Langven.com Forum

Full Version: Vietnam - My Homeland
Quán nước đầu làng Ven > Thư viện làng Ven > Thư viện hình ảnh
Pages: [<<], [<], 3, 4, 5, [6], 7, 8, 9, [>], [>>]
yuyu
Báo lá cải số 1 Việt Nam rất hấp dẫn độc giả bình dân
grass
[quote=SyncMaster,Feb 15 2005, 05:20 AM]
user posted image
[/QUOTE] [/quote]
Cái này chắc từ ban công nhà đối diện chụp xuống Go Go Bar Sài Gòn? Hi hi, may quá lúc chụp ảnh không có em, không mất công được nghe "lưng gù, bụng phệ, mấy năm nữa sẽ thành mẹ sề". boxing.gif
yuyu
QUOTE
Cái này chắc từ ban công nhà đối diện chụp xuống Go Go Bar Sài Gòn? Hi hi, may quá lúc chụp ảnh không có em, không mất công được nghe "lưng gù, bụng phệ, mấy năm nữa sẽ thành mẹ sề".

Thế ra em vẫn hay ra bar đấy à ?
Yên tâm đi. Bây giờ thì chưa có vấn đề gì đâu. Nhưng tương lai thì khác .... read.gif laugh1.gif censored.gif
Tiểu Vũ
QUOTE(lananhhanoi @ Feb 6 2005, 02:40 PM)
QUOTE(netwalker @ Feb 3 2005, 02:33 AM)
Nhạc sỹ Phạm Duy hồi cố hương






Tôi gửi đến các bạn một số hình ảnh và thông tin chưa có trên mặt báo.




user posted image

Hai kẻ thù năm xưa, nay ngồi lại gần nhau Phạm Duy và Nguyễn Quang Sáng







Một phần bài phỏng vấn Phạm Duy do Nguyễn Viện thực hiện

Phỏng vấn nhạc sĩ Phạm Duy.

Thưa ông, về quê hương lần thứ mười này, ông đã thật sự quyết định ở lại luôn không? Và điều ấy có làm ông “kẹt” hoặc “áy náy” không?

-Tôi về quê hương với mục đích duy nhất là theo con tôi. Ca sĩ Duy Quang đã được phép hát ở Việt Nam. Vì lý do gì con tôi không ở Mỹ nữa mà về Việt Nam hát thì tôi thấy không cần phải nói. Duy Quang cũng sẽ đem hết các em về. Một người già như tôi, vợ chết, tôi về theo con là điều giản dị. Nó lên trời hay xuống địa ngục, tôi cũng theo. Không có gì áy náy. Với 85 tuổi đời, tôi thấy tất cả bình thường, không có gì ghê gớm.

Quê hương trước ngày ông đi và quê hương bây giờ, với ông nó có gì khác?

-Làm gì có cái gì khác. Tình cảm cũng vậy. Thời thế làm cho tôi phải xa quê hương mấy chục năm, cá nhân tôi thấy nó cũng bình thường.

Trong tâm thức của ông lúc này, khi ở đây, ông cảm thấy mình đã được hòa giải, hay ông chấp nhận một sự thua cuộc?

-Thua cuộc là thua ai? Xưa nay tôi có đánh nhau với ai đâu. Hòa giải với ai? Tôi có gây chiến với ai đâu. Thời thế làm cho tôi phải ra đi và bây giờ tôi về. Tôi cảm thấy ở Việt Nam người ta hay làm cho sự việc trở nên bất bình thường. Cá nhân tôi cũng cho là chuyện bình thường.

Nghe nói, Công ty Văn hóa Phương Nam đã mua toàn bộ bản quyền tác phẩm của ông. Ông có thể cho biết thêm chi tiết về việc này?

-Không được. Đây là chuyện riêng của tôi.

Ông tin là nhạc của ông sẽ được chấp nhận và đón nhận trong thời điểm này?

-Tôi không biết. Chuyện bán bản quyền là chuyện của tôi. Còn chuyện bên mua có xin được phép phổ biến ca khúc của tôi hay không thì không biết. Nếu được thì càng tốt.

Với riêng công chúng, ông tin là họ vẫn nghe ông chứ?

-Tôi không biết. Tôi chưa có dịp tiếp xúc bằng xương bằng thịt với họ nên không biết là họ có yêu nhạc tôi nữa hay không.

Ông có thể cho biết cái nhìn của ông về tình hình âm nhạc trong nước hiện nay? Và nó có gì tương đồng với âm nhạc của các nhạc sĩ hải ngoại?

-Tôi lại càng không biết. Tôi chưa sống ở đây lâu để nghe nên không phát biểu được. Hy vọng là tôi sẽ có dịp nghe và nói sau.

Như vậy là ở Mỹ, ông không hề nghe nhạc trong nước?

-Tôi không có thì giờ. Tôi sáng tác rồi lăn quay ra ngủ…

Tôi nói với Chiều, đây là một công việc rất chán. Cũng chán như ông Phạm Duy tránh né không dám trả lời thẳng vào sự thật.

