QUOTE(Phó Thường Nhân @ Aug 17 2005, 03:21 PM)
Chú Tiểu Vũ và bác yuyu thổi gì mà lắm thế. Đừng gán cho Nhân văn giai phẩm nhưng điều họ không nói.
Nhân văn giai phẩm chỉ chủ trương tự do sáng tác. Và nhân danh tự do sáng tác nghệ thuất, họ không muốn Đảng can thiệp vào. Nhưng từ đó mà nhân ra dân chủ gì gì của các bác các chú thì không phải đâu. Quan niệm của họ là một quan niệm nhân văn chung chung, trong đó cái tôi và tâm lý cá nhân phải được đề cao. Chỉ có vậy thôi.
Một điều quan trọng nữa cũng phải để ý, là nhưng người phê bình Nhân văn giai phẩm, không phải tất cả đều là giả dối hay nịnh bợ, mà chính họ cũng nghĩ như thế. Đó là tư tưởng của họ. Phải thấy rằng đây là hai xu hướng tư tưởng khác nhau, chứ không phải chỉ đơn thuần là lấy chính trị, lợi dụng chính trị kìm kẹp văn học đâu.
Hôm nay rảnh, tôi mới viết bài trả lời post đầu tiên của bác.
QUOTE
Chú Tiểu Vũ và bác yuyu thổi gì mà lắm thế. Đừng gán cho Nhân văn giai phẩm nhưng điều họ không nói.
Viết câu này chứng tỏ bác Phó không đọc kỹ ( hoặc thậm chí không thèm đọc) bài viết của Thụy Khuê mà tôi đăng lên đây, một bài viết mà tôi cho là tổng hợp đầy đủ nhất về phong trào NVGP, dù ở dạng vắn tắt.
Tôi và cả Tiểu Vũ, chưa hề viết điều gì "thổi phồng" hay " những điều họ không nói", ngoài việc TV bình bài thơ "Nhất Định Thắng" của Trần Dần và tôi khen Tiểu Vũ bình hay.
Mặc dù vậy, bình thơ ở đây là không đúng chỗ, cho nên tôi đã chuyển chủ đề này từ Văn Học - Ngôn Ngữ sang Lịch Sử - Văn Hoá. Bởi vì thực chất phong trào này, tuy bắt nguồn từ văn học, nghệ thuật, nhưng là một phong trào đấu tranh vì dân chủ, tự do, nghĩa là mang tính chất chính trị
Đứng về mặt tâm lý mà nói thì chính bác Phó đang muốn làm điều ngược lại.
Bác Phó muốn giảm thiểu ý nghĩa của phong trào Nhân Văn - Giai Phẩm nên cho rằng tôi và chú Tiểu Vũ muốn thổi phồng nó lên.
Nói chung logic của bác lâu nay khi động đến các vấn đề gai góc, nhạy cảm, bất lợi cho chế độ toàn trị, như vấn đề dân chủ, tự do v.v.....bác vẫn có xu hướng làm giảm thiểu tầm quan trọng, xoá nhoà ý nghĩa hoặc đánh lạc hướng sang vấn đề khác. Cụ thể trong topic này, chú Tiểu Vũ có hơi lạc hướng khi bình thơ, liền được bác khai thác triệt để sự lạc hướng này, và làm cả topic này đến đây hoàn toàn đi lạc hướng sang vấn đề bình phẩm văn chương phù phiếm, quên đi chủ đề chính của nó là vấn đề Dân Chủ, Tự Do trong Văn Nghệ và trong Chính Trị.
Rõ ràng là bác Phó không đọc kỹ những đoạn văn sau đây :
15/10/1956 Nhân Văn số 3, đăng bài Nỗ lực phát triển dân chủ của Trần Đức Thảo...
.....
