Langven.com Forum

Full Version: Nhân Vật Sự Kiện
Quán nước đầu làng Ven > Sáng Tác - Thảo Luận - Phổ biến kiến thức > CLB Văn Hoá - Lịch sử
Pages: [1], 2, 3, [>], [>>]
xalacxalo
Hăy cho biết đôi nét về Phủ Đệ Ông Ḥang Bà Chúa ở Huế?


Trạng Ác là ai




Ở nước ta có giải thương Kovalescaia, vậy bà là ai ?


Người phụ nữ được in trên đồng 5, 19, 20 xu của Pháp trước đây là ai thế?


Ai thiết kế lễ đài tuyên ngôn độc lập tại quảng trường Ba Đ́ình và lễ đài tại SÀI G̣òn


Tại sao tiểu thuyết “ĐỐNG RÁC CŨ” của Nguyễn Công Hoan(1963) bị cấm .Ông có mấy người con ạ, 3 hay là 4?

Giây được ai phát minh để sử dụng như 1 đơn vị thời gian ?

Vì́ sao tại cuộc đàm phán Paris, ông Xuân Thủy và bà Nguyễn Thị Bì́nh là 2 người tranh luận với Kissinger nhưng không phải là người kí kết?

Nghe nói Việt Nam ta có rất nhiều nhà khoa học giỏi đang làm việc trên thế giới, hăy cho biết thêm thông tin về họ?

Nhiệt liệt cám ơn các bác!
xalacxalo
Nói chung, không phải cứ Google là ra được hết sp_ike.gif, nhưng những câu trên, đa phần giờ em cũng thông rồi.

Nay lại thắc mắc vài nhân vật nữa, laugh1.gif , các bác nào thích tham gia giúp em đê...

Em xem hình bác Hồ lúc đang đọc bản tuyên ngôn độc lập, thấy có một cụ đứng cầm ô che cho Bác, đố và hỏi bác nào ở đây biết thì nói em nghe người đấy là ai với.



- Người Việt cổ xuất hiện sớm nhất ở VN hả các bác? Nếu thế thì ở đâu, nay là tỉnh nào zậy?
SyncMaster
QUOTE(xalacxalo @ Jun 27 2005, 07:10 PM)
Nói chung, không phải cứ Google là ra được hết sp_ike.gif, nhưng những câu trên, đa phần giờ em cũng thông rồi.

Nay lại thắc mắc vài nhân vật nữa,  laugh1.gif , các bác nào thích tham gia giúp em đê...

Em xem hình bác Hồ lúc đang đọc bản tuyên ngôn độc lập, thấy có một cụ đứng cầm ô che cho Bác, đố và hỏi bác nào ở đây biết thì nói em nghe người đấy là ai với.

- Người Việt cổ xuất hiện sớm nhất ở VN hả các bác? Nếu thế thì ở đâu, nay là tỉnh nào zậy?
*



Chú nên tranh thủ hỏi luôn cái ô đó hiệu gì, mầu gì, hồi đó mua hết bao xiền hehe.gif

Đùa chứ chú XLXL (viết tắt thế này đọc lên nghe hơi kinh dị, nhể laugh1.gif ) hỏi toàn câu mà Viện sỹ Hàn lâm Liên xô có khi còn phải gãi đầu vặt râu chưa chắc đã trả lời được wacko1.gif

Người Việt Cổ thì chắc chắn là phải xuất hiện ở Việt Nam rồi, chả nhẽ ở Mỹ w00t.gif
SyncMaster
Có bài này để tham khảo cho vui


Kho tàng văn hoá cổ đại Việt Nam

Việt Nam trong bối cảnh Đông Nam Á là một trong những chiếc nôi của loài người. Cách đây khoảng 40 - 50 vạn năm cho đến bây giờ, khí hậu Việt Nam mang nặng đặc trưng nhiệt đới nóng ẩm thích hợp cho sự sinh sống của con người. 4000 năm trước, trên lãnh thổ Việt Nam tồn tại ba trung tâm văn hoá lớn là Đông Sơn (miền Bắc), Sa Huỳnh (miền Trung) và Đồng Nai (miền Nam). Văn hoá Đông Sơn được coi là cốt lõi của người Việt cổ, văn hoá Sa Huỳnh được coi là tiền nhân tố của người Chăm và vương quốc Chăm Pa, còn văn hoá Đồng Nai lại là một trong những cội nguồn hình thành văn hoá Óc Eo của cư dân thuộc nhóm Mã Lai - Đa Đảo sinh sống vào những thế kỷ sau Công Nguyên ở vùng Đông và Tây Nam Bộ. Những vùng văn hoá đặc trưng này đã làm nên một kho tàng văn hoá đồ sộ của dân tộc Việt.

