Langven.com Forum

Full Version: Sex Trong Văn Học (Việt Nam - Thế giới)
Quán nước đầu làng Ven > Sáng Tác - Thảo Luận - Phổ biến kiến thức > Văn Học & Ngôn Ngữ
Pages: [<<], [<], 2, 3, 4, [5], 6, 7, 8, [>], [>>]
trademark
muốn tìm hiểu tình dục trong văn học việt nam mà không đọc các tác phẩm của Lê Xuyên là một thiếu sót lớn lao. đáng tiếc là một phần lớn những sáng tác của ông bị huỷ diệt sau 75. (ở hải ngoại thì may mắn còn sót lại vài tác phẩm nhờ thư viện Mỹ.)

Một trong những tác phẩm nổi tiếng của ông - mà ngày xưa bọn tôi rất khoái (ngay cả bố tôi cũng chịu cái style rất đọc đáo của Lê Xuyên laugh1.gif ) - là tác phẩm "Chú Tư Cầu". thumbup.gif

Có lẽ nhà văn tả cảnh thật sự dục tính đầu tiên của văn chương Việt Nam là Lê Hoằng Mưu, chủ bút tờ Lục Tỉnh Tân-Văn, tác giả của tác phẩm Hà Hương Phong Nguyệt (xuất bản 1915), Oán Hồng Quần (xuất bản 1920) (tức là Phùng Kim Huê Ngoại Sử), nhất là với tác phẩm Người Bán Ngọc (xuất bản 1931).

Không biết có ai trong làng đã đọc qua một trong những tác phẩm này chưa? (Chắc là không, vì sau 1975 gần như toàn bộ văn học miền Nam đã bị ... đốt mẹ nó hết rồi. censored.gif ) Theo tôi, những tác phẩm nói trên, cho dù văn còn ảnh hưởng biền ngẫu và câu chuyện xảy ra ở Tàu nhưng những nhân vật và khung cảnh thì rất Việt Nam. chẳng hạn như tác phẩm Người Bán Ngọc là một câu chuyện tình cổ điển gần 400 trang, nhưng suy nghĩ, ngôn ngữ và hành xử của nhân vật cũng như cách diễn tả tiểu thuyết có tính thật của đời sống lúc bấy giờ rất thú vị. đại khái câu chuyện người bán ngọc đây là Tô Thương Hậu giả phụ nữ bán ngọc để gần gũi và trở thành tình nhân của Hồ phu nhân "rững mở" trong hai năm chồng đi buôn xa, trước là đồng tình luyến ái, sau ....hai ngưòi trở thành mèo mỡ trai gái thật khi Thương Hậu không cầm lòng được và đã để lộ cái ... "oan gia" laugh1.gif

mời bà con đọc thử một đoạn:

Vén mùng rồi vừa gạt chưn để lên giường, xẩy thấy một toà thiên nhiên, lịch sự như tiên giáng thế, làm cho ngưòi bán ngọc mảng mê nhan sắc trố mắt đứng nhìn, quên bổn phận mình, mưu sự tệ tình, bất cẩn .... Thấy Hồ phu nhân mê mẩn giấc nồng sổ đầu, nằm bỏ tóc, xấp xả khó gìn giữ cho đặng. Bèn sẽ lấy mền đắp bụng cho Hồ phu nhân; rồi lại muốn đưa tay rờ rẫm vuốt ve cho thoả. Không dè, mới thò tay vừa tới bụng sợ phập phồng nó làm cho tấc dạ bồi hồi, tay rung lập cập. Người bán ngọc không dám rờ! Lật đật thục tay vào rồi xây mặt ngó quanh quẩn bên mình ..... Vuốt qua vuốt lại, rờ xuống rờ lên đôi ba phen mà Hồ phu nhân mê mẩn không hay, nguời bán ngọc thấy vậy mới dễ ngươi, ái tình lại dồi lòng tà dục ... muốn kề má hôn cho phỉ dạ. Có một điều là rờ rẩm vuốt ve thì không sao, chớ hễ muốn kề má xuống hun, thì lại hườn cựu lệ, trống ngực đánh rầm rầm, chưn tay run lẩy bẩy ... đổ mồ hôi ướt đẫm như người bị cảm mạo phong suơng ... dục thúc quá dằn lòng không đặng, người bán ngọc bèn gượng đưa tay ra rờ cái ngọc cốt phi phàm ... Rờ tới đâu chết điếng tới đó ...."

