Langven.com Forum

Full Version: Phong Trào Nhân Văn Giai Phẩm - Thụy Khuê
Quán nước đầu làng Ven > Sáng Tác - Thảo Luận - Phổ biến kiến thức > CLB Văn Hoá - Lịch sử
Pages: [<<], [<], 1, [2], 3, 4, 5, [>], [>>]
Tiểu Vũ
Bài thơ Nhất Định Thắng của Trần Dần khác với thơ ca cổ động cách mạng đương thời ở chỗ nó nhìn vào sự thật một cách đa chiều. Nó dám đối diện với sự yếu đuối của con người trong bối cảnh khắc nghiệt mà dân tộc đang phải đương đầu. Đó là cuộc đấu tranh của cá nhân được mô tả một cách đa chiều và qua các tầng lớp khác nhau. Nhưng cái đích cuối cùng vẫn là phục vụ cho niềm tin vào cách mạng, vào cuộc kháng chiến. Con người cá nhân trong Nhất Định Thắng tuyệt đẹp - chất nhân văn luôn lên đến tận cùng khi con người được khắc hoạ chân thực nhất. Chính khi con người thăng hoa, khi ý nguyện cống hiến điều thiện cho đồng loại lên đến đỉnh điểm, khi đó ý chí cách mạng chân chính mới hiển hiện.

Những người của NVGP đòi hỏi tự do trong nghệ thuật. Điều ấy là tất yếu vì có tự do thì mới có nghệ thuật đích thực. Có nghệ thuật đích thực thì mới có nghệ thuật chân chính vì con người. Những kẻ đấu tranh ấy đã có một tư tưởng đẹp, nhưng họ không có kẻ thù xứng tầm.

Kẻ thù xứng tầm là kẻ dám giao đấu tử tế theo những luật lệ văn minh. Cách mạng dân chủ ở châu Âu thành công vì hoàn cảnh đã chín muồi, nhưng một phần cũng vì kẻ thù của nó là những quý tộc. Chúng có thể tàn nhẫn và có khi hèn yếu, nhưng ít nhất chúng không quá ti tiện.

Cuộc cách mạng khi ấy ở Việt Nam tuy nhắm đến giải phóng dân tộc, nhưng bản chất không phải là cách mạng dân chủ. Và ngay cả một cuộc cách mạng dân chủ cũng có lúc phải dựa vào những vũ khí vô cùng phi nhân tính. Cách mạng nào cũng đòi hỏi sự mị dân, tức là đánh vào bản năng hèn yếu, ham lợi, ham danh. Trong muôn vàn cuộc xung đột lớn nhỏ của con người, nào mấy kẻ thực thi nổi đường lối vương đạo. Đa số tất cả đều phải bá đạo, hay bá đạo đội lốt vương đạo.

Trong môi trường cách mạng như thế, đòi hỏi dân chủ của đám NVGP quá đỗi ngông cuồng. Họ bơ vơ lạc lõng giữa số đông phần lớn ngơ ngác và bối rối lo toan thu vén cho riêng mình. Thất bại của họ là tất yếu.

Nhưng sự ngây thơ của những cá nhân như thế đáng ngưỡng mộ. Chí ít nó khẳng định dân tộc này đã có những kẻ như thế. Những kẻ dám mong ước cái tốt, cái thật cho chính mình, cho đồng loại của mình. Thời buổi nào chẳng đầy rẫy những kẻ vừa khôn ngoan vừa nhẫn nại. Nhưng khôn thì dễ xảo. Nhẫn thì dễ hèn. Đôi khi sự ngây thơ và liều mạng lại là những điểm sáng le lói khẳng định cho tầm vóc một dân tộc.