Văn hoá Đông Sơn

Căn cứ vào những hiện vật đá được khai quật, người ta có thể biết được nền văn hoá Việt đã xuất hiện từ rất sớm. Điều kiện khí hậu thuận lợi cho đời sống con người cộng với sự đa dạng và phong phú của các loài động thực vật, song vết tích cư trú của con người thời này chỉ hạn chế ở một số vùng, trên các gò đồi, trong một số hang động vì thời kỳ này đồng bằng Bắc Bộ, Trung Bộ và Nam Bộ đều đang ở giai đoạn hình thành. Cùng với thời gian, con người đã sinh sống, lao động và tạo nên nền văn hoá thuần nông đặc trưng của người Việt.

Quay trở lại với thời kỳ đồ đá, con người đã cư trú trên một địa bàn rất rộng, họ là chủ nhân của nền văn hoá Sơn Vi từ Lào Cai ở phía Bắc đến Bình Trị Thiên ở phía Nam, từ Sơn La ở phía Tây đến vùng sông Lục Nam ở phía Đông. Theo khảo sát của các nhà khảo cổ học thì ở thời kỳ này các bộ lạc sống quần cư trên những mảnh đất, đời sống chủ yếu vẫn dựa vào săn bắt và hái lượm. Những người Việt cổ đã biết dùng đá cuội để chế tác công cụ, tuy còn rất thô sơ song đã có những bước tiến lớn trong kỹ thuật chế tác, có nhiều hình loại ổn định. Tiêu biểu cho công cụ của các cư dân nơi đây là những hòn đá được ghè đẽo ở hai cạnh. Đa số là công cụ chặt nạo hay cắt, loại có cắt ngang ở một đầu, loại có lưỡi dọc ở rìa cạnh, có loại công cụ có lưỡi chạy xung quanh theo rìa tròn của viên đá cuội, hoặc có lưỡi ở hai đầu. Đặc trưng của giai đoạn này là những tiến bộ về phương thức sản xuất cũng như kỹ thuật sản xuất.

Toàn trái đất trở nên ấm, ẩm ướt, khí hậu môi trường có biến đổi lớn, thuận tiện cho sự tồn tại, phát triển của con người, động và thực vật. Thời kỳ này, con người nhận biết, tận dụng và sử dụng nhiều loại nguyên vật liệu như đá, đất sét, xương, sừng, tre, gỗ. Kỹ thuật chế tác đá được hoàn thiện và đạt tới đỉnh cao. Đặc biệt con người đã biết làm đất, thuần dưỡng động vật và cây trồng, bắt đầu sống định cư, dân số gia tăng. Cư dân thời kỳ này thích cư trú trong các khu vực gần cửa hang thoáng đãng và có ánh sáng. Những phát hiện của các nhà khảo cổ học trong các hố thám sát cho ta thấy rõ dấu vết của các hiện vật bằng xương có vết khắc hình lá, hình thú, những hình vẽ trên vách hang và những mảnh thổ hoàng. Nhiều học giả đã thừa nhận rằng: chí ít văn hoá Đông Sơn hình thành trực tiếp từ ba nền văn hoá ở lưu vực sông Hồng, sông Mã và sông Cả. Trong giai đoạn này con người vẫn sử dụng đá, gỗ, tre, nứa, xương, sừng... để chế tác công cụ và vũ khí. Bên cạnh đó, việc xuất hiện của vật liệu mới - đồ đồng - đã gây ra những tác động to lớn đối với kinh tế, xã hội và văn hoá của các cộng đồng người.

