải lương tâm, mới là thứ vận hành những cơ quan ngôn lụân. Cho nên, cứ thỏai mái bịa đặt, bạn sẽ được thưởng!

(cont.)
phatastic

Confused


I search answers within myself
For questions that I long held
I listen to others’ advises
They all claim that they are right

So amongst them who is wrong?
between a saleman and a monk
Rubber, fire or cast iron
Which value does one must hold?

Wise man say, “Boy, you need to doubt
For this world is full of traps”
Smile other, “Faith and love is what to keep
Then Happiness only you'll reap”

So come with me, my dear old friend
For I’m still confused and I’m worn
Life is a journey of many ends.
Which one’s good when one’s in lone?

I’m still confused but I’ll be strong
It’s together we can bring new dawns.



May-2006

------------------------------------------------------------

Tếch đổi tên Topic này thành "Nháp" dùm nhé. Thanks.
biendep
cho mình nháp với,
Mặt tích cực của công nghệ thông tin là vô kể, tiêu cực cũng có nhưng theo mình ko đáng kể. Hiện tại mỗi ngày mình đều phải vào mạng thường xuyên vừa công việc-giải trí-giao tiếp-vui-buồn-chia sẻ- vân vân. Mình chưa bao giờ tính được 1 ngày bao nhiêu tiếng ở bên máy tính, nếu tính thì có lẽ gần 12h mất trừ đi 8h ngủ và 4h đi lại làm cái này cái kia. Vì này nhé 7h vàng ngọc thì cắm đầu vào làm và học - mà học ko có máy tính kế bên rất dễ điên vì thiếu thông tin và công cụ đủ thứ, và dĩ nhiên làm việc tuỳ công việc có cần máy tính hay ko, công việc của mình thì có ngồi giao tiếp cũng phải có cái máy trước mặt, xong 7h ! Còn lại 5h thì hôm nay mình thử tính xem thì trời ơi thiệt bất ngờ mình đã ở trong làng ven được 3h rồi nè read.gif , khiếp chỉ có đọc các bài viết trong ngày thôi thì đã hết 2h và 1h để mình đong đưa (à quên, viết bài có nội dung), xong 3h ! còn 2h thì phải mail và chat và tiếp tục thông tin cho công việc ngày hôm sau. Nghĩa là nếu ko đi du lịch, ko đi bơi, ko đi hẹn hò, ko đi chơi, ko đi ăn, ko đi gặp bạn bè cà fê vân vân thì mình bị dính vào máy tính, thiệt kinh khủng khi nhận ra điều này, nhưng chắc phải thừa nhận những tích cực do công nghệ thông tin mang lại để tự an ủi vậy.
Hay bây giờ phải tự ra cái quy định chỉ vào LV cứ mỗi 2 ngày một lần cho bớt thời gian bên máy nhỉ, nhỉ ?
tóc xù
Có mẩu chuyện cười này để minh hoạ cho khái niệm Globalisation của Phá ca:


- Question: What is the truest definition of Globalization?
- Answer: Princess Diana''s death.
- Question: How come?
- Answer: An English princess with an Egyptian boyfriend crashes in a French tunnel, driving a German car with a Dutch engine, driven by a Belgian who was drunk on Scottish whisky, followed closely by Italian Paparazzi, on Japanese motorcycles; treated by an American doctor, using Brazilian medicines. This is sent to you by an African, using Bill Gates''s - (an American) technology, and you''re probably reading this on your computer, that use Taiwanese chips, and a Korean monitor, assembled by Bangladeshi workers in a Singapore plant, transported by Indian lorry-drivers, hijacked by Indonesians, unloaded by Siciliấẩu ch
phatastic
lại nháp tiếp. sp_ike.gif
Bịa đặt và thiên vị (tiếp theo)
...

