Langven.com Forum

Full Version: viết hòa âm cho 1 bài hát,
Quán nước đầu làng Ven > Gặp Gỡ - Trao Đổi - Làm Quen > Điện ảnh - Ca nhạc - Giải trí
VIÉP
ko biết có post đúng chỗ ko :-)
các bác có biết 1 tay a-ma-tơ khi định viết hoà âm 1 bài hát cho 1 ban nhạc 1 trống, 2 ghi ta, 1 óoc :sn8- hắn nên bắt đầu thế nào ko ạ?
:sn1-
yuyu
Theo kinh nghiệm cá nhân của mình thì khởi đầu cho cảm hứng sáng tác âm nhạc trước hết bắt nguồn từ một nét giai điệu và một tiết tấu nào đó, điều đó cũng gần giống như khi làm thơ, thường bắt đầu bởi một câu hay thậm chí một từ nào đó hay hay, rồi từ đó phát triển dần lên ....Đó là những trường hợp viết hoà âm cho một bản nhạc, bài hát có sẵn hoặc hoạ lại một bài thơ có sẵn ý hoặc vần, nhịp .....Trong trường hợp sáng tác ngẫu hứng, thường nó bắt nguồn trước hết bởi một cảm xúc nào đó ....Vui, buồn, giận, đau khổ, sung sướng, chán chường, say mê, bâng khuâng v.v....Khi đó tuy theo cảm xúc ta sẽ tìm một giọng ( ton ) , hợp âm ( gamme), nhịp ( rythme) v.v...nào đó phù hợp với tâm trạng của mình...sau đó mới phát tiển thành một chủ đề rõ rệt, mà có khi cũng không cần, vì chủ đề trong âm nhạc không giống trong văn chương, thơ ca, nó co ngôn ngữ riêng chỉ cảm chứ không thể nói ra được .
Nói cụ thể thì chẳng hạn ví dụ bạn có cảm xúc sôi nổi hưng phấn của tuổi trẻ đang muốn hăm hở đi tìm chân lý và khai phá thế giới , bạn sẽ có cảm xúc về một nhịp hành khúc 2/4 , một gamme trưởng vui tươi, lạc quan và những tiết tấu nhanh, mạnh rõ ràng, hào hùng ....thế là có một bản hành khúc sẽ phôi thai trong nhạc cảm của bạn, mơ hồ về một giai điệu nào đó....Khi đó bạn phải sư dụng một nhạc cụ hoặc cùng lắm thì tự rên ư ử trong miệng và phải ghi ra giấy ngay những nét phác thảo đó, lộn xộn cũng được, nếu không nó sẽ lãng quên đi....Cũng gần giống như làm thơ, khi cảm xúc bỗng dưng đến giữa đêm cũng vội tung chăn dậy ghi chép rồi mai sẽ phát triển tiếp ....Nhiều khi hết cảm hứng, bản nhạc bài thơ bị bỏ dở ....Có rât nhiều bản "inachevé" kiểu đó, nhưng lại thường là những tuyệt bút, vì nó được sinh ra trong những khoảng khắc hưng phấn cao độ, nhũng thăng hoa của vô thức trong một thế giới lung linh, huyền ảo xen lẫn u mê, dại khờ mà lý trí không kiểm soát nổi và do đó không thể tái tạo được ....Ai cũng có những khoảng vô thức tuyệt vời ấy, nghĩa là những mầm mống nghệ sĩ bản năng, thậm chí có thể nói " chúng sinh giai hữu ngệ sĩ tính" . Vấn đề là tuỳ người, nó nổi hay chìm giữa muôn vàn thứ lý tính ỉ eo, láu cá vặt vãnh, khôn ngoan một cách ngu xuẩn của cuộc đời mà thôi ....
VIÉP
[quote author=yuyu link=board=21;threadid=1529;start=0#25111 date=1047891702]
Theo kinh nghiệm cá nhân của mình thì khởi đầu cho cảm hứng sáng tác âm nhạc trước hết bắt nguồn từ một nét giai điệu và một tiết tấu nào đó, điều đó cũng gần giống như khi làm thơ, thường bắt đầu bởi một câu hay thậm chí một từ nào đó hay hay, rồi từ đó phát triển dần lên ....Đó là những trường hợp viết hoà âm cho một bản nhạc, bài hát có sẵn hoặc hoạ lại một bài thơ có sẵn ý hoặc vần, nhịp .....Trong trường hợp sáng tác ngẫu hứng, thường nó bắt nguồn trước hết bởi một cảm xúc nào đó ....Vui, buồn, giận, đau khổ, sung sướng, chán chường, say mê, bâng khuâng v.v....Khi đó tuy theo cảm xúc ta sẽ tìm một giọng ( ton ) , hợp âm ( gamme), nhịp ( rythme) v.v...nào đó phù hợp với tâm trạng của mình...sau đó mới phát tiển thành một chủ đề rõ rệt, mà có khi cũng không cần, vì chủ đề trong âm nhạc không giống trong văn chương, thơ ca, nó co ngôn ngữ riêng chỉ cảm chứ không thể nói ra được .