Cư dân văn hoá Đông Sơn vẫn là cư dân nông nghiệp trồng lúa nước cho nên các loại hình công cụ của họ khá đa dạng với cuốc, xẻng, thuổng, và đặc biệt là lưỡi cày bằng kim loại đã tạo nên bước nhảy vọt trong kỹ thuật canh tác. Nông nghiệp dùng cày phát triển, có nhiều lưỡi cày bằng đồng với các chủng loại phù hợp với từng loại đất. Kỹ thuật đúc đồng thau đạt tới đỉnh cao của thời kỳ này với một trình độ điêu luyện đáng kinh ngạc, số lượng và loại hình công cụ bằng đồng tăng vọt. Đặc biệt, người Đông Sơn đã đúc được những hiện vật bằng đồng có kích thước lớn, trang trí hoa văn phong phú mà cho tới ngày này nó vẫn là biểu tượng của văn hoá dân tộc. Đó chính là những chiếc trống đồng, thạp đồng Đông Sơn nổi tiếng, chứng tỏ trình độ kỹ thuật và bàn tay tài hoa của người thợ Đông Sơn. Cư dân văn hoá thời đại đồng thau miền Bắc Việt Nam có đời sống tinh thần phong phú, điều đó được thể hiện trong tư duy và sáng tạo nghệ thuật của họ. Những hoa văn được chạm khắc trên trống đồng cho thấy họ đã làm chủ được nghệ thuật nhịp điệu trong ca múa, biểu hiện tính đối xứng chặt chẽ của các mô típ hoa văn trong trang trí. Họ biết tới nhiều dạng đối xứng khác nhau, điều này cho thấy sự phát triển nhận thức hình học và tư duy chính xác nhờ hoạt động sản xuất nông nghiệp và kỹ thuật chế tác đá, đúc đồng.

Vào buổi bình minh của văn hoá Đông Sơn cùng với bước chân của con người, những đồng bằng màu mỡ được khám phá và tiến rộng ra hơn. Giờ đây, sự tiến hoá của con người đã đến mức hoàn chỉnh thì những khu trung tâm nông nghiệp của người Đông Sơn vẫn tập trung tại những nơi vốn có của nó. Sự phát triển của một dân tộc được tích luỹ qua từng thế hệ, từng thời đại, nó được gạn lọc ra từ dòng chảy của một nền văn minh sớm được hình thành, nền văn minh ấy để lại dấu ấn sâu sắc trên diện mạo văn hoá của từng khu vực, từng thời kỳ mà nó lướt qua, tạo thành lối tư duy cho cả một cộng đồng cư dân. Khác với cư dân thời kỳ trước (ăn gạo nếp là chủ yếu) cư dân Đông Sơn bắt đầu ăn gạo tẻ. Điều này được các nhà nghiên cứu lý giải bằng sự bùng nổ dân số vào giai đoạn đầu của văn hoá Đông Sơn khiến cho cư dân phải mở rộng diện tích cư trú đến những vùng đất mới. Phương thức quảng canh trồng cấy đại trà ở những vùng đất mới không thích hợp với giống lúa nếp. Từ đó để trở thành thành phẩm chính trong cơ cấu lương thực, gạo nếp trở nên quý hiếm, được dùng chủ yếu trong lễ Tết cầu cúng. Mô hình cơm, rau, cá trong cơ cấu bữa ăn của người Đông Sơn chứng tỏ sự hiểu biết thấu đáo và sự hoà hợp cao độ của người Đông Sơn với môi sinh. Cùng với thời gian, quá trình sản xuất lúa nước đã xác định đặc điểm của khu vực này, bên cạnh những yêu cầu phục vụ cho công việc đồng áng, con người đã tạo ra nhiều ngành nghề phục vụ cho cư dân lúa nước, những hoạt động gắn liền với đời sống lao động sinh sống của mình. Những nghề truyền thống ra đời phục vụ cho những yêu cầu thiết yếu trong cuộc sống. Nghề truyền thống được giữ gìn và truyền lại qua các thế hệ cũng là một trong những đặc điểm chính trong tập quán sinh hoạt của các cư dân Đông Sơn và nghề đúc đồng cũng không nằm ngoài quy luật đó. Qua thời gian, nghề đúc đồng không hề bị mai một đi mà vẫn giữ được những nét tinh xảo trong từng đường nét.

Vùng đất đai trù phú ven sông Hồng với hệ thống đê đã tạo nên những cảnh quan ngoài đê đặc sắc, đất bãi ven sông phì nhiêu nhưng ngập lũ và nhiều đảo phù sa ở giữa sông. Do bãi bồi rộng lớn mà trong nông nghiệp các cư dân Đông Sơn cũng đã biết trồng cây dâu tằm để dệt vải, người Đông Sơn đã có những phong tục, y phục khá phong phú, không phải chỉ biết có ở trần, mặc vỏ sui như nhiều người thường nghĩ. Các tài liệu đều phản ánh lối ăn mặc quần áo theo phương châm giản dị, gọn gàng đến mức tối đa. Người ta đã biết xe sợi, dệt vải để may quần áo, với nữ giới phổ biến là mặc váy ngoài ra còn có một số loại áo như: áo cánh dài tay, áo xẻ ngực bên trong có yếm đều được may bằng vải.

