Langven.com Forum

Full Version: Tinh thể tuyết
Quán nước đầu làng Ven > Thư viện làng Ven > Thư viện hình ảnh
Pages: [<<], [<], 1, 2, [3], 4, 5, [>], [>>]
Milou
user posted image
Milou
user posted image
Milou
user posted image
Milou
user posted image
Milou
user posted image
Milou
user posted image
Milou
user posted image
Hưng
Cái này hay. Sao mà em chưa bao giờ nghĩ đến tại sao tinh thể tuyết nó lại có hình dạng Symmetry kỳ lạ như thế nhỉ. Không hiểu tại hả sao các bác?
yuyu
Ô hay , thì thuộc tính phổ biến của thế giới là đối xứng mà ? Vạn vật đều có tính đối xứng từ thực thể cho đến khái niệm. Tính đối xứng tạo sự cân bằng cho vũ trụ theo cả nghĩa đen và nghĩa bóng.
Riêng các tinh thể nước đóng băng, chắc do cấu trúc phân tử nước có kết cấu đặc biệt nên nó trở nên đăng đối. Nhưng chỉ tương đối thôi, nhìn kỹ xem nhé không phải là symmetry một cách tuyệt đối đâu, cũng giống như trên khuôn mặt và cơ thể người. 2 nửa phải trái giống nhau mà vẫn khác nhau.
Vì thế trong trang trí, sự đăng đối tạo cảm giác hài hoà. Trong văn chương thể biền ngẫu tạo cảm giác hoàn chỉnh, cân đối, sung mãn. Trong âm nhạc, nghệ thuật đối âm của Bach gây sự vận động nhịp nhàng và liên tục.
Tóm lại sự đăng đối, hài hoà, hoàn chỉnh, chuẩn mực, sung mãn v.v...tạo ra một quan niệm gọi chung là cổ điển ( classique ). Nhưng muốn cho nghệ thuật hay thì phải đối mà không đăng, nói đúng hơn là cân đối mà không nên đăng đối, tức là không được quá cân bằng nặng nhẹ, cao thấp, sáng tối, v.v....như nhau mà phải có sự lệch lạc một tí thì mới sinh động, nhịp nhàng. Gọi nôm na là có nhịp (arabesque ).
Những tinh thể băng tuyết này, do đăng đối quá ( dù chỉ tương đối ) nhìn lâu sẽ chán vì monotone. Nghệ thuật mà monotone thì chán, cơ hồ muốn vứt đi. Viết 1000 bản nhạc, làm 1000 bài thơ, vẽ 1000 bức tranh vẫn giọng điệu, phong cách đấy mà không monotone, không lặp lại thì cực khó. Tài hay không chính là ở chỗ đấy. Cơ thể người tuy đăng đối nhưng không hề tuyệt đang đối. Giả sử mà có một người đăng đối hoàn toàn 2 nửa phải trái thì nom rất kinh vì nó chẳng khác gì một cái mannequin hay người máy, tức là không phải người sống.
Hưng
Sự đối xứng của hoa tuyết rất lạ- nó không phải là tính đối xứng tuân theo qui tắc cấu trúc phân tử (vì có hoa to hoa nhỏ, viền vệt khác nhau ) nhưng lại đối xứng một cách hòan hảo trong khi nó chỉ là nước đóng băng có tuổi thọ rất ngắn. Nếu nó là động vật thì đã khác- vì quá trình tiến hóa là nhiều triệu năm. Đằng này một bông hoa tuyết chỉ được sinh ra trong một thời gian rất ngắn và không phải là cấu trúc hữu cơ. Không hiểu cái gì là nguồn tạo ra hoa tuyết nhỉ? Có phải là do gió thổi vào các lớp không khí lạnh đóng trên cây tuyết tùng?

Ngày xưa Herman Weyl (1885-1955) có viết một cuốn tên là Symmetry tiếc là em chưa kiếm được. Có lẽ mấy hôm nữa phải bóp bụng đi mua một cuốn trên Amazon về đọc trong thời gian Noel.

-----
Tiểu sử của H. Weyl:

http://www-gap.dcs.st-and.ac.uk/~history/M...cians/Weyl.html
Pages: [<<], [<], 1, 2, [3], 4, 5, [>], [>>]
Quán nước đầu làng Ven > Thư viện làng Ven > Thư viện hình ảnh
Invision Power Board © 2001-2024 Invision Power Services, Inc.