Hồng Cương viết:"Sự chống đối của chúng không còn tính chất văn nghệ nữa mà đã trở thành một cuộc chống đối vế chính trị công khai. Nhóm Giai Phẩm chống Đảng về văn nghệ đã biến thành nhóm phá hoại chính trị trắng trợn "Nhân Văn-Giai Phẩm". (...) Từ Nhân Văn số 4 trở đi (...) thì chúng đã chuyển hẳn sang chống đối về chính trị, kích động quần chúng biểu tình chống lại Đảng và chính phủ ta nhân lúc Quốc Hội ta đang họp." (sđd, trang 18-19)
05/11/1956 Nhân Văn số 4, đăng bài Thành thật đấu tranh cho tự do dân chủ của Trần Duy, Con ngựa già của chúa Trịnh của Phùng Cung...
10/11/1956 Hungary nổi dậy.
20/11/1956 Nhân Văn số 5, đăng bài Bài học về Ba-lan và Hung-ga-ri của Lê Đạt, ký tên Người quan sát, bên cạnh bài xã luận Hiến pháp Việt nam 1946 và Hiến pháp Trung hoa của Nguyễn Hữu Đang. Thi sĩ máy của Như Mai...
Tháng 11/1956 Giai phẩm mùa thu tập III đăng bài Văn nghệ và chính trị của Trương Tửu, Muốn phát triển học thuật của Đào Duy Anh...
Tháng 12/1956 Giai phẩm mùa đông, đăng bài Nội dung xã hội và hình thức tự do của Trần Đức Thảo; đăng tiếp Văn nghệ và chính trị của Trương Tửu...
09/12/1956, Hồ Chí Minh ký sắc lệnh bãi bỏ quyền tự do báo chí
QUOTE
Quan niệm của họ là một quan niệm nhân văn chung chung, trong đó cái tôi và tâm lý cá nhân phải được đề cao. Chỉ có vậy thôi
Sai.
Phong trào NVGP đích thị là phong trào đấu tranh vì tự do dân chủ đầu tiên ở chế độ ta và ý nghĩa thời sự của nó vẫn còn y nguyên đến ngày nay. Mục tiêu của nó không hề chung chung một tí nào.
Nếu có chỗ nào bóng gió, chẳng qua vì hoàn cảnh không cho phép họ nói quá sỗ sàng mà thôi. Chẳng qua đó chỉ là "lách" chứ không phải "viết" . Điều này chính ông Nguyễn Đình Thi đã khẳng định trong bản luận tội phong trào này và các bài phê phán phong trào này của ông Tố Hữu đều nói rõ như vậy.
Bản thân các văn nghệ sĩ trí thức cũng nhiều người nói rõ mục đích đấu tranh vì tự do, dân chủ, trước hết là trong văn nghệ và sau đó là trong xã hội.
Khẩu hiệu của họ là " trả lại văn nghệ cho văn nghệ sĩ " . Điều đó có nghĩa là chống lại sự lãnh đạo của Đảng về văn nghệ.
Xin trích tiếp bài viết của Thụy Khuê :
Theo lời buộc tội của Nguyễn Đình Thi, thì chủ trương của NVGP dựa trên 6 điểm:
1. Cho chủ nghĩa Cộng Sản là không nhân văn, là chà đạp con người. Coi những người cộng sản là chà đạp con người. Coi những người cộng sản là những người khổng lồ không tim (Trần Duy). Văn học xã hội chủ nghĩa là công thức, giả tạo, đẻ ra những thi sĩ máy (Như Mai). Đòi quyền tự do cá nhân, tự do sống đời sống tình cảm riêng tư cuả mỗi con người: "Đem bục công an máy móc đặt giữa tim người. Bắt tình cảm ngược xuôi theo luật đi đường nhà nước" (Lê Đạt).
2. Phản đối chuyên chính, đòi dân chủ, tự do trên mọi mặt chính trị, kinh tế, văn hoá. Đả kích mậu dịch, quản lý hộ khẩu, các bộ máy nhà nước. Đòi tự do đối lập.
3. Chống sùng bái cá nhân. Cho sự lãnh đạo của Đảng là Đảng trị, là độc đoán, mâu thuẫn với quyền lợi căn bản của con người. Bài Ông bình vôi của Lê Đạt có những câu:
"Những kiếp người sống lâu trăm tuổi
Y như một cái bình vôi
Càng sống càng tồi
Càng sống càng bé lại."
