Langven.com Forum

Full Version: Trịnh Công Sơn
Quán nước đầu làng Ven > Thư viện làng Ven > Người Việt Nam
Pages: [<<], [<], 3, 4, 5, [6], 7, 8, 9, [>], [>>]
Milou
Quen nghe Khánh Ly hát TCS rồi, những người khác hát nghe chán lắm, kể cả cô Hồng Nhung. Ở nhà hôm nọ cũng mua 1 đĩa nhiều bài mới sáng tác của TCS sau khi tôi rời VN, (bài cuối cùng nghe ông hát ở VN là Huyền Thọai Mẹ) chăng có bài nào hay cả. Hôm qua đọc bài bên TTVN mới biết ông ở đường Duy Tân, ngày xưa đi ngang đấy mãi, chỗ Thày Rùa ấy mà không biết. Ở đây có thầy Duy Tân (ở đường Duy Tân) giảng viên trường Nhạc Sài Gòn.
Milou
QUOTE
trantrunghai80 viết lúc 02:13 ngày 07/10/2003
Người yêu nhạc với cà phê "hẻm" Trịnh
 
    "Người Sài Gòn yêu mến Trịnh Công Sơn thật kỳ lạ. Khi ông sống họ yêu đã đành nhưng khi ông mất, ngày ngày vẫn có kẻ tìm đến ngồi nhâm nhi với... ông”, một khán giả đã thốt lên với tôi khi nhắc đến quán cà phê gần căn nhà cũ của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn ở 47 Phạm Ngọc Thạch, TP HCM.

    Trước nhà nhạc sĩ đến giờ vẫn treo lủng lẳng tấm biển "47C-Duy Tân", vốn là địa chỉ từ nhiều năm trước. Ngày còn sống, ông từng kể với tôi rằng, ông muốn lưu giữ dấu ấn một thời để bạn bè xưa cũ trở lại thăm sẽ không ngỡ ngàng. Tại nơi đây, ông đã viết nên bao ca khúc đầy tính chiêm nghiệm, đã phát hiện ra trong mưa "phố bỗng là dòng sông trói chân", hay "bốn mùa như gió/ bốn mùa như mây/ bốn mùa thay lá thay hoa thay mãi đời ta”. Và cũng chính tại căn hẻm nhỏ, bao người hâm mộ đã tiễn đưa ông về "bên trời kia", nơi ông sẽ "hoá kiếp" thành hạt bụi.

    Đến với cà phê hẻm Trịnh, có thể bắt gặp những con người thuộc đủ mọi tầng lớp. Đó có thể là những người bạn tâm giao với Trịnh Công Sơn xưa kia, cũng có thể là các văn nghệ sĩ, và cả những anh xế lô, ba gác. Họ coi đây là điểm hẹn hò lý tưởng bởi ai cũng biết chốn này. Chị Thanh Hà, giảng viên piano nói: "Bạn bè tôi thường tập kết ở đây bởi nó đã trở thành một địa chỉ quen thuộc, đã chứng kiến những gì "trôi qua đời ta". Với những ai có tâm sự, thì hẻm Trịnh lại là nơi để họ trút nỗi lòng với những tâm hồn đồng điệu. Anh Phan Bá Thọ, cán bộ xây dựng, trầm ngâm: "Tôi thích sự tĩnh lặng nơi đây. Nhạc Trịnh cũng lắng đọng như thế. Những khoảng lặng còn lại sau bản nhạc nói được rất nhiều..."

    Bản thân ông chủ quán tên Hoành cũng mang dấu ấn của Trịnh Công Sơn. Chị gái ông kết hôn với em của nhạc sĩ. Từ Huế, gia đình ông Hoành vào Sài Gòn với ước mơ tìm kiếm việc làm. Tên tuổi của ông anh "xa" đã giúp ông hình thành ý tưởng "cà phê hẻm Trịnh". Ông tin, những người hâm mộ sẽ không bỏ qua con hẻm nơi Trịnh Công Sơn đã đi về bao ngày nắng mưa. Thực tế là hàng ngày, người người cứ đến ngồi dựa lưng vào tường, mắt nhìn chăm chăm vào bức tường rêu phía trước. Biết đâu trong cùng khoảnh khắc, họ có chung cảm giác "mệt quá đôi chân này/ tìm đến chiếc ghế nghỉ ngơi" hay "nhìn lại mình đời đã xanh rêu".
huevn
Trương Cả Hư
Sơn viết không phải bài nào cũng hay nhưng đa phần là hay, không những chỉ hay mà còn có thể coi là tuyệt tác của nền âm nhạc VN trong thế kỷ 20. Hơn 20 tuổi đầu đã ngộ được chân lý giữa cảnh u mê của quê hương như vậy thật là hiếm, không phải ai cũng đạt được. Sức sống của Sơn, bất chấp sự chán nản dấu bên trong nó, cũng như sức sống của Chopin, là sức sống trường tồn cùng với tâm hồn con người.
Mr. Smith
Bạn Trương Cả Hư nói cứ như là bạn bè của bác Trịnh Công Sơn ấy nhỉ. Hì hì, hay là bạn bè thật đấy, tiết lộ đi để mọi người còn biết cách xưng hô cho phải lẽ. :-))
Mr. Smith
Mà gọi nhạc phẩm của Trịnh Công Sơn là tuyệt tác thì cũng là hơi quá lời. Nhạc Trịnh hay chủ yếu là ở phần ca từ, giống như những bài thơ được nhạc chắp cánh. Chứ thực ra nhạc Trịnh không có nhiều sáng tạo lắm về phần nhạc. Hi hi, còn "chân lý giữa cảnh u mê của quê hương" mà Trịnh Công Sơn nhận ra được là chân lý nào thế nhỉ? Là Đóa hoa Vô thường? Là Nối vòng tay lớn? Hay là Hãy yêu nhau đi? Nhiều chân lý quá, hì hì.