(còn tiếp)
SyncMaster
Văn hoá Sa Huỳnh

Nếu coi đặc trưng của văn hoá miền Trung như một hệ thống nhiều cỏ tầng thuộc các thời kỳ bồi đắp nên thì ta có thể tìm về từng thời kỳ văn hoá ấy bằng cách ngược dòng thời gian bóc tách từng lớp, từng lát cắt trên bề mặt văn hoá.

Ở Quảng Nam nói riêng và toàn bộ khu vực miền Trung, văn hoá Sa Huỳnh được làm lộ ra và đã thể hiện đầy đủ chức năng của một nền móng hình thành nên toàn bộ diện mạo văn hoá của khu vực này. Văn hoá Sa Huỳnh đã để lại không chỉ những dấu tích, di chỉ và các hiện vật, hơn thế nữa thời kỳ Sa Huỳnh còn ấn định được đặc nét của mình trong lối sống, đặc điểm sinh hoạt và phương thức tiếp nhận những luồng văn hoá mới của cư dân miền Trung Việt Nam, những người được coi là chủ nhân chính của văn hoá Sa Huỳnh cho dù di tích của nền văn hoá này giờ đây được phát hiện ở rất nhiều khu vực khác nữa.
Vậy ban đầu văn hoá Sa Huỳnh được xác định xuất phát từ đâu ?

Những dấu tích đầu tiên của văn hoá Sa Huỳnh được các học giả phương Tây phát hiện từ năm 1909 tại khu vực Quảng Ngãi, qua các cuộc khảo sát đã có gồm một ngàn mộ chum với nhiều đồ tùng táng được đưa lên khỏi lòng đất. Cũng chính sự phân bố cư dân văn hoá Sa Huỳnh trên nhiều loại hình địa lý như vậy nên dấu tích còn lại của nền văn hoá này được tìm thấy ở khá nhiều nơi tại khu vực miền Trung. Một nguyên nhân nữa được đặt ra là vào thời kỳ cuối Sa Huỳnh, những cuộc di dân hay sự giao lưu giữa các thương gia ngoại quốc đã làm cho quá trình phát tán của Sa Huỳnh được mở rộng phạm vi nhiều hơn so với thời kỳ trước.

Những hiện vật được tìm thấy qua các hoạt động khảo cổ cho thấy nghề gốm rất phát triển với nhiều hình loại chum, vò, bát bồng, đèn... và vô số đồ gia dụng. Gốm được trang trí phong phú, kết hợp với tô màu, khắc vạch. Các chuyên gia cho rằng, khu vực này vừa tiềm ẩn văn hoá Sa Huỳnh cổ lại vừa là trung tâm buôn bán nên sự có mặt của những đồ vật dùng để trao đổi là điều tất yếu. Trên địa bàn phân bố của văn hoá Sa Huỳnh từ gò đồi phía Tây cho đến đồng bằng ven biển và hải đảo phía Đông, đã phát hiện nhiều khu mộ, những bãi mộ chum rộng lớn, nhiều tầng lớp với những loại hình vò, chum mai táng hình cầu, hình trứng, hình trụ có kích thước lớn, nắp đậy hình nón cụt hay lồng bàn, phân bố lẻ tẻ hay thành cụm. Trong và ngoài chum chứa nhiều đồ tuỳ táng với các loại đồ gốm có trang trí bằng những đường chấm hay đường in dấu vỏ sò, đôi khi được tô màu đỏ hay màu đen ánh chì. Theo các nhà nghiên cứu thì những hiện vật được tìm thấy ở đây tuy chưa lâu, song kỹ thuật khảo cổ đã xác định những hiện vật đó xuất hiện từ rất sớm và có ở nhiều nơi .