Nói cụ thể thì chẳng hạn ví dụ bạn có cảm xúc sôi nổi hưng phấn của tuổi trẻ đang muốn hăm hở đi tìm chân lý và khai phá thế giới , bạn sẽ có cảm xúc về một nhịp hành khúc 2/4 , một gamme trưởng vui tươi, lạc quan và những tiết tấu nhanh, mạnh rõ ràng, hào hùng ....thế là có một bản hành khúc sẽ phôi thai trong nhạc cảm của bạn, mơ hồ về một giai điệu nào đó....Khi đó bạn phải sư dụng một nhạc cụ hoặc cùng lắm thì tự rên ư ử trong miệng và phải ghi ra giấy ngay những nét phác thảo đó, lộn xộn cũng được, nếu không nó sẽ lãng quên đi....Cũng gần giống như làm thơ, khi cảm xúc bỗng dưng đến giữa đêm cũng vội tung chăn dậy ghi chép rồi mai sẽ phát triển tiếp ....Nhiều khi hết cảm hứng, bản nhạc bài thơ bị bỏ dở ....Có rât nhiều bản "inachevé" kiểu đó, nhưng lại thường là những tuyệt bút, vì nó được sinh ra trong những khoảng khắc hưng phấn cao độ, nhũng thăng hoa của vô thức trong một thế giới lung linh, huyền ảo xen lẫn u mê, dại khờ mà lý trí không kiểm soát nổi và do đó không thể tái tạo được ....Ai cũng có những khoảng vô thức tuyệt vời ấy, nghĩa là những mầm mống nghệ sĩ bản năng, thậm chí có thể nói " chúng sinh giai hữu ngệ sĩ tính" . Vấn đề là tuỳ người, nó nổi hay chìm giữa muôn vàn thứ lý tính ỉ eo, láu cá vặt vãnh, khôn ngoan một cách ngu xuẩn của cuộc đời mà thôi ....
[/quote]
Cảm ơn bác yuyu sp_ike.gif
Bây giờ tôi muốn hỏi, ngoài sự ngẫu hứng của từng nhạc cụ, thì khi phối khí 1 bài hát thì có qui luật nào để quyết định cái nào đánh đoạn nào, thứ tự ra sao, không ạ? Ví dụ khi nào thì được dập trống, khi nào thì đánh đàn dây, cái nào tạo âm nền,... Hỏi có lan man quá thì xin bác thứ lỗi!
:sn1-
yuyu
Tất nhiên, bạn hỏi như thế thì lan man thật vì muốn biết ngọn nghành chuyện bếp núc của nhà soạn nhạc thì chỉ có cách vào nhạc viện mà học. Mà dù có học cũng chưa chắc thành nhà soạn nhạc được, cái đó có lẽ còn phải tuỳ lộc giời cho mỗi người nữa. Cứ kể như tớ ngẫm thì ít nhất có 4 môn không học được đó là Văn, Thơ, Nhạc, Hoạ. Người ta mở trường tùm lum lum đấy nhưng có mấy ai học được đâu. Nói vậy nhưng cũng phải học những thứ cơ bản rồi sau đấy có thành hay không là chuyện của giời....
Những điều mình nói là mấy kiến thức sơ đẳng, vì khi xưa mình đã theo học một lớp sáng tác ca khúc và đã viết một số ca khúc ....Nhưng chính vì vậy mà mình thấy rằng lý thuyết cơ bản thì chẳng có bao nhiêu mà cái chính là nhạc cảm của mình thôi. Chuyện vẽ tranh, làm thơ, viết nhạc là chuyện nghệ thuật cá nhân, rất riêng tư chẳng ai giống ai và nó hoàn toàn phụ thuộc vào cái người ta gọi là năng khiếu. Viết một ca khúc ở dạng bình dân thực ra cũng không khó hơn làm một bài thơ kiểu quần chúng, nhưng có lẽ mọi người cảm thấy khó hơn vì nó đòi hỏi phải học nhạc lý kha khá và ít nhất cũng phải biết sử dụng một nhạc cụ, trong khi làm thơ thì chỉ cần biết đọc biết viết, thậm chí mù chữ cũng được. Nếu bạn là người yêu âm nhạc và có nhạc cảm tốt thì hẳn cũng có những lúc, thường gọi là cao hứng, bạn cũng ngân nga lên được một giai điệu nào đó ....thế là có thể viết được một bản nhạc đơn giản rồi đây.