Thực ra nhạc Trịnh tiêu biểu cho suy nghĩ, cảm xúc của một bộ phận khá lớn thanh niên miền Nam thời điểm đấy, chán ghét chiến tranh, khao khát tình yêu, một sự kết hợp giữa sự bế tắc, chán chường vô vọng trước hiện thực tàn nhẫn và một sự hy vọng và cả mơ mộng vào một tương lai tốt đẹp, sự chiến thắng của tình yêu, điều Thiện và phẩm giá con người.
Trương Cả Hư
Nếu bạn Matrix có biết về âm nhạc thì một cái nhìn cẩn thận về nhạc của Sơn sẽ cho bạn hiểu ý tôi. Mặc dù gần cả cuộc đời mình Sơn chỉ dùng một cây ghi-ta để viết nhạc và mặc dù giai điệu của nó có vẻ đơn giản đối với những đôi tai dễ dãi nhưng tôi cho rằng nó không hề kém nhạc của Văn Cao, Hòang Hiệp, Xuân Khóat, Phạm Duy hay bất cứ ai khác. Thậm chí tính triết lý trong nhạc Sơn còn cao siêu hơn. Lời hát trong ca khúc của Sơn chỉ là một sức mạnh mà bất cứ ai hiểu tiếng Việt và động não một chút cũng thấy đựơc cái hay ở mức bề ngòai của nó không phải là vấn đề tôi đề cập đến. Nếu nói các tác phẩm của Sơn chỉ hay ở lời hát thì bạn cần phải học lại rất nhiều. Tôi nói Sơn ở cái tuổi ngòai 20 đã ngộ ra chân lý không phải là vô cớ. Trong một số bài hát giai đọan đầu sáng tác chúng ta vẫn có thể nhận thấy thái độ của Sơn với cộng sản nhưng dần dần thái độ ấy chuyển thành thái độ vô chính trị không phải là do Sơn sợ chính quyền. Không phải ai ở độ tuổi ngòai 20 cũng có thể viết được những câu nhiều thiền tính đến thế, cho dù ít nhiều Sơn chịu ảnh hưởng của một số nhân sĩ khác. Đóa hoa vô thường, Nối vòng tay lớn, hãy yêu nhau đi như bạn đưa ra hòan tòan không phải là những bài mà tôi muốn nhắc đến.
Phó Thường Nhân
Với tôi thì Khánh Ly hát nhạc Trịnh Công Sơn vẫn hay nhất. Hồng Nhung hát nó cứ trượt trượt đi thế nào đó, như là không có tình cảm, không chia sẻ được với tâm tư tác giả, mặ dù về sau hình như Hồng Nhung cũng khá gần gũi ông. Cũng có thể do chất giọng của Hồng Nhung. Giọng cô ấm, nhưng không đặc biệt. Nó giống như một giọng hát nhạc Pop bình thường. Ngược lại giọng Khánh Ly ngoài chất khàn khàn đặc biệt, còn có một lối hát chậm rãi rất ăn với lời các bài hát. Nhưng Khánh Ly cũng chỉ có thể hát được nhạc của Trịnh Công Sơn mà không thể hát nhạc của ai khác.
Thú thật là lời nhạc của Trịnh Công Sơn, với tôi nhiều khi tối nghĩa, vô nghĩa, có lúc tưởng như gượng gạo. Nhưng ở đây, phần nhạc lại đỡ cho nó. Vì người ta thuộc bài hát nhiều khi không phải lời mà nhiều khi chỉ là hợp âm thanh.
Trịnh Công Sơn cũng là người viết lời bài hát có một khoảng cách so với các sự kiện thời sự. Ông đề cập tới các giá trị chung của nhân văn,Có lẽ chính vì thế mà lời bài hát nghe mãi được. Trong lời, ý bài hát tôi thấy nó có đủ cả từ Thiền, Phật tới Chúa. Giai đoạn vê sau này thì Thiền, Phật nhiều hơn, và nó cũng trẻ hơn (có lẽ do ảnh hưởng của Hồng Nhung leuleu.gif ), do đó có khi Khánh Ly mà hát các bài mới sau này của Trịnh Công Sơn có lẽ lại không hợp nữa. Ví dụ tôi rất thích bài "Ở đợ trần gian" của ông do nhóm tích tích tắc hát. Còn bài "Bống bồng ơi" tặng Hồng Nhung, thì tôi lại thấy cô hát không đạt, mà cũng chưa thấy ai hát đạt. Có lẽ vì những bài sau này trẻ hơn, nhịp nhanh hơn tinh nghịch, nhưng vẫn có ý thâm trầm, kín đáo. Kết hợp được hai tính cách trái ngược nhau này quả là khó.
Toanli
Mười hai ngôi sao, cái nhất mà Trịng Công Sơn đạt được:

