Langven.com Forum

Full Version: Phong Trào Nhân Văn Giai Phẩm - Thụy Khuê
Quán nước đầu làng Ven > Sáng Tác - Thảo Luận - Phổ biến kiến thức > CLB Văn Hoá - Lịch sử
Pages: [<<], [<], 1, 2, [3], 4, 5, 6, [>], [>>]
Phó Thường Nhân
Một điều thú vị nữa là cái hiện tượng "con ngựa già của chúa Trịnh", không phải chỉ có những nhà văn ở miền Bắc mới bị. Đấy cũng chính là định kiến của những người đề cao NVGP nữa.

Cái chuyện "con ngựa già của chúa Trịnh" nội dung của nó đại khái như thế này. Có một con ngựa rất khoẻ rất đẹp, đang tung tăng trên đồng cỏ thì bị hiến cho phủ chúa. Từ đó nó đựơc "ăn ngon mặc đẹp" rồi trở thành ù lỳ không còn hăng hái khoẻ đẹp như trước nữa. Kết cục là nó phải làm việc kéo cái guồng nước. Mắt bị bịt lại chỉ còn nhìn được một chiều, xuốt ngày chạy vòng tròn trung quanh cái giếng rồi chết.

Vậy tôi muốn hỏi. Nhưng người đang bốc NVGP lên mây xanh một cách vô lý, họ có bị cái hội chứng này không ? Họ có tự bị mắt họ lại không ? Ví dụ như bà Thuỵ Khê chẳng hạn. Bà ta biết gì về văn học miền Bắc. Bà ta đã từng nghiên cứu chưa, hay chỉ bắt đầu bằng những định kiến không thể xoá nổi.

Tóm lại là thế này. Tôi đang bực mình nên đọc cái bài viết của các bác, các chú không trôi tí nào cả. Vì nó chỉ lặp lại nhưng gì như một thứ phản tuyên truyền. Trong khi tôi nghĩ mọi người cần một sự phân tích đánh giá đúng mức. Cho nên tôi mới "đập cho chú một gậy", để các bác các chú nếu muốn tìm hiểu NVGP thì nên suy nghĩ sâu sắc hơn, chứ cứ ngồi nói một chiều thế cũng chán. Vì người ta cũng nói thế mãi rồi.
Nếu sau khi tìm hiểu sâu sắc rồi mà NVGP vẫn thấy hay thì tôi phục các bác các chú. Còn cứ tiếp tục kiểu propagandiste thế này thì rồi ai cũng chán.


Phó Thường Nhân
À phải nói thêm là tôi bực mình trong việc làm của tôi, chứ không phải là chuyện của diễn đàn.
Tiểu Vũ
Bác Phó tỏ ra bức xúc trước hiện tượng người khác bị vướng vào vòng định kiến mà không chịu suy xét sự việc dựa trên bản chất. Tôi rất thông cảm với bác Phó ở điều này, nhưng hình như chính bác cũng không thoát khỏi cái bóng ấy.

Thứ nhất, ở đây không có ai tuyên truyền thổi phổng như bác tự tưởng tượng. Bác Yuyu chưa có nhận xét gì quan trọng. Trong bài nhận xét đầu tiên tôi cũng chỉ nói rất mức độ vài ý thế này:
- Bài Nhất Định Thắng khác thơ ca cổ động đương thời thế nào.
- Tự do trong sáng tác quan trọng ra sao với nghệ thuật
- Bản chất cách mạng đương thời và thất bại tất yếu của nhóm NVGP
- Tuy họ thất bại nhưng việc làm ấy vẫn có giá trị nhất định
- Nhóm NVGP đóng góp quan trọng cho văn học nghệ thuật miền Bắc.

Có gì là thổi phồng lên mây nhỉ? Rõ ràng bác Phó vì có sẵn những tình cảm nào đó trong lòng nên đã tự lừa mình đấy chứ?

