Langven.com Forum

Full Version: Ly Tiểu Long
Quán nước đầu làng Ven > Sáng Tác - Thảo Luận - Phổ biến kiến thức > CLB Văn Hoá - Lịch sử
tdna
Lý Tiểu Long - còn mãi một huyền thoại


Huyền thoại võ thuật Lý Tiểu Long.
Tên tuổi gắn liền với phim võ thuật, qua đời 30 năm về trước, ngày 20/7/1973, ở tuổi 32, đến giờ vẫn còn được biết bao người hâm mộ tôn thờ. Ông chỉ lưu dấu ấn qua vài tác phẩm, nhưng chừng ấy cũng đủ để cái tên Tiểu Long trở thành huyền thoại.

Đến giờ, các bộ phim của Lý Tiểu Long vẫn còn đắt hàng. Các trang web về ông chẳng ngày nào vắng khách. Không chỉ những cú đá mạnh, dứt khoát, nhanh như điện hấp dẫn người xem mà cả những câu nói đầy tính triết lý, những giả thuyết về cái chết bí ẩn của ông cũng làm nhiều độc giả tò mò.

Lý Tiểu Long qua đời vì chứng phù não tại ngôi nhà của một nữ diễn viên Hong Kong và yên nghỉ tại nghĩa trang Lake View ở Seattle, nơi ông từng theo học môn triết tại Đại học Washington. Nhân viên điều tra cho đó là một cái chết rủi ro, một tai nạn bất ngờ, còn dư luận thì đồn rằng ông qua đời vì dùng ma tuý quá liều, hoặc bị một hội nào đó trả thù. Bí hiểm hơn là con trai ông cũng qua đời trong một hoàn cảnh bất thường. Ở tuổi 28, Brandon bị thương nặng tại trường quay năm 1992 bởi một viên đạn lạc.

Ngay cả những ngôi sao võ thuật lớn thời nay như Lý Liên Kiệt, Thành Long cũng chưa bao giờ vượt qua cái bóng của người tiền nhiệm. Bản thân "Hiệp sĩ Thượng Hải" cũng thừa nhận, ảnh hưởng của Tiểu Long lớn đến độ, anh không dám đi theo con đường mà bậc tổ phim võ thuật đã đi qua. Kết quả là tên tuổi Thành Long gắn với những bộ phim hài. Anh tâm sự: “Tiểu Long tung những cú đá sấm sét rất cao, nên tôi chỉ còn một lựa chọn là đá thấp chân. Mỗi lần phóng ra một quả đấm, Tiểu Long lại thét lớn Aahh..., còn tôi tiếp sau những cú thụi là một gương mặt nhăn nhở cười".

Thành Long cố gắng không đi vào con đường mà Tiểu Long đã qua, một phần vì bậc tổ võ thuật có ảnh hưởng quá lớn, một phần vì những cú đòn của Tiểu Long quá hiểm, khó mà bắt chước. Theo Law Kar, nhà nghiên cứu Lý Tiểu Long, cú đòn của ông là sự kết hợp của kungfu, võ taekwondo của Hàn Quốc, karatedo của Nhật Bản và cả đấm bốc Tây phương.

Có công lớn trong việc truyền bá phim võ thuật Hong Kong với thế giới, nhưng Lý Tiểu Long không được ưu đãi tại quê nhà. Đến giờ, phần thưởng duy nhất đối với ông là một hình nộm ở bảo tàng Maddam Tussaud ở Anh, ngoài ra vẫn chưa có một phòng lưu niệm, một bức tượng nào của ông ở Hong Kong.

Thu Trang (theo Reuters)

--------------------------------------------------------------------------

Lý Tiểu Long là thần tượng của tôi clap.gif clap.gif clap.gif
Lý Tiểu Long khác Thành Long ,Lý Liên Kiệt ,Chung Tử Đơn hay Châu Nhuận Phát ở chổ anh (đáng phải kêu là ông ) ko những là người giỏi võ mà còn là võ sư ,người sáng lập ra môn phái mới ,là người tập hợp ,phối hợp được nhiều tinh hoa võ học trên toàn thế giới ,không những của phương đông mà còn phương tây ,cổ xưa và hiện đại .Với những bậc võ sư trong vài trăm năm lại đây ,Lý là người duy nhất được dùng với từ thiên tài võ học .
yuyu
QUOTE
Với những bậc võ sư trong vài trăm năm lại đây ,Lý là người duy nhất được dùng với từ thiên tài võ học .


Nhảm !
Người viết câu này hoặc là chưa bao giờ học võ, hoặc là học võ dởm, học chưa đến nơi đến chốn .
Trong Võ Thuật không bao giờ các võ sư chân chính lại nói đến thiên tài cả, vì học võ là phải khổ luyện, ai cũng như ai, học chết thôi, học cả đời, nếu muốn thành tài, không có ngoại lệ, không có thiên bẩm . Vả lại Lý Tiểu Long nếu nói là một thiên tài đóng phim võ thì còn nghe được chứ cũng không phải là một cao thủ thực sự ngoài đời . Mặc dù họ Lý lúc đầu có nhân duyên rất tốt là đệ tử của Diệp Vấn, một trong 2 sư tổ của Phật Gia Vĩnh Xuân,( người kia là Tế Công, đã sang Việt Nam thời WWII và được coi là sư tổ của Vĩnh Xuân Việt Nam).
Nhưng sau này vì mải chạy theo thương mại họ Lý đã làm hỏng môn Phât Gia Cương Nhu Phối Triệt truyền thống kỳ diệu mà ông được truyền thụ, chỉ vì trông không ....đẹp mắt ! Trong khi đóng phim thì phải cần những cú đấm đá đẹp mắt, hữu danh vô thực !
Vì thế Bruce Lee đã theo các môn phái cương tùm lum, nhưng không môn nào là chính truyền mà chỉ cốt tạo dáng để quay phim cho ăn ảnh mà thôi . Vì thế người học võ chân truyền trông Lee múa may trên màn bạc thì chỉ cười thầm vì không có môn phái võ chân truyền nào mà lại day môn sinh kiểu đánh hổ lốn Tay Vĩnh Xuân, Chân Karate, ngoài trừ môn võ tả Pí Lù, đánh lấy dáng để quay phim cho đẹp cho hấp dẫn , cho bổ mắt để loè những người không biết võ mà thôi . Mặc dù vè khoản này phải công nhận Lee vốn là một người có căn bản võ thuật từ trước nên đánh trông đẹp mắt và có khác bọn phàm phu tục tử thật . Nhưng học theo Lý Tiểu Long thì là tự sát. Võ thuật của Lý Tiểu Long chỉ để đóng phim . Mê quá mà học theo , mang ra ngoài đời ứng dụng thì chỉ có chết đến bị thương. Võ Thuật thực hiệu quả hơn nhiều nhưng không đẹp được như thế mà giản dị hơn .
Nếu nói về Thiếu Lâm chân truyền, thì sau này chỉ có Lý Liên Kiệt là đáng kể nhất . Tuy nhiên cũng chỉ khi cậu ta còn nhỏ tuổi, khoảng 15-16 tuổi, thời kỳ đóng sê ri phim "Chùa Thiếu Lâm" là ngoạn mục nhất . Đấy mới đúng là Shiao Lin Kung Fu, THiếu Lâm chân truyền của Thiếu Lâm Tự, chứ không phải Made in Hong Kong . Phim Võ Thuật thực của Trung Hoa Lục Địa, từ khi ra đời ( đầu thập niên 80 ) vì thế hơn hẳn phim võ thuật đa phần là dởm của bọn đào kép Hong Kong kiểu như Jacky Chan, Thành Long và nhất là Châu Nhuận Phát sau này, có biết đek gì võ thuật đâu ?
Dù sao thì Lý Tiểu Long cũng là một tài tử sáng giá của cinéma Hong Kong nhất là ở dáng vẻ đẹp giai được các chị em mê, chứ còn tài năng thực thì không tương xứng .
tdna
Lý Tiểu Long - cuộc đời và sự nghiệp


Lý Tiểu Long.