1-Nhạc Trịnh công sơn huy động từ giai điệu tới tiết tấu từng bài đơn lẻ đơn giản nhất
2-Sự huy động các giai điệu trong tổng gia tài nhạc Trịnh gồm hơn 500 ca khúc giàu có nhất nuớc ta về tính đa dạng trong sử dụng vốn âm nhạc từ quốc tế hiện đại tới truyền thống nên giàu tính văn hóa nhất
3-Ca từ của Trịnh gần gũi với thi ca nhất
4- Sự gắn bó giữa nhạc và ca từ của trịnh nhuần nhuyễn nhất ( tạo ra nhiều lầm lẫn, tranh cãi, đòi tãch bạch giữa ca từ cvaf nhjac Trịnh để chiêm nguỡng và phân tích nó.. xem nó thành công ở điều nào?)
5- Trong ca từ Trịnh có nhiều lời ngu ngơ gây được sự đa nghĩa kiệm ngôn nhất
6- Ca từ Trịnh mang nhiều mầu sắc triết lí tôn giáo hơn cả tôn giáo nhất
7-Người dùng nhiều nhất chữ Tôi nhất trong ca khúc Việt Nam
8-Là nhạc sỹ mà nhạc phẩm hát mãi chưa thôi, bất luận thoe chiều huớng kích cờ chính trị xã hội tôn giáo, dân tộc ...được nhiều thế hệ nối tiếp nhau hát nhiều nhất
9- Sáng tác nhiều ca khúc đơn giản, dễ thuộc dễ hát, nhưng kén chọn ca kỹ nhất
10-Là người có nhiều người yêu nhất cả khi sống và tới khi vĩng biệt cõi dương gian nhưng cô dơn nhất trên trường tình ấi nhất
11- Người có cả bạn cả thù cả người thưong và người ghét cả người ân và óan đi tiễn tới nơi an nghỉ cuối cùng nhiều nhất
12- Người có nhiều bài viết ngợi ca và thóa mạ từ khi sống tới khi mất nhiều nhất nuớc trong một thời gian ngắn nhất la 1 năm
Mr. Smith
Bạn Trương Cả Hư không hiểu rõ. Ba bài hát trên tớ đưa ra làm minh họa không phải là cho các tác phẩm tiêu biểu nhất của Trịnh mà là để minh họa cho ba xu hướng về nội dung của nhạc Trịnh: 1. Thiền; 2. Phản chiến; 3. Tình yêu, với dụng ý là muốn hỏi bạn là chân lý mà Trịnh tìm thấy ở tuổi 20 là gì? Gọi là sâu sắc thì đúng nhưng gọi là chân lý thì phải xem lại.
Bạn khen nhiều tác phẩm của Trịnh là tuyệt tác nhưng lại không đưa ra được ví dụ và chứng minh nó là tuyệt tác, mà chỉ bảo rằng "nó không hề kém nhạc của Văn Cao, Hòang Hiệp, Xuân Khóat, Phạm Duy hay bất cứ ai khác" thì cũng khó gọi là tuyệt tác. Bạn nói là TCS tìm ra chân lý nhưng cũng chẳng nói rõ là chân lý đấy là gì. Hi hi, mà tớ thì vẫn học từ xưa đến giờ, đã học xong đâu mà phải học lại. read.gif
Trương Cả Hư
Cách nhìn nhận về chính trị của Sơn khi ngòai 20 thể hiện rất rõ trong Da Vàng. Phần ngộ đạo (tôn giáo) của Sơn nằm rải rác ở rất nhiều bài, có những bài là giả ngộ- như anh Phó Thường Dân nói- nói tối nghĩa, gượng gạo, có những bài là thực ngộ. Tôi chỉ đến đây rồi lại chỉ ra tên từng bài từng câu thì khác gì cảnh cô giáo chỉ chữ cái giúp học sinh đánh vần a, b, c. Nghe nhạc phải nghe như đọc sách, hiểu được một chữ một câu thì bật cả người dậy vì sứơng mới thú chứ. Phần tình yêu không phải là phần tôi thật sự quan tâm cho nên tôi không nhắc đến ở đây.
Pages: [<<], [<], 3, 4, 5, [6], 7, 8, 9, [>], [>>]
Quán nước đầu làng Ven > Thư viện làng Ven > Người Việt Nam
Invision Power Board © 2001-2024 Invision Power Services, Inc.