Langven.com Forum

Full Version: Tiếp Cận Nhạc Cổ điển
Quán nước đầu làng Ven > Sáng Tác - Thảo Luận - Phổ biến kiến thức > Âm nhạc - Hội họa
Pages: [<<], [<], 31, 32, 33, [34], 35, 36, 37, [>], [>>]
yuyu
QUOTE(Hưng @ Jun 27 2004, 03:40 PM)
Nhà em vừa tậu được bộ Furtwängler chỉ huy cả 9 Symphonien của Beethoven mới ra tháng trước, đáng ngạc nhiên là nó bao gồm tòan những bản thu vào năm cuối đời của Furtwängler - 1954, kể cả bản thu số 9 vào 22.08.1954 ở Lucerne cũng có luôn. Chỉ có duy nhất bản số 2 là thu năm 48 mà thôi. Giá chỉ có 20Euro, rẻ chưa tới 1 nửa so với bộ của Tahra- với giá 48Euro mà chỉ gồm có 3 cái Symphonien. Ở hiền gặp lành, hôm qua lâu lắm em mới ra phố chơi, định tranh thủ lấy cái đĩa của Tahra kia thì nhìn thấy cái bộ mới này. w00t.gif

Anh cũng tìm được, chắc là cái này đây, do bọn IMD Music, phát hành năm 2004, nhưng thực ra là bọn nó in lại 4 cái Symphonies 3, 5, 6, 9 của bộ CD huyền thoại Furtwangler: Legendary Post War Concerts của nhà Tahra ( mã số 1067-1070 ), và cái số 2 của bộ 9 Symphonies của nhà EMI Classics ra năm 2000. Giá cả thì thật là loạn xạ. Cái này Hưng mua bên đó 20E, trong khi bên này nó bán 38E. Ngược lại cái Tahra 1067-1070 bên đó là 48E thì bên này anh mua chỉ có 28E, bây giờ lên giá là 31E.

Trong này có 9 cái Symphonies:
1/ N°1, Stuttgart, 30.3.54
2/ N°2, Vienna, 3.10.48
3/ N°3, Munich, 8.12.52
4/ N°4, Munich, 4.9.53
5/ N°5, Berlin, 23.5.54
6/ N°6, Berlin, 23.5.54
7/ N°7, Salzburg, 30.8.54
8/ N°8, Salzburg, 30.8.54
9/ N°9, Lucerne, 22.8.1954
yuyu
Đây là bộ CD huyền thoại của Furtwangler chỉ huy Beethoven sau WWII. Chú ý có dán tem Diapason d'Or và tem của tạp chí Classica, đài radio classique R10 là những CD được giới chuyên môn đánh giá cao. Giá bán hịên nay 31E. Chỉ gồm 4 CDs:
trong đó có :
1/ FURT 1054: Symphonie N°3, Philhamonie de Berlin, 8.12.1952
2/ FURT 1055: Symphonie N°5 & N°6 Philhamonie de Berlin, 23.5.1954
3/ FURT 1056: Symphonie N°9: Philhamonia Orchestra London, Festival Lucerne 22.8.1954
yuyu
Còn cái này là bộ 5CDs trọn bộ 9 Symphonies của Beeth do Furtwangler chỉ huy, được đánh giá cao, dán 2 tem vàng của Diapason d'Or và La Musique de Choc của bọn báo Le Monde. Giá bán đặc biệt cao nhất trong các bộ 9 Symphonies của Beethoven. Hiện nay là 60E. ( Rất may anh mua lúc mới ra bọn nó promotion chỉ có 26E ) Trong này có cái số 2 cũng in trong bộ mới ra năm 2004 của bọn IMD nói trên.
Milou
Hôm nọ tình cờ xem trong TV phần cuối của chương trình này
http://www.pbs.org/wnet/gperf/shows/verbier/index.html
Ân tượng nhất là phần 8 piano bày trên sân khấu chơi "Ride of the Valkyries" nghe giống y hệt tiếng 1 giàn nhạc. Những bài 8 piano sau đó thì không giống mấy và thiếu ăn khớp hơn
"Ride of the Valkyries"
Richard Wagner
Leif Ove Andsnes, Emanuel Ax, Claude Frank, Evgeny Kissin, Lang Lang, James Levine, Mikhail Pletnev, Staffan Scheja.
Trong 8 người này có 1 ông Tàu "Lang Lang" mặc áo xẩm gấm (brocade) màu đỏ có chữ vàng.