------------------------------------------------------------------



Bác phàn nàn rằng người ta chỉ nhìn vào khía cạnh chính trị chứ không chịu đánh giá trên đóng góp thành tựu văn học thực sự. Ở đây cũng lại vì dính trong định kiến mà bác mất đi sự sáng suốt. Từ cổ chí kim ai dám bóc đi tính chính trị trong văn học nhỉ? Việc bóc đi của người ta rồi kết luận anh thuộc series B nào đó, là một lập luận rất buồn cười.

Giá trị tác phẩm văn học nào cũng dựa trên ba cái chân kiềng: giá trị hiện thực, giá trị nhân đạo, giá trị thẩm mỹ, tóm lại là chân, thiện, mỹ. Tuy tách rời ra thế nhưng thường xuyên những giá trị này ở lồng trong nhau, cái này đã bao hàm cái kia. Khi giá trị hiện thực và nhân đạo đã là một phần không thể tách rời của tác phẩm thì thật kỳ quặc khi bóc tách đi tính chính trị.

Một ví dụ đơn giản. Câu thơ:
Tôi bước đi
Không thấy phố
Không thấy nhà
Chỉ thấy mưa sa
Trên màu cờ đỏ

Tính hiện thực và nhân đạo cũng chính là tính chính trị ở đây. Tôi bước đi (rất vô thức, không chủ động trong lý trí) và thấy tất cả đều nhạt nhoà. Chỉ thấy mưa sa trên màu cờ đỏ. Một sự tương phản: mưa sa rất ảm đạm >< màu cờ đỏ. Phải là một tâm hồn nghệ sỹ mới dám liều lĩnh đặt hai hình ảnh đó cạnh nhau. Thậm chí mưa sa còn đè trên màu cả cờ. Có phải phản cách mạng không? Không, đó là hiện thực. Cả dân tộc đang đứng trước vận mệnh ảm đạm. Đất nước chia cắt. Đời sống khó khăn vô cùng. Những đoàn người bỏ quê đi biệt xứ vô Nam. Ai né tránh không dám đối diện với hiện thực ấy thì không phải là người trong cuộc. Và thiên chức của người nghệ sỹ là gì nếu không phải là sự đối diện chân thành và nhạy cảm trước cuộc sống? Tuy có bi đấy, nhưng rất tráng. Tráng trong sự thăng hoa ở cuối bài thơ. Đó là sự thăng hoa của tình yêu đồng loại, tình yêu tổ quốc.

Khi bác Phó nói Nhất Định Thắng hay ở ngôn ngữ thể hiện thì đó là một nhận xét mất căn bản trầm trọng. Ngôn ngữ thể hiện chỉ là một phần của giá trị thẩm mỹ, tức là chỉ một chân trong ba chân kiềng. Tuy nhiên, có khi ngôn ngữ nghệ thuật cũng làm nên tư tưởng của tác phẩm, nhưng bài Nhất Định Thắng hoàn toàn không rơi vào trường hợp này.

---------------------------------------------------------------



Một điểm cần lưu ý nữa. Nhóm NVGP đa phần đấu tranh qua các bài viết phê bình, tác phẩm không nhiều. Những đóng góp nghệ thuật trực tiếp của NVGP chưa hẳn đã ra đời trong giai đoạn này. Quang Dũng viết Mắt người Sơn Tây là tự sự cho riêng mình, Mây Đầu Ô thì ra đời sau này. Hoàng Cầm chỉ thực sự thành đạt về nghệ thuật với Đường Về Kinh Bắc (kịch thơ của ông lưu truyền rất hạn chế), cũng ra đời về sau. Phùng Cung tương tự như thế, cũng khởi sắc sau này về thơ. Quang Dũng và Hoàng Cầm thành công không thể phủ nhận được. Những người khác thì tác phẩm ít lưu truyền, chỉ người trong giới với nhau thì trân trọng, đó cũng là do ngoại cảnh chi phối.