Sự suy tàn của nền văn hoá Sa Huỳnh không phải là điểm khép lại của một thời kỳ rực rỡ mà đúng hơn là điểm chuyển giao cho một thời kỳ phát triển khác trong toàn bộ tiến trình phát triển của nước nhà. Cùng với quãng thời gian tồn tại và phát triển, văn hoá Sa Huỳnh không mất đi mà nó là sự chuyển tiếp của những thời kỳ văn hoá khác nhau, ở đây đó là sự giao thoa giữa Sa Huỳnh và Chăm Pa. Khi những hiện vật của một thời kỳ nhất định trong tiến trình phát triển và tích luỹ trong kho tàng quốc gia được nghiên cứu, xem xét một cách khoa học thì văn hoá Chăm Pa vẫn còn đó những ẩn số, những điều lý thú ẩn chứa phía dưới những ghi chép đó. Sự tồn tại tất yếu của nền văn hoá Chăm Pa rực rỡ không đơn thuần là một nấc thang văn hoá, nó còn đánh dấu bước ngoặt biến động trong kết cấu xã hội của những cư dân tồn tại trên mảnh đất Việt Nam. Không chỉ hiện diện trong kho tàng văn hoá Việt Nam bằng những di chỉ, những hiện vật phân bố ở khắp mọi nơi, nó tồn tại bình đẳng trong nhận thức cuộc sống, trong tập quán sinh hoạt của các cư dân nhiều đời sau đó. Giờ đây những vết tích còn khá nguyên vẹn của các kiến trúc này đã nói lên một không gian văn hoá khá rộng lớn của các cư dân Chăm Pa thời kỳ hoàng kim.

Sức sống của văn hoá Chăm Pa giúp nó không mất hẳn đi ngay cả khi thời kỳ huy hoàng đã qua đi, thay chỗ bằng một giai đoạn phát triển khác, sức sống ấy được làm nên bởi những nỗ lực sáng tạo của những chủ nhân Chăm Pa, và hơn hết là chính bản thân nó cũng tiềm ẩn những giá trị của văn hoá thời kỳ trước. Giờ đây, lưu giữ trong bảo tàng Chăm Đà Nẵng là những hiện vật không chỉ nói lên được những nét đặc trưng của văn hoá Chăm Pa, những hiện vật ấy còn chỉ rõ được những tập quán sống, lối sinh hoạt và tư duy của người Chăm Pa. Với những gì nền văn hoá này được thừa hưởng từ thời kỳ Sa Huỳnh, được tiếp nhận từ các luồng văn hoá hải ngoại không làm nhạt nhoà đi những nét đặc trưng của văn hoá Chăm Pa ngay từ buổi đầu tiên.

Sự lựa vị trí di tích Mỹ Sơn của người Chăm cũng phù hợp với điều kiện tự nhiên của khu vực miền Trung. Với những ngọn núi bao quanh và dưới chân là các dòng sông lớn nhỏ đều chảy ngang theo chiều Tây Đông ra biển, cùng đó là tập quán sinh hoạt và lao động rất giỏi về trị thuỷ đã khiến cho người Chăm luôn chọn cho mình một tư thế tựa núi, men theo sông và hướng ra phía biển. Ta có thể thấy rõ tập quán sống này qua những nét kiến trúc và những đồ vật được lưu giữ bên trong ngọn tháp. Càng đi sâu vào, dõi theo những di chỉ còn lại của thời kỳ văn hoá Chăm Pa thì có thể thấy được lý do đã tạo nên một nền văn hoá rực rỡ. Những thành tựu trong việc xây dựng cũng chính là một trong những phương tiện để lưu giữ văn hoá Chăm Pa cho tới sau này, bởi những giá trị vật thể, hay nói cách khác, kiến trúc xây dựng của Chăm Pa cổ chính là gạch nối hiện hữu nối giữa hiện tại và quá khứ thuộc về Chăm Pa.

(còn tiếp)
SyncMaster
Văn hoá Đồng Nai.

Sau thời đại đá cũ, bẵng đi một thời gian dài, cách đây khoảng hơn 4000 năm, trên đất Đông Nam Bộ xuất hiện một lớp cư dân mới. Họ là chủ nhân của nền văn hoá Đồng Nai thuộc thời đại kim khí, sinh sống ở các tiểu vùng sinh thái khác nhau, Đông Nam Bộ vào những thiên niên kỷ II - I trước Công Nguyên đã trở thành một trong ba trung tâm văn hoá lớn của thời đại Kim khí: văn hoá Đông Sơn ở miền Bắc, Sa Huỳnh ở miền Trung và Đồng Nai ở miền Nam. Rõ ràng, qua các hiện vật của hai nền văn hoá, người ta có thể thấy những nét tương đồng rất dễ nhận thấy giữa hai nền văn hoá ấy.