Quay lại nhìn trên góc độ nghệ thuật, vài cá nhân trong đám NVGP thực sự đã đóng góp rất đáng kể cho văn học miền Bắc khoảng giữa thế kỷ 20. Một hai thập kỷ nữa, văn chương cổ động sẽ dứt bóng trong tiềm thức dân tộc. Đơn giản thôi, chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài. Có tâm rồi mới sống hết, sống không che đậy, sống thật. Sống thật rồi mới có nghệ thuật. Đáng kể cho những kẻ dám vấy bùn.
yuyu
QUOTE(Tiểu Vũ @ Aug 17 2005, 02:04 AM)
Bài thơ Nhất Định Thắng của Trần Dần khác với thơ ca cổ động cách mạng đương thời ở chỗ nó nhìn vào sự thật một cách đa chiều. Nó dám đối diện với sự yếu đuối của con người trong bối cảnh khắc nghiệt mà dân tộc đang phải đương đầu. Đó là cuộc đấu tranh của cá nhân được mô tả một cách đa chiều và qua các tầng lớp khác nhau. Nhưng cái đích cuối cùng vẫn là phục vụ cho niềm tin vào cách mạng, vào cuộc kháng chiến. Con người cá nhân trong Nhất Định Thắng tuyệt đẹp - chất nhân văn luôn lên đến tận cùng khi con người được khắc hoạ chân thực nhất. Chính khi con người thăng hoa, khi ý nguyện cống hiến điều thiện cho đồng loại lên đến đỉnh điểm, khi đó ý chí cách mạng chân chính mới hiển hiện.

Những người của NVGP đòi hỏi tự do trong nghệ thuật. Điều ấy là tất yếu vì có tự do thì mới có nghệ thuật đích thực. Có nghệ thuật đích thực thì mới có nghệ thuật chân chính vì con người. Những kẻ đấu tranh ấy đã có một tư tưởng đẹp, nhưng họ không có kẻ thù xứng tầm.

Kẻ thù xứng tầm là kẻ dám giao đấu tử tế theo những luật lệ văn minh. Cách mạng dân chủ ở châu Âu thành công vì hoàn cảnh đã chín muồi, nhưng một phần cũng vì kẻ thù của nó là những quý tộc. Chúng có thể tàn nhẫn và có khi hèn yếu, nhưng ít nhất chúng không quá ti tiện.

Cuộc cách mạng khi ấy ở Việt Nam tuy nhắm đến giải phóng dân tộc, nhưng bản chất không phải là cách mạng dân chủ. Và ngay cả một cuộc cách mạng dân chủ cũng có lúc phải dựa vào những vũ khí vô cùng phi nhân tính. Cách mạng nào cũng đòi hỏi sự mị dân, tức là đánh vào bản năng hèn yếu, ham lợi, ham danh. Trong muôn vàn cuộc xung đột lớn nhỏ của con người, nào mấy kẻ thực thi nổi đường lối vương đạo. Đa số tất cả đều phải bá đạo, hay bá đạo đội lốt vương đạo.

Trong môi trường cách mạng như thế, đòi hỏi dân chủ của đám NVGP quá đỗi ngông cuồng. Họ bơ vơ lạc lõng giữa số đông phần lớn ngơ ngác và bối rối lo toan thu vén cho riêng mình. Thất bại của họ là tất yếu.

Nhưng sự ngây thơ của những cá nhân như thế đáng ngưỡng mộ. Chí ít nó khẳng định dân tộc này đã có những kẻ như thế. Những kẻ dám mong ước cái tốt, cái thật cho chính mình, cho đồng loại của mình. Thời buổi nào chẳng đầy rẫy những kẻ vừa khôn ngoan vừa nhẫn nại. Nhưng khôn thì dễ xảo. Nhẫn thì dễ hèn. Đôi khi sự ngây thơ và liều mạng lại là những điểm sáng le lói khẳng định cho tầm vóc một dân tộc.

Quay lại nhìn trên góc độ nghệ thuật, vài cá nhân trong đám NVGP thực sự đã đóng góp rất đáng kể cho văn học miền Bắc khoản giữa thế kỷ 20. Một hai thập kỷ nữa, văn chương cổ động sẽ dứt bóng trong tiềm thức dân tộc. Đơn giản thôi, chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài. Có tâm rồi mới sống hết, sống không che đậy, sống thật. Sống thật rồi mới có nghệ thuật. Đáng kể cho những kẻ dám vấy bùn.
*




Bài viết của Tiểu Vũ rất hay ! Đáng khen !

