Langven.com Forum

Full Version: Bộ Phim Tư Liệu Tuyệt Vời Về Chiến Tranh Vn
Quán nước đầu làng Ven > Sáng Tác - Thảo Luận - Phổ biến kiến thức > CLB Văn Hoá - Lịch sử
Pages: [1], 2, 3, 4, [>], [>>]
LeVu
Hồ sơ chiến tranh Việt Nam - Những hình ảnh chưa biết về chiến tranh VN ( unknown images - the vietnam war )
3 phần nhưng mời các bác xem phần đầu : Bí mật của cuộc chiến
http://vietnamtelevision.vnn.vn/100305hoso...cchientranh.wmv

Hay , chân thực , hiểu rõ hơn về cuộc chiến tranh VN , đáng tự hào và quý hơn bao con người đã ngã xuống để hôm nay chúng ta có được độc lập tự do dân tộc , thống nhất Tổ quốc

2 tập sau em sẽ cố gắng post lên khi có được ( Bí mật của vũ khí, Bí mật của con người, )
LeVu
Đón xem trên VTV1:

Những hình ảnh chưa biết về chiến tranh VN
TT - Những hình ảnh chưa được biết tới về chiến tranh VN - do báo chí và truyền hình Mỹ thực hiện từ những năm 1960-1970 - sẽ khởi chiếu trên VTV1 vào 22g ngày 10-3.

Theo nguồn tin từ VTV1, tất cả có ba tập phim tư liệu do Trung tâm Nghe nhìn quốc gia Pháp (INA) và Đài truyền hình quốc gia Pháp mua lại từ kho tư liệu của Mỹ. Đài truyền hình VN đã mua lại từ Pháp bản quyền phát sóng ba tập phim này (phát một lần trong vòng một năm).

Mỗi tập 52 phút, phát mỗi tuần vào ngày 10, 17 và 24-3 sắp tới. Tập 1 có tên Bí mật của chiến tranh, phân tích những lý do vì sao người Mỹ tham gia cuộc chiến VN, những vấn đề mà nhiều người chưa biết đến, từ việc đưa những cố vấn quân sự đầu tiên vào đầu những năm 1960 cho đến những diễn biến vào năm 1967 - 1968 với nỗi lo sợ (của quân đội Mỹ) về một năm 1968 gay go, ác liệt.

Bộ phim bắt đầu bằng những hình ảnh đầu tiên của người Mỹ đến VN, người xem chứng kiến quyết định của tổng thống Mỹ Lyndon Johnson về việc ném bom hàng loạt ở miền Bắc vào tháng 2-1965, việc Nghị viện Mỹ thông qua quyết định đưa lính Mỹ vào VN (tháng 3-1965, tổng số lính Mỹ ở VN lên tới 545.000 người trong vòng ba năm).

Tập 2 là Bí mật của vũ khí, ghi lại những điều kiện chiến đấu bất lợi, khí hậu, môi trường... đều được xem là vũ khí trong cuộc chiến tranh của nhân dân VN; và tập 3: Bí mật của con người, ghi nhận tinh thần chiến đấu của người VN.

Có rất nhiều hình ảnh tư liệu ấn tượng như hình ảnh chiến sự trong rừng do phía Mỹ quay, những đoạn phim tuyên truyền của Mỹ giới thiệu những hình ảnh lệch lạc về “Việt cộng” để nhồi sọ các lính mới, những căn cứ quân sự của Mỹ bị tấn công, hình ảnh người dân ở các thành phố, làng mạc bị bom napalm đốt cháy, phá hủy...

Theo lời bình của nhà làm phim người Pháp Daniel Costelle, những hình ảnh tư liệu này do chính quân đội Mỹ quay, và vốn đã nhiều năm bị bỏ quên trong các kho lưu trữ của quân đội Mỹ, chỉ bắt đầu được mở ra cho khai thác khoảng 10 năm gần đây.

LAM ĐIỀN
Phó Thường Nhân
Trên đài truyền hình TV5 Francophonie họ cũng đang chiếu về cuộc chiến tranh ở VN, nhân dịp kỷ niệm 30 kết thúc chiến tranh. Họ mới chiếu tập I hình như còn 2 tập nữa., nhưng không biết vào lúc nào.
Một điều đặc biệt là nó đánh đổ quan niệm của người Mỹ về cuộc chiến. Để giải thích sự thất bại, Nixon chẳng hạn trong cuốn "no more Vietnam" giải thích là Mỹ "thua" do hậu trường, do dân Mỹ phản đối, do báo chí đăng tin "phản nghịch". Thực tế chiến trường không phải như vậy, mà là do Mỹ không thể thắng, dù họ đã dùng tất cả các phương tiện kỹ thuật tàn bạo nhất(ngoại trừ bom hạt nhân). Nhưng trong tất cả các cuộc đụng độ, thì tỉ lệ hao tổn là 10 cho 1. Trận Pleyku chẳng hạn, Mỹ chết 200 thì mình bị thiệt hại 2000. Để giành chiến thăng trong một trận, người Mỹ hầu như bao giờ cũng thắng. Nhưng kết quả thì không đạt được. Đây là điều dặc biệt của cuộc chiến tranh VN đối với Mỹ, bởi vì thiệt hại không bẻ gẫy được sự tổ chức, không triệt hạ được đối phương. Vai trò của tư tưởng, tổ chức trong cuộc chiến tranh có lẽ phải tới 70%. Phần còn lại mới là vũ khí.

