Langven.com Forum

Full Version: Tề Lỗ-vĩnh Sơn-tam Đảo...
Quán nước đầu làng Ven > Sáng Tác - Thảo Luận - Phổ biến kiến thức > CLB Văn Hoá - Lịch sử
Pages: [1], 2, 3, 4, [>], [>>]
Tit
Chủ nhật tuần vừa rồi 23/10, sau nhiều ngày Tít chỉ nằm ở nhà, hoặc loay hoay với những việc bận bịu của gia đình, Anh trai Tít và một người anh họ đã quyết định lôi Tít ra khỏi nhà, làm một chuyến đi chơi ngắn, gọi là thay đổi không khí trong ngày nghỉ cuối tuần.

Đích chính của chuyến đi là Vĩnh Sơn, nơi mà người anh họ của Tít có quen một gia đình dân bản xứ lâu đời ở làng quê đó. (Tít sẽ kể cụ thể về các thành viên của đại gia đình này ở phần sau) Làng Vĩnh Sơn nằm cách Hà Nội hơn 60km, thuộc tỉnh Vĩnh Phúc, cách thị xã Vĩnh Yên khoảng gần 10km. Đây là 1 làng nghề nổi tiếng lâu đời, chuyên nuôi và buôn bán Rắn. Nhà nhà nuôi Rắn, người người nuôi Rắn. Lượng Rắn chung chuyển và tiêu thụ qua làng này hàng tháng, có lẽ lên đến hàng tấn. Họ cung cấp Rắn cho HN chỉ là phần nhỏ, còn chủ yếu bán cho các tỉnh phía Nam và bán sang Trung Quốc. Loại Rắn được nuôi phổ biến ở làng là Hổ Mang Trâu và Hổ Mang Phì. Đặc biệt, rắn Hổ Mang Chúa (gọi tắt là Hổ Chúa) - một loại động vật được ghi vào sách đỏ - được nhà nước ra sắc lệnh nghiêm cấm buôn bán hay nuôi giữ trên toàn quốc, vậy mà lại có mặt ở làng Vĩnh Sơn này. Bởi riêng làng Vĩnh Sơn đã được nhà nước cấp phép đặc biệt nuôi giữ loại động vật quý hiếm đó.
Thủy thủ mặt trăng
Không có ảnh hả chị ? leuleu.gif
Tit
Tít xin nói rõ hơn 1 chút về các loại rắn nuôi ở làng. Chính xác ra là Tít nhớ được gì thì kể lại thế. Vì trước khi chưa về làng Vĩnh Sơn, Tít cũng mù tịt về tất cả các loại rắn rết nọ kia. Chẳng phân biệt được loại nào vào loại nào. May ra cũng chỉ biết phân biệt được con Lươn và con Rắn.

- Trước hết, phải nói đến Hổ Chúa. Người ta gọi là Hổ Chúa, vì nó là Chúa tể của các loài Rắn. Nó là loại Rắn có kích thước tối đa lớn nhất, là loại Rắn hung dữ nhất. Và đặc biệt Hổ Chúa chỉ ăn Rắn, mà không sử dụng các loại thức ăn linh tinh khác (các loại rắn khác thường ăn cóc nhái chuột và các loại côn trùng nếu sống ở môi trường tự nhiên). Gia đình anh Trọng - gia đình mà Tít tới thăm - đã từng nuôi được 1 con Hổ Chúa dài gần 20m, nặng 14kg. Khi nó ngỏng cổ lên, thì cái cổ của nó cao tới 2m. Một lần, gia đình anh để xổng nó khỏi chuồng, nó bò ra giữ sân trước nhà, và văng mình bay qua mái nhà, rơi xuống vườn sau của gia đình. Lần đó, anh đã phải huy động gần 30 người để vây bắt và kìm chế con Hổ Chúa đó.