Ngày nay, người ta truyền tụng NVGP về cuộc đấu tranh tư tưởng của họ, điều đó là đương nhiên. Một mặt, cho dù có những người không đóng góp gì cho nghệ thuật, nhưng việc làm của họ đáng trân trọng. Ai lại đề ra cái luật có tài rồi mới được tranh đấu cho nghệ thuật bao giờ? Mặt khác, có những cá nhân trong nhóm NVGP thực sự có những thành tựu nghệ thuật đáng kể. Tuy đa phần không đóng góp nhiều cho cách mạng (mà nên hiểu là họ bị từ chối phục vụ cách mạng theo cách họ mong muốn), nhưng đã có những thành công đáng kể góp vào ngôi đền chung văn học Việt Nam. Về lâu dài, khi ánh sáng soi vào những mảng khuất, chắc chắn sẽ có thêm những tác phẩm được công nhận rộng rãi.
Phó Thường Nhân
Nói chung thì con người ai cũng có định kiến. Điều đấy cũng đơn giản thôi vì mọi người đều là sản phẩm của cái môi trường mình đang sống, và sự giáo dục người ta đón nhận. Tất nhiên tôi cũng có định kiến, như tất cả mọi người khác. Nhưng tôi nghĩ rằng tôi phải cố vượt lên trên những định kiến ấy. Tôi làm được đến mức độ nào tôi không biết. Nhưng có rất nhiều người, chỉ coi định kiến mình là đúng, là lẽ phải. Tại sao họ không đặt câu hỏi xem họ đã đúng chưa.

Chú nói tới cái chân, thiện, mỹ cũng phải. Không có điều gì đáng phàn nàn. Nhưng tôi nghĩ rằng nhưng câu chú phân tích ở dưới mấy câu thơ kia hình như nó chưa hợp lý, thoả đáng cho lắm. Một điều nữa là chú đã đọc bài thơ đó chưa vậy. Vì cái câu chú trích dẫn cũng chính là câu mà người ta dùng để buộc tội Trần Dần. Chẳng nhẽ chú không phát hiện được câu nào mới hay hơn thế chăng. Và cả bài thơ chỉ thu gọn lại thế.

Trong văn khi người ta nói tới cái CHÂN thì không phải là tả đúng sự thực, mà là nói về cảm nhận CHÂN THÀNH. Trong văn người ta có quyền hoàn toàn hư cấu, không bắt buộc phải tả chân thực mưa là mưa, gió là gió. Vì vậy bản thân sự phân tích của chú ở đây cũng hơi khiên cưỡng. Mà chú có chắc là Trần Dần tả chân ở đây không vậy.

Khi người ta học văn, thực ra những giá trị chú nói ở trên cũng chưa đủ. Đây mới chỉ là phần nội dung. Còn có phần kỹ thuật nữa. Phần kỹ thuật ở trong văn là gì nếu không phải là ngôn ngữ, cấu trúc, bố cục bài viết, hay văn phong. Nếu là một người đọc bình thường thì nhưng điều này không quan trọng. Nhưng cái kỹ thuật này chính là điều làm cho tác phẩm có con cháu đằng sau, có người đi theo hay không. Tôi lấy ví dụ, tiểu thuyết tự lực văn đoàn chẳng hạn, họ đóng góp không chỉ là nội dung câu chuyện. Thậm chí những điều họ nói, bây giờ đã thành cổ điển, hiển nhiên. Ngược lại họ đã tạo ra tiến bộ lớn cho nghệ thuật viết tiểu thuyết ở VN. Một ví dụ thứ 2, từ tiểu thuyết Xung kích của Nguyễn Đình Thi, tới tiểu thuyết Vỡ Bờ của cùng tác giả, nghệ thuật viết tiểu thuyết VN cũng lên tay. Chú có thể không thích nội dung của nó, vì nó quá "cách mạng" không hợp với chú nữa. Nhưng nghệ thuất viết của tác giả thì chú phải công nhận chứ. Vậy trở lại các tác phẩm NVGP, nghệ thuật viết, cái style của họ ở đâu ? có không ?