Trong bài duo trước đó có Martha Argerich, trông già và béo hơn trước nhiều.
Milou
Thứ năm, 5/5/2005, 11:03 GMT+7

Hilary Hahn: 'Việt Nam thật tuyệt vời'
VNEXPRESS
"Tôi từng trình diễn nhiều nơi, nhưng tại VN, cảm giác ấy thật khác biệt, đặc biệt là văn hóa đường phố. Đi trên đường phố VN, yếu tố văn hóa ăn sâu vào con người hơn bất cứ nơi đâu, thể hiện qua cách ăn mặc, kiến trúc nhà cửa... mà những nơi khác không có", nghệ sĩ violon tâm sự với bạn đọc VnExpress.

- Chào Hilary. Chị tới Việt Nam từ khi nào? Sự thay đổi về múi giờ và khí hậu có ảnh hưởng nhiều tới chị không? (Mai Linh, 24 tuổi, Hà Nội)


- Tôi tới đây vào sáng hôm qua, khí hậu không ảnh hưởng đến tôi nhiều lắm. Tôi cũng đã quen với cái nóng ở VN.

- Tình yêu trong cuộc sống có giúp chị thành công trong âm nhạc không? Chị có nhận xét gì về đất nước, con người Việt Nam, đặc biệt là các bạn trẻ? Cảm ơn chị. (Truong Quang Trung, 21 tuổi, Quangtrungthanh@yahoo.Com)


- Với câu hỏi về tình yêu, tôi xin từ chối trả lời. Đối với mọi người, tình yêu có ảnh hưởng tới cuộc sống, và tôi cũng không phải ngoại lệ. Cảm nhận đầu tiên của tôi về VN đó là sự khác biệt với những nơi tôi từng đi qua. Và trong thời gian này, tôi sẽ cố gắng tìm hiểu thêm về Hà Nội, về con người và đất nước VN mến yêu của các bạn.

- Rất vui vì có cơ hội trò chuyện trực tiếp với chị. Tôi có một câu muốn hỏi chị: điều gì quyết định thành công của một người trẻ tuổi và điều gì làm chị có niềm đam mê chơi đàn? (Đặng Trần Vinh, 20 tuổi, Dang_tranvinh@yahoo.Com)


- Ngoài việc khổ luyện, tôi được làm việc với những người thày rất tài năng, những nhà soạn nhạc nổi tiếng. Họ đã giúp tôi có được thành công như hôm nay. Ngoài ra, những buổi trình diễn từ trước đến nay được tổ chức rất công phu cũng góp phần tăng thêm những thành công của tôi.

- Tôi thấy chị thật duyên dáng và quyến rũ, như một người phụ nữ châu Á. Chị đã thử mặc áo dài Việt Nam chưa? Hy vọng chị sẽ thích. (Nghemuaroi, 21 tuổi, Muaroicuoituan@yahoo.Com)


- Là người làm nghệ thuật, tôi yêu thích sự khác biệt trong văn hóa, và áo dài VN là một trong những sự khác biệt đó. Tôi hy vọng sẽ có lúc được mặc chiếc áo dài, và đưa hình ảnh đó lên website của mình. Bây giờ thì chưa có, nhưng sắp tới chắc tôi sẽ sắm một chiếc.

- Chào chị. Tôi là một người quản lý một câu lạc bộ nhạc cổ điển. Sắp tới chúng tôi sẽ có một buổi nói chuyện về "nhạc cổ điển dành cho người mới bắt đầu". Theo tôi, phổ cập nhạc cổ điển đến mọi người rất quan trọng. Rất mong chị cho ý kiến về chủ đề trên. Chúc buổi diễn của chị thành công. (H. Long, 23 tuổi, Hlong@yahoo.com)

- Để mọi người quen với nhạc cổ điển đầu tiên phải nghe rất nhiều, không nhất thiết phải học kỹ thuật ngay. Sự cảm nhận về âm nhạc cũng rất quan trọng, nó sẽ giúp mọi người làm quen với nhạc cổ điển tốt hơn. Đặc biệt, với kinh nghiệm của tôi thì ngay từ khi còn nhỏ, nếu được tiếp xúc với nhạc cụ cổ điển trẻ em sẽ có ấn tượng rất sớm, và bộc lộ ngay có đam mê nhạc cổ điển hay không.