Từ cái nguồn gốc định cư ban đầu ấy, các cư dân tiền sử Đồng Nai bắt đầu tạo lập cho mình mọt chỗ dựa để phát triển về sau này. Từ thuở ban đầu, nhờ có công cụ lao động mà lớp người cổ Đồng Nai đã dần thoát khỏi loài động vật. Họ sinh sống quần tụ thành những quần thể nhỏ, bầy người nguyên thuỷ nương tựa vào nhau. Ban đầu, họ sống bằng cách hái lượm và chế tác những công cụ lao động phục vụ cho cuộc sống với những nhu cầu thiết yếu nhất. Từ những nền tảng hoạt động ban đầu ấy, những thành tựu phục vụ cuộc sống đã đưa người cổ ở Đồng Nai phát triển thêm lên mức độ cao hơn.

Tại hàng loạt địa điểm ở Đồng Nai đã phát hiện được những công cụ lao động của người cổ, đó là những hiện vật thuộc thời đại đồ đá cũ, thời đại lịch sử đầu tiên và chiếm khoảng thời gian dài nhất trong xã hội loài người. Khởi điểm của thời kỳ này tính từ khi con người biết chế tạo ra công cụ đầu tiên. Căn cứ vào kết quả khảo cổ, các chuyên gia đoán định lưu vực sông Đồng Nai đã có con người cư trú từ thời sơ kỳ đá cũ cách ngày nay khoảng 300 ngàn đến 700 ngàn năm. Tuy vậy, dựa trên cơ sở những tư liệu mới, có thể thấy rằng đồ đồng đã khá phổ biến vào khoảng 3000 năm cách ngày nay. Nhiều di chỉ đúc đồ đồng đã được phát hiện ở Suối Chồn, cái Vạn, Dốc Chùa... với hàng loạt khuôn đúc loại 2 mang liên hoàn nhiều vật đúc. Về loại hình, ít nhất có 3 loại: rìu, giáo, mũi dao. Ngoài ra trên khuôn đúc còn thấy lưỡi đục, lưỡi câu.

Đồ gốm và nghề làm gốm xuất hiện trong di tích sớm và tồn tại trong suốt quá trình lịch sử của cư dân văn hoá Đồng Nai. Chế tạo và sử dụng đồ đựng đun nấu - ăn uống đơn giản về dáng vẻ, mộc mạc và trang trí không cầu kỳ, song gốm được nung ở độ nung cao và bằng kỹ thuật bàn xoay. Với những loại hình chủ đạo nồi, bát, bát có chân cá vàng, dọi xe chỉ, bàn xoa gốm được sử dụng trong việc tạo dáng đồ đựng bằng gốm nhằm xoa mặt trong gốm cho đều, phẳng, nhẵn và làm cứng phôi gốm. Chính công nghệ làm gốm đã đạt đến đỉnh cao nên các sản phẩm này đã được các thương gia mang đi buôn bán ở khắp các vùng miền. Ngoài ra văn hoá Đồng Nai còn nổi tiếng với các đồ trang trí được làm từ các chất liệu như xương, sừng, thuỷ tinh và các loại ngọc đã được mài dũa công phu làm đồ trang sức cho phụ nữ.

Có thể nói rằng, trên mảnh đất Việt Nam đã từng tồn tại 3 nền văn hoá lớn là văn hoá Đông Sơn, Sa Huỳnh và Đồng Nai, đồng thời 3 nền văn hoá này cũng là đỉnh cao của văn hoá Đông Nam Á làm nên thế chân vạc ở bán đảo Đông Dương. Chính có mối quan hệ qua lại nhiều chiều nói chung đã bồi bổ cho nhau và làm phong phú cho kho tàng văn hoá Việt Nam. Do vậy, 3 nền văn minh ấy đều phát sáng rực rỡ, lan toả ảnh hưởng ra toàn vùng Đông Nam Á.

Hết.

(Theo Bưu điện Đà Nẵng)
SyncMaster
Văn hóa Phùng Nguyên

Điểm đáng chú ý trong đời sống kinh tế của cư dân văn hóa Phùng Nguyên là sự xuất hiện của đồng và thuật luyện kim. Bên cạnh những cục đồng, các nhà khảo cổ còn tìm thấy cả xỉ đồng chứng tỏ con người đã luyện kim ngay tại đây chứ không phải mang từ nơi khác tới. Song, cho đến nay, vẫn chưa tìm thấy được đồ đồng nguyên vẹn trong các di chỉ Phùng Nguyên.