Anh được bình chọn là một trong những nhân vật nổi tiếng nhất thế kỷ 20. Trên màn ảnh, Lý Tiểu Long là diễn viên xuất sắc còn ngoài đời là võ sư kiệt xuất. ở anh là sự pha trộn các điệu múa mềm dẻo và những động tác võ thuật khéo léo để tạo nên nghệ thuật chiến đấu của riêng mình.

Lý Tiểu Long, sinh ngày 27/11/1940 tại San Francisco, Mỹ. Nhìn anh biểu diễn những pha võ thuật dũng mãnh ít ai ngờ rằng khi còn bé, Lý Tiểu Long ốm yếu bệnh tật và để dễ nuôi, mẹ đã đặt cho anh cái tên giống như con gái, thậm chí còn xâu hoa tai cho con trai vì nghĩ rằng như vậy ma quỷ sẽ không ám. Khi anh, tròn 1 tuổi, gia đình chuyển về Hong Kong và 5 tuổi, anh trở thành diễn viên nhí trong nhiều bộ phim. 13 tuổi, anh đã có hành trang hơn 20 phim. Thời gian này, Lý Tiểu Long giao du với nhóm trẻ bụi đời ở gần nhà và thường xuyên thua trong những trận đánh lộn trên đường phố. Vì vậy, anh bắt đầu học võ kung fu. Lo ngại con mình có thể hư hỏng, năm 1959, mẹ quyết định đưa Tiểu Long sang Mỹ. Năm 1963, anh mở lớp dạy võ đầu tiên, một năm sau giành chức vô địch kung fu ở bang California.

Năm 1966, anh ra mắt lần đầu trước công chúng Mỹ trong bộ phim truyền hình có tên gọi The Green Hornet. Sau loạt phim này anh thu nạp thêm một số đệ tử và lập ra môn phái mới có mang tên Jeet Kune Do. Một thời gian sau, Lý Tiểu Long quay lại Hong Kong để làm phim võ thuật. Trong phim, anh thường thể hiện những nhân vật bé nhỏ lương thiện chống lại thế lực độc ác tàn bạo. Những bộ phim này, sau khi ra đời đã được chào đón nồng nhiệt và đạt doanh thu rất cao. Nhận thấy tài năng của Lý Tiểu Long, các nhà làm phim Hollywood đã mời anh tham gia một bộ phim hoành tráng, quy mô và dự tính sẽ thu về tới 200 triệu USD, nhưng tiếc thay ngày 20/7/1973, anh đã đột ngột ra đi khi mới 32 tuổi đời.

-----------------------------------------
Có vẻ như bác yuyu hơi nhầm .Lý chưa bao giờ được chị em hâm mộ bởi sự ....đẹp trai .
Ý kiến của bác về Lý cũng trái ngược với em .Hiện nay em đang bận chơi game ,battlefield 1942 cực kỳ hấp dẫn w00t.gif nên chưa reply lại cho bác
Chỉ nói qua ,Lý là người rất sáng tạo ,khả năng về võ học tuyệt vời ,nhiều võ sư ,võ sĩ kiêm diễn viên điện ảnh lớn trên thế giới ,thậm chí ko phải là người châu Á đều là đệ tử của Lý Tiểu Long .Tiểu Long cúng sáng tạo ra môn phái mới nổi tiếng
Nhân nói qua về Thành Long .Ngày chưa thành danh ,Thành Long đóng chung với họ Lý chỉ có mỗi 1 phim ,trong phim đó anh đóng 1 cảnh là giơ ngực để Tiểu Long bay đến từ 7 mét và đạp cho 1 cái .Sau quả này Thành Long gần chết ,kỷ niệm nhớ đời
tdna
Lý Tiểu Long – Thời Thơ Ấu
Written By baobinh

Viết theo tài liệu về cuộc đời của Lý Tiểu Long
user posted image
Ngày 27 tháng 11 năm 1940, một đứa bé sinh ra đời tại San Francisco và được cha mẹ đặt tên là Jun Fan, có nghĩa: “San Francisco muôn thuở”. Người cha, Hoi Chuen Lee, một ca sĩ opera và người mẹ tên Grace, cặp vợ chồng này đã có ba con trước khi có thêm Jun Fan. Đứa bé sau này lớn lên đã nổi tiếng với cái tên Bruce Lee, là tên do vị bác sĩ hộ sanh đặt cho. Và người Việt chúng ta, chỉ qua phim ảnh, đã đặt tên cho đứa bé này – dĩ nhiên là phải ba mươi năm sau – một cái tên thật hay và đầy ý nghĩa: Lý Tiểu Long.

Khi Lý Tiểu Long được năm tháng, cậu bé đã theo cha mẹ trở về Hồng Kông. Ở Hồng Kông, khí hậu nóng và ẩm ướt đã làm cho đứa bé hay đau ốm, khiến cho người mẹ phải tốn công nuôi nấng. Nhưng dần dần, đứa bé quen với khí hậu, phục hồi sức khỏe và bắt đầu lớn mạnh. Khi chỉ là một đứa bé mới lớn lên, Lý đã bộc lộ nhiều cá tánh mạnh mẽ, giữa bạn bè và đám đông, Lý luôn luôn là kẻ được chú ý, được tin cậy. Bản tính rất hiếu động, không bao giờ đứng yên được vài giây đồng hồ. Ngay cả lần khi cậu tập tạ, sơ ý bị đau xương sống, bác sĩ bắt nằm yên trên giường, nhưng cũng vô hiệu. Đến năm lên sáu, Lý đã gây ấn tượng sâu sắc trong lòng người đạo diễn bộ phim của cha cậu và đã được mời đóng bộ phim đầu tiên trong đời, được diễn xuất chung với ông bố. Ở trường học, Lý với tuổi mười hai, mười ba, được xem như là đứa bé “phá làng, phá xóm”, đến độ trong trường từ bạn bè đến thầy cô đều đặt cho cái danh hiệu “The Bully and Troublemaker”. Tuy vậy, mọi người vẫn có lòng thương mến đứa bé thông minh ngỗ nghịch đó. Và cho đến khi rời khỏi trường học, những thành tích “phá làng, phá xóm” của Lý Tiểu Long vẫn còn được trong trường nhắc đến.

Năm cuối của abc Trung học, Lý tham dự giải Quyền Anh Tài Tử của trường. Mặc dù đã học qua nhiều môn phái quyền cước khác nhau, nhưng với Quyền Anh, Lý chưa hề xỏ tay vào đôi găng mà vẫn đánh ngã địch thủ và đoạt giải Hồng Kông High School Champion. Và cũng trong năm đó, Lý Tiểu Long cũng đoạt giải High School Cha-Cha Championship.

Năm 18 tuổi, Lý Tiểu Long thủ một vai trong phim “The Orphan”, một phim nổi tiếng ở Hồng Kông và các nước vùng Đông Nam Á lúc đó. Nhưng cũng vì vậy mà thân phụ của Lý phải gởi cậu ta qua Hoa Kỳ học để khỏi đi theo con đường phim ảnh. Ông ta nói với người con trai rằng: “Khi con trở thành một diễn viên nổi tiếng, con có thể giàu một cách nhanh chóng – Nhưng nếu không được như vậy, con chẳng đủ tiền để sống hàng tháng đâu”.

