Langven.com Forum

Full Version: Châu á-Thái bình Dương-xung đột tiềm ẩn
Quán nước đầu làng Ven > Gặp Gỡ - Trao Đổi - Làm Quen > Thời Sự
kaizer
Tôi chờ rất lâu rời mà chẳng thấy ai mở ra cái đề tài này-mà nó không thế không kể tới trong một thế giới luôn có biến động,và khu vực này là một trong những điểm nóng(và có thể ví như là lửa đang gói trong giấy vậy).Một số người đã quá chú ý tới vấn
đề Irak,trung đông,Bắc Triều ...mà không có những nhận thức sâu sắc về
khu vực có ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của nước ta sau này
kim quy
bác mở màn đi.
kaizer
Để hiểu khu vực này nhạy cảm tới mức độ nào trước hết ta nhận xét về một số khu vực nhỏ hơn nhưng điển hình.
1.Khu vực Biển Đông:
Không phải ngẫu nhiên mà tôi nhắc đến khu vực này trước bởi vì đối với nước Việt Nam ta nó có quan hệ hơn cả.
Về mặt địa lý khu vực này bao gồm các nước trong Biển
Đông(theo cách nói của người Việt Nam)hay Biển Nam Trung Quốc ;bao gồm 10 nước Asean mà những người có kiến thức tối thiểu về lịch sử cũng biết rằng trong quá khứ(gần và xa)luôn có những xung đột.
Tôi không nói về Đông Dương bởi vì mức độ phức tạp của nó chúng ta đều hiểu rõ.Chỉ xin nói về phần còn lại,
Hẳn chúng ta còn nhớ cách đây không lâu Thái và Miên có những mâu thuẫn nhỏ(tạm gọi là như vậy đi)và theo báo chí loan tin thì do những sai sót nào đó trong lời nói
của một diện viên Thái,...Để hiểu rõ hơn vấn đề ta hãy quay về lich sử mối quan hệ Thái- Miên...và do việc này quá rộng lớn nên tôi chỉ nói từ thế Kỷ 19 trở lại đây:Từ đầu thế kỷ 19 Miên là một nước yếu nằm giữa hai nước lớn hơn là Thái và Việt-và cùng với sự lớn mạnh của nước
Việt-Thái mất dần ảnh hưởng của mình đối với miên,hơn nữa các vua Việt thời kỳ đầu cũng muốn có tiếng nói của mình trong khu vực do đó họ giúp Miên chống lại người Xiêm...cuộc đấu tranh này chỉ chấm dứt khi Pháp xâm lượt Miên.Nói như vậy để thấy rằng mối quan hệ giữa hai nước không có gì tốt đẹp ngay từ đầu.Gần hơn
trong những năm Khơme đỏ nắm quyền điều hành đất nước thì quan hệ hai nước trở nên phức tạp gấp nhiều lần-mà điển hình nhất la Khơme đỏ ủng hộ những người
cộng sản Thái(Theo chủ nghĩa Mao-mà Khơme đỏ thì cũng không khác mấy:cả hai đều là con cờ của Trung Quốc-và hiện nay ở Nepal cũng còn những nhóm theo chủ nghĩa Mao).
Mặc dù hiện nay quan hệ giữa hai nước đã được cải thiện nhiều nhưng chúng ta cũng hiểu rằng họ bằng mặt chứ không bằng lòng.
(Để phân tích sâu sắc hơn quan hệ giữa Thái-Kam thì phải có một chuyên đề riêng )
-Bài viết sau sẽ nói về quan hệ giữa Thái -Miến Điện
Thích ăn kem
Thái-Kam với Thái-Miên là một hử bác? :-[

Thế chuyện xung đột Thái - Miên như thế là xong rùi, bác nhể? Hay là lập chuyên đề riêng đi ;D