(trích Ngưòi Bán Ngọc, 1931)
Guatamela
Tớ nghe đồn chuyện của Đỗ Hoàng Diệu đăng trên Hợp Lưu là do tên Trần Vũ viết hoàn toàn, rồi ký tên Đỗ Hoàng Diệu rolleyes2.gif
Phó Thường Nhân
@trademark
Thấy bác quảng cáo cho ông Lê Xuyên dữ quá (mà tôi không biết là ai) nên cũng hơi tin tin. Nhưng cái trích đoạn bác mang lên , với tôi thì quả là quá chán. Viết thế mà sexy hả bác ?? Cũng có thể đoạn bác trích không "điển hình" leuleu.gif

Nếu Bác thích xem kiểu sexy "cổ điển" , tức là những chuyện dùng từ ngữ hơi cổ, có điển tích, thì bác nên kiếm những chuyện erotic của TQ vào cuối đời nhà Minh, đầu đời nhà Thanh mà xem. Tôi không biết có tiếng Việt không, chứ tiếng Anh hay Pháp thì chắc chắn là có. Bọn Pháp thì họ nói, đây là những tiểu thuyết "bạch thoại" đầu tiên của TQ.
trademark
QUOTE(Phó Thường Nhân @ Sep 5 2005, 06:06 AM)
@trademark
Thấy bác quảng cáo cho ông Lê Xuyên dữ quá (mà tôi không biết là ai) nên cũng hơi tin tin. Nhưng cái trích đoạn bác mang lên , với tôi thì quả là quá chán.  Viết thế mà sexy hả bác ?? Cũng có thể đoạn bác trích không "điển hình"  leuleu.gif

Nếu Bác thích xem kiểu sexy "cổ điển" , tức là những chuyện dùng từ ngữ hơi cổ, có điển tích, thì bác nên kiếm những chuyện erotic của TQ vào cuối đời nhà Minh, đầu đời nhà Thanh mà xem. không biết có tiếng Việt không, chứ tiếng Anh hay Pháp thì chắc chắn là có.  Bọn Pháp thì họ nói, đây là những tiểu thuyết "bạch thoại" đầu tiên của TQ.
*




phó thưòng nhân có vẻ khoái lèo lái chủ đề lạc nhỉ? laugh1.gif

topic title: sex trong văn học việt nam

Phó Thường Nhân
@ Trademark,
Không phải là khoái lèo lái. Mà với tôi nếu cái trích đoạn như thế được coi là tiêu biểu, thì ông này chưa đáng được nói tới, thà đi đọc sách cổ hơn, của nước ngoài còn hay hơn. Có nghĩa là tôi gián tiếp chê đấy ạ. leuleu.gif
trademark
tôi không rõ từ "sex" bà con xài ở đây chính xác là gì. nhưng tôi hiểu ở đây "sex" là "dục tính", và dục tính thì khác thô tục, tục tĩu, như "áo mỏng dính" thì khác với "trần truồng", hay "dâm thư" dĩ nhiên không phải là tác phẩm văn chương. dục tính như một giá trị chỉ nhắm đánh thức, khêu dậy, dẫn nhập, đem ý nghĩa đến cho ý nghĩa thực tại cuộc sống. trên cơ sở đó, theo tôi, đối với việt nam thì "dục tính" chỉ thực sự xuất hiện trong văn học ở thế kỷ XX.