Tôi chăng có bức xúc hay ác cảm gì với NVGP cả. Họ cũng có nhiều cái hay. Nhưng muốn tranh đi vào cái lối mòn tung hô "vạn tuế" thì người ta phải nhìn nhận nó khách quan hơn về mặt văn chương nghệ thuật. Có vậy thôi.
Tiểu Vũ
Chân trong bộ ba Chân, Thiện, Mỹ mà bác hiểu thành chân thành thì chịu thật. Chân ở đây nghĩa là đúng bản chất hiện thực. Nghệ thuật tất nhiên không phải sự sao chụp khiên cưỡng một mảnh nào đó của đời sống. Nghệ thuật là nhát dao tinh tế, một đường đâm trúng vào tim vấn đề. Vấn đề càng bao trùm thì giá trị hiện thực, hay cái Chân ở đây càng đáng kể.
--------------------------

Nghệ thuật viết, hay style mà bác thắc mắc, vẫn thuộc vào phạm trù ngôn ngữ thể hiện. Cái này đã nói rồi, chỉ là một phần làm nên giá trị tác phẩm. Không tạo ra ngôn ngữ mới không có nghĩa là tác phẩm vô giá trị. Những Người Khốn Khổ được viết vào giai đoạn trào lưu lãng mạn đã suy thoái, nhưng tác phẩm vẫn bất hủ.

Ngôn ngữ thể hiện không phải cứ mới là hay. Ngôn ngữ thể hiện chỉ là một mắt xích không thể thiếu.

Để đánh giá một tác phẩm luôn cần cái nhìn tổng thể. Vấn đề đầu tiên luôn là tác phẩm hàm chứa những giá trị chân, thiện, mỹ gì? Những giá trị ấy có đáng kể không? Sau đó mới xét đến ngôn ngữ. Ngôn ngữ thể hiện của tác phẩm có phục vụ tài tình cho các giá trị đang được nói đến không? Nếu có thì dù ngôn ngữ cũ kỹ tác phẩm vẫn để đời như thường. Nếu không thì dù ngôn ngữ có mới lạ đến đâu, dù cái đích nhắm đến của tác giả có cao thượng thế nào, tác phẩm vẫn hoàn toàn yếu kém về giá trị.
-------------------------

Bài thơ Nhất Định Thắng tôi khẳng định nó hay là trên cái nhìn tổng thể. Hay thế nào thì tôi đã vắn tắt nhận xét trong bài viết đầu tiên. Câu thơ kia tôi đem ra mổ xẻ chính vì bác là người khẳng định nó chỉ có tính chính trị (với hàm ý nó không có giá trị nghệ thuật gì đáng kể). Bài thơ là một tổng thể hoàn chỉnh. Chi tiết nào cũng có vai trò nhất định, có "giá" của nó cả. Bác muốn tôi bình câu nào khác cũng xin chiều. Có thể đặt riêng lẻ ra thì chúng rất thường, nhưng khi phục vụ cho toàn cục thì lại rất cần thiết.
-------------------------

Tôi không chắc ông Trần Dần có hàm ý gì qua tác phẩm của ông ấy. Nhưng tôi không cần quan tâm. Giả thử tôi là người phê bình thì tôi chỉ nhìn vào tác phẩm. Tôi tự mình chịu trách nhiệm về nhận định của mình đối với giá trị của nó. Nhiều nhà phê bình cùng phân tích và cùng đồng tình với một giá trị nào đó của tác phẩm thì hiển nhiên giá trị ấy đã được công nhận. Ông Trần Dần khi ấy có muốn bác bỏ cũng chẳng ăn thua gì, sự thật là thế. Khi tác phẩm ra đời thì chính cuộc đời chịu trách nhiệm về sự đánh giá và trân trọng tác phẩm.
---------------------------