Việc người Mỹ dùng thuốc độc da cam cũng ở trong hoàn cảnh này. Ở đây không có nhân đạo, hay công ước Geneve về chiến tranh gì cả. Tại sao như vậy ? có thể vì nó là một cuộc chiến tổng lực, một sống một chết.

Chiến tranh đã qua rồi. Kẻ thù hôm trước có thể không là kẻ thù trong tương lai. Chẳng bao giờ có kẻ thù vĩnh viễn cũng như bạn bè vĩnh viễn. Ngược lại một câu hỏi khiến người ta suy ngẫm. Làm sao tìm lại được cái tinh thần đó, có thể dưới dạng khác, một cách tổ chức khác để phát triển kinh tế, làm cho cuộc sống sung sướng hơn. Có như vậy thì lịch sử mới có tác dụng.
Tiểu Vũ
Quân dân miền Bắc Việt Nam trong cuộc chiến chống Mĩ có một mục tiêu duy nhất, đó là "giải phóng" miền Nam, trừ khử sự can thiệp chính trị của Mĩ. Họ coi Mĩ như kẻ xâm lược, điều đó tạo nên lòng căm thù.

Người Mĩ trong cuộc chiến này không thể thắng được vì họ không có mục tiêu sắt đá như thế. Mục tiêu duy nhất là cản trở sự bành trướng của cộng sản lên miền Nam Việt Nam. Họ không thể và cũng không có tham vọng đánh đổ thể chế chính trị của miền Bắc. Cán cân quyền lực quốc tế khi ấy không cho phép điều đó xảy ra. Bởi vậy quân đội Mĩ cũng như quân đội miền Nam Cộng Hòa chưa bao giờ vượt qua vĩ tuyến 17.

Với một mục tiêu mơ hồ là ngăn chặn cộng sản, người Mĩ có thể thắng được không? Nhiều khả năng là không. Và cho dù có làm được thì họ sẽ thua đậm về kinh tế. Chi phí về tiền của cũng như nhân mạng quá lớn. Chính nhu cầu điều phối hậu cần khổng lồ cho chiến tranh Việt Nam đã thúc đẩy công nghệ vi tính hiện đại của ngày nay.

Khi đã nắm được đối tác quan trọng hơn là Trung Quốc, việc bỏ rơi mục tiêu ban đầu ở miền Nam là điều đương nhiên. Thay vì duy trì sự có mặt quân sự ở miền Nam, người Mĩ chỉ cần đặt lực lượng của mình tại những địa điểm an tòan và ổn định hơn, như Philipin và Hàn Quốc.

Trong một diễn biến lịch sử khách quan như thế, người Việt Nam đã được gì trong cuộc chiến? Họ đã xóa bỏ chi phối chính trị của Mĩ lên miền Nam Việt Nam. Về mục tiêu giành chủ quyền lãnh thổ thì khá ảo tưởng, vì chính phủ Mĩ vốn từ đầu đã không có tham vọng chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam. Tuy nhiên, điều khôi hài là chính mục tiêu giành lại chủ quyền lãnh thổ này lại khích lệ tinh thần quân dân miền Bắc hơn hết trong cuộc chiến. Cái được khác mà người Việt cảm thấy có lẽ xuất phát từ lòng tự ái cá nhân, theo kiểu chẳng gì thì "ta" cũng hạ được 58 nghìn lính Mĩ, bắt "nó" phải phí tổn vô khối tiền của rồi rút cuộc cũng phải phải cuốn gói.
LeVu
QUOTE(Tiểu Vũ @ Mar 17 2005, 05:16 AM)
Họ coi Mĩ như kẻ xâm lược, điều đó tạo nên lòng căm thù.



from tdna

Chưa hẳn đã chỉ vì thế chính xác đâu . Giả thử cha của bác Tiểu Vũ bị bomb Mỹ dập chết thì bác Tiểu Vũ có ở nhà cày ruộng ung dung hay là ra chiến trường ?
Người VN có câu Nợ nước thù nhà là bởi thế .
Nếu người miền Bắc không đánh đuổi người Mỹ thì có ngày thống nhất hôm nay hay không hả bác Tiểu Vũ ?
QUOTE
Tuy nhiên, điều khôi hài là chính mục tiêu giành lại chủ quyền lãnh thổ này lại khích lệ tinh thần quân dân miền Bắc hơn hết trong cuộc chiến. Cái được khác mà người Việt cảm thấy có lẽ xuất phát từ lòng tự ái cá nhân, theo kiểu chẳng gì thì "ta" cũng hạ được 58 nghìn lính Mĩ, bắt "nó" phải phí tổn vô khối tiền của rồi rút cuộc cũng phải phải cuốn gói.