Hổ chúa có loại nọc độc nhất trong tất cả các loại Rắn. Nọc của Hổ chúa sẽ làm người bị cắn tê liệt (không hề cảm giác đau) trong vòng từ 5min đến 20min là tử vong, tuỳ vào vị trí bị cắn, và nếu không biết cách cứu chữa kịp thời. Nếu Hổ Chúa cắn đúng vào tĩnh mạch, thì dường như vô phương cứu chữa. Nếu bị Hổ Chúa cắn vào phần mềm khác, người ta sẽ lấy dây, buộc rất chặt ở phần trên chỗ bị cắn đó, để máu đã nhiễm nọc không chạy được về tim. Buộc như vậy gọi là buộc xông. Họ sẽ buộc làm nhiều khúc, cách nhau từng quãng. Sau đó, họ lấy dao rạch chỗ bị Hổ Chúa cắn, nặn máu đã nhiễm độc ra, và đắp ngay vào đó 1 loại thuốc lá gia truyền. Họ thao tác các việc đó rất nhanh, và chuyển người bị thương đến ngay bệnh viện Bạch Mai (vì chỉ có Bạch Mai mới có đủ dụng cụ máy móc và thuốc giải độc của nọc Hổ Chúa). Nhưng theo như lời kể của Bố anh Trọng (bác Học) thì nhiều người bị thương sẽ chết trên đường chuyển tới bệnh viện. Vì quãng đường từ làng Vĩnh Sơn đến bệnh viện Bạch Mai quá xa, mà nọc của Hổ Chúa thì có tác dụng rất nhanh. Việc có cứu được hay không, phụ thuộc vào vị trí bị Hổ Chúa cắn, và thao tác sơ cứu ban đầu có nhanh hay không.

Với tính chất nguy hiểm như vậy, nhưng người làng Vĩnh Sơn vẫn có hộ gia đình nuôi Hổ Chúa. Vì lợi ích kinh tế của nó cao. 1kg thịt Hổ Chúa giá 800 nghìn đến 1triệu đồng. Vậy thì vị chi là 1 con Hổ Chúa sẽ mang lại cho người dân từ 10 đến 20 triệu đồng. Thịt Hổ Chúa cũng là loại thịt thơm ngon nhất trong các loài Rắn
summoner131
Chẹp chẹp, bác làm em nhớ đền thời hoàng kim của làng Lệ Mật , em được theo phụ huynh đi nhậu rắn , ngon không để đâu cho hết , ực ực
Tit
Loại Rắn thứ 2 cần nhắc tới, đó là Hổ Phì. Trước đây, khi chưa đến làng Vĩnh Sơn, thì Tít nghe mọi người gọi Hổ Phì là Rắn hổ mang bành. Người ta gọi nó là Hổ Phì, vì khi nó bành mang, ngỏng cổ, chuẩn bị tư thế tấn công thì nó thường phì phì ra những âm thanh nghe rất rùng rợm scared.gif

Hổ Phì có nọc độc đứng thứ 2 sau Hổ Chúa. Nọc của Hổ Phì cũng gây chết người. Lượng nọc trong người 1 con Hổ Phì nặng hơn 1kg, có thể giết chết 350 đến 400 người. Nhưng người làng Vĩnh Sơn có phương thuốc gia truyền, chữa được vết thương Hổ Phì cắn. Cách thao tác sơ cứu cũng y như khi sơ cứu vết thương từ Hổ Chúa. Nhưng họ chỉ cần đắp thuốc lá gia truyền vào vết thương và không cởi bỏ xông là có thể cứu được người bị thương. Hổ Phì cắn sẽ gây cảm giác đau nhức. Khi đã hết đau nhức, tức là lúc thuốc lá đã giải hết nọc rắn trong máu. Người ta sẽ tháo từ từ từng đọan xông ra. Có nhiều trường hợp, khi tháo xông ra, tay người bị thương đã bị hoại tử do máu không được lưu thông trong 1 thời gian, và đành chịu mất 1 phần cơ thể bị hoại tử đó. Có trường hợp khác, sau nửa ngày đắp thuốc và buộc xông, người bị thường đã thấy hết đau mỏi, nên tháo hết các xông ra. Nhưng chỉ 5min sau, anh ta chỉ ú ớ được vài câu, rồi… hic hic. Thế có nghĩa là lượng nọc trong máu chưa hết, khi tháo xông ra máu sẽ mang nọc về tim, làm cho cơ hoành co thắt, dẫn tới tử vong

Hổ Phì là loại Rắn đắt thứ 2, thịt của nó cũng ngon thứ 2, và cũng loại Rắn phản xạ nhanh thứ 2 sau Hổ Chúa (Hổ Chúa phản xạ quá nhanh, nên mức độ nguy hiểm của nó càng cao hơn). 1kg Hổ Phì có giá từ 350 đến 400 nghìn đồng. Người ta có thể mua Rắn giống về nuôi, hoặc có thể mua trứng Hổ Phì về rồi tự ấp. Nhưng không phải gia đình nào cũng có kinh nghiệm ấp trứng. Nếu làm không tốt, thì lượng trứng nở thành Rắn con sẽ ít, và lợi ích kinh tế thấp hơn là họ đi mua những con Rắn con về nuôi. Giá 1 quả trứng rắn là 1000, giá 1 con rắn con 1tuần tuổi là 7000 đến 8000 đồng. Chỉ sau khi nuôi 2tháng, mỗi con rắn giống đã lên 6-7 lạng, và đã được bán với giá 170-200 nghìn.