Trong khoảng thời gian dài của thời đại đá, con người tiền sử trên đất nước Việt Nam đã có những biến chuyển về mặt sinh học, về phương thức kiếm sống và về đời sống xã hội, mặc dù họ vẫn sống chủ yếu dựa vào hái lượm và săn bắt. Cuộc cách mạng đá mới cũng mới chỉ thực sự bắt đầu với các văn hóa sau giai đoạn Hoà Bình - Bắc Sơn và được đẩy mạnh với các văn hóa hậu kỳ đá mới - sơ kỳ kim khí. Đó là sự phát triển của sự giao lưu, trao đổi văn hóa giữa các bộ lạc nguyên thuỷ với nhau, đồng thời cũng là thời điểm xuất hiện thêm nhiều văn hóa hậu kỳ đá mới - sơ kỳ kim khí khác nữa như các văn hóa Mai Pha, văn hóa Hà Giang, văn hóa Biển Hồ v.v..., làm cho bức tranh toàn cảnh của thời đại đá ở Việt Nam thực sự đầy đủ và phong phú.

Cư dân cuối thời đại đá mới trên đất nước ta khi đưa kỹ thuật chế tác đá lên đỉnh cao, đã tìm thấy một loại vật liệu mới, đó là đồng. Thứ kim loại màu này xuất hiện giữa thế giới đồ đá đã dần làm thay đổi sức sản xuất xã hội và gây ra những biến chuyển mạnh mẽ trong cơ cấu xã hội nguyên thủy. Tuy nhiên, trong buổi đầu có mặt của đồng hay đồng thau, chưa phải đã dễ dàng nhận ra một sự biến đổi trong văn hóa vật chất của người nguyên thủy cũng như trong tổ chức xã hội của họ. Chính vì vậy, khó có thể tìm được một ranh giới rõ rệt về trình độ kinh tế, kỹ thuật và văn hóa giữa các bộ lạ hậu kỳ thời đại đá mới và các bộ lạ sơ kỳ thời đại đồ đồng. Một trong các nhóm bộ lạc đó là chủ nhân của văn hóa Phùng Nguyên phân bố trong lưu vực sông Hồng. Họ là những người đã đạt đến một trình độ cao trong kỹ thuật làm đồ đá. Công cụ và đồ trang sức đều được mài nhẵn, biết khoan lỗ, khoan tách lõi, và đặc biệt kỹ thuật cưa phổ biến làm cho con người có thể tạo ra các vật phẩm bằng đá có hình dáng chính xác và tiết kiệm được nguyên liệu. Có thể nói rằng, các bộ lạc Phùng Nguyên đã đạt đến đỉnh cao của kỹ thuật làm đồ đá mà con người ở các giai đoạn trước hay sau văn hóa này đều không thể vượt qua.

Công cụ đá được tìm thấy nhiều nhất trong các di chỉ là rìu và bôn có thiết diện tứ giác, có kích thước nhỏ, không chỉ là những công cụ chặt mà có chức năng như những con dao nhỏ để làm đồ xương, hoặc để nạo mặt gốm hay khắc rãnh đồ gốm. Cư dân Phùng Nguyên cũng là những người thợ gốm có tài. Họ đã dùng bàn xoay để nặn đồ gốm. Tuy độ nung của gốm thời kỳ này chưa cao nhưng đồ dùng khá tốt.

Điểm đáng chú ý trong đời sống kinh tế của cư dân văn hóa Phùng Nguyên là sự xuất hiện của đồng và thuật luyện kim. Bên cạnh những cục đồng, các nhà khảo cổ còn tìm thấy cả xỉ đồng chứng tỏ con người đã luyện kim ngay tại đây chứ không phải mang từ nơi khác tới. Song, cho đến nay, vẫn chưa tìm thấy được đồ đồng nguyên vẹn trong các di chỉ Phùng Nguyên.

Mặc dù đã biết đến kim loại, nhưng ở thời kỳ này, đồ đồng vẫn chưa lấn được thế lực của công cụ đá. Công cụ đá vẫn là công cụ sản xuất chủ yếu. Bên cạnh các công cụ đá phục vụ sinh hoạt hàng ngày, chủ nhân của văn hóa Phùng Nguyên cũng là những con người biết cảm thụ cái đẹp. Điều này được thể hiện khá rõ qua các di vật đồ trang sức, đồ gốm và ngay cả trên những công cụ đá.