- Chào Hillary. Chị có bao giờ nghĩ rằng thành công và sự nổi tiếng của chị ngày hôm nay là nhờ có sự đóng góp của vẻ đẹp bề ngoài? Thân chào và chúc may mắn. (Priscilla Bui, 25 tuổi, Scorpionela@yahoo.Com)

- Những thành công của tôi ngày hôm nay là nhờ vào sự nỗ lực chứ không phải nhờ vào vẻ đẹp bên ngoài. Tuy nhiên, xét về lĩnh vực kinh doanh, vẻ bề ngoài sẽ góp phần cho số lượng tiêu thụ đĩa được nhanh hơn. Hơn nữa, với một người phụ nữ, hình thức cũng rất quan trọng. Do đó, tôi luôn chăm chút cho bản thân được hoàn thiện trong các buổi biểu diễn. Và thời gian qua, tôi cho rằng mình đã làm việc này rất tốt.

- Tôi có hai câu hỏi nhỏ: Bạn chơi violon vì yêu thích môn này hay vì lý do nào khác? Ấn tượng đầu tiên của bạn về Hà Nội? Xin cảm ơn và chúc bạn vui vẻ khi ở Hà Nội (Nguoi Yeu Nhac, 30 tuổi, nguoiyeunhac@yahoo.com)


- Tôi đến với violon rất tình cờ. Khi 4-5 tuổi, tôi được xem một cậu bé lớn hơn khoảng 2 tuổi chơi violon và cảm thấy rất hứng thú, rồi bắt đầu tập chơi từ lúc đó. Bố mẹ tôi cũng thường nghe và chơi nhạc cổ điển, tôi bị ảnh hưởng bởi họ. Bên cạnh đó, khi cầm cây đàn violon, tôi thấy rất thích và cảm thấy nó hợp với dáng người của mình.

- Tôi được biết đàn chị đang dùng rất đắt tiền. Muốn nói gì thì nói, chất lượng của đàn cũng đóng vai trò khá quan trọng trong việc biểu diễn, thể hiện tác phẩm. Chị nghĩ sao về điều này? (Kankuli, 23 tuổi, Hà Nội)

- Tôi đang dùng cây đàn của nhà thiết kế Jean Baptiste Vuillaume. Trong giới chơi đàn cổ điển, cây đàn của tôi chưa phải là đắt tiền. Nó là bản sao hoàn chỉnh của cây đàn Guarnerius Canoen, một dụng cụ nổi tiếng trong giới violon. Thực ra không nhất thiết phải có cây đàn đắt tiền, chỉ cần nó phù hợp với cách thức chơi của chính bản thân người dùng. Đối với người nghệ sĩ, cây đàn như một người bạn thân. Cũng giống như một người nổi tiếng, không phải người nổi tiếng nhất sẽ là người bạn tốt nhất. Do đó, mỗi người cần tìm cho mình người bạn phù hợp, như thế mới có thể chơi tốt với nhau.

- Hẳn bạn đã đi nhiều nơi trên thế giới. Bạn thích thành phố nào nhất? Tại sao? Chúc bạn có thời gian vui vẻ ở Hà Nội.(Brightstar, 24 tuổi, Brightstarsss@yahoo.com)


- Tôi nghĩ là mình vẫn còn đi rất nhiều nước nữa và bây giờ tôi chưa biết là sẽ thích nơi nào. Điều tuyệt vời nhất là được trở về thành phố Baltimore, nơi tôi sinh sống. Tuy nhiên, tất cả những nơi tôi đã đi qua đều đọng lại những điều thú vị.

- Với những thành công đã đạt được trong con đường sự nghiệp của mình, gia đình đóng vai trò như thế nào với chị? (Vu Ngoc Quy, 27 tuổi, Hanoi)


- Gia đình đã giúp đỡ tôi rất nhiều cho sự phát triển nghề nghiệp của tôi. Là người phụ nữ, tôi mong muốn có một gia đình yên ấm, nơi có thể trở về sau mỗi buổi diễn. Trước đây, bố tôi thường đi cùng tôi tới mỗi buổi lưu diễn. Nhưng giờ đây, tôi thường phải làm việc đó một mình, và rất mong muốn được trở về cùng bố mẹ sau mỗi chuyến đi như vậy. Tất nhiên, tương lai khó nói trước, nhưng tôi hy vọng mình sẽ có một gia đình tốt, giống như bố mẹ tôi vậy. [i]
Milou
- Chị có chơi những bản nhạc hiện đại chuyển thể cho đàn violon không? (Hương Thuý, 19 tuổi, Huongthuy@gmail.com)

- Có, tôi cũng làm việc với những nhà soạn nhạc không phải cổ điển. Trong quá trình làm việc, chúng tôi đều có sự lựa chọn vì đó là việc cần thiết để mình có thể lựa ra những bản phù hợp, giúp cả hai bên làm việc ăn ý. Tôi cũng chơi nhiều bản nhạc hiện đại chuyển thể cho violon, tôi nghĩ đó là một thách thức nhưng tôi rất muốn thử sức mình.