Tit

Đây là một con Hổ Phì đang nằm ngoan ngoãn trong chuồng
user posted image

Còn con này thì không hiền lành cho lắm, vừa mở cửa chuồng nó đã ngỏng cái đầu lên, bành mang và phun phì phì
user posted image
Tit
Rắn ở làng Vĩnh Sơn, được người ta nuôi bằng cóc và nhái. Cứ cách ít nhất 3 ngày Rắn mới ăn 1 lần. Trong 3 ngày đó, Rắn phải được nằm im để tiêu hoá hết con mồi. Nếu trong lúc đó nó bị ai đấy động vào người, hoặc nó phải di chuyển thì Rắn sẽ nôn ngay thức ăn đó ra. Rắn sống trong môi trường tự nhiên thì ăn sẽ ít hơn. Nó có thể 1 tuần ăn một lần, thậm trí tới 1 tháng mới ăn 1 lần cũng vẫn có sức để tung tăng. Chính vì thế, rắn sống tự nhiên thường gầy gò, ăn thịt sẽ không ngon như Rắn được nuôi để kinh doanh. Người ta vỗ béo Rắn bằng cách cho nó ăn liên tục và nhốt nó ở những cái chuồng bé tí xíu để nó ít vận động. Tít đã được chính mắt nhìn 1 con rắn Hổ Phì nặng 3,7kg, lặc lè vì béo nên nó chuyển động khá là chậm

Một hộ gia đình ở Vĩnh Sơn, luôn nuôi trong nhà từ 500 đến 1000 con Rắn. Đó là không nói đến những nhà nuôi Rắn con giống như nhà bác Học mà Tít tới chơi, thì các chuồng Rắn giống lên đến 2000 con. Rắn con được người ta nuôi lẫn với nhau, còn Rắn đã trưởng thành thì nằm riêng lẻ mỗi con 1 ngăn be bé. Bác Học làm phép tính sơ sơ, 3 ngày bác cho cả đàn Rắn ăn 1 lần cũng hết tới 30-40kg Cóc. Vậy nên cả làng Vĩnh Sơn, trong 1 ngày cũng tiêu thụ hết cả tấn Cóc làm thức ăn cho Rắn là chuyện thường. Nhưng vì làng Vĩnh Sơn đã lâu đời với nghề nuôi Rắn, nên các dịch vụ xung quanh nghề đó cũng rất phát triển. Người dân chẳng cần mất công đi đâu xa, hay tìm kiếm ở tận đâu đâu, mà cứ ngày ngày có vài xe tải chở Cóc nhái tới làng bán. Bác Học có nói là, cũng chẳng biết người ta kiếm ở đâu ra lắm Cóc thế, nhưng cứ yên tâm là Rắn làng Vĩnh Sơn không bao giờ sợ đói…
Tit

Đây là 1 trong những dãy chuồng nuôi rắn của gia đình anh Trọng
user posted image
Tit
Đây là 1 ổ rắn con mà bác Học nuôi. Lũ rắn Hổ Phì này được 2 tháng tuổi. Nếu nhìn kỹ mọi người sẽ thấy, ở bên cạnh có 1 loạt các con nhái đã được lột da, làm sạch, Và 1 con Hổ Phì con đang ngỏng cổ lên chuẩn bị tư thế cắn. Vậy mà bác Học cứ bình thản, rất từ tốn, thò tay vào đống Rắn con đó, cầm hết con này đến con khác, dơ lên đặt xuống. Rồi còn lấy tay đảo đi đảo lại đống Rắn đó... scared.gif

Những con rắn con thường phải nuôi cẩn thận hơn để ko bị bệnh đường ruột, nên những con nhái trong ảnh là những con đã được làm sạch ruột, da. Còn Rắn đã trưởng thành có thể ăn nguyên cả con nhái hoặc nửa con Cóc ko cần làm sạch.

user posted image

user posted image
Tit

Phóng sự kèm ảnh này còn dài, nhưng ngày mai mới viết tiếp được. Giờ phải đi ngủ cái đã...hic hic... mới ở Vn sang nên Tít còn đang lệch giờ blushing.gif
Trước khi ngủ, tặng mọi người cái ảnh này leuleu.gif gọi là ảnh thả rắn ra chơi...

user posted image
Pages: [1], 2, 3, 4, [>], [>>]
Quán nước đầu làng Ven > Sáng Tác - Thảo Luận - Phổ biến kiến thức > CLB Văn Hoá - Lịch sử
Invision Power Board © 2001-2024 Invision Power Services, Inc.