ở đây tôi nói đến văn chương, không nói đến "dâm thư". nếu phó thường nhân thích đọc dâm thư thì chê bai đoạn trích của tôi dở là điều chẳng có gì khó hiểu.

người xưa như trong truyện Kiều, viết về chuyện tình dục là điển tích "ra tuồng trên bộc trong dâu", "vòng ngoài bảy chữ vòng trong tám nghề", hay là " tiếc thay! một đoá trà mi, con ong đã tỏ đường đi lối về" ....

mãi đến thời Nhất Linh thì dâm tính cũng chỉ là thoáng qua, thí dụ như trong truyện ngắn Tháng Ngày Qua thì nhân vật Giao trọ học nhà bạn đã dám ho he tòm tèm để ý bà boss của anh bạn... "bốn mắt gặp nhau (không có trào máu họng nhé! laugh1.gif ) ... cặp môi nàng mấp máy, dưói tấm áo mỏng, ngực nàng phập phồng, hai con mắt nhìn chàng có vẻ lẳng lơ, nồng nàn như đắm tình " .... (trích Anh Phải Sống , Nhất Linh, Khái Hưng, NXB Sài Gòn, 1961, trang 19) các tác giả thời ấy kể chuyện tình yêu lãng mạn đấy nhưng ít ai đi vào chi tiết làm tình hay tả chân thân thể người nam hay nữ. Sau này có Vũ Trọng Phụng, Trọng Lang ... cũng từng bị kết án là khiêu dâm nhưng thật ra thì họ chỉ có ý định trình bày ý tưởng nhận định khác, trái, của xã hội, nêu lên những tệ hại, có ý hướng thượng và giáo dục.

ngay cả Lê Xuyên cũng bị tố cáo là viết văn khiêu dâm, nhưng trong thực tế thì tiểu thuyết của ông chỉ tả những cảnh tình tự hẹn hò, những ăn chơi trắc tréo dài dòng nhưng không mấy tả chi tiết cảnh làm tình... thậm chí, trong các tác phẩm nổi tiếng của Lê Xuyên như là Chú Tư Cầu hay Rặng Trâm Bầu... thì nhân vật nam nhiều khi mất cả ... tuần mới cởi xong cái nút áo của người yêu. laugh1.gif Theo tôi, những ai phê phán văn chương của Lê Xuyên khiêu dâm thì 1/ là đạo đức giả, 2/ là chưa bao giờ đọc qua tác phẩm của ông và 3/ all of the above. ohnono.gif

tôi nói đến tác giả Lê Hoằng Mưu vì những tác phẩm này là những tác phẩm -có thể nói - đầu tiên nhất trong văn học việt nam đã tả chân cảnh "trai gái" lộ liễu nhất đồng thời đã dám phơi bày cảnh ...phòng the đồng tính luyến ái vào văn chương .

về sau này, đến những năm 1960 những nhà văn nữ như Tuý Hồng, Lệ Hằng , Nguyễn Thị Hoàng , Nguyễn Thị Thuỵ Vũ .... viết mạnh bạo hơn. họ muốn phá bỏ những lễ nghi, cung cách, những gia phong , lối sống phụ hệ mà họ đã cho là lỗi thời bằng phong cách viết "bạo" hơn về dục tính. (theo tôi thì những cây viết nữ này dường như viết hấp dẫn hơn là những cây viết nam cùng thời vì có tính tự thuật nhiều hơn. laugh1.gif )

cũng như trong tác phẩm Lạc Đạn viết năm 1973, Trần thị Ng.H viết về liên hệ đồng tính với Thắm bị phê phán là quá "bạo":

"ôm nhau như một cặp tình nhân . Thắm rà đôi môi nhỏ trong cổ tôi, đôi vú non căng nở phập phồng, hốt hoảng. Tôi kinh hãi xúc động dầm dề. Tôi muốn la lớn trong cơn khoái cảm mộng mị và kỳ cục ..." thế nhưng trong ý tưởng với ngưòi mẹ âu lo thì bà vẫn cho rằng "con trinh bạch không tội lỗi, con nguyên vẹn của má..." (trích Lạc Đạn và Mười Hai Truyện Ngắn, Trần thị NG.H, NXB Thời Mới, Toronto 2000, trang 67)