Nhất là đoạn này :

Những người của NVGP đòi hỏi tự do trong nghệ thuật. Điều ấy là tất yếu vì có tự do thì mới có nghệ thuật đích thực. Có nghệ thuật đích thực thì mới có nghệ thuật chân chính vì con người. Những kẻ đấu tranh ấy đã có một tư tưởng đẹp, nhưng họ không có kẻ thù xứng tầm.

Kẻ thù xứng tầm là kẻ dám giao đấu tử tế theo những luật lệ văn minh. Cách mạng dân chủ ở châu Âu thành công vì hoàn cảnh đã chín muồi, nhưng một phần cũng vì kẻ thù của nó là những quý tộc. Chúng có thể tàn nhẫn và có khi hèn yếu, nhưng ít nhất chúng không quá ti tiện


Đúng là cuộc đấu tranh của nhân dân ta, của văn nghệ sĩ trí thức ta hiện nay chưa thắng lợi vì gặp phải một loại kẻ thù tiểu nhân.
Xưa nay, trong lịch sử dựng nước, giữ nước và đấu tranh vì tiến bộ xã hội, nhân dân ta đều giành thắng lợi vẻ vang, vì những kẻ thù của họ tuy hùng mạnh và có nhiều kẻ cực kỳ tàn bạo, nhưng ít nhất nếu chúng không phải là quân tử thì cũng không phải là tiểu nhân.

Nhưng lần này là lần đầu tiên trong lịch sử của mình, dân tộc Việt Nam bất hạnh gặp phải sự áp bức của những lực lượng cực kỳ gian ác và đê tiện....
Phó Thường Nhân
Chú Tiểu Vũ và bác yuyu thổi gì mà lắm thế. Đừng gán cho Nhân văn giai phẩm nhưng điều họ không nói.
Nhân văn giai phẩm chỉ chủ trương tự do sáng tác. Và nhân danh tự do sáng tác nghệ thuất, họ không muốn Đảng can thiệp vào. Nhưng từ đó mà nhân ra dân chủ gì gì của các bác các chú thì không phải đâu. Quan niệm của họ là một quan niệm nhân văn chung chung, trong đó cái tôi và tâm lý cá nhân phải được đề cao. Chỉ có vậy thôi.
Một điều quan trọng nữa cũng phải để ý, là nhưng người phê bình Nhân văn giai phẩm, không phải tất cả đều là giả dối hay nịnh bợ, mà chính họ cũng nghĩ như thế. Đó là tư tưởng của họ. Phải thấy rằng đây là hai xu hướng tư tưởng khác nhau, chứ không phải chỉ đơn thuần là lấy chính trị, lợi dụng chính trị kìm kẹp văn học đâu.

Tiểu Vũ
Bác Phó nghĩ nhóm NVGP không hề đấu tranh dân chủ à? Những văn nghệ sỹ đối lập với NVGP, những người không giả dối và nịnh bợ, bác Phó có thể cho một cái tên cụ thể nào đó đáng kể không?
Phó Thường Nhân
Hì hì, đang bực mình vào cãi nhau với chú Tiểu Vũ cái nhỉ leuleu.gif
Những nhà văn không "dính" vào nhân văn giai phẩm không có nghĩa là họ nịnh bợ. Mở đầu ngay bằng ông Tố Hữu, Nguyễn Đình Thi, Anh Đức,...sau này có Chu lai, Nguyễn Khải, ...rồi nguyễn Tuân, Nguyên Hồng, Tô Hoài... Tôi không nhớ hết được đâu. Nhưng chú cứ làm một phép tính trừ những nhà văn có tiếng tăm ở VN với số nhà văn trong Nhân văn gia phẩm thì sẽ thấy ngay thôi.
Thậm chí những nhà văn trong Nhân văn giai phẩm còn là loại serie B nữa. Có nghĩa là nếu đánh giá đằng thẳng, không mang cái vụ án chính trị ra doạ thì văn của họ chưa chắc đã là hay nhất đâu.
Nói như thế để thấy là Nhân Văn Giai Phẩm cho dù có được tồn tại, thì nó cũng chỉ là một dòng văn học. Tôi nghĩ vào thòi điểm những năm 50, rất ít nhà văn thấy việc làm văn tuyên truyền hiện thực XHCN là không tốt. Họ tin vào điều đó. Vì đó là một lý tưởng. Người ta chỉ không tin nữa từ khi thống nhất, rồi kinh tế đi xuống, đời sống khốn khổ vào nhưng năm 70,80.