Để tránh việc trống đánh xuôi kèn thổi ngược thì nên thế này. Nếu bác tranh luận với tôi thì xin tập trung vào các vấn đề đối thoại. Được thế thì dù dẫn dắt đến đâu tôi cũng xin chiều. Còn nếu bác vẫn mải đả kích những ai ai nào khác mà bác quy kết là không khách quan thì tôi xin rút lui, hì hì laugh1.gif
Phó Thường Nhân
Trước khi langven down, còn thấy có bài viết của bác yuyu. Sao bây giờ đã biến mất rồi. Néu tôi khônng nhầm thì bác yuyu định nói là tôi cố tình "làm nhỏ" NVGP đi. Hoàn toàn không phải là thế bác ạ.
Nhân văn Giai phẩm bản thân trong cái tên của nó cũng đã có 2 phần. Một phần tư tưởng tức là Nhân văn. Trong đó nghĩa nhân văn được họ coi như là một việc tự do sáng tác, không làm cho các tác phẩm văn học trở thành công cụ tuyên truyền đơn thuần, người ta có thể nói tới cái tôi cá nhân, có chủ nghĩa cá nhân, có anh hùng cá nhân. Ví dụ như những nhân vật trong cuốn tiểu thuyêt "Vượt Côn đảo" của Phùng Quán chẳng hạn.
Một phần nữa là "Giai phẩm", tức là tác phẩm hay. Giữa chủ nghĩa nhân văn và tác phẩm hay không có mối liên hệ nhân quả. Có nghĩa là ông vẫn có thể nói về NHÂN VĂN nhưng dở, không phải là GIAI PHẨM. Ngược lại có tác phẩm không theo trào lưu NHÂN VĂN, vẫn có thể là tác phẩm hay là GIAI PHẨM.
Tôi thì tôi hiểu như thế. Từ đó mà rút ra những kết luận, 1,2,3 mà tôi đã nói ở trên. Như vậy vấn đề không phải là hạ thấp NVGP, mà xem nó đóng góp được cái gì cho GIAI PHẨM. Có thế thôi. Tôi nghĩ hiểu như tôi thì người ta có thể nghiên cứu sâu sắc được, chứ không phải làm giảm giá trị của họ.
Thường thì khi viết về NVGP, người ta thường trình bầy nó như một cái ca chính trị. Tiểu sử ông này ông kia, bị đấu đá ra sao. Bằng chứng của sự đấu đá trừng phát ấy ở đâu. Từ đó mà mới có những trích đoạn mà các bác cứ nhai đi nhai lại kia. Nhưng với tôi, nhưng cái đó là sự kiện lịch sử. Việc đánh giá NVGP "thành công", "thất bại" như chú Tiểu Vũ nói trên kia, thực ra là lịch sử, chứ không phải là văn. Nếu thích viết như thế thì cái chủ đề này phải đưa vào box lịch sử văn hoá.
Còn nếu đã viết về NVGP ở đây thì phải bình văn của họ. Có thế thì mới thoả đáng.

Vậy thì hãy làm một cái Case study đi. Xin mời chú Tiểu Vũ bình giảng cho tôi bài thơ "Nhất định thắng" kia nó chân thiện mỹ như thế nào. Nếu nó đúng là giai phẩm, thì tôi tâm phục khẩu phục ngay. Chẳng có gi phải bàn cả. Ví dụ, khi tôi xem người ta bình bài thơ "bên kia bờ sông Đuống", hay "Lá riêu bông" của Hoàng Cầm, thì bản thân tôi thấy nó hay thật. Đúng là giai phẩm, mà không cần biết ông ấy có nhân văn hay đòi tự do sán tác hay không ? Còn nếu bắt tôi phải nghĩ rằng do ông ấy có "tinh thần dân chủ, đấu tranh cho dân chủ" mà văn thơ ông ấy hay thì tôi chịu.

