Langven.com Forum

Full Version: Con Gái đại Tá Chờ Thư
Quán nước đầu làng Ven > Thư viện làng Ven > Thư viện hình ảnh
Pages: [<<], [<], 1, [2], 3, [>], [>>]
Toanli
ToYuyu,
Ha ha,
Lúc này rượu...Thế là vui nhé.
Nhưng bác Phó ơi, Thực đểu đấy bác Phó ạ. Nó tâng mình lên rồi tiu đấy.... cheers.gif
Hôm nào Yuyu sang Đức đi...tha hồ mà bốc phét với tớ.. devil2.gif bangin.gif
Cậu có biết óanh cờ tướng không?
Uống bia mấy vại?
Tớ có mấy cái chân dung của Lí Sơn vẽ còn đây. Tanh lắm... rhino.gif shuriken.gif
Nguyễn văn Thọ
Phó Thường Nhân
Hì hì
Bác yuyu,
Tôi con nhà văn, không phải con nhà VÕ nên không có sức được như
thế. leuleu.gif
To Toanli,
Nếu bác mời bia nhấm với ớt ngâm dấm thì tôi xin một chân chầu. Còn
đánh cờ thì tôi hoàn toàn mù tịt. Nhưng nghe bác kể chuyện thế giới văn
chương Việt Nam thì tôi xin làm một chân tiểu đồng đứng nghe.
Sóng
QUOTE(Toanli @ Sep 22 2003, 10:07 AM)
Con gái tớ 7 tuổi, tiếng Đức gọi
là Maodchen, nó luôn cãi là nó chẳng phải Kinhd nữa. Cô gái 7 tuổi.


Bác Toanli cho em một chân. Nhưng mà bên châu Âu này làm gì có khái
niệm đến 18 tuổi. 16 tuổi nếu đuợc sự đồng ý của bố mẹ là có thể gả
chồng rồi. Em sẵn sàng chờ thêm 8 năm nữa.
Mà khí ko phải, có phải là cái ảnh thứ ba là ảnh con bác và ông nó ko
đó?
Em viết có hơi thô một chút, có gì bác cho em xin hai chữ đại xá nhé. Mà
nếu bác ở Đức thì bác ở đâu vậy, em có mấy thằng bạn nó hâm mộ bác
quá, nó hỏi em địa chỉ bác chốn nào để bữa nào sang xin đuợc gặp mặt.
Phó Thường Nhân
To songduvobo,
Thôi chết rồi. Thủ phạm chiến tranh thế giới thứ III trong VNE là bác đấy
nhé. leuleu.gif Người trong ảnh là bác Toanli chứ còn ai nữa. Mau mau
chắp tay xin lỗi đi, không thì vừa mất bố vợ tương lai, mà tôi cũn không
có đủ nước để giập lửa đâu đấy. laugh1.gif
Milou
Bác TL đẹp lão thế kia, giống cả 2 ông trẻ nội lẫn ngoại. Nhưng bác giống ông trẻ họ Nguyễn hơn (tiếc là không cùng họ Nguyễn Văn)
Sóng
QUOTE(Phó Thường Nhân @ Sep 23 2003, 07:23 PM)
To songduvobo,
Thôi chết rồi. Thủ phạm chiến tranh thế giới thứ III trong VNE là bác đấy nhé.  leuleu.gif Người trong ảnh là bác Toanli chứ còn ai nữa. Mau mau chắp tay xin lỗi đi, không thì vừa mất bố vợ tương lai, mà tôi cũn không có đủ nước để giập lửa đâu đấy.  laugh1.gif

Oái, bác Phó làm em giật này mình, lâu nay em cứ tưởng dân làng VNe tuy có cao niên nhưng cao niên như bác toanli thì quá là bất ngờ.
Thôi thì tự đành nhận mình là stupid.gif Bữa nào thì đành phone1.gif xin lỗi bố vợ rồi. He he(Nhưng mà chắc gì đến lượt mình, trong này toàn cao thủ thôi)
Mà thôi, càng nói lại càng linh tinh, có lẽ là em giống bu rồi.
Hưng
Đồng chí Sống đủ lại nói sai rồi. Trong này không những có một người tầm tuổi bác Toanli, mà còn có nhiều người nữa tầm tuổi gần như thế.
Sóng
Cáo lỗi bác toanli và mọi nguời. Hôm qua em vào đọc vnexpress, thấy cái này hay hay, mọi nguời đọc nhé.
http://vnexpress.net/Vietnam/Van-hoa/2003/09/3B9CBAC4/
Giáo sư Trần Quốc Vượng và mối tình qua hai thế kỷ

Tên tuổi của ông là niềm tự hào không chỉ của giới sử học Việt Nam mà còn trên nhiều giảng đường quốc tế. Đang bước vào tuổi “cổ lai hy”, nhưng thiên tình sử tuyệt vời của ông đã khiến nhiều người cảm động. Hôm nay, ông lên xe hoa... lần thứ hai, đúng ngày kỷ niệm 10 năm hai người quen nhau.