Một điều mà ít người biết là Lý Tiểu Long mang trong người ba phần tư giòng máu Trung Hoa của cha và một phần tư giòng máu Đức của mẹ. Thân phụ của Lý gần gũi với Peter, người anh kế của Lý, hơn là với Lý. Peter tốt nghiệp Vật Lý Học tại Đại học Wisconsin và là một chuyên gia khoa học của Royal Observatory ở Hồng Kông. Tuy vậy, khi Lý rời Hồng Kông để đến Hoa Kỳ học, thân phụ của Lý lại rất quan tâm đến người con trai này. Nhưng như Lý tâm sự: “Tôi không bao giờ xin tiền cha mẹ, tự tìm việc làm để sinh sống, và việc đầu tiên của tôi là chạy bàn và rửa chén trong một nhà hàng...”.

Sau vài tháng làm trong nhà hàng ban đêm để kiếm tiền theo học tại Đại học Washington ban ngày, Lý quyết định đổi qua nghề dạy võ. Lý than: “Thật tình tôi không thích chuyện dạy võ kiếm sống, nhưng dù sao cũng đỡ hơn rửa chén!”.

Trong thời gian này, ở Hoa Kỳ, người Trung Hoa còn giấu nghề, chỉ dạy võ cho người đồng hương thôi. Lý không quan niệm như vậy. Lý dạy cho bất cứ ai mà anh ta cảm thấy họ xứng đáng học hỏi nghệ thuật này. Một giáo sư trong trường của Lý, ông Tak Kimura, đã trở thành học trò của Lý, và sau này đã thay mặt Lý truyền thụ võ công của Lý trong vùng Seattle.

Linda, người vợ của Lý sau này, cũng là học trò võ của Lý. Linda cho biết: “Bruce lôi cuốn tôi ngay tức khắc bởi võ công của anh. Con người anh rất sống động và hấp dẫn. Trong trường, luôn luôn có một đám sinh viên bao quanh anh ta”.

Lý Tiểu Long nghiên cứu nhiều môn võ công. Lý sưu tầm những phim ghi lại các trận đấu của nhiều hảo thủ Quyền Anh như Joe Louis, Baer, Muhammad Ali v.v... cũng như sưu tập những sách báo về môn đô vật và những môn võ khác. Lý không ngần ngại đã trả đến $400 để mua cho được một cuốn sách hiếm. Những tài liệu đó đã giúp Lý nghiên cứu ưu khuyết điểm, sở trường, sở đoản của từng môn phái. Rồi từ đó, Lý tự tìm cho mình một con đường mới.

Là một người có thiên bẩm về võ thuật, cho nên đối với những môn phái mà Lý không theo học, chỉ nhìn qua những đòn thế, Lý vẫn có thể biểu diễn được như một người đã từng luyện tập. Lý có óc sáng tạo, tự nghĩ và tự làm lấy những dụng cụ để tập luyện một mình mà vẫn có hiệu quả như tập luyện với người khác. Những dụng cụ mà Lý bỏ công nghiên cứu tạo ra, đa số được dùng với chủ đích là khổ luyện cho tăng nội lực (power) và tốc độ (speed) của đòn phát ra.

Phòng tập của Lý có ba cái bao treo để tập đánh: bao thứ nhất chứa đậu; bao thứ hai chứa cát; và bao thứ ba chứa sắt vụn. Cái tính liếng khỉ của Lý cho đến khi lớn lên cũng không chừa. Khi bạn bè đến phòng tập của Lý chơi, Lý đấm vào bao đậu và bao cát cho họ bắt chước, rồi Lý đổi qua đánh bao sắt vụn với cả mười hai thành công lực. Bạn bè tưởng bở đánh theo... Lý đứng nhìn nhăn mặt ôm tay mà bật cười thích thú...
tdna
Lý Tiểu Long – Con Người và Võ Công
Written By baobinh


Viết theo tài liệu về cuộc đời của Lý Tiểu Long

Thân phụ của Lý Tiểu Long gởi Lý qua học ở Hoa Kỳ là để khỏi đi vào con đường điện ảnh. Nhưng cuối cùng Lý cũng không tránh khỏi. Loạt phim The Green Hornet cho Ti Vi, Lý thủ vai Kato, vào sinh ra tử, cận kề với cái chết vì có nhiều kẻ thù. Và ngoài đời, Lý cũng có nhiều kẻ thù vì bản tính cứng rắn, bộc trực và cũng một phần do sự ganh ghét. Điều khôi hài thường xảy đến với Lý là nghe người ta đồn rằng mình đã chết hoặc đã bị đánh bại bởi một kẻ nào đó. Lý kể lại: “Một hôm, có cú điện thoại viễn liên từ một tờ nhật báo lớn nhất ở Hồng Kông gọi qua, muốn kiểm chứng xem tôi đã chết chưa, vì các báo ở Hồng Kông đồng loạt chạy trang nhất là Lý Tiểu Long vừa bị hạ sát”.





Lý là người không hề biết sợ. Một người đầy tự tin và chưa hề từ chối một lời khiêu chiến nào. Như một lần khi còn là sinh viên của Đại học Washington, Seattle, trong một buổi biểu diễn võ thuật, Lý giải thích:

- Võ thuật Trung Hoa là nguồn gốc của Karaté.

Một đai đen Karaté từ Nhật, ngồi ghế hàng đầu, lên tiếng phản đối:

- Không, Karaté là của Nhật Bản.

Lý vẫn lặp lại ý kiến của mình. Sau khi cuộc biểu diễn chấm dứt, đai đen Karaté đó lên tiếng khiêu chiến. Lý không do dự:

- Bất cứ lúc nào.

Đối thủ ra hẹn:

- Được rồi, tuần sau.

Lý không chịu:

- Tại sao không ngay bây giờ?

Và như Lý kể lại với bạn bè: “Chỉ cần hai giây để chấm dứt cuộc thách đấu. Hắn ta quá chậm và nặng nề”.

Thời gian đầu khi mới đến Hoa Kỳ, Lý bắt đầu khổ luyện võ công. Lý dùng loại thức ăn đặc biệt cho lực sĩ, 1500 milligram vitamin C, tập thể dục và chạy 3 dặm lên dốc mỗi ngày. Nhưng Lý không tập theo kiểu lực sĩ đẹp – không tập những bắp thịt lớn cho nở nang, mà chỉ tập những động tác tăng sức mạnh cho những bắp thịt nhỏ và nội lực mà thôi. Lý chuyên tâm khổ luyện. Lý hãnh diện khi dùng tay nhấc một vật nặng 70 cân Anh và giữ cánh tay thẳng, song song với mặt đất như vậy trong vài giây đồng hồ. Lý cho rằng với những tay cử tạ nặng, cũng ít người giữ được lâu như vậy.

Về cước lực, Lý thường tập với một bao treo nặng 200 cân Anh. Lý đẩy chiếc bao và khi chiếc bao đập ngược lại, Lý tung cước đá văng chiếc bao đi xa. Lý giải thích: “Nếu một cước đá dội lại cái bao 200 cân Anh thì cước đó có thể đốn ngã một đối thủ nặng 400 cân Anh”.

Về võ công, Lý có nhiều quan niệm phóng khoáng và thực tiễn. Lý chủ trương: “Vô chiêu thắng hữu chiêu”. Lý đả kích kịch liệt võ thuật cổ truyền, đặt căn bản và chú trọng nhiều quá về những bài quyền (kata hay là form), rồi phân thế, cứ hễ đối thủ thủ ra chiêu này, thì nhất định phải dùng chiêu kia để phá giải. Lý hỏi rằng: “Trên đường phố, anh có thì giờ để múa quyền trước đối thủ không? Phải tùy theo đối thủ là một tay quyền Anh, Nhu Đạo, hay Đô Vật v.v... mà ứng biến”.