không đóng vai đạo đức, luân lý nhưng đối với văn chương dục tính, tính văn chương sẽ không ở lâu với những quẩn quanh tình dục không lối thoát. không bắt buộc phải hướng thượng, nhưng nếu nhân vật, hành động và nội dung của văn chương cứ bị tình dục, thân xác giam hãm tù đày, thì định nghĩa về văn chương hình như đã bị hãm hiếp một cách tội nghiệp vậy.
Phó Thường Nhân
@Trademark,
Vâng bác đã nói đến một điều theo tôi là rất thú vị. Tức là định nghĩa thế nào là sexy. Theo tôi thì nó có 2 loại. Loại thứ nhất là tả chuyện tình dục thật sự, tức là khi người ta nói tới tình yêu sẽ có cả những chuyện tình dục trong đó. Tất nhiên không ai người ta nói trắng trợn ra. Vì văn vẫn là tưởng tượng, không phải là phim tài liệu, khoa học, cân đo đong đếm. Cũng có những tác phẩm rất mạnh tay, nhưng cổ kim chỉ được có ít quyển thôi. Tôi không biết trong văn học VN có loại này không, nên đành phải lấy một ví dụ lạc đề, ví dụ như quyển tiểu thuyết đời Minh "Nhục bồ đoàn" chẳng hạn. Cảm nhận của riêng tôi, thì đây là một dòng tôi không khoái lắm.

Nhưng có loại thứ 2 là dùng cảnh tình dục, cảm giác tình dục để nói một điều khác , không liên quan gì tới tình dục cả. Ở đây nó được dùng như một cơ chế (mecanisme) để lý giải, cắt nghĩa, gây cảm giác. Tất nhiên, ai muốn dừng lại ở mức độ sexy cũng được. Không ai cấm. Nhưng đấy không phải là dimension ngầm của nó. Ví dụ khi tôi viết mẩu chuyện "Chính Danh" chẳng hạn. Hay chuyện của cô Đỗ Hoàng Diệu cũng như vậy. Thực sự mà nói, thì tôi thích cái mô típ Sexy này hơn, vì khả năng chuyển tải ý tưởng của nó rất lớn.

trademark
Cần nói thêm rằng ở miền Nam vào thập niên 60s, đề xướng sự buông thả và khai phá tình dục trong văn chương được đề xướng bởi nhóm Sáng Tạo. Tạp chí Sáng Tạo đã đăng nhiều truyện bị chỉ trích và phê phán là đầy dục tính của các tác giả về sau không đi tiếp nghiệp văn chương như là Duy Khanh ( Khép Cửa, Thằng Khởi, Chiếc Lá ....) và nhà văn Thạch Chương tiêu biểu với tác phẩm Tinh Cầu . Thời ấy, "giải phóng tình dục" là chủ truơng văn nghệ của nhóm. laugh1.gif


Thạch Chương tức là nhạc sĩ Cung Tiến sau này, lúc bấy giờ chuyên viết truyện ngắn theo thuyết "hiện sinh" và ông cũng là lý thuyết gia cho khai phá này. trong bài "Giới Thiệu Một Nhận Thức Siêu Thực Về Nghệ Thuật" ông viết:


"....Chúng tôi muốn quay lại vũ trụ hoang sơ dục tình nguyên vẹn mà tâm hồn mỗi kẻ còn trinh như sữa. Nhưng là cái tinh khiết đáng sợ của con bò rừng. Nghệ thuật hôm nay là một sự biểu lộ một "furie due total", một tiếng gọi quay trở về rừng sâu thẳm mà ở đó còn vẳng lên những tiếng cười điên mê, những tiếng la cuồng dại vọng về từ trăm thế kỷ của bản năng thuần tuý. (....)

Nghệ thuật hôm nay còn được biểu tỏ mãnh liệt trong tình yêu ngọt ngào của xác thịt, hay 'tình điên' "

(trích Sáng Tạo, 11-1960, trang 97)