4. Đề cao chủ nghĩa quốc gia, tư sản, đả kích Liên xô, cho sự giáo dục con người ở Liên xô là rập khuôn, văn học nghệ thuật Liên xô là công thức.
5. Chống chính sách cải cách ruộng đất.
(Xin mở ngoặc: Ngày 30/10/1956, trước Mặt Trận Tổ Quốc Hà Nội, luật sư Nguyễn Mạnh Tường đọc bài diễn văn quan trọng tựa đề "Qua những sai lầm trong cải cách ruộng đất, xây dựng quan điểm lãnh đạo", nội dung phân tích những sai lầm của chế độ, đi từ sai lầm cải cách ruộng đất ở thôn quê, sang sai lầm trong chế độ mậu dịch ở thị thành, đến chính sách kinh tế mang tính cách bóc lột. Ông truy nguyên nguồn gốc những sai lầm và trình bày những nguyên tắc mới để sửa sang lại guồng máy luật pháp, chính trị, văn học, kinh tế).
6. Về văn nghệ, chủ trương phát triển "trăm hoa đua nở trăm nhà đua tiếng". Chối bỏ sự lãnh đạo của Đảng, nêu cao khẩu hiệu "trả lại văn nghệ cho văn nghệ sĩ".
{6 điểm kê khai theo bài tố cáo của Nguyễn Đình Thi, sđd, trang 114}.
Những nguy cơ xụp đổ chế độ cũng được bàn đến, Hồng Cương viết:
"Hạ được tập thơ Việt Bắc và hạ được Tố Hữu xuống là hạ được cả giá trị văn nghệ kháng chiến xuống và hạ được sự lãnh đạo văn nghệ của Đảng và Chính phủ xuống. (...) Chúng vu khống chế độ ta là cộng sản thời trung cổ (communisme du moyen âge), là cộng sản phong kiến (communisme féodal), chế độ ta là cộng sản suy đồi (dégénérescence du communisme), chúng xuyên tạc và nguyền rủa chỉnh huấn của ta là đồi trụy tinh thần (avilissement de l’esprit), là nô dịch hoá tư tưởng (esclavage de la pensée). Chúng chế giễu chính sách đãi ngộ của ta là "bổng lộc" vua ban, huân chương của ta là "mề đay" của đế quốc. Không khác gì Phan Khôi đã ví chế độ ta với một triều đại phong kiến nào đó." (Hồng Cương, sđd, trang 128, 129).
Chính Hữu trong bài tố cáo Lê Đạt, nói đến cái họa Nhân Văn số 5: "... Lê Đạt đã viết "Bài học về Ba-lan và Hung-ga -ri" trong Nhân Văn số 5, ký tên "Người quan sát" đăng ngay bên cạnh bài xã luận kích động quần chúng của Nguyễn Hữu Đang "Hiến Pháp Việt Nam 1946 và Hiến pháp Trung Hoa", trong đó có những đoạn nói đến quyền công dân được tổ chức biểu tình tuần hành thị uy. Bài của Lê Đạt đưa ra những nhận định nguy hiểm cho tình hình nước ta lúc đó: "... Nhưng tốc độ và mức độ sửa chữa không kịp với đòi hỏi của tình thế và yêu cầu của quần chúng nên càng thúc đẩy sự công phẫn và phong trào đấu tranh tự phát của quần chúng..." Hai bài báo đó là những lời kêu gọi làm loạn. Đạt và nhóm Nhân Văn đã hỗn xược buộc Đảng và chính quyền ta phải chọn lấy một trong hai con đường: hoặc "lập tức" mở rộng tự do dân chủ, để cho chúng và bọn thù địch khác phá hoại, và cải thiện "ngay" sinh hoạt cho nhân dân, nếu không quần chúng sẽ biểu tình." (Chính Hữu, sđd, trang 130, 131).QUOTE
Một điều quan trọng nữa cũng phải để ý, là nhưng người phê bình Nhân văn giai phẩm, không phải tất cả đều là giả dối hay nịnh bợ, mà chính họ cũng nghĩ như thế
Điều này cũng không đúng.