Lý phối hợp nhiều môn võ công để sáng tạo thành môn phái Jeet Kune Do (Triệt Quyền Đạo). Khi giao đấu, Lý thường đứng thủ theo Miêu tấn, với chân phải và tay phải đằng trước. Lý lý luận rằng: “Hầu hết tay phải và chân phải của người ta mạnh hơn tay trái và chân trái”.

Cựu vô địch quyền Anh Muhammad Ali là một trong những người được Lý hâm mộ nhất. Lý sưu tập những phim ghi lại các trận đấu của Ali và nghiên cứu quyền pháp, bộ pháp của tay vô địch này.

Quyền cước của Lý nhanh kinh khủng. Nhất là quyền. Jhon Rhee, một võ sư hàng đầu của phái Tae Kwon Do ở Hoa Kỳ nhận xét: “Tôi không hiểu làm sao mà Lý có thể phát đòn nhanh như thế được. Anh đã lãnh đòn trước khi anh kịp thấy Lý phát đòn”.

Những năm trong thập niên 60, Lý thường đi biểu diễn võ công trên nhiều tiểu bang ỏ Hoa Kỳ. Một trong những màn biểu diễn là Lý mời một khán giả, thường thường là một tay có võ công khá, tình nguyện lên đỡ một quyền của Lý. Nhưng ít có ai đỡ kịp.

Màn biểu diễn độc đáo và ưng ý nhất của Lý là biểu diễn nội lực: người tình nguyện đeo một tấm đệm dày chừng một phân Tây trước ngực. Sau lưng, cách chừng sáu thước Anh (foot), đặt một cái ghế. Lý đứng đối diện, phát quyền ra chỉ cách ngực người tình nguyện có một tấc Anh (inch). Nắm tay Lý chỉ cách có một tấc Anh thôi mà cũng đủ sức mạnh đẩy văng người tình nguyện thối lui ngồi đúng vào chiếc ghế đã đặt sẵn ở đằng sau.

Năm 1967, trong kỳ tranh Vô Địch Thế Giới Karaté tại Long Beach, California, Lý cũng biểu diễn màn này. Người tình nguyện chịu đòn là Bob Baker đến từ Stockton, California và cũng một cao thủ võ lâm, đã kể lại rằng: “Sau bữa tình nguyện đứng chịu đòn đó, tôi nói với Lý đừng biểu diễn trò này nữa, vì chính tôi, hôm sau phải nghĩ việc một ngày vì ngực đau nhói và khó thở”.

Phải chăng Lý Tiểu Long đã luyện được “Cách Sơn Đả Ngưu
tdna
Tặng chị K. ảnh của Lý clap.gif

user posted image
Người Thăng Long
QUOTE(tdna @ Jul 22 2003, 07:15 PM)

Màn biểu diễn độc đáo và ưng ý nhất của Lý là biểu diễn nội lực: người tình nguyện đeo một tấm đệm dày chừng một phân Tây trước ngực. Sau lưng, cách chừng sáu thước Anh (foot), đặt một cái ghế. Lý đứng đối diện, phát quyền ra chỉ cách ngực người tình nguyện có một tấc Anh (inch). Nắm tay Lý chỉ cách có một tấc Anh thôi mà cũng đủ sức mạnh đẩy văng người tình nguyện thối lui ngồi đúng vào chiếc ghế đã đặt sẵn ở đằng sau.


Lý Tiểu Long và Triệt Quyền Đạo

Kể ra thì Lý là người sáng lập môn phái này dựa trên các nguyên tắc của...Zen ứng dụng trong võ thuật mà thôi clap.gif

Còn kỹ thuật cộng thêm nội công thâm hậu mà Lý đã dùng để thi triển tuyệt chiêu nói trên thật ra cũng là ngoạn mục nhưng lại cũng chỉ đơn thuần là kỹ thuật mà thôi! w00t.gif

Nếu quan sát kỹ đoạn phim quay lần biểu diễn này thì ta co thể thấy ngay rằng tuy quyền thủ của họ Lý chỉ cách ngực của người kia 2.54 cm mà thôi nhưng cổ tay của Lý lại gập tối đa xuống phía dưới thumbup.gif Như thế khoảng cách phát lực lớn hơn 1 inch khá nhiều đấy bangin.gif

Khi họ Lý xuất chiêu thì cổ tay duỗi thẳng ra cùng với nội lực đẩy vào phần xương mỏ ác của người đối diện. Sức mạnh của đòn cộng thêm với chấn thương vào phần yếu huyệt làm cho người đối diện bật lùi về phía sau là hoàn toàn dễ hiểu. Không có gì gọi là bí hiểm cả! cheers.gif

Dù sao thì Lý cũng là một cao thủ nhỉ?!

rose.gif
tdna
QUOTE(yuyu @ Jul 22 2003, 12:12 AM)

Nhảm !
Người viết câu này hoặc là chưa bao giờ học võ, hoặc là học võ dởm, học chưa đến nơi đến chốn .
Trong Võ Thuật không bao giờ các võ sư chân chính lại nói đến thiên tài cả, vì học võ là phải khổ luyện, ai cũng như ai, học chết thôi, học cả đời, nếu muốn thành tài, không có ngoại lệ, không có thiên bẩm . Vả lại Lý Tiểu Long nếu nói là một thiên tài đóng phim võ thì còn nghe được chứ cũng không phải là một cao thủ thực sự ngoài đời . Mặc dù họ Lý lúc đầu có nhân duyên rất tốt là đệ tử của Diệp Vấn, một trong 2 sư tổ của Phật Gia Vĩnh Xuân,( người kia là Tế Công, đã sang Việt Nam thời WWII và được coi là sư tổ của Vĩnh Xuân Việt Nam).
Nhưng sau này vì mải chạy theo thương mại họ Lý đã làm hỏng môn Phât Gia Cương Nhu Phối Triệt truyền thống kỳ diệu mà ông được truyền thụ, chỉ vì trông không ....đẹp mắt ! Trong khi đóng phim thì phải cần những cú đấm đá đẹp mắt, hữu danh vô thực !
Vì thế Bruce Lee đã theo các môn phái cương tùm lum, nhưng không môn nào là chính truyền mà chỉ cốt tạo dáng để quay phim cho ăn ảnh mà thôi .  Vì thế người học võ chân truyền trông Lee múa may trên màn bạc thì chỉ cười thầm vì không có môn phái võ chân truyền nào mà lại day môn sinh kiểu đánh hổ lốn Tay Vĩnh Xuân, Chân Karate, ngoài trừ môn võ tả Pí Lù, đánh lấy dáng để quay phim cho đẹp cho hấp dẫn , cho bổ mắt để loè những người không biết võ mà thôi . Mặc dù vè khoản này phải công nhận Lee vốn là một người có căn bản võ thuật từ trước nên đánh trông đẹp mắt và có khác bọn phàm phu tục tử thật . Nhưng học theo Lý Tiểu  Long thì là tự sát. Võ thuật của Lý Tiểu Long chỉ để đóng phim . Mê quá mà học theo , mang ra ngoài đời ứng dụng thì chỉ có chết đến bị thương. Võ Thuật thực hiệu quả hơn nhiều nhưng không đẹp được như thế mà giản dị hơn .
Nếu nói về Thiếu Lâm chân truyền, thì sau này chỉ có Lý Liên Kiệt là đáng kể nhất . Tuy nhiên cũng chỉ khi cậu ta còn nhỏ tuổi, khoảng 15-16 tuổi, thời kỳ đóng sê ri phim  "Chùa Thiếu Lâm" là ngoạn mục nhất . Đấy mới đúng là Shiao Lin  Kung Fu, THiếu Lâm chân truyền của Thiếu Lâm Tự, chứ không phải Made in Hong Kong . Phim Võ Thuật thực của Trung Hoa Lục Địa, từ khi ra đời ( đầu thập niên 80 )  vì thế hơn hẳn phim võ thuật đa phần là dởm của bọn đào kép Hong Kong kiểu như Jacky Chan, Thành Long và nhất là Châu Nhuận Phát sau này, có biết đek gì võ thuật đâu ?
Dù sao thì Lý Tiểu Long cũng là một tài tử sáng giá của cinéma Hong Kong nhất là ở dáng vẻ đẹp giai được các chị em mê, chứ còn tài năng thực thì không tương xứng .