Nhiều người vẫn xếp ông là một trong “tứ trụ huyền thoại” của giới sử học hiện nay: Lâm - Lê - Tấn - Vượng, (Đinh Xuân Lâm, Phan Huy Lê, Hà Văn Tấn và Trần Quốc Vượng). Ông không chỉ là bậc học giả uyên bác trong nhiều lĩnh vực mà còn là một người chẳng giống ai: Đã Chơi thì phải chịu chơi chớ đừng chơi chịu. Và cố gắng chơi đẹp (fair play) - như ông từng viết.

Ngày 22/9/1993, chuông điện thoại tại nhà riêng của giáo sư Trần Quốc Vượng reo vang. Từ đầu dây bên kia, giọng một cô gái trẻ vang lên:

- Xin lỗi thày, em tên là Bẩy ở Viện Văn hóa. Em có việc rất cần muốn gặp và nhờ thày. Em đến nhà thày ngay bây giờ được không ạ?

Vốn là người kỹ tính, ít khi tiếp khách mà không có chuẩn bị (thậm chí, mấy người con đẻ của ông đến thăm mà không điện thoại báo trước, ông cũng kêu “đang bận” và không chịu ra mở cửa; họ đứng ngoài mãi, mỏi chân đành quay về...); nhưng hôm đó, như một định mệnh, giáo sư Trần Quốc Vượng đồng ý ngay. Thậm chí, ông còn nhiệt tình hướng dẫn đường đi, địa chỉ cho cô gái lạ kia.

Mười lăm phút sau, người đã gọi điện xuất hiện tại nhà ông với một túi cam trên tay. Cô trạc tuổi 30, trông không quá xinh, nhưng mặn mà và rất có duyên

- Thưa thày, em muốn thắp hương cho cô...

Không hiểu tại cô gái đã thành kính chắp tay trước bàn thờ người vợ quá cố của mình, hay còn vì một lý do nào đó, mà Trần Quốc Vượng thực sự xúc động. Ông hỏi giọng như lạc đi:

- Cô đến với tôi có mục đích gì?

- Em có một người anh trai ở bên Mỹ, rất muốn em sang đó lấy chồng và kinh doanh cùng anh ấy. Nhưng em chỉ quen làm nghiên cứu, công việc của em ở Hà Nội đã ổn định rồi. Thầy thử xem giúp em là có nên đi Mỹ không?

- Tôi đồng ý giúp. Nhưng cô phải cho tôi biết họ tên và ngày sinh tháng đẻ đã chứ.


Chị Nguyễn Thị Bẩy.
- Dạ, Nguyễn Thị Bẩy, sinh vào đêm mồng 9 tháng 9 năm 1963.

- Thế lá số tử vi của cô đâu?

- Thưa, em chưa lập lá số, em muốn nhờ thầy...

- Vậy thì cô phải về lấy lá số mang đến cho tôi đã.

Hai ngày sau, cô gái lại đến với một lá số tử vi được in bằng vi tính trong tay. Chẳng cần chờ đợi lâu, sau phút trầm ngâm, lúc lắc cái đầu hói, vị giáo sư phán rằng:

- Cuộc đời em sẽ có nhiều lần xuất ngoại. Em cứ đi Mỹ đi. Nếu mà em không đi Mỹ được, thì tôi sẽ chính thức... cầu hôn em!

Nếu câu nói ấy từ miệng một người đàn ông bình thường nói ra, rất có thể sẽ làm cho cô gái bị “sốc”, vì lời tỏ tình quá đường đột. Nhưng Trần Quốc Vượng vốn nổi tiếng là người hay hài hước, nên cô cho rằng đó là một câu đùa, liền nói đế theo:

- Tất nhiên! Nếu “bắn súng” không nên thì thầy phải “đền đạn” cho em thôi!

Cứ ngỡ chuyện đến thế và sẽ qua đi... Nhưng không! Hình như khi đã yêu thì trái tim của một chàng trai 18 tuổi hay của một ông lão 80 cũng đều run rẩy và khát khao như nhau... cho nên một ngày mà không nhìn thấy mặt, không nghe được tiếng người mình yêu là không chịu nổi.

