Lý thuyết Supersymmetry theo em được biết là lý thuyết hình học siêu cấp- Supergeometry- nền tảng của Superstring theory trong vật lý. Supergeometry là lý thuyết tóan học dạng tiên tiến nhất hiện nay, là một nhánh thuộc lĩnh vực hình học vi phân- Differential Geometry, tuy nhiên có kết hợp chặt chẽ với đại số bất giao hóan- non-commutative Algebra và giải tích phức- Complex Analysis. Em nghĩ là Einstein chết trước khi Supergeometry ra đời và cũng không biết gì về lý thuyết Superstring mà có lẽ chỉ biết sơ về lý thuyết Stringtheory- tiền thân của Superstring theory thôi. Trợ lý về Tóan học của Einstein sau khi Einstein sang Mỹ ở tại IAS Princeton có kể lại rằng trình độ Tóan của Einstein (khỏang 1935) đã khá lạc hậu so với mức phát triển của tóan học đương thời.
Bước tiến làm vật lý Tương đối của Einstein lung lay đầu tiên chính là Vật Lý lượng tử- mà nhất là sau khi Heisenberg đưa ra chứng minh về "Hệ thức bất định"- Uncertainly Principle. Hệ thức bất định bảo rằng độ biến đổi deltaX về vị trí tỉ lệ nghịch với độ biến đổi deltaM về khối lượng của một hạt nguyên tử, bởi vì tích của chúng bị giới hạn bởi một hằng số có tên là hằng số Max Planck. Nghĩa là nếu như xác định được càng chính xác khối lượng của nguyên tử bao nhiêu thì càng không thể xác định đựơc chính xác vị trí của nó bấy nhiêu.
Einstein đã tìm cách chứng minh hệ thức này sai, bằng cách ông quan sát cùng một lúc hai nguyên tử cùng lọai ở hai vị trí đối nhau ( ví dụ đặt hạt 1 ở vị trí x trên trục OX và hạt 2 ở vị trí -x trên OX) - vì nghĩ rằng làm như thế thì sẽ chỉ cần đo khối lượng của hạt 1 và vị trí của hạt 2 là sẽ suy ra được chính xác vị trí của hạt 1 cũng như cả khối lượng chính xác của hạt 2. Tuy nhiên kết quả là đã thất bại. Thế là cùng lúc thế giới phải chấp nhận song song cả hai thuyết Tương đối và Lượng tử- mặc dù hai thuyết này mâu thuẫn với nhau. Thuyết tương đối thì chính xác cho các quá trình vĩ mô như các hành tinh, oto, tên lửa, còn thuyết Lượng tử thì đúng cho các quá trình vi mô như hạt nhân, nguyên tử.v.v. Về tính ứng dụng- thì thuyết Lượng tử có lẽ là quan trọng hơn đối với sự phát triển của lòai người gần 100 năm nay, càng ngày nó càng có ưu thế trong các lĩnh vực ứng dụng cho đời sống con người. String theory là lý thuyết ra đời tìm cách dung hòa mâu thuẫn giữa 2 lý thuyết nền tảng của vật lý hiện đại này.
Em gần như mù tịt về các lọai khái niệm hiện đại này, vì nói chung các ngành Tóan, Vật Lý hiện nay đã đi tới mức có rất ít người hiểu được- rất giống nhạc hiện đại viết ra chả để ai hiểu cả. Các ngành như Hình học đại số, hình học vi phân, lý thuyết dây, hình học siêu cấp.v.v. đều là những thứ cả thế giới chỉ có đội vài chục người hiểu được những gì mới nhất đang được phát triển mà thôi. Về Supergeometry và vật lý dây thì ở IHES bên Pháp giờ có mấy tay trùm là Alain Connes, Deligne và Kontsevich, còn ở Mỹ có mấy tay ở IAS Princeton như
Edward Witten, John Milnor. Các bác ở Pháp muốn hiểu mấy thứ ấy sơ lược tốt nhất là tìm cách đi nghe mấy tay Connes, Kontsevich mà nghe. Chỗ Berlin nhà em chỉ có tóan ứng dụng có vẻ mạnh, còn Vật lý dây với cả hình học siêu cấp thì không có bác đầu đàn nào thì phải, rất chi là buồn.
-----------
- Edward Witten là một nhà vật lý hàng đầu thế giới hiện nay- dù là nhà vật lý nhưng ông cũng đồng thời được giải Fields cho tóan lý thuyết. Witten hình như cũng là cha đẻ, hoặc là người phát triển lý thuyết superstring theory.
Các bác muốn tìm hiểu sơ về các khái niệm trên cũng có thể vào cái địa chỉ em để trong thư viện địa chỉ- topic :"Các thuật ngữ chuyên ngành khoa học" để đọc..