Tôi thì nghĩ thế này. Phải đánh giá chính xác họ về văn chương. Và muốn đánh giá chính xác về văn chương thì phải tháo gỡ cái khía cạnh chính trị để ra một bên, không thể để nó làm nhiễu. Gỡ cái khía cạnh chính trị cũng là để xem nghệ thuật họ đạt tới đâu, cách sáng tác như thế nào, họ có đưa ra cái gì mới. Ví dụ, bài thơ xuống dòng của Trần Dần "nhất định thắng" hay về cái gì. Theo tôi thì nó hay là ông ta phá vỡ cấu trúc thơ, làm thơ như Mai a cốp xơ ky. Trong khi đó hiện tại người ta chỉ trích câu "nhìn thấy mưa sa trên mầu cờ đỏ". Như vậy là chỉ nhìn thấy cái chính trị mà không nhìn thấy văn. Bài văn "Con ngựa già của chúa Trịnh", hay bài thơ "Cái bình vôi" hay cái gì, chẳng nhẽ chỉ có mấy câu thơ móc máy.

Khi đã đánh giá họ chính xác vê văn chương rồi, thì phải xét những người phê bình họ là tại sao ? Không phải ai đấu nhân văn giai phẩm cũng là kẻ hèn hạ.

Ngựoc lại cái tôi không đồng ý là sự trù giập những nhà văn này suốt một thời gian dài về sau. Nhưng đây là "án" rồi, chứ không phải là văn nữa. Nếu phê phán để cho họ trắng án thì tôi đồng ý. Nhưng từ đó nâng tác phẩm của họ lên mây xanh thì phải xét xem họ đã đóng góp gì cho văn chương chứ. Chẳng nhẽ lại chỉ đóng góp một vụ án chính trị.






Phó Thường Nhân
Trả lời thêm, tôi không nghĩ họ đấu tranh cho dân chủ theo kiểu dân chủ như người ta hiểu hiện tại , tức là dân chủ phương tây đâu. Thực ra nó là một sự kết hợp của truyền thống nhân văn và chủ nghĩa cộng sản. Họ gần với "chủ nghĩa xã hội nhân văn" ( Socialisme à visage humain) ở Đông Âu về sau thì đúng hơn.
Tiểu Vũ
Hì hì, xin lỗi nhưng mấy cái tên này mà bác Phó cũng kể ra được.

Ông Tố Hữu, cá nhân em không coi ông ấy là nghệ sỹ, nhưng đó là quan điểm cá nhân. Còn Tố Hữu có nịnh quyền lực danh lợi hay không thì tưởng chẳng cần bàn ở đây. Bác Lành có tư tưởng nghệ thuật riêng của bác ấy không? Có đấy. Nhưng tư tưởng nghệ thuật của bác ấy có ở cùng một đẳng cấp để coi là đối thủ với nhóm NVGP không? Ôi chao, khập khiễng quá mức!

Nguyễn Đình Thi, Tô Hoài, Nguyễn Tuân, Nguyên Hồng, Xuân Diệu có cần phải kể rạch ròi ra ai với ai, ai đã làm gì, ai đã viết gì, ..., không nhỉ? Có lẽ là thôi, khí không phải với các bậc tiền bối.