Hồi ấy, nhà của cha mẹ đẻ của Nguyễn Thị Bẩy ở số 7 phố Đoàn Nhữ Hài (Hà Nội). Cả phố này mới có mỗi gia đình nhà văn Tô Hoài ở số nhà 21 là có thuê bao điện thoại. Trần Quốc Vượng thường gọi điện thoại nhờ qua máy của gia đình Tô Hoài để liên lạc với Bẩy. Mà oái oăm là ông toàn gọi điện vào lúc đêm khuya. Trần Quốc Vượng đã phịa ra đủ thứ lý do để gặp “cô Bẩy” bằng được: “có việc rất cần”, “cần trao đổi công việc gấp”; thậm chí là: “vừa bị cảm”, “mới bị... tai nạn giao thông”!... Khổ nhất là bà vợ của nhà văn Tô Hoài thường phải xách đèn, lọ mọ sang gõ cửa nhà của Bẩy gọi đi nghe điện thoại.

Một ngày nọ, “chàng và nàng” gặp nhau. Đang lúc say chuyện, Trần Quốc Vượng tuyên bố một câu như “đinh đóng cột”:

- Anh mà không lấy em, sẽ chẳng có một... “thằng chó” nào lấy em đâu!

Bẩy tức lắm, chỉ vào mặt Trần Quốc Vượng nói như quát:

- Này, anh nhớ nhé! Rồi sẽ có một “thằng chó” lấy em cho mà xem!

Đêm ấy trở về nhà, Bẩy nằm khóc một mình. Để “trả thù hắn”, cô đã sàng lọc trong các bạn trai, và quyết định chọn lấy một người và lấy làm chồng cho... bõ tức.

Mấy hôm sau, Bẩy đến hỏi Trần Quốc Vượng:

- Một đứa bạn gái của em tuổi Quý Mão, muốn chọn ngày cưới trong năm nay. Theo anh, ngày tháng nào nó tổ chức là đẹp nhất?

Trần Quốc Vượng không hề biết và không ngờ là Bẩy lại hỏi cho chính cô. Ông bấm đốt ngón tay, lẩm bẩm tính toán, rồi thủng thẳng bảo:

- Chỉ có mỗi ngày mồng Bẩy tháng Bẩy là được! Nhưng tuổi Quý Mão à? Trai Đinh - Nhâm - Quý thì tài, gái Đinh - Nhâm - Quý... phải “hai lần đò” đấy!

Mặc kệ những lời của vị giáo sư nổi tiếng về tử vi nói ra, Bẩy vẫn quyết định lấy chồng. Chàng là một họa sĩ, khá nổi tiếng. Gia đình khá giả, có nhà ở ngay mặt tiền phố Bà Triệu.

Đúng ngày Nguyễn Thị Bẩy lên xe hoa, thì Trần Quốc Vượng đang đi giảng bài ở Huế. Một người bạn đã điện thoại báo tin cho ông biết. Lúc đầu, vị Giáo sư không tin, chỉ cho rằng người bạn kia đã đùa ác ý. Nhưng bán tín bán nghi, ông điện thoại ra Hà Nội xác minh... Đó thực sự là một tin “sét đánh ngang tai”. Mặc dù là người có thần kinh thép, nhưng “cú sốc” quá mạnh đã khiến cho Trần Quốc Vượng ngất xỉu. Người ta phải vội khênh ông vào bệnh viện cấp cứu... Nhưng không một vị bác sĩ tài giỏi nào chẩn đoán đúng bệnh của Trần Quốc Vượng. Người duy nhất trên thế gian này có thể cứu ông, đó là Nguyễn Thị Bẩy. Sau này, Bẩy đã được đọc lại những dòng chữ đầy đau khổ, bày tỏ nỗi thất vọng và cả tình yêu nồng nàn mà chính tay giáo sư Trần Quốc Vượng đã viết cho cô.

Một đêm khuya sau ngày Nguyễn Thị Bẩy lên xe hoa không lâu, gia đình bố mẹ đẻ của cô ở phố Đoàn Nhữ Hài nhận được cú điện thoại của một người đàn ông lạ. Ông ta tự giới thiệu là người của Tòa án nhân dân Hà Nội, rồi tuyên bố rằng: Đám cưới của “cô Bẩy” vừa diễn ra là không... hợp pháp; rằng nhất định ông ta sẽ yêu cầu “cô Bẩy” phải... ly hôn!