Những tưởng chỉ những tờ báo lá cải sớm mọc chiều rụng mới có cách làm ăn tắc trách ấy, thế nhưng ngay cả những tờ báo nghiêm túc, có uy tín cũng bắt đầu chịu áp lực lợi nhuận mà đặt lại vấn đề về tính chính xác và không thiên vị của mình.

Khi sự kiện 11/9 xảy ra, cả thế giới bàng hoàng nhìn hai tòa tháp WTC sụp xuống “live”. Chào mừng bạn đến với kỷ nguyên đưa tin mới. Những hãng thông tấn thế giới, mà đại diện là CNN với phương châm “Be the first to know”, có mặt nhanh chóng tại hiện trường với nhìêu phóng viên ở những góc độ khác nhau để tường thuật trực tiếp. Ở cách đưa tin này, bạn sẽ thấy những ý kiên ngay lập tức từ những người phóng viên cắm ở các cơ quan công quỳên Mỹ, ở LHQ với phóng viên có “diplomatic license”, từ những nhà phân tích từ các viện think tank. Bạn, người xem, có cảm giác như đang ở ngay giữa cuộc hỗn lọan ấy, như đang ở giữa một war room mà tin tức từ các chiến trường liên tịếp ùa về. Bạn thấy mình đang làm chủ của “sự thật” ngay cùng lúc bạn cảm thấy bất lực trước những thông tin đấy. Tất cả cảm giác ấy là cái mà nhà đưa tin hiện đại quan tâm, hơn là sự chính xác, chất lượng và giá trị của tin.

Trong tạp chí Time, số tháng 10 năm 2003, tôi thích thú khi đọc một mẫu quảng cáo của Reuters. Đó là những ngày mà cuộc chiến Iraq vừa được tuyên bố là chính thức chấm dứt không lâu, và dư luận thế giới cũng như Mỹ đang giận dữ đưa ra câu hỏi: Vũ khí hủy diệt hàng loạt ở đâu? và hàng loạt câu hỏi về tính chính xác của tin tức do các phóng viên chiến trường tháp tùng quân Mỹ đưa về trong chiến tranh so với thực tế được kiểm chứng sau đó. Trong mẫu quảng cáo của Reuters là ảnh một chiếc xe địa hình giống như xe Jeep đang lao băng băng về một vùng đất đầy bãi mìn ở phía trước. Thông địêp của nó: Speed is nothing without accuracy- Tốc độ không là gì cả nếu như không có sự chính xác. Không chỉ là một mẫu quảng cáo đơn thuần, một sự mỉa mai đối với tính chính xác của những tin tức tình báo mà dựa trên đó chính quyền Mỹ đã gấp rút đưa ra quyết định chiến tranh, nó còn là một sự đối đầu trực tiếp giữa quan điểm đưa tin báo chí cũ đối với quan điểm "Be the first to know" đang thịnh hành khắp nơi.

Thế nhưng mẫu quảng cáo đó nhanh chóng biến mất. Không rõ vì nó không phù hợp về mặt chính trị hay là vì thực sự bây giờ người ta nhận ra rằng ở thời đại này Speed quan trọng hơn Accuracy. Muốn quả quyết thông tin chính xác, người ta cần thời gian, trong khi việc đưa tin tức tức thì tạo cho người nghe/ xem cảm giác mình đang làm chủ thông tin. Nó _ cảm giác làm chủ thông tin_ mới là cái đảm bảo khách hàng của họ sẽ bị cuốn hút vào chương trình.
phatastic
Bịa đặt và thiên vị (tiếp theo)
...


Cũng như tính chính xác của thông tin, tính không thiên vị cũng ngày càng bị xem nhẹ. Thế giới càng mở rộng, con người càng ít bị chia thành những khối phân cách bởi những đường biên giới hay phân chia ý thức hệ. Thay vào đó, những khối đó vỡ ra thành nhiều khối phân cách nhỏ hơn. Đó là những cộng đồng chia sẻ với nhau những giá trị chung, những điều kiện thu nhập, những truyền thống, tập tục và quan điểm chung. Trong lúc mà thông tin trở nên rộng rãi và lưu chuyển dễ dàng, những giá trị của mỗi cộng đồng sẽ được cọ xát và thách thức trực diện và thường xuyên bởi những giá trị khác ở bên ngoài mà họ không chia sẻ. Người ta có hai lựa chọn: hoặc là mở rộng mình mà tiếp nhận cái hay nhất, hoặc là co cụm lại dựa vào cộng đồng của mình mà phòng thủ. Những phương tiện truyền thông thiên vị là cái phao cho họ.