Chúng ta đều biết rằng phong trào NVGP bộc phát ngay sau Cải Cách Ruộng Đất, vì thế "Hội Chứng Cải Cách Ruộng Đất" còn ảnh hưởng rất nặng nề trong xã hội.
Có thể nói đó là thời kỳ đầu tiên của chiến dịch "tha hoá trí tuệ" mà đảng ta áp đặt, đã phát huy tính "ưu việt " của nó trong xã hội, dưới sức ép của đàn áp, khủng bố, tuyên truyền của hệ thống toàn trị cực kỳ gian ác và chặt chẽ, chưa từng trong lịch sử dan tộc ta, khiến cho hầu hết mọi lương tri đều phải khuất phục trước cường quyền bạo lực, khiến cho ngay cả những nhà lãnh đạo cao cấp cũng không thoát khỏi không khí đấu tố man rợ và vô văn văn hoá của CCRĐ lúc đó ví dụ Hồ Chủ Tịch đành phải làm ngơ không dám can thiệp để cứu mạng bà Nguyễn Thị Năm, một địa chủ có công với kháng chiến, ông Trường Chinh cũng lên cưon bốc đồng, đấu tố cả cha của mình. Con tố cha, vợ tố chồng, anh em, đồng chí, tố nhau, cả xã hội trong cơn "hysterie" tập thể, điên cuồng đấu tố lẫn nhau ....
Trong bối cảnh đó, một số văn nghệ sĩ làm sao có thể cưỡng lại được sức ép man rợ đó mà không bị tha hoá lương tâm, để hùa theo bầy đàn, tố cáo các đồng chí, đồng nghiệp của mình ?...
Vì thế về sau này, chúng ta mới được đọc những "Di Cảo" của Chế Lan Viên, hối hận về những việc a dua, đánh hội đồng các ban hữu, đồng chí của mình....
" Mới cầm lên tôi đã biết là bánh vẽ
Nhưng tôi vẫn phải nhấm nháp
Chả là nếu tôi chê là bánh vẽ
Chúng sẽ bảo tôi phá cuộc vui...."
Tình trạng tha hoá trí tuệ lúc đó đã khiến hầu hết mọi người đều trở thành những kẻ hèn nhát, ti tiện, mất nhân cách và về sau chỉ một số người phục hồi được lương tri của mình, còn đa số coi như hỏng cả nhân cách, sống quãng đời còn lại chỉ toàn nịnh bợ, đểu giả, cơ hội, nịnh trên nạt dưới ...
" Nửa đầu anh Vị Nhân Sinh
Nửa sau anh lại Vị Người Ngồi Trên"
......
Tóm lại hiện tượng tha hoá nhân cách, đấu tố anh em, đồng chí của mình thời Nhân Văn Giai Phẩm là một hiện tượng có thật. Nó không phải xuất phát từ nhận thức chân thành của lương tri mà hầu hết là bị sức ép của "hội chứng đấu tố CCRĐ" làm méo mó đi, khiến cho chỉ một số người có bản lãnh cao tránh được hoặc phục hồi được, còn đa số đã bị "tàn phế nhân cách" cho đến cuối đời.
Trong bối cảnh đó, mới thấy càng khâm phục những nhân cách như Trần Dần, Lê Đạt, Phùng Quán ....không những đã nhìn thấy sớm những tai hoạ mà chế độ toàn trị sẽ mang đến cho dân tộc và đất nước, ngay từ khi phong trào CS còn đang ở "đỉnh cao muôn trượng", mà còn dũng cảm, hy sinh, chịu đựng biết bao tủi nhục đầy đoạ để giữ vững ý chí của mình.
Những điều mà phong trào Nhân Văn - Giai Phẩm phát hiện ra như tính chất phong kiến, phản dân chủ, phản tiến bộ của đảng ta, chế độ ta và những đòi hỏi xoá bỏ sự kìm kẹp về tư tuởng, văn hoá văn nghệ của đảng, để dân chủ hoá đất nước v.v....từ 50 năm trước vẫn còn nguyên giá trị thời sự đến hôm nay.