Bây giờ nói đến chuyện hoà âm đơn giản. Ta nói nôm na là đệm đàn đi. Mình cứ nói kinh nghiệm thực tế. Thường đệm đàn cho một bài hát đơn giản đi từ một nhạc cụ thông dụng nhất là chiếc đàn guitare thì cững có hai cách đệm ngẫu hứng đơn giản nhất tạm gọi nôm na là đệm rập và đệm rải. Đệm rập là dễ nhất, nghĩa là chỉ cần rập các hợp âm theo giọng hát với một tiết tấu nào đó, chẳng hạn điệu Valse cơ bản và rất cổ điển cho bài hát có nhịp 3/4 , nghe rất du dương, lãng mạn...Đệm rải khó hơn một chút vì bạn phải rải các hợp âm chạy theo giai điệu bài hát, khi đó hay dở là rất dễ lộ ra khi nếu tiếng đàn không hoà quyện và tôn giai điệu bài hát. Bắt đầu đòi hỏi một chút thao tác soạn nhạc, có khi khó hơn là sáng tác giai điệu chính. Nếu có 2 guitare thì một cây rải hợp âm theo giai điệu, một cây rập hợp âm theo tiết tấu bài hát nghe sẽ thú vị hơn. Nếu có thêm một cây guitare bass thì nghe càng thú. Khi đó nhất định phải có thêm một tay trống. Tay trống này rất đơn giản nhưng thực ra lại rất khó vì phải giữ nhịp cho cả dàn, tay guitare bass ăn theo trống như kiểu tung hứng, nhưng lại cũng quan trọng không kém vì nó làm tăng mầu sắc của dàn nhạc lên rất nhiều khi nhấn mạnh ton của từng gamme của bản nhạc. Nhưng cái khó nhất khi đã hình thành một ban nhạc từ 2, 3 người trở lên là giữ nhịp cho khớp. Chỉ một anh phô là hỏng cả dàn. Cái cuối cùng mình muốn nói là khi tập đệm trong một dàn nhạc, nếu không quen bạn sẽ không cảm được hoà âm của cả dàn. Thường mình có xu hướng tự thoả mãn, cứ tưởng nghe thế là hay lắm rồi vì thấy bập bùng , chát xình oai phết, kém gì ai ? Cách tốt nhất để kiểm tra điều chỉnh là nên ghi âm rồi nghe lại sẽ thấy chối tai ở chỗ nào và sẽ căn cứ vào từng bản nhạc cụ thể mà điều chỉnh chứ chẳng có phương thức nào chung cho mọi trường hợp. Cũng chính vì thế mà từ khi tiếp xúc vơi nhạc cổ điển và các nhà soạn nhạc bậc thầy, mình giã từ hẳn vũ khí vì không còn cảm thấy hứng thú vơi lối soạn nhạc nghhiệp dư của thời sinh viên cuồng nhiệt mà nông nổi ấy nữa....Dù bên này, hàng năm cứ đến 21.6 là ngày hội âm nhạc quần chúng cả Paris và bây giờ là một phần thế giới ( trong đó có Việt Nam ) lại lên cơn sốt đánh nhạc vui vẻ, sôi nổi và ầm ĩ, điên rồ :sn13- xả láng khắp hang cùng ngõ hẻm ( mà không phải kiêng dè như các ngày khác). Nhưng mình chẳng những không tham gia mà còn phóng tít ra ngoại ô thật xa để vui vầy với nắng gió thiên nhiên và đắm mình trong không khi riêng tư , huyền diệu của nhạc cổ điển :sn8-
Bây giờ nghĩ lại thời thanh niên sôi nổi sao thấy nhố nhăng, bờ hồ quá ? ;D
Quán nước đầu làng Ven > Gặp Gỡ - Trao Đổi - Làm Quen > Điện ảnh - Ca nhạc - Giải trí
Invision Power Board © 2001-2024 Invision Power Services, Inc.