Cuối thời đại đá mới, các cư dân bộ lạc Phùng Nguyên ở lưu vực sông Hồng là những người đã đạt đến trình độ cao trong kỹ thuật làm đồ đá. Ở nơi cư trú của cư dân thời kỳ này, các nhà nghiên cứu, sưu tầm khảo cổ cũng đã tìm thấy nhiều những công cụ bằng đá như rìu, bôn còn được gọi là vời, gần giống rìu nhưng lưỡi được mài vát một bên và có cán lắp như kiểu cán cuốc và đục. Chuôi thu nhỏ nên nhìn mặt trước ta thấy có vai còn nhìn mặt bên thấy có bậc giữa phần thân và phần chuôi. Những công cụ này được mài rất nhẵn, bóng, có kích thước nhỏ nhắn, chiều dài từ lưỡi đến chuôi phần lớn nằm trong khoảng từ 4 - 5cm, chiều rộng lưỡi cũng bằng kích thước như chiều dài lưỡi. Nhờ có nấc, có vai, người nguyên thủy có thể cắm hay buộc bôn vào cán một cách chắc chắn.

Do công cụ đá còn phổ biến và chiếm ưu thế, các bộ lạc Phùng Nguyên vẫn chưa vượt ra khỏi phạm trù của hình thái công xã nguyên thuỷ. Hình thái xã hội này còn tiếp tục tan rã cùng với các bước phát triển của văn hóa đồng thau tong các gia đoạn sau như Đồng Đậu, Gò Mun. Sự xuất hiện của nghề luyện kim ở các bộ lạc Phùng Nguyên cho phép chúng ta nghĩ rằng, người đàn ông chiếm địa vị quan trọng trong sản xuất. Cũng giống như một số bộ lạc của văn hóa Hoà Bình - Bắc Sơn, chủ nhân của văn hóa thời kỳ này chôn người chết ngay tại nơi cư trú của mình. Trong mộ, họ còn chôn theo cả đồ trang sức như khuyên tai, chuỗi hạt, các công cụ đá và đồ gốm.

Các bộ lạc Phùng Nguyên đã có một vị trí quan trọng trong quá trình hình thành nền văn minh sông Hồng. Cách đây 4000 năm, tụ cư ở vùng lưu vực sông Hồng, các bộ lạc Phùng Nguyên với kỹ thuật luyện kim đã trở thành các bộ lạc tiên tiến đương thời. Tất cả các cứng cứ khảo cổ học đều nói lên rằng, sự phát triển từ văn hóa Phùng Nguyên đến văn hóa Đông Sơn qua các giai đoạn Đồng Đậu, Gò Mun trong lưu vực sông Hồng là liên tục. Điều đó không những chứng minh rằng, văn hóa Phùng Nguyên là cội nguồn của văn minh sông Hồng mà còn chứng minh các bộ lạc Phùng Nguyên là cái lõi đầu tiên của dân tộc Việt.

(Sưu tầm)
xalacxalo


Xời, có gì cao siêu đâu bác, hỏi những cái đấy mới hay chứ, có phải là ai cũng biết đâu, nhưng không phải là không có ai biết, nên mọi người giúp nhau hiểu thêm cũng tốt, no problem sp_ike.gif

Tiện đây bác đáo qua đây zả nhời câu quân sự Việt Nam và ASEAN em phát nào. Đang tò mò.

http://www.langven.com/forum/https://www.langven.com/forum/index.php?showtopic=2660&st=100


mth
Nhà toán học Kovaleskaia Sofia Vassilievna, người Nga, 1850-1891 là bà này
user posted image

Người xây dựng lễ đài độc lập ở quảng trường BĐ là ông Ngô Huy Quỳnh
user posted image

Câu về các nhà khoa học Việt Nam, tạm thời vào đây
xalacxalo
Cám ơn bác mth. Khá hay.

Hỏi một câu nhỏ này :

Ai đã đặt tên gọi Paciffic cho Thái Bình Dương nhỉ? Thông tin về người ấy cho em cái

Câu nữa là

Hoàng Sơn Thiếu Lâm Tự ở đâu? Lịch sử của nó và hình minh hoạ có ai có không thế?
Pages: [1], 2, 3, [>], [>>]
Quán nước đầu làng Ven > Sáng Tác - Thảo Luận - Phổ biến kiến thức > CLB Văn Hoá - Lịch sử
Invision Power Board © 2001-2024 Invision Power Services, Inc.