NV cũng không biết mình đang hỏi gì read.gif. Đấy mới là điều thật sự đáng chán no.gif laugh1.gif.
Tiểu Vũ
QUOTE(grass @ Feb 18 2005, 09:34 AM)
Hi hi, may quá lúc chụp ảnh không có em, không mất công được nghe "lưng gù, bụng phệ, mấy năm nữa sẽ thành mẹ sề".  boxing.gif

Chưa chắc đã may đâu. Phụ nữ mũm mĩm một chút cũng có cái phúc tướng riêng. Chứ khẳng khiu quá thì lại đòi hỏi phải có tư thế và tinh thần phù hợp, nếu không dễ lại thành dáng dặt dẹo devil2.gif. Đùa vậy thôi, mấy câu bá láp của tại hạ tỷ muội nào đi tin mà tủi thân thì tại hạ lấy làm áy náy vô cùng, hic, xin lỗi nhiều nhiều nếu lỡ đụng chạm vào ai rose.gif.
netwalker
QUOTE(grass @ Feb 18 2005, 09:34 AM)

Cái này chắc từ ban công nhà đối diện chụp xuống Go Go Bar Sài Gòn?

Chính xác!

Đây chính là Ngã tư Quốc Tế w00t.gif vì dân ba lô tụ tập nhiều, da trắng tóc vàng mắt xanh nhiều hơn đầu đen cho nên người ta gọi ngã tư Bùi Viện-Phạm Ngũ Lão thành ngã tư quốc tế w00t.gif Tuy nhiên, đây lại là một mô hình du lịch đáng phát triển. Ngày xưa kể cả trước lẫn sau 75, khu vực này rất phức tạp. Khoảng năm 80, khu vực này là ổ nhện với các cô gái con lai Mỹ phải đứng ra tiếp khách. Những cô gái này thời đó không được đi học, phần lớn họ rất khổ, không được hưởng bất kỳ chính sách gì cả, thường phải đi ăn mày, xã hội thì phân biệt đối xử. Vào những năm đầu 90, khu vực này vẫn tụ tập nhiều du côn, du đãng, các ổ hút chích, bán lẻ ma túy, chuyện đâm chém xảy ra như cơm bữa. Ngày nay, tuyệt nhiên không có, thậm chí không có hiện tượng trộm cắp, cướp giật luôn. Người dân ở đây không có ngại dân bụi đời Việt mà chỉ phải đề phòng cẩn thẩn không sẽ bị Tây ăn quịt, ở chịu, ăn cắp của người Việt w00t.gif . Người dân ở đây dường như ý thức được rằng, nếu khu vực này có an ninh trật tự thì mới tốt cho họ vì vậy họ rất quan tâm đến việc bảo vệ cái máy in tiền, nồi cơm của gia đình. Ở đây, bạn có thể kiếm được đủ các loại mô hình dịch vụ du lịch giá rẻ nhất thế giới.

Dân khu vực này mà có ra thế giới, chắc trong đầu lại luôn ám ảnh, cẩn thận không thằng Tây nó ăn cắp của mình w00t.gif
netwalker
Bác YuYu cũng đang ở Việt Nam à? Thế 30 vừa rồi có vào Dinh Thống Nhất không? w00t.gif
yuyu
QUOTE(netwalker @ Feb 18 2005, 04:00 PM)
Bác YuYu cũng đang ở Việt Nam à? Thế 30 vừa rồi có vào Dinh Thống Nhất không?  w00t.gif

À không lúc đấy mình đang ở Hà Nội. Hôm mồng 2 Tết có gặp đồng chí Nông Đức Mạnh đến uý lạo tại buổi Hội Mừng Xuân do Uỷ Ban Nguời Việt Nam ở nước ngoài tổ chức và trả lời phỏng vấn báo Nhân Dân. Anh phóng viên ghi chép cẩn thận lắm. Nhưng mấy hôm sau đọc báo, tròn mắt, thấy bài trả lời bị xuyên tạc hoàn toàn. Đến toà báo gặp anh phóng viến hôm ấy, hỏi tại sao lại viết, đăng thế này, tôi có nói thế đâu ? Anh ta cười nhã nhặn: anh thông cảm, anh lạ gì báo Nhân Dân, đăng lên phải viết như vậy ! read.gif confused1.gif
netwalker
Phạm Duy - về đây với những thương yêu




Vậy là ông đã trở về và hưởng một cái Tết trong hơi giá rét và hoa đào Hà Nội. Hẳn thế nào ông cũng sẽ đi qua ngôi nhà thời thơ ấu ở phố Hàng Dầu, số 57. Một cái Tết viên mãn đối với một người như ông.

Nhưng sự trở về này không đột ngột, không bất ngờ, hơn 10 năm trước khi còn ở Thị trấn giữa đàng nước Mỹ, Phạm Duy đã chuẩn bị sẵn một ngày như hôm nay trong những ca khúc tràn ngập nắng chiều của ông: Hẹn em nhé, năm hai ngàn sẽ hai bên cửa hé cho anh trở về…từ ngày đi theo cuộc tình mê.