Dục tình, như có người đã nói trên mặt báo này, "là động lực độc nhất của thế giới". read.gif


cuối cùng, cũng cần nói thêm là dục tính trong văn chương phải chăng một phần do ở người đọc - một thứ "cây sậy biết suy nghĩ"; người đọc trở thành đồng loã với loại văn chương dục tình? devil2.gif
Phó Thường Nhân
@Trademark,
Cảm ơn bác đã giới thiệu những vấn đề mà tôi không biết, mong bác tiếp tục như vậy cheers.gif
Tôi không biết về văn học sexy của miền Nam ngày xưa, nhưng những điều bác trích của nhóm SÁNG TẠO, khiến tôi nhớ ra vài điều, nên vào đây tán láo cho vui.
Một hồi lâu rồi, tôi có vào tiệm sách Đại Nam, họ chuyên bán những ấn phẩm của miền Nam cũ ở đây. Tính tôi thích sưu tầm sách nên thỉnh thoảng cũng ghé qua. Lần đó tình cờ tôi thấy một quyển sách dịch. Hình như tên nó là "Tình dục và tiến hoá" thì phải. Khi đọc mấy lời giới thiệu, thì thấy họ nói quyển sách này cũng bị kiểm duyệt mấy đoạn "nhậy cảm". Chính vì vậy mà tôi mới không mua. Sau đó, lên Amazon, tìm theo tên tác giả, thì thấy có cuốn đó bằng tiếng Pháp. Nhưng lúc đó hứng đọc sách của tôi không nhằm voà đó, nên không mua. Thực ra đến bây giờ cũng không nhớ tên chính xác.
Nhưng do bác nói tới hiện sinh, rồi tình dục, rồi trích đoạn nhóm SÁNG TẠO, nên tôi có cảm tưởng là văn chương sexy của miền Nam thời đó có lẽ chịu ảnh hưởng của văn chương sexy phương Tây, đặc biệt là của Pháp không ? Vì quan hệ văn hoá của miền Nam với phương Tây còn tiếp tục bền bỉ tới năm 75.
Nếu văn chương sexy miền Nam lúc đó, chịu ảnh hưởng của Tây Âu,thì có lẽ họ hướng vào cái gọi là vô thức, xét tình cảm qua vô thức. qua những cái cảm tính irrationnel.

Điều đó có lẽ khác bây giờ. Vì xu hương bây giờ có lẽ đi vào hoang tưởng và dùng sex nói chuyện khác.
Ví dụ cái chuyện "Bóng Đè" ở trên, tôi lại cảm giác là người ta lý giải mối quan hệ giữa quá khứ và thực tại thông qua một ước vọng (thể hiện qua sex) không được thoả mãn trong hiện tại. Chính vì hiện tại không thoả mãn được người ta, mà người mới tìm đến quá khứ (vẫn luôn được thể hiện qua Sex). Kết cuộc quá khứ đã vượt hẳn hiện tại, và người ta chỉ sống bằng quá khứ nhưng điều đó là một pervesion (vẫn luôn dùng hình anh sex). Chính vì vậy Sex chỉ là cái vỏ, như Tác giả nói.

điều này khác hẳn việc mô tả tình cảm , cảm tính, không thông qua lý trí và tác động của quy luật xã hội (mà nó thường đi theo chiều ngược lại) như trong văn học sexy miền Nam cũ.

Không hiểu có đúng như vậy không .
Tiểu Vũ
QUOTE(grass @ Sep 1 2005, 04:15 PM)
QUOTE(Tiểu Vũ @ Sep 1 2005, 02:57 AM)
Tuy nhiên, hiểu biết của tác giả về đàn ông và tình dục nói chung mang nặng cảm tính. Ngoài đời sống chưa chắc đã có nhân vật nào giống Thụ cả. Có thể có những người hao hao là vậy, mà thật ra chẳng phải vậy. Con người không chỉ có một chiều. Bi kịch cần phải được dàn dựng và đối chiếu trên vài chiều của nhân vật, bi kịch ấy mới có sức cô đọng. Vì vậy mà nhân vật Thụ cứ trượt đi một cách kém thuyết phục, không gắn vào vai diễn mà tác giả mong muốn.