Các bác khác tên tuổi mờ nhạt hơn nên em không biết họ đối địch với NVGP ra làm sao, nên không dám bàn.
Tiểu Vũ
QUOTE(Phó Thường Nhân @ Aug 17 2005, 10:31 PM)
Trả lời thêm, tôi không nghĩ họ đấu tranh cho dân chủ theo kiểu dân chủ như người ta hiểu hiện tại , tức là dân chủ phương tây đâu. Thực ra nó là một sự kết hợp của truyền thống nhân văn và chủ nghĩa cộng sản. Họ gần với "chủ nghĩa xã hội nhân văn" ( Socialisme à visage humain) ở Đông Âu về sau thì đúng hơn.
*



Tự do tư tưởng, tự do sáng tác thực ra là một phần của dân chủ. Con người có thói quen được đằng chân lân đằng đầu. Không ai dừng lại nếu như bản năng vẫn thúc giục người ta đi tiếp. Người nghệ sỹ nhạy cảm hơn người thường trước mùi vị của sự nguỵ trang phi nhân tính. Họ sẽ tiếp tục giãy giụa (nếu hoàn cảnh cho phép điều ấy) cho tới khi nào đích thực được làm người. Quá trình ấy là gì khác nếu không phải đấu tranh dân chủ?

Bác Phó có thể bắt bẻ nó không phải dân chủ phương Tây, tốt thôi, không sao cả. Phương Tây không mua đứt bản quyền về khái niệm dân chủ thì người khác dùng tạm cũng không sao, miễn là điều ấy hợp lý tương đối cho những người đang tranh luận ở đây.

Quay lại vấn đề đang bàn, lưu ý là không bao giờ người ta đòi hỏi tất cả cùng một lúc nếu hoàn cảnh chưa chín muồi. Nhóm NVGP chỉ mới manh nha đấu tranh cho quyền căn bản của người nghệ sỹ thì đã bị dập cho tan tành. Vì thế, rất phi logic nếu kết luận rằng NVGP chỉ dừng lại ở đấu tranh cho tự do trong nghệ thuật. Những kiến trúc sư của NVGP không phải những kẻ lập dị đấu tranh cho một thứ nghệ thuật vị nghệ thuật, bất vị nhân sinh.
Tiểu Vũ
QUOTE(Phó Thường Nhân @ Aug 17 2005, 10:26 PM)
Tôi thì nghĩ thế này. Phải đánh giá chính xác họ về văn chương. Và muốn đánh giá chính xác về văn chương thì phải tháo gỡ cái khía cạnh chính trị để ra một bên, không thể để nó làm nhiễu.  Gỡ cái khía cạnh chính trị cũng là để xem nghệ thuật họ đạt tới đâu, cách sáng tác như thế nào, họ có đưa ra cái gì mới. Ví dụ, bài thơ xuống dòng của Trần Dần "nhất định thắng" hay về cái gì. Theo tôi thì nó hay là ông ta phá vỡ cấu trúc thơ, làm thơ như Mai a cốp xơ ky. Trong khi đó hiện tại người ta chỉ trích câu "nhìn thấy mưa sa trên mầu cờ đỏ". Như vậy là chỉ nhìn thấy cái chính trị mà không nhìn thấy văn.


Bác nghĩ người ta chỉ nhìn thấy chính trị chứ chắc gì họ chỉ nhìn thấy chính trị. Sự thật khách quan là không ít người khi đọc câu thơ ấy cảm thấy lòng mình đồng điệu. Họ chỉ nhìn thấy chính trị hay điều gì khác sâu kín bên trong cũng đang rung động theo? Hay đấy cũng là chính trị nốt? Nếu thế thì chính trị cũng tuyệt vời quá, không phải thứ mà người ta có thể tuỳ ý miệt thị và vứt bỏ khỏi văn chương được laugh1.gif
Phó Thường Nhân
Chú Tiểu Vũ ạ, những điều chú nói ở trên chính là những khiếm khuyết khi người ta phân tích Nhân Văn Giai Phẩm đấy. Cái khiếm khuyết nó ở chỗ này này