Không biết bác nào có thẻ "sớt" bài thơ này lên để mọi người cùng tìm hiểu không ?
yuyu
QUOTE(Phó Thường Nhân @ Aug 19 2005, 11:43 AM)
Trước khi langven down, còn thấy có bài viết của bác yuyu. Sao bây giờ đã biến mất rồi.  Néu tôi khônng nhầm thì bác yuyu định nói là tôi cố tình "làm nhỏ" NVGP đi. Hoàn toàn không phải là thế bác ạ.
Nhân văn Giai phẩm bản thân trong cái tên của nó cũng đã có 2 phần. Một phần tư tưởng tức là Nhân văn. Trong đó nghĩa nhân văn được họ coi như là một việc tự do sáng tác, không làm cho các tác phẩm văn học trở thành công cụ tuyên truyền đơn thuần, người ta có thể nói tới cái tôi cá nhân, có chủ nghĩa cá nhân, có anh hùng cá nhân. Ví dụ như những nhân vật trong cuốn tiểu thuyêt "Vượt Côn đảo" của Phùng Quán chẳng hạn.
Một phần nữa là "Giai phẩm", tức là tác phẩm hay. Giữa chủ nghĩa nhân văn và tác phẩm hay không có mối liên hệ nhân quả. Có nghĩa là ông vẫn có thể nói về NHÂN VĂN nhưng dở, không phải là GIAI PHẨM. Ngược lại có tác phẩm không theo trào lưu NHÂN VĂN, vẫn có thể là tác phẩm hay là GIAI PHẨM.
Tôi thì tôi hiểu như thế. Từ đó mà rút ra những kết luận, 1,2,3 mà tôi đã nói ở trên.  Như vậy vấn đề không phải là hạ thấp NVGP, mà xem nó đóng góp được cái gì cho GIAI PHẨM. Có thế thôi. Tôi nghĩ hiểu như tôi thì  người ta có thể nghiên cứu sâu sắc được, chứ không phải làm giảm giá trị của họ.
Thường thì khi viết về NVGP, người ta thường trình bầy nó như một cái ca chính trị. Tiểu sử ông này ông kia, bị đấu đá ra sao. Bằng chứng của sự đấu đá trừng phát ấy ở đâu. Từ đó mà mới có những trích đoạn mà các bác cứ nhai đi nhai lại kia. Nhưng với tôi, nhưng cái đó là sự kiện lịch sử. Việc đánh giá NVGP "thành công", "thất bại" như chú Tiểu Vũ nói trên kia, thực ra là lịch sử, chứ không phải là văn. Nếu thích viết như thế thì cái chủ đề này phải đưa vào box lịch sử văn hoá.
Còn nếu đã viết về NVGP ở đây thì phải bình văn của họ. Có thế thì mới thoả đáng.

Vậy thì hãy làm một cái Case study đi. Xin mời chú Tiểu Vũ bình giảng cho tôi bài thơ "Nhất định thắng" kia nó chân thiện mỹ như thế nào. Nếu nó đúng là giai phẩm, thì tôi tâm phục khẩu phục ngay. Chẳng có gi phải bàn cả. Ví dụ, khi tôi xem người ta bình bài thơ "bên kia bờ sông Đuống", hay "Lá riêu bông" của Hoàng Cầm, thì bản thân tôi thấy nó hay thật. Đúng là giai phẩm, mà không cần biết ông ấy có nhân văn hay đòi tự do sán tác hay không ? Còn nếu bắt tôi phải nghĩ rằng do ông ấy có "tinh thần dân chủ, đấu tranh cho dân chủ" mà văn thơ ông ấy hay thì tôi chịu.