...
Như vậy, dựa trên tác phẩm có thể thấy cảm nhận của tác giả về đàn ông, về tình dục, về tâm linh (những chất liệu được tập trung khai thác) vẫn còn nhiều cấn cái chưa thoả đáng. Và nhìn chung, cảm nhận về đời sống của cô cũng còn hời hợt. Điển hình như việc khai thác hình ảnh cái phản đối diện bàn thờ, là nơi gia đình chung mâm cơm, cũng có thể khâm liệm người quá cố, cũng là nơi sinh nở, nơi sinh hoạt chăn gối, ... Tác giả cho như thế là quái đản lắm. Nào đã phải như vậy. Đời sống lúc nào cũng phức tạp và phong phú. Đừng nhìn nó qua lăng kính hạn hẹp và nhàu nhĩ rồi dựng nên bi kịch ở những nơi nó không tồn tại.
*



Bác Vũ vẫn "nhìn qua lăng kính" văn học phải tái tạo cuộc sống. Trong khi bên cạnh khả năng tái tạo, văn học còn có khả năng tạo ra thế giới của riêng nó.

Cho nên việc có hay không một nhân vật nào giống Thụ ngoài đời, việc có hay không một tấm phản với những bi kịch của nó trong thế giới thực, hay sự cân bằng âm dương của thế giới bên ngoài văn học, điều đó với văn chương tương đối ít quan trọng.

Điều quan trọng là người đọc có bị thuyết phục bởi thế giới fiction ấy hay không, có làm cho người đọc thấy cái "tính quái đản" mà tác giả sáng tạo/áp đặt cho thế giới của mình đúng là quái đản không, xét trong bối cảnh nội tại của thế giới đó chứ không phải thông qua các đánh giá dựa trên kinh nghiệm về thế giới thực của người đọc.

Bác Vũ bình văn chị Diệu với so sánh về chứng cứ niên đại về lịch sử văn hoá tâm linh người Việt và sự có/không tồn tại của các nhân cách bên ngoài trang viết thì cũng giống bạn gì bên Thăng Long bình văn bạn Phan Việt rằng là về mặt quán tưởng Phật học, bạn Phan chưa đạt đến cảnh giới, hi hi.
*



Nhà tớ vừa mới chuyển, đang nhiều việc nên chỉ gạch đầu dòng mấy nhát.

Thứ nhất, mọi điểm xuất phát của nghệ thuật đều bắt đầu từ hiện thực. Có thể chỉ ra được bản chất từ những khoảng mờ tối chưa ai khám phá, đó là nghệ thuật. Ngược lại, từ những trật tự tưởng chừng đã rạch ròi ba năm rõ mười, có thể chỉ ra được khoảng còn mờ tối, đó cũng lại là nghệ thuật. Cả hai quá trình đều phục vụ cho một cái nhìn phong phú và bản chất hơn trước hiện thực.

Thứ hai, quá trình phân tích một tác phẩm nghệ thuật:

(1)- Tác phẩm trình bày vấn đề gì của hiện thực. Vấn đề ấy càng đi vào bản chất, càng có tính khái quát thì càng đáng kể.

(2)- Ngôn ngữ chuyển tải vấn đề ấy có thuyết phục và hiệu quả không (đôi khi ngôn ngữ cũng đồng thời là tư tưởng của tác phẩm).

Trong ngôn ngữ chuyển tải, tác giả hoàn toàn có quyền hư cấu, thậm chí bóp méo và hoang tưởng hoá. Kể cả trong tư tưởng tác phẩm, người sáng tạo cũng có thể phiến diện, che lấp cái này để làm nổi cái kia. Nhưng cuối cùng, khi đánh giá ta vẫn phải quay về: tác phẩm đang trình bày vấn đề gì, vấn đề ấy có đáng kể hay không.

Qua mấy dòng Grass trích dẫn phía trên, như vậy đơn giản tôi muốn nói Bóng Đè đang đặt ra những vấn đề gì, và theo tôi vì sao những vấn đề ấy không đáng kể, cũng như ngôn ngữ chuyển tải của chúng kém hiệu quả thế nào.
Pages: [<<], [<], 2, 3, 4, [5], 6, 7, 8, [>], [>>]
Quán nước đầu làng Ven > Sáng Tác - Thảo Luận - Phổ biến kiến thức > Văn Học & Ngôn Ngữ
Invision Power Board © 2001-2024 Invision Power Services, Inc.