Em nghĩ bác yuyu chưa tìm hiểu kỹ về Lý Tiểu Long .Thành Long , ...rồi .Họ thực sự là những cao thủ võ học ngoài đời chứ ko chỉ là những ngôi sao trên phim ảnh đâu .Như Thành Long ,anh chàng có gì đặc biệt đâu ,ko đẹp trai ,tuổi giờ đã già thế nhưng được hâm mộ trên toàn thế giới ,phim thu về hàng đống tiền ? Đó chính là khả năng về võ học đấy ạ .
Lý đã từng vô địch kungfu toàn bang Cali ,vô địch Karate toàn thế giới .Những người là võ sư tài giỏi đến 1 anh thanh niên hư hỏng ham đánh nhau ,nếu Lý chỉ biết múa may trên màn ảnh ,liệu họ có phải hâm mộ thế không ? .Có ai học võ mà dám cười thầm chê Lý ko biết võ ? Nếu có thì họ có nói cho bác yuyu biết điều đó không ?

Phim ảnh ,với kỹ xảo ,người ko biết võ thành cao thủ trên màn hành là chuyện đơn giản .Phim chưởng Hồng Công ,diễn viên nói chung chỉ cần múa là được .Ví như bộ phim cổ trang rất hay và cảm động vừa rồi là Musa do Hàn quốc làm ,đánh nhau rất dẹp nhưng thực ra diễn viên chính trong đó ko biết võ .Hay như phim Những thiên thần của Charlie đang chiếu trong các rạp ,3 cô gái võ nghệ cao cường nhưng ngoài đời họ chỉ là người mẫu ,ko hề biết đi 1 bài quyền
Nhưng có những phim mà nhất thiết cần những người giỏi võ thuật ,chỉ có người giỏi mới đóng được .Thành Long ,Tiểu Long ,...và nhiều người khác đã ở được Hollywood vì họ có thực tài .
Bác bảo Thành Long ko biết võ em nghĩ bác chưa tìm hiểu kỹ về anh ấy ,chỉ cần biết lúc bé ,Thành Long đã học võ như thế naồ ,tin chắc bác sẽ phải nói ngược lại đấy

Ảnh hưởng của Lý rất lớn .Trước đây ở các nước châu âu ,do ảnh hưởng mạnh mẽ của Lý ,có quá nhiều võ đường ,clb mọc lên nhan nhản khiến chính quyền rất lo sợ nên hạn chế và cấm đoán,nhất là ở Nga ,phim võ của Lý tuy vẫn được chiếu và lưu hành nhưng ngay cả đến hiện nay vẫn bị kiểm duyệt chặt ,thậm chí xóa bỏ rất nhiều đoạn đánh nhau trong đó .Cũng vì thế ,Thành Long ko đi theo con đường Tiểu Long với những đòn hiểm ác mà là theo con đường hài hước ,trong phim của Thành Long có rất ít người phải chết
Quan Huyện
Lý Tiểu Long qua lời người vợ góa

Hiện đang sống tại Seatle, Mỹ, Linda Emery là người phụ nữ đã hiến dâng hết tuổi xuân của mình cho “Vua Kungfu” Lý Tiểu Long: kết hôn cùng ông từ khi 17 tuổi, trở thành góa phụ năm 27 tuổi, trong 10 năm trời, Linda lặng sẽ đứng sau lo lắng giúp đỡ để chồng phát triển sự nghiệp, sinh và chăm 2 con cho ông, chịu đựng mọi điều tiếng...

Mang trong người hai huyết thống Anh và Thụy Điển, Linda Emery không thật xinh đẹp như hoa hậu hay bốc lửa như những ngôi sao sex, trái lại qua các bức ảnh chụp hồi trẻ, bà là một thiếu phụ tóc vàng, mắt xanh nhỏ nhắn, hiền lành e thẹn, đầy khiêm nhường.

Mới đây, sau nhiều năm kín tiếng, Linda đã xuất hiện và kể cho các nhà báo những chuyện về chồng, về cuộc sống gia đình, về cuộc đời bà - những điều bà giữ kín trong lòng xưa nay.

Linda Emily nói, xưa nay người ta vẫn coi Lý Tiểu Long là ngôi sao lớn người Hoa, nhưng ông sinh ở Mỹ, học phổ thông và đại học Mỹ, lấy vợ Mỹ, đi lính quân dịch trong quân đội Mỹ và nuôi ước mơ trở thành minh tinh Hollywood. Thậm chí ông không phải là người Hoa thuần chủng vì mẹ ông là con lai Âu - Á, ông thường xuyên sống và phát triển sự nghiệp tại phương Tây.

Linda Emery đánh giá về chồng: Trong mắt người Mỹ, Lý Tiểu Long bị coi là người Trung Quốc, còn trong con mắt người Trung Quốc thì Lý Tiểu Long là một người Mỹ da vàng. Vậy trong con mắt Linda Emery thì Lý Tiểu Long là người thế nào?

Trong cuốn hồi ký Bruce Lee trong mắt tôi mới được Linda Emery xuất bản, bà kể lại:

“Năm 17 tuổi, tôi gặp Bruce lần đầu khi đang học năm cuối trung học. Mấy đứa con gái bọn tôi đang trò chuyện thì chợt ngẩng mặt lên và thốt ra miệng “Ai thế nhỉ? Nom đẹp trai và biết ăn mặc quá... quả là “của hiếm” trong trường. Tôi ngắm nhìn Bruce đang cười nói với các bạn trai, thỉnh thoảng lại hoa chân múa tay đi mấy thế võ cho các bạn xem. Phong thái của anh lập tức in đậm trong trái tim thiếu nữ của tôi”. Khi đó, Lý Tiểu Long đã chính thức định cư ở Mỹ 5 năm. ...

Sau khi tới Mỹ, như được mở huyệt, Lý Tiểu Long đột nhiên trở nên chăm chỉ cầu tiến. Năm 21 tuổi, sau khi tốt nghiệp trường kỹ thuật, Lý Tiểu Long đã thi vào Đại học bang Washington, học ngành Triết.

Đồng thời, ông bắt đầu mở lò dạy võ và dần dà thể hiện rõ tài năng. Để kiếm tiền, Lý Tiểu Long thường xuyên đến các trường đại học, trung học để biểu diễn Kungfu và Linda Emery đã gặp Lý Tiểu Long trong hoàn cảnh đó.

Gặp Lý Tiểu Long vào năm 1963 và đem lòng yêu Lý ngay, Linda Emery đã bỏ học, theo Lý đến California rồi kết hôn vào năm 1964 bất chấp sự ngăn cản của gia đình. Hai người mở lò võ để sống, nhưng Hollywood mới là giấc mộng của Lý Tiểu Long.

Thứ tiếng Anh không chuẩn là một trở ngại lớn. Anh thành tâm học hỏi và Linda Emily cũng nhiệt tình dạy bảo. Chuyện cặp uyên ương này dạy và học trong khi yêu nhau thật thú vị, khi nhắc lại, Linda Emery vẫn còn đỏ mặt...