Có thể thấy rõ điều này ở trên những diễn đàn thảo luận trên mạng, nơi đa số người tham gia là những người trẻ tuổi, tiếp cận với internet và kho thông tin phong phú của nó. Thay vì đưa ra một vấn đề và mọi người nhìn nhận ý kiến của mình về nó theo những góc độ khác nhau để từ đó rút ra 1 kết luận công bằng, rất nhiều người tham gia thảo luận với một quan điểm đã định hình. Người ta cố mọi cách để bảo vệ quan điểm và giá trị của mình và họ khao khát một nhu cầu tìm kiếm những lập luận ủng hộ họ. Những tờ báo online thiên vị là nơi sẵn sàng đáp ứng nhu cầu không nhỏ đó trong xã hội. Cho nên chúng sẽ tồn tại, có độc giả, và ngày càng đa dạng hơn.

Những cơ quan truyền thông lớn hơn cũng phải chấp nhận cuộc chơi này. Thay vì cổ động cho một sự thông hiểu nhau nhiều hơn giữa những cộng đồng khác nhau, họ lại góp phần đào thêm hố ngăn cách giữa chúng. Hàng loạt kênh truyền hình khác nhau mà đối tượng phục vụ của nó nhắm đến rất cụ thể - những MTV, ESPN, Travel & Living, Discovery, HBO, v.v...- được lập ra để tạo điều kiện cho người ta càng dễ nhúng mình say sưa trong một thế giới riêng của mình, tự thấy mình biết sống, biết lựa chọn. Dù muốn hay không, họ- những cơ quan truyền thông- phải ngày càng chuyên biệt hóa để tồn tại. Và để tồn tại, từng kênh truyền hình phải nhắm đến những nhóm đối tượng khác nhau, nhấn mạnh và khai thác những giá trị và quan điểm khác nhau.

Không chỉ trong lĩnh vực truyền thông, sự chuyên biệt hóa này còn được những nhà marketer nhắm tới và thực hiện ở những lĩnh vực khác. Thay vì chỉ nhắm vào phân khúc thị trường có sẵn, người ta thấy là họ sẽ tiếp cận khách hàng dễ hơn, và bán được nhiều hơn nữa nếu họ tích cực tách biệt thị trường- một kiểu chia để trị. Họ cấy trong đầu người tiêu dùng một nhu cầu thể hiện chính mình, và dần dần người tiêu dùng "tự phát hiện" ra là họ khác biệt, và họ cần phải thể hiện sự khác biệt đó ra bên ngoài. Chính sự lo lắng co cụm của từng cộng đồng, và nhu cầu thể hiện chính mình của từng cộng đồng đó mới là sự đảm bảo vững chắc nhất khả năng thu lợi của các công ty. Tôi thuộc thế hệ 7x, tôi nghe nhạc Trịnh, nhạc đỏ, xài ĐTDĐ XYZ. Tôi thế hệ 8x, tôi nghe hip-hop, nhảy hip-hop, ăn fastfood, online đong đưa, chơi games online. Tôi thuộc generation Y, tôi blog, dùng iPod, v.v....
Dân làng Ven
Có người đinh lấy nick viết bậy, tôi đã đòi lại rồi laugh.gif
Pages: [1], 2, 3, [>], [>>]
Quán nước đầu làng Ven > Thư viện làng Ven > Thư viện bài viết
Invision Power Board © 2001-2024 Invision Power Services, Inc.