Người anh trai của Bẩy vừa từ Mỹ về nước, nhận điện thoại đã hết sức lo lắng. Bố mẹ của cô cũng rất ngạc nhiên, vì gia đình họ vừa lắp đặt điện thoại, không hiểu sao lại có “ông Tòa án” biết được số máy này? Chỉ có điều, giọng của người đàn ông kia cứ lè nhè, nói câu nọ, lẫn câu kia. Và họ kết luận: Đó có thể là một gã say rượu, hoặc một thằng điên!

Rất may là khi đó, Nguyễn Thị Bẩy đã về nhà chồng và đang hưởng tuần trăng mật.

Không bao lâu, đến lượt chuông điện thoại trong căn phòng hạnh phúc của Bẩy ở phố Bà Triệu réo lên vào mỗi đêm khuya. Người gọi cho cô không ai khác là giáo sư Trần Quốc Vượng... Lúc đầu, chồng của cô hơi ngạc nhiên, bởi không hiểu có ông nào lại cứ điện thoại cho vợ mình vào lúc nửa đêm và nói dai đến vậy! Sau biết đó là vị giáo sư khả kính, thì chàng họa sĩ đoán rằng hai người trao đổi với nhau về công việc, và một đề tài nghiên cứu khoa học gì đó. Chẳng là, ông Vượng có thói quen ngủ lúc chập tối và gần sáng, thức dậy làm việc giữa đêm khuya... Trước đó, một lần nghe tin Bẩy bị ốm nghén, ông đã nhờ người đèo đến tận phòng tranh của chàng họa sĩ để thăm mà không gặp, đành chọn mua một bức tranh rẻ tiền và thông báo việc mình đồng ý hướng dẫn “cô Bẩy” làm luận án tiến sĩ về đề tài “Văn hóa ẩm thực Hà Nội”...

Nhưng rồi, việc gì đến, cuối cùng đã phải đến: Nguyễn Thị Bẩy đã chia tay với chàng họa sĩ. Họ đã tới với nhau nhẹ nhàng và chia tay cũng như vậy. Nó giống như một chuyến đò ngang số mệnh, buộc cô phải ngồi lên sang sông để tới bến bờ hạnh phúc.

Chị Nguyễn Thị Bẩy tâm sự: "Tôi định sẽ viết một cuốn tiểu thuyết kể lại toàn bộ mối tình kéo dài hai thế kỷ của mình với cụ Vượng, nhưng cụ ấy lại khuyên Tốt nhất là hãy chọn một nhà văn có tài, hay nhà báo giỏi nào đó, viết hộ mình cho khách quan và hay hơn”.

Chị Bẩy thổ lộ: "Có lần cụ Vượng nói với tôi đại ý là: Có nhiều phụ nữ thích cụ, nhưng cụ ấy chỉ yêu mình tôi và muốn cưới tôi làm vợ... Tôi nói ngay rằng: Em biết “cụ” là một người rất nổi tiếng. Nhưng em chỉ lấy người đàn ông Trần Quốc Vượng làm chồng, chứ không muốn lấy cái danh Giáo sư Sử học để cho oai. Vì thế, xin “cụ” cũng đừng có mà... “tinh tướng”!

Sau ngày cưới, đôi vợ chồng dự tính sẽ chuyển nhà từ khu tập thể Kim Liên về đường Huỳnh Thúc Kháng. Đó là một căn hộ cao cấp trên tầng 10, rộng rãi và tiện nghi hơn... “Cụ” Vượng đã có một con trai đang ở nước ngoài và hai con gái cùng lứa tuổi với chị Bẩy. Họ vẫn coi nhau như bạn bè, kể cả sau khi đã kết hôn. Chị Bẩy cũng đã có một cháu gái 5 tuổi... Chị thổ lộ: "Còn chuyện có nên sinh thêm em bé? Cho tôi được bí mật... à, mà tốt nhất là hãy dành câu trả lời này cho... cụ Vượng".

Đặng Vương Hưng
Nguoicuoicung
Hình như bác Thọ còn có cô con gái lớn thì phải. Hôm nào bác về nước , em hầu bác ván cờ. Bác mà thua thì cho thằng em làm rể nhé.
netwalker
Bác Toanli xem ứng cử viên này có được không nhé!

Biết đọc (tiếng Anh) và làm toán cộng trừ trong phạm vi 10 từ năm 3 tuổi , biết viết và đọc tiếng việt từ năm 4 tuổi. Người mẫu quảng cáo cho Baby GAP và bây giờ là GAP Kid.
Pages: [<<], [<], 1, [2], 3, [>], [>>]
Quán nước đầu làng Ven > Thư viện làng Ven > Thư viện hình ảnh
Invision Power Board © 2001-2024 Invision Power Services, Inc.