Không biết bác nào có thẻ "sớt" bài thơ này lên để mọi người cùng tìm hiểu không ?
*



Tôi đã post lên được 1 nửa rồi vì sợ máy down xong định phần 2 sẽ edit lại để đưa toàn bộ bài viết vào một post nhưng đúng lúc serveur bị down thật nên rút cục mất sạch cả bài. Tôi sẽ viết lại vậy ....

Nhưng mà vừa post bài trả lời thì thấy post trên, đọc cách bác chiết tự Nhân Văn-Giai Phẩm làm tôi phì cười, vì nó càng làm cho ý đồ " thủ nhỏ " tầm vóc của NVGP càng lộ rõ. Thôi được, cứ thư thả rồi tôi sẽ viết tiếp.
Tôi đồng ý là đưa topic này vào Văn Hoá - Lịch Sử, nhưng mà còn đang thận trọng, vì sợ thao tác vào lúc trục trặc, như post của tôi khi nãy, dễ làm mất tiêu topic thì uổng công.


Topic đã được chuyển sang CLB Văn Hoá-Lịch Sử...
Tiểu Vũ
Tôi có kết luận là mỗi khi bác Phó và Yuyu tranh luận là y như rằng trống đánh xuôi kèn thổi ngược w00t.gif (just kidding). Bác Yuyu đang bàn về đóng góp của NVGP trong đấu cuộc tranh dân chủ ở Việt Nam. Bác Phó thì bàn về vai trò hạn chế của nhóm NVGP đối với văn học miền Bắc. Hai vấn đề rất khó đụng hàng nhau mà vẫn tranh cãi toé lửa thì tôi cũng chịu thật scared.gif .

Bài thơ Nhất Định Thắng được up ngay sau bài viết của Thuỵ Khuê. Tôi đồ chừng bác Phó chỉ đọc lướt qua bài viết của Thuỵ Khuê (có lẽ còn chưa đọc xong) thì đã hăm hở xung phong vào trận luôn thể clap.gif .

Bình một bài thơ cho hay ho cần có thời gian. Cảm được chưa chắc đã bình được. Nếu ai muốn bình thì có lẽ cần một vài hôm. Bình càng đông người thì càng xôm trò, xin các bác cứ tự tiện hypocrite.gif
summoner131
Em rất không muốn mò mẫm viết lách gì trong topic này vì hoàn toàn ủng hộ bác Phó , tuy nhiên vẫn có nhiều điều cần phải nói .

Chắc là bác Tiểu Vũ không làm các công việc về Nghệ Thuật ? Điều này thể hiện rõ qua quan niệm về sáng tạo của bác , cụ thể ở đây là Văn học , có thể nói rằng đấy là quan niệm của một độc giả biết đọc sách chứ không phải là suy nghi của những người làm sáng tạo ...bla bla bla.....( bác Yuyu hiểu rõ vấn đề này nên bác ấy không đả động gì đến đâu bác Yuyu nhỉ? )

Quan niệm của bác Tiểu Vũ chắc chắn không sai , nếu một tác phẩm không Chân không Thiện không Mỹ thì nó đã là thứ phi nghệ thuật rồi , không cần xét đến giá trị nghệ thuật của nó nữa . Nhưng quan niệm này chưa đủ, tại sao nó chưa đủ thì bác Phó đã nói rồi , một tác phẩm nghệ thuật đều cần có một cái Limo của riêng nó . Nghệ thuật đều hướng đến Chân Thiện Mỹ cả nhưng tại sao lại có tới 7 môn ? Và đều là Chân Thiện Mỹ cả, tại sao Văn học lại có từ Cổ Điển cho chí đến Hậu Hại Điện ? Mội văn nghệ sĩ có trách nhiệm với đứa con tinh thần của mình thì phải trao cho nó một hình hài mà nó không thể lẫn với con người khác , đó là một cuộc mang nặng đẻ đau không hề dễ dàng như khi nói đến 3 chữ Chân Thiện Mỹ đâu . Nghễ sĩ muôn đời phải trăn chở như vậy, vì đây chính là tiêu chí để phân biệt đẳng cấp tài năng của họ , tài năng lớn thì hiếm có chứ trái tim và tâm hồn đẹp thì trên đời này nhiều lắm .Một Nghệ Sĩ Lớn phải hội đủ cả tài năng và nhân cách và một Kiệt Tác phải có cả giá trị nhân văn cao cả của nội dung lẫn một cách thể hiện , một phong cách riêng có thể làm lá cờ tiên phong cho nhiều người khác noi theo . Đây chính là cơ sở của việc NVGP phê phán văn học XHCN dập khuôn là như vậy .