Lý Tiểu Long lo chuyện bên ngoài, Linda Emery lo chuyện gia đình. Chàng đi biểu diễn ở đâu, nàng theo đấy. Khi chàng luyện công trên bãi cỏ trước nhà, nàng dù đang bụng mang dạ chửa cũng bỏ việc nội trợ ra đứng xem và cổ vũ. Chàng thích lượn các hiệu sách cũ để kiếm những sách triết học và võ thuật cổ Trung Hoa, dù không biết chữ vuông, nhưng nàng vẫn kiên nhẫn đi theo cùng chồng tìm sách quý...

1965 là năm bận rộn khó quên đối với hai vợ chồng: ngày 1/2, cậu con trai đầu lòng Lý Quốc Hào chào đời, ngày 4/2, Lý Tiểu Long được hãng The 20th Century Fox mời đến casting cho phim Trần Tra Lễ; ngày 8/2 tin dữ truyền đến: Người cha Lý Tiểu Long qua đời. Thế là Linda phải ôm con nhỏ mới sinh được mấy ngày cùng chồng về Hồng Kông chịu tang.

Ở lại Hồng Kông mất nửa năm, võ quán ở Cali phải đóng cửa, phim Trần Tra Lễ không xúc tiến được. Sau khi trở về Mỹ, gia đình họ lâm vào cảnh khốn khó: Vé máy bay, lo tiếp khách việc gì cũng cần tiền mà không thu vào xu nào. Không có cách nào khác, Linda phải tìm về mượn tiền mẹ đẻ dù không hề muốn chút nào.

Hơn một năm sau, phim Trần Tra Lễ ngừng dở chừng, nhưng Lý Tiểu Long lại được mời sắm vai trong phim Thanh Phong hiệp (Hiệp sỹ Ong Xanh) - vào vai trợ thủ kiêm lái xe có võ nghệ cao cường của hiệp sỹ. Thể hiện của Lý Tiểu Long trong phim còn vượt cả vai chính, nhưng trong xã hội người da trắng thì họ chỉ muốn thấy nhân vật anh hùng là người đồng chủng thôi...

Ở Hollywood sự nghiệp không thuận, năm 1971 Lý Tiểu Long quay về Hồng Kông, bộ phim Đường Sơn đại huynh của anh chiếu đợt đầu trong 23 ngày đã lập kỷ lục thu về 3.191.400 HKD tiền vé, phá vỡ sâu kỷ lục do một phim Mỹ lập được từ lâu.

Lý Tiểu Long lập tức trở thành ngôi sao cỡ “Thiên vương”. Hai năm trời, 4 phim nối nhau ra đời đã ấn định vị trí “Đế” của anh trong làng phim Kungfu.

“Ông ấy đã chết trên giường của người đàn bà khác!”

Đó là thổ lộ chứa đựng nỗi niềm cay đắng của Linda Emery. Trên màn ảnh, Lý Tiểu Long là nhân vật có thái độ rất kỳ thị chuyện sex, trong Đường Sơn đại huynh, anh bị người khác chuốc cho say rồi lừa đưa đi chơi gái điếm, hôm sau tỉnh dậy Lý rất ân hận, không dám nhìn mặt ai. Trong Mãnh long quá giang, đối diện cô gái Italia khỏa thân, Lý như gặp ma, kinh hoàng bạt vía, vội tìm đường chạy.

Trong Long tranh Hổ đấu, Lý vào vai một võ tăng, luôn coi nữ sắc là hư vô. Thế nhưng, theo Linda Emery, trong cuộc đời thực Lý Tiểu Long không phải như vậy, chuyện phong lưu đào hoa của ông không khi nào dứt...

Sự qua lại, giao du giữa Lý Tiểu Long với những người tình thường công khai hóa. Những người đẹp ấy thường kéo đến nhà Lý Tiểu Long, cùng Linda xem Lý luyện công, hoặc ngồi trên ghế xích-đu bên ngoài vườn vừa uống nước mát vừa cười nói. Có khi họ còn gọi điện đến hẹn Lý Tiểu Long đi chơi ngoài bãi biển hay đến nơi nào đó kín đáo cho tiện.

Sau khi người đàn ông của cuộc đời ra đi, Linda Emery đã kết hôn thêm hai lần nữa, nhưng rốt cục cuộc đời bà vẫn không thể tách khỏi cái tên “Lý Tiểu Long”. Bà mãi mãi vẫn là “Vợ góa của Lý Tiểu Long”.

Sau khi Lý Tiểu Long qua đời năm 1973, đến năm 1988, Linda kết hôn với Thomas Bruce, học trò và cũng là bạn của Lý Tiểu Long, nhưng đến 1990 thì ly hôn vì cái bóng của Lý luôn tồn tại cạnh họ. Đến năm 1991, Linda Emery lại kết hôn cùng nhà buôn cổ phiếu Bruce Cardwill...

Năm 1993, nhân kỷ niệm 20 năm ngày Lý Tiểu Long qua đời, Linda Emery đã mang bán đấu giá khá nhiều vật quý giá của ông. Bà giải thích: “Có nhiều thứ của Tiểu Long tôi không thể mang bán, trong đó có thư từ ông ấy gửi cho tôi, quần áo và đồ trang sức ông mua tặng tôi. Tôi mang bán đấu giá một số thứ là để những người ngưỡng mộ và yêu mến Tiểu Long có cơ hội sở hữu một thứ từ người anh hùng của họ”.

Bà có với Lý Tiểu Long hai người con, đều nối nghiệp cha, là những ngôi sao Kungfu trên màn ảnh và cả ngoài đời. Sau khi người con trai là Lý Quốc Hào chết bất đắc kỳ tử khi đóng phim năm 1993, may mà Linda Emery còn có người con gái Lý Hương Ngưng.

Năm 2001, sau khi rời giảng đường về hưu, bà sống với con gái và hai người cùng nhau phát triển, quảng bá “Quỹ Lý Tiểu Long” để truyền lại cho người đời Kungfu và tinh thần triết học của Lý Tiểu Long.

Những “hồng nhan tri kỷ” của Lý Tiểu Long

Ngoài người vợ Linda Emery, Lý Tiểu Long còn có những “hồng nhan tri kỷ” khác. Sau khi trở thành “Ông vua Kungfu”, các tin đồn về chuyện phong lưu của Lý Tiểu Long không lúc nào dứt ở Hồng Kông. Rất nhiều nữ minh tinh hồi đó như Miêu Khả Tú đều có mặt trong những tin đồn về tình ái của Lý Tiểu Long, nhưng người được chú ý nhất là Đinh Phối.

Đinh Phối khi đó là ngôi sao màn bạc Hồng Kông rất xinh đẹp nhưng chưa nổi đình đám. Việc Lý Tiểu Long đột tử ngay trên giường ngủ của người đẹp đã khiến Đinh Phối luôn chịu những ánh mắt kỳ thị của mọi người.

Năm 1975, được sự tài trợ của hãng Thiệu Thị, Đinh Phối đã làm bộ phim Lý Tiểu Long và tôi kiểu truyện ký, đề cập đến những góc tối chưa ai biết giữa hai người với hy vọng thanh minh, giải thích về mối quan hệ của bà với Lý Tiểu Long nhằm lấy lại tình cảm của mọi người, nhưng không hiệu quả.

Để giải tỏa áp lực và đau khổ, Đinh Phối tìm đến với ma túy. Sau hơn 1 năm hút cần sa, bà phải nhập viện và được chẩn đoán mắc chứng thần kinh phân liệt dạng nhẹ.

Sau mấy năm gian nan cai nghiện, Đinh Phối kết giao với Hướng Hoa Cường, ngôi sao phim Kungfu mới nổi và năm 1978 đã kết hôn cùng ông, sinh được một con gái, nhưng cuộc hôn nhân này không kéo dài.