Khi còn ở Thị trấn giữa đàng, Phạm Duy đã viết: Rồi đây anh sẽ đưa em về nhà… nhà của đôi ta xinh xinh nhỏ bé… có cầu ao yên giấc ngủ trưa…có vườn rau xanh ngắt ngoại ô… Sự trở lại đã được ông chuẩn bị cho mình từ lâu rồi - như chưa từng ra đi khỏi cội rễ Việt Nam. "Tôi đã chính thức gửi đơn xin về hẳn và cũng chính thức xin phép được hát lại một số ca khúc của tôi… Nhà nước đồng ý cho bài nào thì tôi hát bài ấy…". Phạm Duy nói trong buổi gặp mặt với bạn bè của con ông, ca sĩ Duy Quang, những người yêu mến âm nhạc của ông trong một ngày trước Tết tại khách sạn Sofitel Sài Gòn.

user posted image
Nhạc sĩ Phạm Duy.



Những ca khúc trong danh mục ông đưa ra hầu hết là dân ca viết từ thời chống Pháp: Quê nghèo, Bà mẹ Gio Linh, Ngày trở về… Những ca khúc thấm đẫm tinh thần Việt, cái tinh thần của làng quê Việt Nam dù còn nghèo nhưng đã hình thành cái văn hóa làng, văn hóa Việt quen thuộc gần gũi, nó không phải cái làng quê đang nghèo bỗng được đô thị hóa khi chưa kịp hình thành bản sắc, nó đủ để dù ở chân trời góc bể nào cũng gợi một hướng quay đầu như Việt điểu sào nam chi (chim Việt đậu cành Nam). Sự "về" của Phạm Duy là lẽ tất nhiên, nó nung nấu trong ông là tất nhiên…

Trên thực tế, gần 10 năm qua, Phạm Duy đã trở về VN nhiều lần. Ông im lặng ngồi nhìn phố xá Sài Gòn qua ô cửa kính, hay một góc của khách sạn Continental đã quá quen thuộc với Phạm Duy. Ông có mặt trong đêm tưởng nhớ nhạc sĩ Trịnh Công Sơn ở Bình Quới, đưa hài cốt người vợ hiền về quê cũ, ông từng ngồi tưới rượu ngậm ngùi lên mộ Văn Cao, người bạn chí thân. Gần 10 năm qua Phạm Duy vẫn đi lại Sài Gòn nhưng chưa ở lại. Chưa ở lại còn vì nhiều lẽ, nhiều băn khoăn, chưa ở lại bởi có lẽ trong thâm tâm ông còn nặng câu hỏi còn ai chào đón, còn ai lắng nghe âm nhạc của mình hôm nay? Dù ông thừa biết những ca khúc của mình vẫn có mặt không chính thức trên những kệ CD ngoài phố, trong gia đình, ông thừa biết vẫn còn đâu đó ở những buổi họp mặt vui vẻ của những người độ tuổi tứ tuần, ngũ tuần. Ca khúc của ông vẫn được hát lên bằng kỷ niệm tình ái hay một quê nhà riêng chung của ai đó làng tôi không xa kinh kỳ sáng chói, có những cánh đồng cát dài, có lũy tre còm tả tơi... Nhưng dù thế nào cứ vẫn là không chính thức, chưa trọn vẹn ở xứ sở, nơi có 80 triệu người đang sống. Bài thơ của Lưu Trọng Văn chỉ là giọt nước cuối cùng cho chiếc ly "hoài cố hương" vốn đã ứ đầy. Chính giọt nước cuối cùng ấy giúp ông một quyết định cuối cùng: trở về.

Giờ đây ông muốn được ở lại, ở mãi, sự trở về sau cuộc rong chơi nghệ sĩ của cả một đời, như con ong, con bươm bướm, chuồn chuồn mà ông thường tự nhận như định mệnh của mình: con ong làm mật, con bướm đa tình, con chuồn chuồn buồn vui bất định… Nhưng chuồn chuồn phải ở bờ ao, hàng giậu tím mùng tơi, con bướm phải về vườn hoa ổi hoa ngâu… Phạm Duy phải về với nơi cho tôi lại ngày nào, trăng lên bằng ngọn cau...

Cái sự trở lại ấy xem ra cũng là điều tất nhiên của mọi người mang nặng tâm linh Việt.

Về không chỉ là trở lại

Về - còn là tiếng gọi bên trong

Về - như Phạm Duy viết:

Về đây với những thương yêu hàng ngày…

(Theo Sài Gòn Tiếp Thị)


http://www.vnexpress.net/Vietnam/Van-hoa/2...05/02/3B9DB7F3/
netwalker
Lâu lắm rồi tôi mới được nhìn thấy hình ảnh này, ấm nước chè xanh được ủ trong vỏ trấu, bên cạnh cơi trầu cau cho cụ bà, thiếu cái ống điếu, hoặc điếu cày cho cụ ông nữa là đủ vị v.gif





user posted image
Pages: [<<], [<], 3, 4, 5, [6], 7, 8, 9, [>], [>>]
Quán nước đầu làng Ven > Thư viện làng Ven > Thư viện hình ảnh
Invision Power Board © 2001-2024 Invision Power Services, Inc.