Cái này là sự xúc phạm phỉ nhổ lên xương máu tính mạng của bao con người đã ngã xuống . Học cho lắm cũng nói được đến thế này thôi à . Những suy nghĩ như vậy thật đáng khinh bỉ .
LeVu
from tdna
Trước khi đi ngủ thì em xin phép các bác cho em chửi 1 phát ngủ cho ngon laugh.gif laugh.gif laugh.gif 1 số thằng đéo biết con mẹ gì cũng cứ tưởng ta đây giỏi giang hiểu biết nên phát biểu những câu đáng khinh vãi .
Tiểu Vũ
Tôi là thế hệ sau chiến tranh. Tôi không phán quyết tính đạo đức của thế hệ trước. Những điều tôi nói chỉ là những hiện thực khách quan. Ai không tiêu hóa được thì đành chịu vậy thôi.

Bác tôi hi sinh ngòai chiến trường. Cha tôi đang học đại học cũng buộc phải xung phong vào bộ đội như ai. Bác sỹ khám thiếu cân, phải nằn nì ông ấy thương mà phê cho đủ cân để đủ tiêu chuẩn đi lính. Sống trong thời thế ấy thì phải như thế.

Còn lòng căm thù? Dũng khí chân chính không đến từ lòng hận thù. Tầm vóc nền văn hóa nào cũng được đo bằng lòng vị tha. Cứ suy ngẫm kỹ, nhìn trước, nhìn sau, chiêm nghiệm những gì thuộc về văn hóa đứng được với thời gian mà xem.

Cùng là hùng văn nhưng Hịch Tướng Sỹ không có được tầm vóc nhân văn của Bình Ngô Đại Cáo. Dân tộc Việt Nam luôn tự hào và đề cao tinh thần khoan dung. Người Việt Nam có thật khoan dung hay không thì tôi không dám nói chắc. Nhưng có lẽ chẳng ở thời đại nào mà thể chế chính trị lại tuyên truyền kỹ lưỡng như thế về lòng hận thù. Hận thù ngọai xâm, hận thù đế quốc, và hận thù giai cấp. Hận thù giống như một thành tố đương nhiên nhởn nhơ trong nền văn hóa Việt Nam mấy thập kỷ nay.

Không thắng được lòng căm thù tức là không thắng được chính mình. Như thế thì còn luận bàn chính nghĩa trong thiên hạ làm gì? Càng nói càng mê thôi.
Hoang Yen
Tdna tranh luận gì thì dùng lời lẽ nghiêm túc lịch sự đi, ngủ rồi tỉnh dậy minh mẫn thì tự xóa những chỗ quá đà đi nhé.
Tiểu Vũ
QUOTE(LeVu @ Mar 17 2005, 06:55 AM)
from tdna
Trước khi đi ngủ thì em xin phép các bác cho em chửi 1 phát ngủ cho ngon laugh.gif laugh.gif laugh.gif  1 số thằng đéo biết con mẹ gì cũng cứ tưởng ta đây giỏi giang hiểu biết nên phát biểu những câu đáng khinh vãi .

Không để ý kỹ, hóa ra là tdna. Anh chả giận chú đâu. Rất quý là khác. Nói thật đấy. Chỉ buồn là từ năm ngóai đến năm nay chú vẫn chỉ vậy vậy.
Question
QUOTE(Tiểu Vũ @ Mar 17 2005, 05:16 AM)
Quân dân miền Bắc Việt Nam trong cuộc chiến chống Mĩ có một mục tiêu duy nhất, đó là "giải phóng" miền Nam, trừ khử sự can thiệp chính trị của Mĩ. Họ coi Mĩ như kẻ xâm lược, điều đó tạo nên lòng căm thù.


Thật là innocent.

Thực chất, đau hơn nhiều. Không phải cứ ra đến chiến trường - tất cả là do căm thù giặc Mỹ. (Có tỷ lệ).
Pages: [1], 2, 3, 4, [>], [>>]
Quán nước đầu làng Ven > Sáng Tác - Thảo Luận - Phổ biến kiến thức > CLB Văn Hoá - Lịch sử
Invision Power Board © 2001-2024 Invision Power Services, Inc.