Đinh Phối tìm đến với đạo Phật, nghiên cứu Phật pháp và ăn chay đọc kinh, dành thời gian viết hồi ký. Năm 2006, Đinh Phối đã công bố đại cương cuốn hồi ký, trong đó thừa nhận chuyện tình cảm giữa hai người.

Bà nói: “Lý Tiểu Long là người hâm mộ tôi, là người yêu, người thân thiết nhất của tôi”. Bà cho rằng Lý Tiểu Long yêu vẻ nhu mì hiền thục của bà, ông đã dạy bà về Triết học và Kungfu.

Tuy nhiên, bà không thừa nhận mình là kẻ thứ ba định phá vỡ cuộc hôn nhân của Lý Tiểu Long: “Tình yêu không có lỗi! Lý Tiểu Long tìm đến tôi chứ không phải tôi tìm đến anh ấy”. Bà nói: “Cái chết của Lý Tiểu Long khiến tôi bị coi là kẻ mắc tội tày đình, tôi từng sống mà như chết, muốn tự tử, tinh thần phân liệt, phải tìm đến ma túy”.

Bà thừa nhận: Lý Tiểu Long đã chết trên giường ngủ của bà, nhưng không phải đột tử do “Thượng mã phong” như người ta đồn đại mà do uống thuốc đau đầu.

Tháng 7/2008, trong một lần gặp phóng viên để nói về cuốn hồi ký sắp xuất bản, Đinh Phối tiết lộ: năm 1973, sau khi Lý Tiểu Long chết, có người đã đến chửi bà là Hồ ly tinh, ép bà phải nhảy lầu tự tử để tạ tội, muốn bịt miệng bà để bảo vệ hình ảnh của Lý Tiểu Long.

Quan Huyện
Lý Tiểu Long qua lời người vợ góa

Hiện đang sống tại Seatle, Mỹ, Linda Emery là người phụ nữ đã hiến dâng hết tuổi xuân của mình cho “Vua Kungfu” Lý Tiểu Long: kết hôn cùng ông từ khi 17 tuổi, trở thành góa phụ năm 27 tuổi, trong 10 năm trời, Linda lặng sẽ đứng sau lo lắng giúp đỡ để chồng phát triển sự nghiệp, sinh và chăm 2 con cho ông, chịu đựng mọi điều tiếng...

Mang trong người hai huyết thống Anh và Thụy Điển, Linda Emery không thật xinh đẹp như hoa hậu hay bốc lửa như những ngôi sao sex, trái lại qua các bức ảnh chụp hồi trẻ, bà là một thiếu phụ tóc vàng, mắt xanh nhỏ nhắn, hiền lành e thẹn, đầy khiêm nhường.

Mới đây, sau nhiều năm kín tiếng, Linda đã xuất hiện và kể cho các nhà báo những chuyện về chồng, về cuộc sống gia đình, về cuộc đời bà - những điều bà giữ kín trong lòng xưa nay.

Linda Emily nói, xưa nay người ta vẫn coi Lý Tiểu Long là ngôi sao lớn người Hoa, nhưng ông sinh ở Mỹ, học phổ thông và đại học Mỹ, lấy vợ Mỹ, đi lính quân dịch trong quân đội Mỹ và nuôi ước mơ trở thành minh tinh Hollywood. Thậm chí ông không phải là người Hoa thuần chủng vì mẹ ông là con lai Âu - Á, ông thường xuyên sống và phát triển sự nghiệp tại phương Tây.

Linda Emery đánh giá về chồng: Trong mắt người Mỹ, Lý Tiểu Long bị coi là người Trung Quốc, còn trong con mắt người Trung Quốc thì Lý Tiểu Long là một người Mỹ da vàng. Vậy trong con mắt Linda Emery thì Lý Tiểu Long là người thế nào?

Trong cuốn hồi ký Bruce Lee trong mắt tôi mới được Linda Emery xuất bản, bà kể lại:

“Năm 17 tuổi, tôi gặp Bruce lần đầu khi đang học năm cuối trung học. Mấy đứa con gái bọn tôi đang trò chuyện thì chợt ngẩng mặt lên và thốt ra miệng “Ai thế nhỉ? Nom đẹp trai và biết ăn mặc quá... quả là “của hiếm” trong trường. Tôi ngắm nhìn Bruce đang cười nói với các bạn trai, thỉnh thoảng lại hoa chân múa tay đi mấy thế võ cho các bạn xem. Phong thái của anh lập tức in đậm trong trái tim thiếu nữ của tôi”. Khi đó, Lý Tiểu Long đã chính thức định cư ở Mỹ 5 năm. ...

Sau khi tới Mỹ, như được mở huyệt, Lý Tiểu Long đột nhiên trở nên chăm chỉ cầu tiến. Năm 21 tuổi, sau khi tốt nghiệp trường kỹ thuật, Lý Tiểu Long đã thi vào Đại học bang Washington, học ngành Triết.

Đồng thời, ông bắt đầu mở lò dạy võ và dần dà thể hiện rõ tài năng. Để kiếm tiền, Lý Tiểu Long thường xuyên đến các trường đại học, trung học để biểu diễn Kungfu và Linda Emery đã gặp Lý Tiểu Long trong hoàn cảnh đó.

Gặp Lý Tiểu Long vào năm 1963 và đem lòng yêu Lý ngay, Linda Emery đã bỏ học, theo Lý đến California rồi kết hôn vào năm 1964 bất chấp sự ngăn cản của gia đình. Hai người mở lò võ để sống, nhưng Hollywood mới là giấc mộng của Lý Tiểu Long.

Thứ tiếng Anh không chuẩn là một trở ngại lớn. Anh thành tâm học hỏi và Linda Emily cũng nhiệt tình dạy bảo. Chuyện cặp uyên ương này dạy và học trong khi yêu nhau thật thú vị, khi nhắc lại, Linda Emery vẫn còn đỏ mặt...

Lý Tiểu Long lo chuyện bên ngoài, Linda Emery lo chuyện gia đình. Chàng đi biểu diễn ở đâu, nàng theo đấy. Khi chàng luyện công trên bãi cỏ trước nhà, nàng dù đang bụng mang dạ chửa cũng bỏ việc nội trợ ra đứng xem và cổ vũ. Chàng thích lượn các hiệu sách cũ để kiếm những sách triết học và võ thuật cổ Trung Hoa, dù không biết chữ vuông, nhưng nàng vẫn kiên nhẫn đi theo cùng chồng tìm sách quý...

1965 là năm bận rộn khó quên đối với hai vợ chồng: ngày 1/2, cậu con trai đầu lòng Lý Quốc Hào chào đời, ngày 4/2, Lý Tiểu Long được hãng The 20th Century Fox mời đến casting cho phim Trần Tra Lễ; ngày 8/2 tin dữ truyền đến: Người cha Lý Tiểu Long qua đời. Thế là Linda phải ôm con nhỏ mới sinh được mấy ngày cùng chồng về Hồng Kông chịu tang.

Ở lại Hồng Kông mất nửa năm, võ quán ở Cali phải đóng cửa, phim Trần Tra Lễ không xúc tiến được. Sau khi trở về Mỹ, gia đình họ lâm vào cảnh khốn khó: Vé máy bay, lo tiếp khách việc gì cũng cần tiền mà không thu vào xu nào. Không có cách nào khác, Linda phải tìm về mượn tiền mẹ đẻ dù không hề muốn chút nào.

Hơn một năm sau, phim Trần Tra Lễ ngừng dở chừng, nhưng Lý Tiểu Long lại được mời sắm vai trong phim Thanh Phong hiệp (Hiệp sỹ Ong Xanh) - vào vai trợ thủ kiêm lái xe có võ nghệ cao cường của hiệp sỹ. Thể hiện của Lý Tiểu Long trong phim còn vượt cả vai chính, nhưng trong xã hội người da trắng thì họ chỉ muốn thấy nhân vật anh hùng là người đồng chủng thôi...