1. Người ta không phân tích văn thơ của Nhân văn giai phẩm, mà chỉ kể ra cái ca chính trị Nhân văn giai phẩm. Trong khi một tác phẩm văn học , việc đánh giá đầu tiên là cái hay cái đẹp của nó mang lại. Trước đây Nhân Văn Giai phẩm ít được nói tới, thì việc nhìn nó qua một vụ án chính trị là hiểu được. Nhưng bây giờ, Nhân văn giai phẩm tương đối quen thuộc với mọi người. Ít ra là những người quan tâm đến văn học nghệ thuật. Vậy phải chỉ ra được cái hay cái đẹp trong tác phẩm của họ ở đâu, chứ không thể ngồi "kể khổ" mãi được. Và phải nói thực, rất đáng buồn là khi tôi xem kỹ, bóc cái ý tưởng chính trị đi thì văn chương của họ với tôi chỉ là Serie B. Điều này không ảnh hưởng gì tới việc tôi đồng cảm với việc họ bị trù dập. Nhưng không thể vì thế mà bốc văn của họ lên mây xanh được.

2. Khi bốc văn của Nhân văn giai phẩm lên mây xanh, thì chú và nhiều người nữa đánh đồng những người phản đối họ, hay không theo họ là những kẻ tồi tệ,nịnh bợ, xu thời, sáng tác không ra gì, v..v...Điều đó đối với tôi là không đúng. Tôi không phủ nhận là trong việc "đánh" Nhân văn giai phẩm, có những động cơ chính trị, kèn cựa,... Cái đó thì cũng là xã hội loài người thôi. Nhưng cũng có những người không đồng ý về tư tưởng. Như ông Tố Hữu chẳng hạn. Chú có thể không đồng ý với cách thức sáng tác của ông ta, tư tưởng của ông ta. Nhưng chú không thể phủ nhận giá trị văn học. Với các nhà văn khác cũng vậy. Tại sao chú lại có thể nghĩ là người ta không có tư tưởng và bút pháp, chỉ vì họ sáng tác theo phương thức hiện thực XHCN. Cái đáng phê là phương thức đó có độc quyền, chú không phải bản thân trào lưu đó. Điều này cũng như chú thích ăn cơm, tôi thích ăn phở. Không ai có thể cấm được ai. Với tôi, nếu công nhận trào lưu NVGP phải có chỗ đứng dưới ánh mặt trời, thì điều đó không có nghĩa nó là duy nhất, là cái thước đo duy nhất trong văn học nghệ thuật. Ngoài NVGP chỉ còn chỗ cho sự xảo trá nịnh bợ.

3. Tôi không biết ở VN người ta dậy văn trên đại học thế nào. Tôi cũng không phải là chuyên về văn học. Nhưng tôi có nhận xét như thế này. Nếu người ta không đồng ý về mặt nội dung (vì nó bị ảnh hưởng lớn về tuyên truyền), thì các nhà văn VN ngoài NVGP cũng có những đóng góp cho kỹ thuật viết văn. Các kỹ thuật viết văn đó chậm hơn so với thế giới, có thể tương đương với quan niệm của họ vào thế kỷ XIX. Nhưng một người học van học VN vẫn có thể học tập được. ví dụ nghệ thuật viết tiểu thuyết của Nguyên Đình Thi, nghệ thuật gọt chữ của Nguyễn Tuân, Tản văn của Anh Đức....Những người nhu Tô Hoài, Nguyễn Khải, Chu lai... cũng có style của họ. Chính vì các bác các chú cứ bị cái vòng kim cô "chính trị" xiết vào đầu nên không chịu tìm hiểu thôi.
Pages: [<<], [<], 1, [2], 3, 4, 5, [>], [>>]
Quán nước đầu làng Ven > Sáng Tác - Thảo Luận - Phổ biến kiến thức > CLB Văn Hoá - Lịch sử
Invision Power Board © 2001-2024 Invision Power Services, Inc.