- Điều gì đã làm nên một Hahn như ngày hôm nay? Chị bắt đầu với một cuộc sống đầy âm nhạc hay chị tự tìm đến với âm nhạc? (Danglong, 23 tuổi, Tp hcm)


- Sự nghiệp của tôi tuy bắt đầu từ rất sớm, nhưng nó vẫn tiếp tục phát triển và đang rất sung sức. Có lẽ phải một thời gian dài nữa tôi mới có thể trả lời được câu hỏi này. Tuy nhiên, mỗi người nghệ sĩ cũng nên học hỏi thêm nhiều để định hướng và phát triển sự nghiệp của mình trong tương lai. Tôi luôn tìm tòi, mong muốn giao lưu với khán giả, đưa tới cho họ những tác phẩm tuyệt vời nhất, và coi đó là bước phát triển trong sự nghiệp của mình. Điều quan trọng nhất là mình được làm những gì mong muốn, phù hợp với chính bản thân chứ không phải làm theo những gì người khác thích.

- Chương trình biểu diễn lần này của chị tại Hà Nội không phải là những bản quá khó về kỹ thuật, vậy chị nghĩ điều gì sẽ thu hút khán giả yêu nhạc ở đây, sự phô diễn về kỹ thuật hay sự biểu cảm trong trình diễn? (Sonha, 19 tuổi, HN)


- Sự phô diễn về kỹ thuật và biểu cảm trong trình diễn là những điều không thể thiếu, các thày giáo cũng dạy tôi như vậy. Nếu cố gắng phô diễn nhiều về kỹ thuật thì sẽ ảnh hưởng đến phong cách trình diễn. Khi gặp những bản nhạc khó, tôi sử dụng kỹ thuật như một yếu tố của trình diễn. Theo tôi, nghệ sĩ không nên chú trọng quá về kỹ thuật mà nên thể hiện sự biểu cảm hài hòa đến khán giả. Thông thường với nhạc cổ điển, thể hiện kỹ thuật là yếu tố để đưa ra giai điệu phù hợp cho bản nhạc, nhằm trình diễn tốt nhất trước khán giả. Chẳng hạn như trong việc trình diễn của mình, tôi thường làm việc với nghệ sĩ piano Natalie Zhu, đó là nghệ sĩ tài năng và trình diễn kỹ thuật rất cao, nhưng khi làm việc cùng nhau chúng tôi đều có sự kết hợp hài hòa để tiếng đàn được hòa quyện.

- Bạn coi cây đàn của mình như một người bạn thân. Vậy nếu có một tổ chức muốn bạn bán đấu giá cây đàn của bạn để làm từ thiện, bạn sẽ sẵn lòng chứ? (Lê Hồng Nga, 29 tuổi, Hà nội)

- Việc đó có thể xảy ra trong ngành nghề khác chứ chưa có nghệ sĩ violon nào có thể bán đấu giá cây đàn đã đi cùng với mình cả cuộc đời. Đối với những người chơi nhạc cổ điển cùng thời với tôi, việc bán đấu giá cây đàn là không phù hợp, cũng giống như bán đi người chồng hoặc người vợ của mình vậy. Nhưng với một số người có nhiều đàn và thường xuyên không sử dụng thì có thể sử dụng cho mục đích từ thiện. Đối với người chơi nhạc cổ điển, việc trình diễn từ thiện thiết thực hơn nhiều, có rất nhiều người chơi nhạc cổ điển đã làm việc đó. Sau chuyến lưu diễn VN lần này, tôi sẽ sang Campuchia biểu diễn để gây quỹ từ thiện cho trẻ em mồ côi. Tôi nghĩ trong cuộc sống, mọi người đều luôn cố gắng giúp đỡ người khác và đó là bản thiện của con người.

- Chào Hahn. Bạn có cảm nghĩ gì về khán giả Việt Nam? Suy nghĩ của bạn trước khi sang Việt Nam và hiện nay có gì khác nhau không? (Kiều Nhi, 29 tuổi, TP. Hồ Chí Minh)


- Tôi thấy nhiều tòa nhà, xe cộ hiện đại, nhưng bên cạnh đó, hình ảnh người nông dân đèo gánh rau đi từ sân bay về thành phố bán khiến tôi thấy cảm giác rất yên bình, một sự pha trộn giữa truyền thống và hiện đại.