Ở Hollywood sự nghiệp không thuận, năm 1971 Lý Tiểu Long quay về Hồng Kông, bộ phim Đường Sơn đại huynh của anh chiếu đợt đầu trong 23 ngày đã lập kỷ lục thu về 3.191.400 HKD tiền vé, phá vỡ sâu kỷ lục do một phim Mỹ lập được từ lâu.

Lý Tiểu Long lập tức trở thành ngôi sao cỡ “Thiên vương”. Hai năm trời, 4 phim nối nhau ra đời đã ấn định vị trí “Đế” của anh trong làng phim Kungfu.

“Ông ấy đã chết trên giường của người đàn bà khác!”

Đó là thổ lộ chứa đựng nỗi niềm cay đắng của Linda Emery. Trên màn ảnh, Lý Tiểu Long là nhân vật có thái độ rất kỳ thị chuyện sex, trong Đường Sơn đại huynh, anh bị người khác chuốc cho say rồi lừa đưa đi chơi gái điếm, hôm sau tỉnh dậy Lý rất ân hận, không dám nhìn mặt ai. Trong Mãnh long quá giang, đối diện cô gái Italia khỏa thân, Lý như gặp ma, kinh hoàng bạt vía, vội tìm đường chạy.

Trong Long tranh Hổ đấu, Lý vào vai một võ tăng, luôn coi nữ sắc là hư vô. Thế nhưng, theo Linda Emery, trong cuộc đời thực Lý Tiểu Long không phải như vậy, chuyện phong lưu đào hoa của ông không khi nào dứt...

Sự qua lại, giao du giữa Lý Tiểu Long với những người tình thường công khai hóa. Những người đẹp ấy thường kéo đến nhà Lý Tiểu Long, cùng Linda xem Lý luyện công, hoặc ngồi trên ghế xích-đu bên ngoài vườn vừa uống nước mát vừa cười nói. Có khi họ còn gọi điện đến hẹn Lý Tiểu Long đi chơi ngoài bãi biển hay đến nơi nào đó kín đáo cho tiện.

Sau khi người đàn ông của cuộc đời ra đi, Linda Emery đã kết hôn thêm hai lần nữa, nhưng rốt cục cuộc đời bà vẫn không thể tách khỏi cái tên “Lý Tiểu Long”. Bà mãi mãi vẫn là “Vợ góa của Lý Tiểu Long”.

Sau khi Lý Tiểu Long qua đời năm 1973, đến năm 1988, Linda kết hôn với Thomas Bruce, học trò và cũng là bạn của Lý Tiểu Long, nhưng đến 1990 thì ly hôn vì cái bóng của Lý luôn tồn tại cạnh họ. Đến năm 1991, Linda Emery lại kết hôn cùng nhà buôn cổ phiếu Bruce Cardwill...

Năm 1993, nhân kỷ niệm 20 năm ngày Lý Tiểu Long qua đời, Linda Emery đã mang bán đấu giá khá nhiều vật quý giá của ông. Bà giải thích: “Có nhiều thứ của Tiểu Long tôi không thể mang bán, trong đó có thư từ ông ấy gửi cho tôi, quần áo và đồ trang sức ông mua tặng tôi. Tôi mang bán đấu giá một số thứ là để những người ngưỡng mộ và yêu mến Tiểu Long có cơ hội sở hữu một thứ từ người anh hùng của họ”.

Bà có với Lý Tiểu Long hai người con, đều nối nghiệp cha, là những ngôi sao Kungfu trên màn ảnh và cả ngoài đời. Sau khi người con trai là Lý Quốc Hào chết bất đắc kỳ tử khi đóng phim năm 1993, may mà Linda Emery còn có người con gái Lý Hương Ngưng.

Năm 2001, sau khi rời giảng đường về hưu, bà sống với con gái và hai người cùng nhau phát triển, quảng bá “Quỹ Lý Tiểu Long” để truyền lại cho người đời Kungfu và tinh thần triết học của Lý Tiểu Long.

Những “hồng nhan tri kỷ” của Lý Tiểu Long

Ngoài người vợ Linda Emery, Lý Tiểu Long còn có những “hồng nhan tri kỷ” khác. Sau khi trở thành “Ông vua Kungfu”, các tin đồn về chuyện phong lưu của Lý Tiểu Long không lúc nào dứt ở Hồng Kông. Rất nhiều nữ minh tinh hồi đó như Miêu Khả Tú đều có mặt trong những tin đồn về tình ái của Lý Tiểu Long, nhưng người được chú ý nhất là Đinh Phối.

Đinh Phối khi đó là ngôi sao màn bạc Hồng Kông rất xinh đẹp nhưng chưa nổi đình đám. Việc Lý Tiểu Long đột tử ngay trên giường ngủ của người đẹp đã khiến Đinh Phối luôn chịu những ánh mắt kỳ thị của mọi người.

Năm 1975, được sự tài trợ của hãng Thiệu Thị, Đinh Phối đã làm bộ phim Lý Tiểu Long và tôi kiểu truyện ký, đề cập đến những góc tối chưa ai biết giữa hai người với hy vọng thanh minh, giải thích về mối quan hệ của bà với Lý Tiểu Long nhằm lấy lại tình cảm của mọi người, nhưng không hiệu quả.

Để giải tỏa áp lực và đau khổ, Đinh Phối tìm đến với ma túy. Sau hơn 1 năm hút cần sa, bà phải nhập viện và được chẩn đoán mắc chứng thần kinh phân liệt dạng nhẹ.

Sau mấy năm gian nan cai nghiện, Đinh Phối kết giao với Hướng Hoa Cường, ngôi sao phim Kungfu mới nổi và năm 1978 đã kết hôn cùng ông, sinh được một con gái, nhưng cuộc hôn nhân này không kéo dài.

Đinh Phối tìm đến với đạo Phật, nghiên cứu Phật pháp và ăn chay đọc kinh, dành thời gian viết hồi ký. Năm 2006, Đinh Phối đã công bố đại cương cuốn hồi ký, trong đó thừa nhận chuyện tình cảm giữa hai người.

Bà nói: “Lý Tiểu Long là người hâm mộ tôi, là người yêu, người thân thiết nhất của tôi”. Bà cho rằng Lý Tiểu Long yêu vẻ nhu mì hiền thục của bà, ông đã dạy bà về Triết học và Kungfu.

Tuy nhiên, bà không thừa nhận mình là kẻ thứ ba định phá vỡ cuộc hôn nhân của Lý Tiểu Long: “Tình yêu không có lỗi! Lý Tiểu Long tìm đến tôi chứ không phải tôi tìm đến anh ấy”. Bà nói: “Cái chết của Lý Tiểu Long khiến tôi bị coi là kẻ mắc tội tày đình, tôi từng sống mà như chết, muốn tự tử, tinh thần phân liệt, phải tìm đến ma túy”.

Bà thừa nhận: Lý Tiểu Long đã chết trên giường ngủ của bà, nhưng không phải đột tử do “Thượng mã phong” như người ta đồn đại mà do uống thuốc đau đầu.

Tháng 7/2008, trong một lần gặp phóng viên để nói về cuốn hồi ký sắp xuất bản, Đinh Phối tiết lộ: năm 1973, sau khi Lý Tiểu Long chết, có người đã đến chửi bà là Hồ ly tinh, ép bà phải nhảy lầu tự tử để tạ tội, muốn bịt miệng bà để bảo vệ hình ảnh của Lý Tiểu Long.

Quán nước đầu làng Ven > Sáng Tác - Thảo Luận - Phổ biến kiến thức > CLB Văn Hoá - Lịch sử
Invision Power Board © 2001-2024 Invision Power Services, Inc.