Mờ em cũng chưa rõ là bác định bàn chuyện châu Á - TBD thế nào đâu? Hay là cứ lôi từng khu vực ra, mỗi khu vực có bao nhiêu nước, mà 2 nước cùng 1 khu vực thì thể nào chả có xung đột, không lớn thì bé, không cổ thì kim, nhở bác nhở. Để em làm phép tính cho Asean bác xem nhá, có 10 nước phải không bác? Như vậy làm phát tổ hợp chập 2 của 10 ta có được 45 quả xung đột. Bác vừa chơi xong 1 quả (gọi là phần giới thiệu, ai có kiến thức tối thiểu về lịch sử cũng biết nhở), bi giờ em đợi tiếp 44 quả giới thiệu về xung đột còn lại của bác đây. 8)
Phó Thường Nhân
Quan hệ Thái - Cam pu Chia không thể gọi là quan hệ xung đột tiềm ẩn được. Nói đúng hơn, có lẽ vô tình hay hữu ý, mà người ta đã sử dụng nhậy cảm dân tộc chủ nghĩa cho nhưng cuộc tranh giành quyền lực chính trị nội địa thôi, vì sắp tới vào khoảng tháng 7, tháng 8 sẽ có tổng tuyển cử ở Cam pu chia. Biết đâu đây lại chẳng phải là cách "ngáng giò" nhau của phe đối lập và đảng nắm quyền. Lần tuyển cử trước của họ, người Việt ở Cam pu chia là nạn nhân. Lần này là người Thái. Ngay ở nhưng nước phát triển như Pháp chẳng hạn, mà mỗi lần tổng tuyển cử, vấn đề người nước ngoài, người nhập cư lại được đưa ra. Nhung có lẽ dân họ quen hơn, nhận thức cao hơn mà không dẫn đến cảnh lộn xộn. Không kể trong một nước nghèo như Cam pu Chia, thì thiếu gì người mượn gió bẻ măng, sông vào cướp đồ.
Theo lịch sử thì nước Thái Lan hiện này là một bộ phận của đế quốc Chân lạp tách ra. Nhưng người ta không thể áp dụng những nhận thức hiện đại về chủ quyền quốc gia, lãnh thổ cho nó được. Nó là một đế quốc phân quyền, các vùng lãnh thổ khác nhau quan hệ bằng sự thần phục. Từ thế kỷ XV khi các nhà nước Thái, chủ yếu là 2 nhà nước ở vùng Chiêng Mai, và Băng Cốc được thành lập, người Thái bắt đầu tấn công cướp bóc Ăng Co, gây ra sự sụp đổ của Chân Lạp. Từ thế kỷ XVIII, khi các chúa Nguyễn sát nhập hoàn toàn Cham pa vào Đàng Trong, người Việt cũng bắt đầu di dân khẩn hoang vào đất Chân Lạp. Đến thế kỷ XIX thì Chân lạp trở thành nơi tranh giành ảnh hưởng của Đại Nam(Việt Nam thời Nguyễn) và Xiêm la (Thái Lan ngày nay). Thời Minh Mạng, Đại Nam đã từng chiếm đóng Phnom pênh, lập ở đó Trấn Tây. Lúc này vùng Xiêm Riệp (nơi có đền Ăng Co) cũng bị sát nhập vào Xiêm La. Nếu không có sự xâm lược của người Pháp ở Đông Dương, thì có lẽ Chân lạp đã bị xoá sổ bởi Đại Nam và Xiêm La. Chính người Pháp đã bắt buộc Xiêm La phải trả lại Xiêm Riệp. Trong đại chiến thế giới lần thứ 2, nhân dịp Pháp thua Đức ở châu Âu, Xiêm La liên minh với Nhật Bản đòi lại đất. Chính quyền Pháp ở Đông Dương đã đưa quân đội thuộc địa lên bảo vệ biên giới ở đây, trong đó có chủ yếu là lính khố đỏ người Việt. Đó cũng là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến khởi nghĩa Nam Kỳ năm 1940.
Thế yếu, Pháp lúc này nhượng bộ cắt một phần đất Xiêm Riệp trả lại Xiêm La (lúc này đã đổi tên là Thái Lan như ngày nay). Biên giới đi sát qua Ăng Co. Nhưng di tích này vẫn thuộc Cam pu Chia. Biên giới mới này được đánh dấu bằng một cái hào rộng. Sau đại chiến thế giới thứ II, Thái Lan bắt buộc phải trả lại đất cho Pháp. Đường biên giới lại trở về vị trí cũ.
Một điều thú vị là, "niềm tự hào Ăng Co" là do người Pháp quảng cáo đầu tiên, đây cũng là dẫn chứng lịch sử của họ để bắt Xiêm La trả lại tỉnh Xiêm Riệp cho Đông Dương. Rồi từ đó nó mới trở thành biểu tượng của người Cam pu chia.
kaizer
trước hết xin có lời cảm ơn cái vị thích ăn kem vì những góp ý rất ư là thiếu hiểu biết.Chúng ta nói ở đây là nói về các xung đột tiềm ẩn tronh khu vực này-và như thế không thể tách rời các nước có liên quan.Hình như bác hay ăn kem ở chợ thì phải-tôi không có tài liệu nào nói rằng viêc ăn kem sẽ làm cho người ta trở nên thông thái hơn..hay ngược lại.Về lý thuyết tổ hợp mà bác đã nói thì tôi chắc bác ít ra cũng đã học qua lớp 12 nhưng về nhận thức(hiểu biết) thì tôi nghĩ chắc cũng hơn thế.
Cảm ơn bác Phó vì những phân tích hết sức chính xác mà bác đưara(nhưng dù sao thì nó cũng là ý kiến chủ quan của bác).
Nếu dựa trên những điếu bác nói thì quan hệ giữa hai nước này không tồn tại mâu thuẫn có khả năng dẫn đến xung đột hay sao.Về chuyện bác nói nó có liên quan đến việc bầu cử gì đó thì tôi cho rẳng bác đã có nhầm lẫn.
Thích ăn kem
Ấy bác kaizer quá khen, lí thuyết tổ hợp em học từ lớp 7 cơ ạ. Văn hoá em nói chiện với bác chỉ tới lớp 7 thui, chứ làm sao đến được lớp 12 - cao quá, cao quá, hí hí.

Mờ bác nghĩ lại đi, oan cho em quá. Em là em đâu có tách rời, tự bác tách Thái - Miên rùi dự định sắp tới là Thái - Miến Điện để mô tả cái gọi là "xung đột tiềm ẩn - Châu Á - TBD" đấy chứ, hí hí. Em là em chỉ tính sơ sơ, riêng khu vực Asean (nằm trong châu Á - TBD, phải ko ạ) mà cứ ... "tách rời" như bác thì sơ sơ có tới 45 vụ tách rời cơ ạ. Đúng nhỉ bác nhỉ, bác gật đầu cái đi cho em yên tâm nào.

Đấy, bác thương em không phải đọc dài đọc dai đọc dại thì bác gồm gộp chúng lại làm quả overview cho em trước để em biết được mà ngâm kíu, mà tìm hỉu chớ. Văn hoá lớp 7 lại chỉ biết ăn kem mà bị 45 quả xung đột, hết Thái - Miên, Thái - Lào rùi Lào - Miến điện, Lào - Việt, cứ thế táng vào đầu thì em nhớn làm sao được, hic hic. :(
Quán nước đầu làng Ven > Gặp Gỡ - Trao Đổi - Làm Quen > Thời Sự
Invision Power Board © 2001-2024 Invision Power Services, Inc.