Tôi thấy VN là một đất nước đặc biệt. Xin cảm ơn các bạn đã cho tôi buổi trò chuyện thú vị này. Hy vọng được gặp các bạn trong buổi biểu diễn sắp tới.
Apomethe
Sao nhà bác Bu tạo ra cái f-hole rồi để hoang ở đấy vậy?
Lost&Found
Sau buổi nghe anh Vadim Repin chiều qua em đi đến kết luận là có lẽ đi nghe các virtuoso chơi chamber music thì thích nhất không phải ở các thủ đô âm nhạc mà là ở các thành phố nhỏ, nơi phòng hoà nhạc nhỏ nhắn vừa vặn do đó project âm thanh rất tốt, giá vé sinh viên 5,5 E ngồi cách anh Repin có 10 hàng ghế, vẫn thuộc block ghế hạng 1 scared.gif , giá vé cao nhất 13E scared.gif, và khán phòng trống một nửa scared.gif scared.gif scared.gif .
Ngoài 2 bản hơi hiện đại mà anh Repin chơi nhoay nhoáy, bản sonata số 7 Beethoven anh chặt ra từng khúc hay là Beethoven chặt ra từng khúc em không biết nhưng không thấy liền lạc gì cả. Bản sonata Franck như thường lệ được chơi rất thảm thiết tê tái, làm khán giả tuy là Pháp lai Đức vẫn xúc động sâu xa, vỗ tay liên hồi. Nhờ vậy mà em được nghe thêm 2 encore (chả bù với những lúc mình vỗ mỏi dừ tay mà họ vẫn ngoan cố không chịu chơi thêm cái gì), bài 1 là Melodie của Tchaikovsky bài 2 mới nghe giống Sarasate, một lúc sau nghe như Ấn Độ, lúc nữa lại như Debussy, đủ để anh Repin trổ đủ các ngón làm khán giả lé mắt ù tai, chính xác là firework. scared.gif
Đến giờ thì em bắt đầu tiếc 8 đồng đã tiêu cho 2 bộ phim ngớ ngẩn, nếu không thì đã lại được nghe trio Chostakovich và Brahms rồi ohmygod.gif
tieuthua
nhân tiện các bác cho em hỏi về nhạc cổ điển với, em cũng nghe đc 1 thời gian ngắn, chưa biết gì nhiều,

các bác cho em hỏi thế nào là concept, thế nào là sonata, rồi những gì liên quan đến 1 bản nhạc giao hưởng cổ điển với.

Hôm gì em mới tìm đc cái album Face to face, nhạc giao hưởng mà phối khí chơi theo kiểu Latin , rất ấn tượng.
Xốt
Concerto là một dạng hoà tấu - thường là gồm 1 nhạc cụ độc tấu và giàn nhạc đệm theo. Ví dụ 1 piano concerto là gồm soloist là một pianist và một giàn nhạc đệm. Về cơ bản- cấu trúc của một concerto gồm 3 chương- thường là Allegro-Adagio-Allegro (nhanh-chậm-nhanh).
Sonata là dạng độc tấu hoặc hợp tấu của 2 đàn. Piano sonata thì chỉ gồm 1 pianist chơi độc tấu. Còn violin-piano sonata thì gồm 1 violinist + 1 pianist hợp tấu. Cấu trúc của Sonata cũng tương tự như Concerto- tức là thường gồm 3 chương nhanh-chậm-nhanh.

Giao hưởng là hình thức hợp tấu của cả giàn nhạc mà không có soloist nào. Điểm khác cụ thể nhất giữa giao hưởng và concerto là ở điểm đó. Ngoài ra, giao hưởng cũng có cấu trúc thường là 4 chương (trừ Mozart luôn viết giao hưởng 3 chương- cấu trúc giống Concerto)- nhất là từ Beethoven trở đi. Cấu trúc 4 chương thường là Nhanh-chậm-Nhanh-Nhanh. Nói chung về cấu trúc thì giao hưởng đa dạnh và phức tạp hơn Concerto. Về mặt âm nhạc cũng tương tự- do Concerto nhấn mạnh ở Soloist, cho nên giàn nhạc chỉ là để đệm (như ban nhạc đệm ca sĩ hát), còn giao hưởng thì không có soloist- cho nên điểm nhấn có thể ở bất cứ bè nào, và thậm chí các bè thay đổi chức năng cho nhau => đa dạng về âm thanh (cả ý nghĩa) hơn.
Pages: [<<], [<], 31, 32, 33, [34], 35, 36, 37, [>], [>>]
Quán nước đầu làng Ven > Sáng Tác - Thảo Luận - Phổ biến kiến thức > Âm nhạc - Hội họa
Invision Power Board © 2001-2024 Invision Power Services, Inc.