Hai nữa là về việc phê bình NT nói chung thì từ việc trình bày cảm nhận cá nhân đến phê bình một cách uyên bác là một quá trình rất dài của cả thu thập kiến thức lẫn xây dựng nhận thức, tư duy và lương tâm phê bình . Và chỉ có ở cấp độ cao nhất của phê bình người ta mới có thể nói đến chuyện đúng sai (cả tình cả lý) , còn cảm nhận thì vô cùng , mỗi người một tư tưởng một quan điểm . Phê phán cảm nhận , áp đặt cảm nhận là chuyện dã tràng se cát , phí công vô ích và gây ra những xung đột vô lý. Về bản chất , vụ NVGP trở nên to tát như một thảm án chính trị chính là vì những xung đột (tất nhiên là ở một mức độ rất cao )của các cảm nhận mà những người trong cuộc không đủ tỉnh táo (và cả trình độ) để nhìn ra những cái có lý của phía bên kia . Ai chẳng có ngộ nhận về bản thân , điều đó dễ hiểu và những người ngoài cuộc nên có một cái nhìn khách quan, truy tìm đúng bản chất của đôi bên hơn là chủ quan nhắc lại những người trong cuộc vì một lẽ đơn giản, đó không phải là cuộc chiến của chúng ta . Hơn nữa , không có kế thừa và phát huy , đấy chẳng phải là bước lùi của lịch sử hay sao ?

bvkk
Vụ nhân văn giai phẩm chủ yếu là các cụ chủ đấu tranh để được tự do sáng tác , tự do cống hiến cho nghệ thuật mà không phải chịu " khuôn khổ " và "chỉ thị " của bất cứ thế lực chính trị nào . Tóm lại là các cụ không muốn mình làm những cái "máy tuyên truyền " . Theo chủ trương của các cụ , văn học và nghệ thuật nói chung không nên là công cụ của những người chính trị . Đương nhiên việc này , một cách gián tiếp là đòi có tự do ngôn luận , tự do sáng tác ; mà những chuyện này là 1 phần của dân chủ . Tuy nhiên những bác dính vào Nhân văn giai phẩm chủ yếu là nghệ sĩ . Về mặt bản chất , mục đích chính của họ không phải là tham vọng chính trị hay muốn VN cải tổ , đổi mới này nọ thế kia một cách cốt lõi và sâu rộng nhằm dẫn đến sự thay đổi chế độ chính trị . Yêu cầu của họ chủ yếu là giới hạn trên địa hạt nghệ thuật mà họ tham gia .

Tóm lại Nhân văn giải phẩm là 1 vụ án văn nghệ . Những con chim muốn tự do hót . Điều này rất khác với sự đấu tranh dân chủ này nọ hiện nay . Cho nên cái mác mà bác yuyu ( Du tử ) gán cho họ về nhân quyền , dân chủ đa nguyên này nọ là là to quá , tựa như búa tạ nện vào họ vậy .
Pages: [<<], [<], 1, 2, [3], 4, 5, 6, [>], [>>]
Quán nước đầu làng Ven > Sáng Tác - Thảo Luận - Phổ biến kiến thức > CLB Văn Hoá - Lịch sử
Invision Power Board © 2001-2024 Invision Power Services, Inc.